Tư vấn chế độ hưởng bảo hiểm thai sản khi xin nghỉ việc để sinh con ? Thời gian hưởng chế độ khi khám thai ?

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Pháp luật về bảo hiểm xã hội có những ưu đãi đặc biệt để người phụ nữ thực hiện thiên chức của mình khi sinh con. Công ty xin giấy phép tư vấn và giải đáp một số trường hợp cụ thể về chế độ thai sản:

:

1. Đối tượng áp dụng chế độ thai sản:

– Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, , hợp đồn lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động.

– Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng.

– Cán bộ, công chức, viên chức.

– Công nhân quốc phòng, công nhân công an, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu.

– Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân.

– Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương.

2. Điều kiện

– Người lao động khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

+ Lao động nữ mang thai.

+ Lao động nữ sinh con.

+ Lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ.

+ Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi.

+ Lao động nữ đặt vòng tránh thai, người lao động thực hiện biện pháp triệt sản.

+ Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội có vợ sinh con.

– Ngoài ra thỏa mãn các điều kiện như sau:

+ Lao động nữ khi sinh con, mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ, lao động nữ nhận nuôi con dưới 6 tháng tuổi, phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.

+ Lao động nữ sinh con đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 12 tháng trở lên mà khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 03 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con.

+ Lao động nữ sinh con, mang thai hộ và người mẹ nhờ mạng thai hộ, lao động nữ nhận nuôi con dưới 6 tháng tuổi đủ điều kiện ở trên, mà chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc trước thời điểm sinh con hoặc nhận con nuôi dưới 06 tháng tuổi thì vẫn .

3. Thời gian hưởng chế độ khi khám thai

– Trong thời gian mang thai, lao động nữ được nghỉ việc để đi khám thai 05 lần (mỗi lần 01 ngày); trường hợp ở xa cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc người mang thai có bệnh lý hoặc thai không bình thường thì được nghỉ 02 ngày cho mỗi lần khám thai.

– Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản tính theo ngày làm việc không kể ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.

4. Thời gian hưởng chế độ khi sẩy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu hoặc phá thai bệnh lý

– Khi sẩy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu hoặc phá thai bệnh lý thì lao động nữ được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền. Thời gian nghỉ việc tối đa được quy định như sau:

+ 10 ngày nếu thai dưới 05 tuần tuổi.

+ 20 ngày nếu thai từ 05 tuần tuổi đến dưới 13 tuần tuổi.

+ 40 ngày nếu thai từ 13 tuần tuổi đến dưới 25 tuần tuổi.

+ 50 ngày nếu thai từ 25 tuần tuổi trở lên.

– Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.

5. Thời gian hưởng chế độ khi sinh con

– Lao động nữ sinh con được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản trước và sau khi sinh con là 06 tháng. Trường hợp lao động nữ sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ hai trở đi, cứ mỗi con, người mẹ được nghỉ thêm 01 tháng.

Thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản trước khi sinh tối đa không quá 02 tháng.

– Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội khi vợ sinh con được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản như sau:

– 05 ngày làm việc.

– 07 ngày làm việc khi vợ sinh con phải phẫu thuật, sinh con dưới 32 tuần tuổi.

– Trường hợp vợ sinh đôi thì được nghỉ 10 ngày làm việc, từ sinh ba trở lên thì cứ thêm mỗi con được nghỉ thêm 03 ngày làm việc.

– Trường hợp vợ sinh đôi trở lên mà phải phẫu thuật thì được nghỉ 14 ngày làm việc.

Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản được tính trong khoảng thời gian 30 ngày đầu kể từ ngày vợ sinh con.

Xem thêm tại Khoản 3, 4, 5, 6, 7 Điều 34

6. Chế độ thai sản của lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ

– Lao động nữ mang thai hộ được hưởng chế độ khi khám thai, sẩy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu hoặc phá thai bệnh lý và chế độ khi sinh con cho đến thời điểm giao đứa trẻ cho người mẹ nhờ mang thai hộ nhưng không vượt quá thời gian quy định tại khoản 1 Điều 34 của . Trong trường hợp kể từ ngày sinh đến thời điểm giao đứa trẻ mà thời gian hưởng chế độ thai sản chưa đủ 60 ngày thì người mang thai hộ vẫn được hưởng chế độ thai sản cho đến khi đủ 60 ngày tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.

– Người mẹ nhờ mang thai hộ được hưởng chế độ thai sản từ thời điểm nhận con cho đến khi con đủ 06 tháng tuổi.

7. Thời gian hưởng chế độ khi nhận nuôi con nuôi

– Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi thì được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản cho đến khi con đủ 06 tháng tuổi.

– Trường hợp cả cha và mẹ cùng tham gia bảo hiểm xã hội đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản quy định tại Khoản 2 Điều 31 của thì chỉ cha hoặc mẹ được nghỉ việc hưởng chế độ.

8. Thời gian hưởng chế độ khi thực hiện các biện pháp tránh thai

– Khi thực hiện các biện pháp tránh thai thì người lao động được hưởng chế độ thai sản theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền. Thời gian nghỉ việc tối đa được quy định như sau:

+ 07 ngày đối với lao động nữ đặt vòng tránh thai.

+ 15 ngày đối với người lao động thực hiện biện pháp triệt sản.

– Thời gian hưởng chế độ thai sản tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.

9. Trợ cấp một lần khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi

Lao động nữ sinh con hoặc người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi thì được trợ cấp một lần cho mỗi con bằng 02 lần mức lương cơ sở tại tháng lao động nữ sinh con hoặc tháng người lao động nhận nuôi con nuôi.

Trường hợp sinh con nhưng chỉ có cha tham gia bảo hiểm xã hội thì cha được trợ cấp một lần bằng 02 lần mức lương cơ sở tại tháng sinh con cho mỗi con.

10. Mức hưởng chế độ thai sản

Được quy định cụ thể tại Điều 39 của .

Mức hưởng một tháng bằng 100% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 06 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản

– Chưa đủ 6 tháng đóng bảo hiểm xã hội : mức lương bình quân của lương tháng đã đóng bảo hiểm xã hôi

11. Lao động nữ đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh con

– Lao động nữ có thể đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh con quy định tại Khoản 1 hoặc Khoản 3 Điều 34 của khi có đủ các điều kiện sau đây:

+ Sau khi đã nghỉ hưởng chế độ ít nhất được 04 tháng.

+ Phải báo trước và được người sử dụng lao động đồng ý.

– Ngoài tiền lương của những ngày làm việc, lao động nữ đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh con vẫn được hưởng chế độ thai sản cho đến khi hết thời hạn quy định tại Khoản 1 hoặc Khoản 3 Điều 34 của .

12. Dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản

– Lao động nữ ngay sau thời gian hưởng chế độ thai sản quy định tại Điều 33, Khoản 1 hoặc Khoản 3 Điều 34 của , trong khoảng thời gian 30 ngày đầu làm việc mà sức khỏe chưa phục hồi thì được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ từ 05 ngày đến 10 ngày.

Thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe bao gồm cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần. Trường hợp có thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe từ cuối năm trước chuyển tiếp sang đầu năm sau thì thời gian nghỉ đó được tính cho năm trước.

+ Số ngày nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe quy định tại khoản 1 Điều này do người sử dụng lao động và Ban Chấp hành công đoàn cơ sở quyết định, trường hợp đơn vị sử dụng LĐ chưa thành lập công đoàn cơ sở thì do người sử dụng lao động quyết định. Thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe được quy định như sau:

+ Tối đa 10 ngày đối với lao động nữ sinh một lần từ hai con trở lên.

+ Tối đa 07 ngày đối với lao động nữ sinh con phải phẫu thuật.

+ Tối đa 05 ngày đối với các trường hợp khác.

– Mức hưởng chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản một ngày bằng 30% mức lương cơ sở.

13. Thủ tục hưởng chế độ thai sản

– Trong thời hạn 45 ngày kể từ ngày trở lại làm việc, người lao động có trách nhiệm nộp hồ sơ quy định

– Hồ sơ hưởng chế độ thai sản đối với lao động nữ sinh con bao gồm:

+ Bản sao giấy khai sinh hoặc bản sao giấy chứng sinh của con;

+ Bản sao giấy chứng tử của con trong trường hợp con chết, bản sao giấy chứng tử của mẹ trong trường hợp sau khi sinh con mà mẹ chết;

+ Giấy xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền về tình trạng người mẹ sau khi sinh con mà không còn đủ sức khỏe để chăm sóc con;

+ Trích sao hồ sơ bệnh án hoặc giấy ra viện của người mẹ trong trường hợp con chết sau khi sinh mà chưa được cấp giấy chứng sinh;

+ Giấy xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền về việc lao động nữ phải nghỉ việc để dưỡng thai với trường hợp phải nghỉ việc chưa đóng đủ 6 tháng.

+ Trường hợp lao động nữ đi khám thai, sẩy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu hoặc phá thai bệnh lý, người lao động thực hiện biện pháp tránh thai theo quy định phải có giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội đối với trường hợp điều trị ngoại trú, bản chính hoặc bản sao giấy ra viện đối với trường hợp điều trị nội trú.

+ Trường hợp người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi phải có giấy chứng nhận nuôi con nuôi.

+ Trường hợp lao động nam nghỉ việc khi vợ sinh con phải có bản sao giấy chứng sinh hoặc bản sao giấy khai sinh của con và giấy xác nhận của cơ sở y tế đối với trường hợp sinh con phải phẫu thuật, sinh con dưới 32 tuần tuổi.

– Thời gian giải quyết

Cơ quan bảo hiểm xã hội giải quyết thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ từ người sử dụng lao động.

Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định từ người lao động chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc trước thời điểm sinh con, thời điểm nhận con, cơ quan bảo hiểm xã hội phải giải quyết và tổ chức chi trả cho người lao động.

Như vậy, các bạn có thể dựa vào những nội dung trên đây, để xem mình có đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản không.

Như vậy, các bạn có thể dựa vào những nội dung trên đây, để xem mình có đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản không. Xin giấy phép xin trả lời một số câu hỏi có tính chất riêng biệt như sau:

Tôi xin hỏi: Hiện tôi đang là giáo viên trường tiểu học Nguyễn Bá Ngọc – ĐăkHà – KonTum.Tôi nghỉ chế độ thai sản từ ngày 25/02/2016. Tôi đang hưởng phụ cấp ưu đãi 50%, khu vực 0,3. Vậy khi tôi nghỉ chế độ thai sản tôi có được hưởng phụ cấp ưu đãi và khu vực không. Tôi xin cảm ơn!

Đối tượng áp dụng chế độ phụ cấp ưu đãi đối với nhà giáo

Khoản 1 Mục I Thông tư liên tịch ngày 23/01/2006 của Bộ Giáo dục và đào tạo, Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện quyết định số 224/2005/ QĐ-TTg ngày 06/10/2005 của Thủ tướng Chính phủ về chế độ phụ cấp ưu đãi đối với nhà giáo đang trực tiếp giảng dạy trong các cơ sở giáo dục công lập quy định về phạm vi và đối tượng áp dụng chế độ phụ cấp ưu đãi đối với nhà giáo (còn gọi là phụ cấp đứng lớp) bao gồm:

– Nhà giáo (kể cả những người trong , hợp đồng) thuộc biên chế trả lương, đang trực tiếp giảng dạy trong các cơ sở giáo dục công lập thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và các trường, trung tâm, học viện thuộc cơ quan nhà nước, Đảng, tổ chức chính trị – xã hội (sau đây gọi tắt là cơ sở giáo dục công lập) được nhà nước cấp kinh phí hoạt động (bao gồm nguồn thu từ ngân sách nhà nước cấp và các nguồn thu sự nghiệp theo quy định của pháp luật);

– Nhà giáo (kể cả những người trong thời gian thử việc, hợp đồng) thuộc biên chế trả lương của các cơ sở giáo dục công lập làm nhiệm vụ tổng phụ trách đội, hướng dẫn thực hành tại các xưởng trường, trạm, trại, phòng thí nghiệm;

– Cán bộ quản lý thuộc biên chế trả lương của các cơ sở giáo dục công lập, trực tiếp giảng dạy đủ số giờ theo quy định của cấp có thẩm quyền.

Điều kiện áp dụng

Nhà giáo đang trực tiếp giảng dạy trong các cơ sở giáo dục công lập được hưởng chế độ phụ cấp đứng lớp khi đã được chuyển, xếp lương vào các ngạch viên chức ngành giáo dục và đào tạo (các ngạch có 2 chữ số đầu của mã số ngạch là 15).

Đối với nhà giáo làm nhiệm vụ tổng phụ trách đội, hướng dẫn thực hành tại các xưởng trường, trạm, trại, phòng thí nghiệm và cán bộ quản lý thuộc biên chế trả lương của các cơ sở giáo dục công lập, trực tiếp giảng dạy đủ số giờ theo quy định của cấp có thẩm quyền thì không nhất thiết phải xếp vào các ngạch viên chức thuộc ngành giáo dục và đào tạo cũng vẫn được hưởng chế độ phụ cấp ưu đãi đối với nhà giáo.

– Thời gian không được hưởng phụ cấp đứng lớp

Các đối tượng nói trên không được tính hưởng phụ cấp ưu đãi trong các thời gian sau:

+ Thời gian đi công tác, làm việc, học tập ở nước ngoài hưởng 40% tiền lương theo quy định tại khoản 4 Điều 8

+ Thời gian đi công tác, học tập ở trong nước không tham gia giảng dạy liên tục trên 3 tháng;

+ Thời gian nghỉ việc riêng không hưởng lương liên tục từ 01 tháng trở lên;

+ Thời gian nghỉ ốm đau, thai sản vượt quá thời hạn theo quy định của Điều lệ bảo hiểm xã hội hiện hành;

+ Thời gian bị đình chỉ giảng dạy.

Từ những phân tích trên, bạn chỉ không được hưởng phụ cấp ưu đãi khi bạn vượt quá thời hạn của luật bảo hiểm xã hội quy định, còn nếu bạn nghỉ theo đúng quy định của luật bạn vẫn được hưởng phụ cấp ưu đãi.

Điều 8 của hướng dẫn thực hiện một số điều của quy định về thời gian không tính hưởng các loại phụ cấp, trợ cấp quy định tại Nghị định số 116/2010/NĐ-CP như sau:

“Điều 8. Hướng dẫn về thời gian không tính hưởng các loại phụ cấp, trợ cấp quy định tại Nghị định số 116/2010/NĐ-CP

1. Cán bộ, công chức, viên chức và người hưởng lương trong lực lượng vũ trang công tác ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn không được hưởng các loại phụ cấp, trợ cấp quy định tại Nghị định số 116/2010/NĐ-CP trong các khoản thời gian như sau:

a) Thời gian đi công tác, làm việc, học tập không ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn từ 01 tháng trở lên;

b) Thời gian nghỉ việc không hưởng lương liên tục từ 01 tháng trở lên;

c) Thời gian nghỉ việc hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội;

d) Thời gian bị tạm đình chỉ công tác hoặc bị tạm giữ, tạm giam.

2. Trường hợp nghỉ hưu, thôi việc hoặc chuyển công tác ra khỏi vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn thì thôi hưởng chế độ phụ cấp, trợ cấp quy định tại kể từ ngày nghỉ hưu, thôi việc hoặc chuyển công tác ra khỏi vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn.”

Như vậy, bạn không được hưởng phụ cấp khu vực trong thời gian hưởng bảo hiểm xã hội

Cho minh hỏi: Người đang nghỉ hưởng chế độ thai sản có được tham gia không?

Chế độ thai sản và thất nghiệp là hai chế độ riêng biệt nhau trong luật bảo hiểm xã hội. Nếu bạn đủ điều kiện hưởng cả hai chế độ và làm thủ tục hưởng theo quy định thì bạn có thể được hưởng chế độ thai sản và trợ cấp thất nghiệp cùng lúc

Trân trọng./.

Bộ phận lao động, bảo hiểm xã hội – Minh Khuê

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *