Cổ đông không được rút vốn ra khỏi công ty ?

Thưa luật sư, Tôi muốn hỏi: Bà Nguyễn Thị Hương (TP. Huế) có chồng công tác tại Công ty Dệt May Huế. Năm 2005, Công ty tiến hành CPH và bán cổ phiếu, chồng bà Hương được mua 340 cổ phiếu ưu đãi.

Nay, chồng bà đã nghỉ hưu và có nguyện vọng xin nhận lại số tiền cổ phiếu đó. Bà Hương hỏi chồng bà có thể được không, nếu được thì thủ tục rút vốn như thế nào? Vấn đề bà Hương hỏi, Tập đoàn Dệt May Việt Nam đã có Văn bản số 810/TĐDMVN-QLNNL, ngày 27/8/2009 trả lời như sau:

Công ty Dệt May Huế là doanh nghiệp Nhà nước thuộc Tập đoàn Dệt May Việt Nam, đã tiến hành cổ phần hóa (CPH)và chuyển thành Công ty cổ phần Dệt May Huế theo Quyết định số 169/2004/QĐ-BCN ngày 9/12/2004 và Quyết định số 2722/2005/QĐ-BCN ngày 25/8/2005 của Bộ Công nghiệp (nay là Bộ Công Thương); chính thức hoạt động theo Luật Doanh nghiệp và Điều lệ Công ty từ ngày 17/11/2005.

(Khoản 1, Điều 80) quy định cổ đông không được rút vốn khỏi công ty dưới bất kỳ hình thức nào, trừ trường hợp được công ty hoặc người khác mua lại cổ phần.

Như vậy, chồng bà Hương (được mua cổ phiếu ưu đãi của người lao động tại công ty) là cổ đông của Công ty nên không được rút vốn ra khỏi Công ty mà phải thực hiện theo quy định trên. Việc chuyển nhượng cổ phần ưu đãi cho người lao động phải thực hiện theo quy định của Điều lệ Công ty, Luật Doanh nghiệp và Nghị định số 64/2002/NĐ-CP ngày 19/6/2002 của Chính phủ về chuyển doanh nghiệp Nhà nước thành công ty cổ phần.

1. Cơ sở pháp lý:

Luật Doanh nghiệp năm 2005;

Luật Doanh nghiệp năm 2015;

2. Chuyên viên trả lời:

Tại Luật Doanh nghiệp năm 2005:

Theo quy định tại Điều 85 Luật Doanh nghiệp năm 2005, cổ phiếu được định nghĩa như sau:

“Cổ phiếu là chứng chỉ do công ty cổ phần phát hành hoặc bút toán ghi sổ xác nhận quyền sở hữu một hoặc một số cổ phần của công ty đó. Cổ phiếu có thể ghi tên hoặc không ghi tên. Cổ phiếu phải có các nội dung chủ yếu sau đây:

c) Số lượng cổ phần và loại cổ phần.”

Theo thông tin bà Hương cung cấp, chồng bà được mua cổ phiếu ưu đãi nhưng lại không nêu ra loại cổ phần mà chồng bà đang sở hữu. Tính theo thời điểm chồng bà Hương mua cổ phần, có thể xác định ông mua một trong các loại cổ phần sau: Cổ phần ưu đãi biểu quyết hoặc Cổ phần ưu đãi cổ tức hoặc Cổ phần ưu đãi hoàn lại.

Quyền của cổ đông sở hữu 03 loại cổ phần nêu trên được quy định như sau:

– Cổ phần ưu đãi biểu quyết: Theo quy định tại Điều 81 Luật DN 2005, cổ đồng sở hữu loại cổ phần này có các quyền như cổ đông phổ thông nhưng bị hạn chế là không được chuyển nhượng cổ phần đó cho người khác. Nếu muốn rút vốn, chỉ có thể lựa chọn hình thức đề nghị công ty mua lại cổ phần hiện đang sở hữu.

– Cổ phần ưu đãi cổ tức: Theo quy định tại Điều 82 Luật DN năm 2005, cổ đông sở hữu cổ phần này cũng có quyền như của cổ đông phổ thông, trong đó có thể rút vốn thông qua hình thức chuyển nhượng lại cổ phần cho người khác hoặc yêu cầu công ty mua lại.

– Cổ phần ưu đãi hoàn lại: Theo quy định tại Điều 83 Luật DN năm 2005, cổ phần ưu đãi hoàn lại là loại cổ phần mà cổ đông sở hữu loại cổ phần này có quyền yêu cầu công ty hoàn lại phần vốn góp bất cứ khi nào hoặc hoàn lại phần vốn đã góp vào công ty khi đáp ứng được các điều kiện được ghi tại cổ phiếu của loại cổ phần ưu đãi hoàn lại.

Như vậy, theo quy định của Luật Doanh nghiệp năm 2005, cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi biểu quyết và cổ phần ưu đãi cổ tức không được rút vốn mà chỉ có thể chuyển nhượng cổ phần cho người khác hoặc yêu cầu công ty mua lại. Việc được hoàn trả lại phần vốn đã góp chỉ đối với cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi hoàn lại.

Đối chiếu với trường hợp của chồng bà Hương, cần xác định ông đang sở hữu loại cổ phần nào để thực hiện việc chuyển nhượng (bán lại cổ phần đang sở hữu) đúng hình thức quy định.

Quy định của Luật Doanh nghiệp năm 2014 về trường hợp rút vốn khỏi công ty cổ phần:

Luật Doanh nghiệp số 68/2014/QH13 được ban hành ngày 26/11/2014, có hiệu lực ngày 01/07/2015 thay thế Luật Doanh nghiệp năm 2005. Đối với nội dung quyền rút vốn của cổ đông trong công ty Cổ phần, chỉ thay đổi vị trí điều luật như: Quyền và nghĩa vụ của cổ đông phổ thông – Điều 114, Điều 115; Cổ phần ưu đãi biểu quyết và quyền của cổ đông ưu đãi biểu quyết – Điều 166; Cổ phần ưu đãi cổ tức và quyền của cổ đông ưu đãi cổ tức – Điều 117; Cổ phần ưu đãi hoàn lại và quyền của cổ đông ưu đãi hoàn lại – Điều 118. Còn hình thức rút vốn khỏi công ty cổ phần, hình thức rút vốn hợp pháp không có gì thay đổi so với Luật Doanh nghiệp năm 2005.

Trên đây là tư vấn của chúng tôi. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận số: để được giải đáp.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng ./.

Bộ phận doanh nghiệp – Minh Khuê

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *