Tính mới của sáng chế được quy định như thế nào?

Tính mới của sáng chế là sự sáng tạo chưa bị bộc lộ công khai dưới bất kỳ hình thức nào trên phạm vi toàn thế giới kể từ ngày nộp đơn đăng ký bảo hộ sáng chế độc quyền. Khi tính mới bị bộc lộ đồng nghĩa với việc sáng chế sẽ bị từ chối bảo hộ theo quy định của pháp luật:

Mục lục bài viết

1. Tính mới của sáng chế được quy định như thế nào ?

Điều 60 có quy định:

“1. Sáng chế được coi là có tính mới nếu chưa bị bộc lộ công khai dưới hình thức sử dụng, mô tả bằng văn bản hoặc bất kỳ hình thức nào khác ở trong nước hoặc ở nước ngoài trước ngày nộp đơn đăng ký sáng chế hoặc trước ngày ưu tiên trong trường hợp đơn đăng ký sáng chế được hưởng quyền ưu tiên.

2. Sáng chế được coi là chưa bị bộc lộ công khai nếu chỉ có một số người có hạn được biết và có nghĩa vụ giữ bí mật về sáng chế đó.

3. Sáng chế không bị coi là mất tính mới nếu được công bố trong các trường hợp sau đây với điều kiện đơn đăng ký sáng chế được nộp trong thời hạn sáu tháng kể từ ngày công bố:

a) Sáng chế bị người khác công bố nhưng không được phép của người có quyền đăng ký quy định tại Điều 86 của Luật này;

b) Sáng chế được người có quyền đăng ký quy định tại Điều 86 của Luật này công bố dưới dạng báo cáo khoa học;

c) Sáng chế được người có quyền đăng ký quy định tại Điều 86 của Luật này trưng bày tại cuộc triển lãm quốc gia của Việt Nam hoặc tại cuộc triển lãm quốc tế chính thức hoặc được thừa nhận là chính thức.”

Tính mới của sáng chế được quy định như thế nào?

2. Đăng ký sáng chế tại Thụy Điển

Đăng ký sáng chế tại Thụy Điển, cũng giống như việc đăng ký sáng chế tại các quốc gia Hà Lan, Thụy Sỹ, Đan Mạch, Pháp… chủ sở hữu sáng chế phải cung cấp cho cơ quan sáng chế Thụy Điển bộ hồ sơ đăng ký sáng chế tại Thụy Điển gồm giấy ủy quyề; Giấy giao nhiệm vụ của tác giả sáng chế.

Tại Thụy điển, giải pháp kỹ thuật (sáng chế) phải được nộp đơn đăng ký sáng chế tại Thụy Điển và được đồng ý cấp giấy chứng nhận độc quyền sáng chế tại Thụy Điển thì chủ sở hữu mới được độc quyền tại Thụy Điển.

+ Đăng ký sáng chế Quốc tế

Để nộp đơn Đăng ký sáng chế Quốc tế người nộp đơn có thể lựa chọn nộp đơn trực tiếp tại quốc gia đó hoặc nộp đơn quốc tế thông qua các hiệp ước, công ước quốc tế về đăng ký sáng chế mà quốc gia đó là thành viên

+ Đăng ký theo công ước Paris

– Bản mô tả sáng chế (bao gồm cả phần mô tả chi tiết, phần tóm tắt, yêu cầu bảo hộ)

– Bản vẽ hoặc bộ ảnh chụp sáng chế (nếu có)

– Thông tin người nộp đơn và chủ sở hữu sáng chế

– Tài liệu chứng minh quyền ưu tiên theo công ước Paris (12 tháng) (bản sao đơn đầu tiên nộp tại một trong số các nước thành viên)

+ Đăng ký theo hiệp ước hợp tác sáng chế PCT

– Thư lệnh (theo mẫu)

– Công bố đơn quốc tế PCT, báo cáo sơ bộ tra cứu sáng chế quốc tế

– Bản dịch chi tiết bản mô tả sáng chế

– Bộ ảnh vẽ hoặc ảnh chụp sáng chế

+ Hiệu lực văn bằng sáng chế:

– Giấy chứng nhận đăng ký sáng chế tại Thụy Điển có hiệu lực kể từ ngày cấp và kéo dài hết 20 năm kể từ ngày nộp đơn

– Hàng năm chủ sở hữu sáng chế phải nộp lệ phí duy trì hiệu lực

+ Hồ sơ đăng ký sáng chế tại

– Bản tóm tắt sáng chế (theo mẫu)

– Yêu cầu bảo hộ sáng chế (theo mẫu)

– Thông tin tác giả (tên, địa chỉ, quốc tịch)

– Thông tin của chủ sở hữu/ người nộp đơn (tên, địa chỉ, người đại diện)

– Ảnh chụp hoặc hình vẽ sáng chế

– Tài liệu chứng minh quyền ưu tiên (Nếu có)

– Công bố của tác giả (theo mẫu)

3. Đăng ký sáng chế tại Malaysia

Đăng ký sáng chế tại Malaysia, theo đó chủ sở hữu của sáng chế (giải pháp kỹ thuật) sau khi nộp đơn và được chấp nhận bảo hộ thì sẽ được độc quyền sáng chế tại Malaysia.

Cần lưu ý gì trước khi nộp đơn đăng ký sáng chế tại Malaysia

– Xác định đối tượng đăng ký sáng chế có khả năng được bảo hộ hay không

Để được bảo hộ sáng chế thì đối tượng đăng ký phải đáp ứng các tiêu chuẩn về Tính mới, Trình độ sáng tạo, Khả năng áp dụng công nghiệp

+ Đối tượng phải là một giải pháp kỹ thuật

+ Có tính mới: Chưa được bộc lộ dưới bất cứ hình thức nào (văn bản, báo cáo, internet…) tại bất kỳ nơi đâu

+ Có trình độ sáng tạo: Đối tượng được tạo ra là một bước sáng tạo, không phải đơn giản ai cũng có thể tạo ra được

+ Có khả năng áp dụng công nghiệp: Có thể tạo ra được nhiều sản phẩm hoặc áp dụng lặp đi lặp lại quy trình mà đối tượng đăng ký sáng chế đề cập đồng thời tạo ra những kết quả giống nhau.

– Tài liệu cần thiết để đăng ký sáng chế tại Malaysia

+ Bản mô tả sáng chế

+ Thông tin người nộp đơn

+ Thông tin tác giả (Người đã sáng tạo ra sáng chế)

+ Tờ khai đăng ký sáng chế tại Malaysia (Theo mẫu quy định của Cơ quan Sáng Chế Malaysia)

4. Đăng ký sáng chế tại Singapore

+ Hồ sơ đăng ký sáng chế tại Singapore

Theo Quy định của luật sáng chế ở Singapore, để nộp đơn đăng ký sáng chế tại Singapore thì người nộp đơn cần cung cấp các tài liệu sau:

+ Tên và địa chỉ của người nộp đơn (Nếu người nộp đơn là công ty thì cần nộp kèm đăng ký chứng nhận thành lập + giấy chứng nhận đầu tư hoặc giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh…)

+ Tên, địa chỉ và quốc tịch của (các) tác giả sáng chế

+ Tên sáng chế, bản mô tả sáng chế

+ Yêu cầu bảo hộ

+ Ảnh chụp, bản vẽ (chấp nhận bản vẽ kỹ thuật) của sáng chế

+ Tuyên bố của tác giả sáng chế (nếu tác giả làm việc cho một công ty và quyền sở hữu thuộc về công ty hoặc người thứ ba)

+ Bản sao tài liệu chứng minh hưởng quyền ưu tiên (Nếu có)

+ Giấy ủy quyền

+ Quy trình đăng ký sáng chế tại Singapore

– Nộp đơn, thẩm định hình thức đơn.

Sau khi chủ đơn đã chuẩn bị đúng, đầy đủ bộ hồ sơ đăng ký sáng chế tại Singapore và nộp đơn tại Cục Sở Hữu Trí Tuệ Singapore thì Cục này sẽ cấp số đơn và ngày nộp đơn cho chủ đơn đó. Số đơn và ngày nộp đơn một mặt sẽ là căn cứ để ghi nhận quyền cho chủ đơn cũng như quyền ưu tiên của chủ đơn (nếu có); đồng thời một mặt cũng là căn cứ để xác minh các tiêu chuẩn bảo hộ của giải pháp nêu trong đơn. Do đó, việc nộp đơn càng sớm càng được khuyến khích. Đăng ký sáng chế Quốc tế

– Công bố đơn: Thời hạn công bố là 18 tháng kể từ ngày nộp đơn hoặc ngày ưu tiên, tùy thuộc vào ngày nào sớm hơn.

– Thẩm định đơn: Bất kì thời điểm nào người nộp đơn sáng chế tại Singapore cũng có thể yêu cầu thẩm định đơn (nhưng không được quá 03 năm kể từ ngày nộp đơn)

– Thông báo kết quả : Sau khi thẩm định đơn, Cục Sở Hữu Trí Tuệ Singapore sẽ ra thông báo

+ Chấp nhận bảo hộ -> Tiếp tới giai đoạn 5. Cấp bằng độc quyền, hoặc

+ Từ chối: Người nộp đơn có thể tiến hành phản đối ý kiến của Cục Sở Hữu Trí Tuệ Singapore nếu có căn cứ cho rằng ý kiến từ chối của cơ quan này không chính xác.

– Cấp bằng độc quyền sáng chế tại Singapore: Sau khi nhận được thông báo cấp văn bằng, người nộp đơn tiếp tục nộp phí cấp bằng độc quyền sáng chế và phí công bố bằng sáng chế tại Singapore. Tiếp đó, người nộp đơn sẽ nhận được bằng độc quyền sáng chế tại Singapore.

– Duy trì hiệu lực: Hàng năm, chủ sở hữu bằng độc quyền sáng chế bắt buộc phải nộp lệ phí duy trì hiệu lực cho sáng chế của mình, nếu không bằng sáng chế đó sẽ không có hiệu lực tại Singapore

5. Ai có quyền đăng ký sáng chế ?

Luật sư Trả lời:

Những người sau đây có quyền đăng ký sáng chế

+ Tác giả (tức là người trực tiếp tạo ra sáng chế bằng trí tuệ), nếu tác giả tự đầu tư kinh phí, phương tiện vật chất để tạo ra sáng chế; hoặc

+ Tổ chức, cá nhân đầu tư kinh phí, phương tiện vật chất cho tác giả, nếu sáng chế được tạo ra do tác giả sử dụng kinh phí, phương tiện vật chất đó; hoặc

+ Tổ chức, cá nhân ký hợp đồng thuê với tác giả, nếu sáng chế được tạo ra do thực hiện hợp đồng thuê việc và trong hợp đồng thuê việc không có thỏa thuận khác; hoặc

+ Tổ chức nơi tác giả làm việc, nếu sáng chế được tác giả tạo ra do thực hiện nhiệm vụ của tổ chức được giao.

+ Tổ chức, cá nhân có quyền đăng ký có thể chuyển giao hoặc để thừa kế quyền đăng ký cho tổ chức cá nhân khác.

Quý khách hàng có nhu cầu sử dụng dịch vụ vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi: CÔNG TY LUẬT TNHH MINH KHUÊ

Xin giấy phép là đơn vị đại diện sở hữu trí tuệ tại Việt Nam (Tổ chức đại diện sở hữu trí tuệ do Cục Sở hữu Trí tuệ cấp phép hoạt động)

Điện thoại yêu cầu dịch vụ luật sử Sở hữu trí tuệ, gọi: 0986.386.648

Gửi thư tư vấn hoặc yêu cầu dịch vụ qua Email:

Rất mong nhận được sự hợp tác cùng Quý khách hàng!

Trân trọng./.

Bộ phận Sở hữu Trí tuệ – Xin giấy phép biên tập

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *