Trợ cấp khi người lao động làm việc tại môi trường có nhiệt độ cao

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Xin các luật sư cho biết công nhân lao động làm việc trong môi trường nhiệt độ cao thường xuyên có được hưởng trợ cấp không. Nếu có thì quy định về việc hưởng trợ cấp đó thế nào. Xin cảm ơn các luật sư.

Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục tư vấn luật Lao động của

>>

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư của Công ty Xin giấy phép. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

1. Cơ sở pháp lý:

;

Luật an toàn vệ sinh lao động 2015;

Thông tư 25/2013/TT-BLĐTBXH;

Thông tư 17/2015/TT-BLĐTBXH;

Thông tư 26/2016/TT-BYT;

2. :

Theo quy định của Bộ luật lao động thì người sử dụng lao động phải đảm bảo nơi làm việc đạt tiêu chuẩn về không gian, độ thoáng, độ sáng, đạt tiêu chuẩn vệ sinh cho phép về bụi, hơi, khí độc, phóng xạ, điện, từ trường, nóng, ẩm, ồn, rung và các yếu tố có hại khác. Các yếu tố này phải được định kỳ kiểm tra đo lường. Ở nơi làm việc phải có bảng chỉ dẫn về an toàn lao động, vệ sinh lao động đặt ở vị trí mà mọi người dễ thấy, dễ đọc. Trường hợp nơi làm việc có nguy cơ gây tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp thì người sử dụng lao động phải thực hiện ngay những biện pháp khắc phục.

Nơi làm việc có yếu tố nguy hiểm, độc hại, dễ gây tai nạn lao động phải được người sử dụng lao động trang bị phương tiện kỹ thuật, y tế và trang bị bảo hộ lao động thích hợp để đảm bảo ứng cứu kịp thời khi xảy ra sự cố, tai nạn lao động. Người sử dụng lao động phải đảm bảo các phương tiện bảo vệ cá nhân đạt tiêu chuẩn chất lượng và quy cách theo qui định của pháp luật.

Theo đó, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 26:2016/BYT được ban hành kèm theo Thông tư 26/2016/TT-BYT quy định về vi khí hậu – giá trị cho phép phạm vi khí hậu tại nơi làm việc. Trong đó quy định điều kiện về nhiệt độ và độ ẩm cho phép như sau:

– Đối với lao động nhẹ (các dạng lao động liên quan đến ngồi, đứng, đi lại, phần lớn các động tác làm bằng tay, tiêu hao năng lượng từ 120 đến 150 kcal/giờ):

+ Khoảng nhiệt độ: 20 đến 34°C

+ Độ ẩm không khí: 40 đến 80%.

– Lao động trung bình (các dạng lao động liên quan đến đứng, đi lại, dịch chuyển, gia công các chi tiết dưới 1kg ở tư thế đứng, ngồi, mang vác vật nặng dưới 10kg, tiêu hao năng lượng từ 151 đến 250 kcal/giờ):

+ Khoảng nhiệt độ: 18 đến 32°C

+ Độ ẩm không khí: 40 đến 80%.

– Lao động nặng (các dạng lao động thực hiện ở tư thế đứng hoặc đi lại nhiều, dịch chuyển và gia công các vật nặng trên 10 kg, tiêu hao năng lượng trên 250 kcal/giờ):

+ Khoảng nhiệt độ: 16 đến 30°C

+ Độ ẩm không khí: 40 đến 80%.

Trong trường hợp bạn làm việc thường xuyên trong nhiệt độ cao, liên quan đến công việc, ngành nghề được liệt kê trong Thông tư Số 15/2016/TT-BLĐTBXH của Bộ Lao động, thương binh và xã hội ban hành danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thì bạn sẽ được hưởng bồi dưỡng từ người sử dụng lao động. Căn cứ theo Bộ luật lao động năm 2012 và Luật an toàn vệ sinh lao động 2015 thì người lao động làm việc trong điều kiện có yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại được người sử dụng lao động bồi dưỡng bằng hiện vật. Theo đó, khoản 2 Điều Điều 24 Luật an toàn vệ sinh lao động 2015 quy định về nguyên tắc khi bồi dưỡng bằng hiện vật như sau:

2. Việc bồi dưỡng bằng hiện vật theo nguyên tắc sau đây:

a) Giúp tăng cường sức đề kháng và thải độc của cơ thể;

b) Bảo đảm thuận tiện, an toàn, vệ sinh thực phẩm;

c) Thực hiện trong ca, ngày làm việc, trừ trường hợp đặc biệt do tổ chức lao động không thể tổ chức bồi dưỡng tập trung tại chỗ”.

Ngoài ra, theo Điều 2 Thông tư 25/2013/TT – BLĐTBXH thì người lao động được hưởng chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật khi có đủ các điều kiện sau:

– Làm các nghề, công việc thuộc danh mục nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành;

– Đang làm việc trong môi trường lao động có ít nhất một trong các yếu tố nguy hiểm, độc hại không đạt tiêu chuẩn vệ sinh cho phép theo quy định của Bộ Y tế hoặc trực tiếp tiếp xúc với các nguồn gây bệnh truyền nhiễm.

Theo đó, Điều 2 Thông tư 25/2013/TT – BLĐTBXH quy định mức bồi dưỡng bằng hiện vật được tính theo định suất hàng ngày và có giá trị bằng tiền tương ứng theo các mức sau:

– Mức 1: 10.000 đồng;

– Mức 2: 15.000 đồng;

– Mức 3: 20.000 đồng;

– Mức 4: 25.000 đồng.

Đồng thời, việc xác định mức bồi dưỡng bằng hiện vật cụ thể theo điều kiện lao động và chỉ tiêu môi trường lao động được quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư này.

Như vậy mực bồi dưỡng bằng hiện vật được tính theo định suất hằng ngày và có giá trị bằng tiền lương theo các mức 1, 2, 3, 4 mức thấp nhất bằng 10.000 đồng. Tuy nhiên, để xác định mức bồi dưỡng như thế nào thì còn căn cứ vào điều kiện lao động và chỉ tiêu môi trường lao động.

Ngoài ra, trong trường hợp bạn làm công việc nặng nhọc, nguy hiểm thuộc danh mục danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm do Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội ban hành, thì quyền lợi của bạn khi làm công việc nặng nhọc, độc hại trước hết được thể hiện qua lương. Theo đó, khi xây dựng thang bảng lương cho người lao động thì bạn sẽ được hưởng phụ cấp năng nhọc độc hại theo quy định tại điều 11 Thông tư 17/2015/TT – BLĐTBXH như sau:

Điều 11. Một số chế độ phụ cấp lương

1. Chế độ phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm

a) Phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm được áp dụng đối với người lao động làm nghề, công việc có điều kiện lao động nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.

b) Công ty rà soát phân loại điều kiện lao động theo quy định tại Điều 6 Thông tư này, so sánh mức độ nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm của nghề, công việc với điều kiện lao động bình thường để xác định mức phụ cấp, bảo đảm: Mức phụ cấp đối với nghề, công việc có điều kiện nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thấp nhất bằng 5% và cao nhất bằng 10%; nghề, công việc có điều kiện lao động đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thấp nhất bằng nhất 7% và cao nhất 15% so với mức lương của nghề hoặc công việc có độ phức tạp tương đương trong điều kiện lao động bình thường.

c) Phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm được tính trả cùng kỳ trả lương hàng tháng theo thời gian thực tế làm công việc có điều kiện nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm. Làm việc dưới 4 giờ trong ngày thì được tính bằng 1/2 ngày, làm việc từ 4 giờ trở lên thì được tính cả ngày”.

Trên đây là tư vấn của chúng tôi. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận số: để được giải đáp.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật Lao động –

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *