Mẫu hợp đồng mượn nhà cập nhật mới nhất năm 2019

Việc cho mượn nhà là thỏa thuận dân sự giưa bên chủ nhà và bên có nhu cầu mợn nhà để ở hoặc để kinh doanh. Đôi khi ở Việt Nam hình thức ký hợp đồng cho mượn nhà cũng nhằm để không phải đóng thuế thu nhập cá nhân dưới dạng hợp đồng cho thuê nhà:

Mục lục bài viết

1. Hợp đồng mượn nhà mẫu mới nhất

Xin giấy phép cung cấp Biểu mẫu hợp đồng muợn nhà mẫu mới nhất theo quy định của pháp luật hiện nay:

Hợp đồng mượn nhà mẫu mới nhất năm 2018

Luật sư tư vấn xác lập hợp đồng cho mượn nhà ở, gọi số:

——————————

>> Tải ngay:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

—————-

HỢP ĐỒNG MƯỢN NHÀ

Căn cứ ;

– Căn cứ vào ;

– Căn cứ vào nhu cầu các bên.

Hôm nay, ngày…..tháng..…năm…., tại địa chỉ………………………………..

Chúng tôi gồm:

1. BÊN CHO MƯỢN NHÀ (sau đây gọi là Bên A):

Ông (Bà): ……………………………………………………………………………………………..

Sinh ngày: ……………………………………………………………………………………………..

Chứng minh nhân dân số: ……………….cấp ngày …………………..tại ………………..

Hộ khẩu thường trú: …………………………………………………………………………………

2. BÊN MƯỢN NHÀ (sau đây gọi là Bên B):

Ông (Bà): ……………………………………………………………………………………………..

Sinh ngày: ………………………………………………………………………………………………

Chứng minh nhân dân số: ……………….cấp ngày …………………..tại ………………..

Hộ khẩu thường trú: …………………………………………………………………………………

Hai bên thảo thuận lập và ký hợp đồng này để thực hiện việc mượn nhà đối với các điều khoản như sau :

ĐIỀU 1: ĐỊA ĐIỂM VÀ DIỆN TÍCH NHÀ CHO MƯỢN

1.1. Bên A đồng ý cho Bên B mượn toàn bộ diện tích nhà thuộc quyền sở hữu hợp pháp của Bên A tại địa chỉ:

Nhà có đặc điểm sau:

Diện tích:

Giấy chứng nhận Quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất số ……….. do ….. cấp ngày ….tháng….năm……

1.2. Bên B đồng ý mượn của Bên A toàn bộ quyền sử dụng nhà theo mô tả nói trên.

ĐIỀU 2: MỤC ĐÍCH MƯỢN

Mục đích sử dụng nhà mượn:

– Đăng ký kinh doanh, đặt trụ sở giao dịch, văn phòng làm việc của Bên B; Tổ chức hoạt động kinh doanh theo nhu cầu của Bên B và theo quy định của pháp luật.

– Không được dùng nhà để kinh doanh nhà nghỉ, khách sạn, kinh doanh nhà hang, kinh doanh karaoke, massage và những hoạt động mà pháp luật không cho phép.

ĐIỀU 3: THỜI HẠN CHO MƯỢN

Thời hạn cho mượn nhà và quyền sử dụng đất nói trên là ….năm, bắt đầu từ ngày….tháng….năm……

ĐIỀU 4: QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA BÊN A

1. Bên A có các nghĩa vụ sau đây:

– Cung cấp thông tin cần thiết về việc sử dụng tài sản và hư hỏng của nhà, nếu có;

– Thanh toán cho Bên B chi phí sửa chữa, chi phí làm tăng giá trị tài sản (nếu có thỏa thuận);

– Bồi thường thiệt hại cho Bên B, nếu biết tài sản có khuyết tật mà không báo cho Bên B biết dẫn đến gây thiệt hại cho Bên B, trừ những khuyết tật mà Bên B biết hoặc phải biết.

2. Bên A có các quyền sau đây:

– Đòi lại tài sản ngay sau khi hết thời hạn cho mượn, nếu Bên A có nhu cầu đột xuất và cấp bách cần sử dụng tài sản cho mượn, thì được đòi lại tài sản đó mặc dù Bên B chưa đạt được mục đích, nhưng phải báo trước một thời gian hợp lý là………………………………..……

– Đòi lại tài sản khi Bên B sử dụng không đúng mục đích, công dụng, không đúng cách thức đã thoả thuận hoặc cho người khác mượn lại mà không có sự đồng ý của Bên A;

– Đòi bồi thường thiệt hại đối với tài sản do Bên B gây ra.

ĐIỀU 5: QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA BÊN B

1. Bên B có các nghĩa vụ sau đây:

– Giữ gìn, bảo quản tài sản mượn như tài sản của chính mình, không được tự ý thay đổi tình trạng tài sản; nếu tài sản bị hư hỏng thông thường thì phải sửa chữa;

– Không được cho người khác mượn lại, nếu không có sự đồng ý của Bên A;

– Trả lại tài sản mượn đúng thời hạn;

– Bồi thường thiệt hại, nếu làm hư hỏng, mất mát tài sản mượn.

2. Bên B có các quyền sau đây:

– Được sử dụng tài sản mượn theo đúng công dụng của tài sản và đúng mục đích đã thỏa thuận;

– Yêu cầu bên A phải thanh toán chi phí hợp lý về việc sửa chữa hoặc làm tăng giá trị tài sản mượn, (nếu có thỏa thuận).

ĐIỀU 6: ĐIỀU KHOẢN CUỐI CÙNG

6.1. Hai bên cam kết thực hiện đúng các điều khoản đã ghi trong hợp đồng này.

6.2. Khi có tranh chấp lien quan đến hợp đồng này trước tiên hai Bên cùng nhau thương lượng để giải quyết, trong trường hợp không thể thương lượng được sẽ yêu cầu Tòa án có thẩm quyền giải quyết theo quy định của pháp luật.

6.3. Hai bên đã đọc lại, hoàn toàn nhất trí với những nội dung của hợp đồng và cùng ký tên dưới đây để làm chứng.

Bên cho mượn nhà A Bên mượn nhà B

(ký và ghi rõ họ tên) (ký và ghi rõ họ tên)

Ngòai hợp đồng thuê nhà, hợp đồng mượn nhà cũng rất phổ biến trên thực tế. Trên đây là mẫu hợp đồng mượn nhà, mục Bên A là bên cho mượn nhà, quý khách hàng cần điền đầy đủ thông tin của Người sử dụng đất đứng tên trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà ở gắn liền với đất. Nếu Người sử dụng đất ghi tên nhiều người, quý khách hàng cần điền đầy đủ thông tin của từng người vào trong mục Bên A, Phần chữ ký cần có chữ ký của tất cả những người có tên. Hợp đồng này không yêu cầu công chứng, chứng thực nên nó sẽ có hiệu lực từ thời điểm ký hoặc theo thỏa thuận của hai bên.

Trên đây là tư vấn của chúng tôi. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ để được giải đáp. Trân trọng!

2. Cho mượn nhà không trả thì giải quyết thế nào?

Thưa luật sư, xin hỏi: Gia đình tôi có 2 căn nhà, trong đó một căn ở trên phố Vũ Tông Phan. Theo đó, bố tôi cho chú của tôi (em ruột bố tôi) ở nhờ nhà của mình từ năm 2015 để chú tôi có thể tích góp đủ tiền tìm chỗ ở mới, Khi cho mượn nhà bố tôi cũng nói rõ là khi nào chú tôi tìm được nhà thì chú tôi phải trả nhà cho bố.

Bây giờ chú tôi đã tìm được chỗ ở mới, chú tôi đã mua căn hộ trung cư ở Discovery Complex nhưng chú tôi lại tham lam, tránh né không muốn trả lại nhà. Vậy mong luật sư tư vấn cho tôi làm thế nào để đòi lại được 2 ngôi nhà trên ?

Cảm ơn luật sư!

Cho mượn nhà không trả thì giải quyết thế nào?

Luật sư tư vấn:

Căn cứ theo Khoản 1 Điều 167 Luật Đất đai 2013 thì:

Người sử dụng đất được thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp, góp vốn quyền sử dụng đất theo quy định của Luật này”.

Như vậy, theo pháp luật đất đai hiện hành thì không có quy định về việc cho mượn quyền sử dụng đất. Quyền sử dụng đất là một loại tài sản của người được nhà nước giao cho. Theo đó, họ có quyền sử dụng, định đoạt tài sản này trong phạm vi pháp luật cho phép. Do đó, việc cho mượn đất có thể hiểu là người sử dụng đất đang thực hiện quyền đối với tài sản của mình và phải tuân theo các quy định về hợp đồng mượn tài sản.

Theo đó, Điều 494 Bộ luận dân sự 2015 quy định về hợp đồng mượn tài sản như sau:

Điều 494.

Hợp đồng mượn tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho mượn giao tài sản cho bên mượn để sử dụng trong một thời hạn mà không phải trả tiền, bên mượn phải trả lại tài sản đó khi hết thời hạn mượn hoặc mục đích mượn đã đạt được.”

Căn cứ theo quy định trên, bên cho mượn tài sản và bên mượn tài sản thỏa thuận với nhau về thời hạn mượn. Khi hết thời hạn mượn hoặc mục đích mượn quyền sử dụng đất đã đạt được thì bạn phải trả lại cho người cho mượn.

Theo đó, BLDS 2015 có các quy định về quyền và nghĩa vụ của bên mượn tài sản và bên cho mượn tài sản nhằm đảm bảo việc thực hiện giao dịch giữa các bên.

a) Quyền và nghĩa vụ của bên cho mượn tài sản:

Nghĩa vụ của bên cho mượn tài sản:

+ Cung cấp thông tin cần thiết về việc sử dụng tài sản và khuyết tật của tài sản, nếu có.

+ Thanh toán cho bên mượn chi phí sửa chữa, chi phí làm tăng giá trị tài sản, nếu có thỏa thuận.

+ Bồi thường thiệt hại cho bên mượn nếu biết tài sản có khuyết tật mà không báo cho bên mượn biết dẫn đến gây thiệt hại cho bên mượn, trừ những khuyết tật mà bên mượn biết hoặc phải biết.

Quyền của bên cho mượn tài sản:

+ Đòi lại tài sản ngay sau khi bên mượn đạt được mục đích nếu không có thỏa thuận về thời hạn mượn; nếu bên cho mượn có nhu cầu đột xuất và cấp bách cần sử dụng tài sản cho mượn thì được đòi lại tài sản đó mặc dù bên mượn chưa đạt được mục đích, nhưng phải báo trước một thời gian hợp lý.

+ Đòi lại tài sản khi bên mượn sử dụng không đúng mục đích, công dụng, không đúng cách thức đã thỏa thuận hoặc cho người khác mượn lại mà không có sự đồng ý của bên cho mượn.

+ Yêu cầu bồi thường thiệt hại đối với tài sản do bên mượn gây ra.

b) Quyền về nghĩa vụ của bên mượn tài sản:

Nghĩa vụ của bên mượn tài sản:

+ Giữ gìn, bảo quản tài sản mượn, không được tự ý thay đổi tình trạng của tài sản; nếu tài sản bị hư hỏng thông thường thì phải sửa chữa.

+ Không được cho người khác mượn lại, nếu không có sự đồng ý của bên cho mượn.

+ Trả lại tài sản mượn đúng thời hạn; nếu không có thỏa thuận về thời hạn trả lại tài sản thì bên mượn phải trả lại tài sản ngay sau khi mục đích mượn đã đạt được.

+ Bồi thường thiệt hại, nếu làm mất, hư hỏng tài sản mượn.

+ Bên mượn tài sản phải chịu rủi ro đối với tài sản mượn trong thời gian chậm trả.

Quyền của bên mượn tài sản:

+ Được sử dụng tài sản mượn theo đúng công dụng của tài sản và đúng mục đích đã thỏa thuận.

+ Yêu cầu bên cho mượn thanh toán chi phí hợp lý về việc sửa chữa hoặc làm tăng giá trị tài sản mượn, nếu có thỏa thuận.

+ Không phải chịu trách nhiệm về những hao mòn tự nhiên của tài sản mượn.

Như vậy, nếu hợp đồng mượn tài sản giữa bên mượn và bên cho mượn không quy định về thời hạn mượn thì ngay khi bên mượn đạt được mục đích, bên cho mượn có quyền lấy lại tài sản. Nếu có thỏa thuận về thời hạn nhưng bên cho mượn có nhu cầu đột xuất và cấp bách cần sử dụng tài sản cho mượn thì được đòi lại tài sản kể cả khi bên mượn chưa đạt được mục đích, nhưng bên cho mượn phải báo trước cho bên mượn một thời gian hợp lý, đồng thời bên cho mượn phải có các giấy tờ kèm theo hoặc bằng chứng chứng minh việc đòi lại tài sản là do có nhu cầu đột xuất và cấp bách cần sử dụng tài sản đó. Ngoài ra, bên cho mượn còn có quyền đòi lại tài sản nếu bên mượn sử dụng không đúng mục đích, công dụng, không đúng cách thức đã thỏa thuận hoặc cho người khác mượn mà không có sự đồng ý của bên cho mượn.

Theo đó, khi bố bạn cho chú của bạn mượn nhà đã nói rõ rằng khi nào chú bạn tìm được nơi ở mới thì người chú đó phải trả nhà cho bố của bạn, đây được coi là thời hạn mượn nhà. Như vậy, chú bạn phải trả lại nhà đó khi hết thời hạn mượn, đồng thời mục đích khi chú bạn mượn nhà cũng nhằm mục đích để tìm nơi ở mới. Nay mục đích đã đạt được, thời hạn mượn nhà cũng đã tới thì chú bạn có nghĩa vụ phải trả nhà cho bố bạn.

Do căn nhà thuộc quyền quyền sở hữu hợp pháp của bố bạn, trong trường hợp chú bạn không trả nhà là chú bạn đã vi phạm hợp đồng nên bố bạn có quyền được đòi lại căn nhà đó. Bố bạn có quyền yêu cầu Tòa án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác buộc chú bạn phải trả lại tài sản.

Trước khi bạn khởi kiện ra Tòa án để đòi lại nhà thì gia đình bạn nên tổ chức một cuộc họp gia đình. Trong cuộc họp cần có mặt chú, bố của bạn và những người thân khác có liên quan Trong cuộc họp, gia đình bạn yêu cầu chú bạn trả lại nhà cho gia đình. Nếu chú bạn đồng ý trả lại nhà thì hai bên nên làm một bản cam kết trả lại nhà cho gia đình bạn. Sau đó, bạn mang đi công chứng để đảm bảo tính xác thực của bản cam kết.

Trường hợp việc tổ chức cuộc họp không thành hoặc chú bạn không đồng ý tổ chức quốc họp thì để đòi lại nhà ở, gia đình bạn có quyền khởi kiện yêu cầu Tòa án cấp quận nơi có căn nhà giải quyết.

Trên đây là tư vấn của chúng tôi. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận gọi ngay số: để được giải đáp.

3. Công ty thuê nhà yêu cầu ký thêm hợp đồng mượn nhà ?

Xin chào Xin giấy phép, tôi có câu hỏi sau xin được giải đáp: Gia đình tôi cho một công ty thuê nhà làm văn phòng kí hợp đồng 5 năm nhưng sau 1 năm bên thuê nhà làm thêm một giấy mượn nhà và muốn gia đình tôi ký kết, kèm theo một hợp đồng đính chính thuê nhà (nội dung: mọi giấy tờ ký kết sau ngày kí hợp đồng đầu tiên đều không có giá trị pháp lý).

Vì thế gia đình tôi không hiểu tại sao bên thuê nhà phải yêu cầu ký giấy mượn nhà, và gia đình tôi cũng không biết có nên ký hay không? Tôi không muốn ký vì là người không quen biết, lại là ngôi nhà lớn mà cho mượn sau này có xảy ra vấn đề gì thì rất khó xử lý. Tôi thực sự mong luật sư giúp đỡ về vấn đề trên !
Xin cảm ơn !

Người gửi: Kim

Công ty thuê nhà yêu cầu ký thêm hợp đồng mượn nhà ?

về xác lập quan hệ cho mượn nhà, tài sản gọi:

Trả lời:

Công ty Xin giấy phép đã nhận được câu hỏi của chị. Cảm ơn chị đã quan tâm và gửi câu hỏi đến Công ty. Về vấn đề của chị, công ty xin giải đáp như sau:

Trong trường hợp này chị được xác định là bên chủ thể cho thuê nhà và người thuê nhà của chị đã ký kết hợp đồng thuê nhà dựa trên sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi chấm dứt quyền và nghĩa vụ phát sinh.

Căn cứ theo Khoản 1 Điều 495 quy định về Nghĩa vụ của bên thuê nhà ở là: Sử dụng đúng mục đích đã thỏa thuận.

Vì trong câu hỏi chị không nêu rõ là nhà của chị là nhà chung cư, nhà riêng lẻ hay nhà nhiều tầng nên em không thể xác định được người thuê nhà muốn hủy hợp đồng thuê nhà và muốn thành với chị nhằm mục đích gì vì thế em sẽ đưa ra quan điểm như sau để chị tham khảo:

Nếu như nhà chị là nhà chung cư thì theo quy định tại Khoản 1 quy định: “Một số căn hộ nhà chung cư được chủ sở hữu chuyển đổi mục đích sử dụng từ nhà ở sang làm văn phòng, cơ sở sản xuất, kinh doanh là trái với mục đích sử dụng, không đảm bảo an toàn. Pháp luật về quản lý sửdụng nhà chung cư không cho phép chủ sở hữu nhà ở sử dụng hoặc cho người khác sử dụng phần sở hữu riêng trái với mục đích quy định”.

Vậy nếu trong trong trường hợp này nhà là nhà chung cư mà chị cho vợ chồng người đó thuê để người đó sử dụng với mục đích làm văn phòng kinh doanh thì hoàn toàn trái với pháp luật.

Mặt khác, nếu như nhà của chị thuộc tòa nhà nhiều tầng có mục đích sử dụng hỗn hợp thì theo quy định tại Khoản 1 công văn số 2544/BXD-QLN nếu như tòa nhà đó có thể tách riêng diện tích sử dụng với mục đích làm văn phòng, cửa hàng…với khi diện tích ở thì cần bố trí và quản lý được phần diện tích này tương tự đối với công trình kinh doanh, dịch vụ và nếu nhà bạn nằm trong phần diện tích sử dụng làm văn phòng được tách biệt với diện tích ở, được quản lý như đối với công trình kinh doanh thì người thuê nhà của bạn hoàn toàn có thể thuê để làm văn phòng kinh doanh.

Như vậy, chị cần xác định được nhà của chị thuộc loại nhà nào và qua thông tin tư vấn của em để xác định được mục đích của người thuê nhà có hợp pháp hay không ạ.

4. Nộp thuế khi cho mượn nhà ?

Kính gửi Công ty Xin giấy phép! Nhờ Quý Luật sư tư vấn giúp tôi trường hợp này:

Công ty chúng tôi là công ty TNHH 2 thành viên, hai thành viên cũng là vợ chồng, đồng sở hữu 1 căn nhà gắn liền với quyền sử dụng đắt. Tài sản này hiện đang được công ty thế chấp cho ngân hàng để vay phục vụ hoạt động sản xuất. Nay cá nhân ký hợp đồng cho công ty mượn nhà và quyền sử dụng đất để công ty xây dựng mới làm văn phòng công ty. Theo thỏa thuận, công ty đầu tư xây dựng làm văn phòng công ty và không phải trả tiền thuê nhà trong thời gian 20 năm. Sau khi hết thời hạn cho mượn, trụ sở văn phòng do công ty đầu tư xây dựng sẽ thuộc sở hữu của cá nhân. Nhà xây dựng mới này có được xem là tài sản cố định để công ty trích khấu hao không? Cá nhân cho thuê có phải nộp các khoản thuế nào không?

Kính mong Quý luật sư tư vấn giúp.Tôi thành thật cảm ơn.

>> :

Trả lời:

Thưa quý khách hàng! Công ty Luật TNHH MINH KHUÊ xin gửi tới quý khách hàng lời chào trân trọng và cảm ơn quý khách đã tin tưởng vào dịch vụ do chúng tôi cung cấp. Vấn đề bạn đang vướng mắc chúng tôi xin được tư vấn như sau:

Thứ nhất về việc nhà mới xây dựng làm trụ sở công ty có được coi là tài sản cố định để công ty trích khấu hao không ?

Căn cứ theo khoản 1 Điều 2 :

“Điều 2. Các từ ngữ sử dụng trong Thông tư này được hiểu như sau:

1. Tài sản cố định hữu hình: là những tư liệu lao động chủ yếu có hình thái vật chất thoả mãn các tiêu chuẩn của tài sản cố định hữu hình, tham gia vào nhiều chu kỳ kinh doanh nhưng vẫn giữ nguyên hình thái vật chất ban đầu như nhà cửa, vật kiến trúc, máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải…”

Theo đó trụ sở công ty được xây dựng trên đất của cá nhân và được coi là 1 loại TSCĐ. Tuy nhiên, để tiến hành trích khấu hao thì cần phải xác định tài sản này có thuộc quyền sở hữu của công ty không? Nếu trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà và tài sản gắn liền với đất thể hiện người sử dụng đất, người sở hữu nhà là cá nhân thì công ty bạn không được trích khấu hao TSCĐ theo quy định tại Điều 9 Thông tư 45/2013/TT-BTC.

“Điều 9. Nguyên tắc trích khấu hao TSCĐ:

1. Tất cả TSCĐ hiện có của doanh nghiệp đều phải trích khấu hao, trừ những TSCĐ sau đây:

– TSCĐ đã khấu hao hết giá trị nhưng vẫn đang sử dụng vào hoạt động sản xuất kinh doanh.

– TSCĐ khấu hao chưa hết bị mất.

TSCĐ khác do doanh nghiệp quản lý mà không thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp (trừ TSCĐ thuê tài chính).

– TSCĐ không được quản lý, theo dõi, hạch toán trong sổ sách kế toán của doanh nghiệp.

– TSCĐ sử dụng trong các hoạt động phúc lợi phục vụ người lao động của doanh nghiệp (trừ các TSCĐ phục vụ cho người lao động làm việc tại doanh nghiệp như: nhà nghỉ giữa ca, nhà ăn giữa ca, nhà thay quần áo, nhà vệ sinh, bể chứa nước sạch, nhà để xe, phòng hoặc trạm y tế để khám chữa bệnh, xe đưa đón người lao động, cơ sở đào tạo, dạy nghề, nhà ở cho người lao động do doanh nghiệp đầu tư xây dựng).

– TSCĐ từ nguồn viện trợ không hoàn lại sau khi được cơ quan có thẩm quyền bàn giao cho doanh nghiệp để phục vụ công tác nghiên cứu khoa học.

– TSCĐ vô hình là quyền sử dụng đất lâu dài có thu tiền sử dụng đất hoặc nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất lâu dài hợp pháp.”

Thứ hai, về việc cá nhân cho mượn nhà có phải nộp thuế không ?

Bạn là chủ sở hữu căn nhà cho công ty mượn có hợp đồng nên căn cứ theo điểm b khoản 1 Điều 4 đối với cá nhân cho thuê tài sản có mức doanh thu 100 triệu đồng trên 1 năm trở xuống sẽ không phải nộp thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập cá nhân, trường hợp của bạn cho công ty mượn không phải trả tiền trong 20 năm nên cá nhân cho mượn nhà sẽ không phải nộp thuế đối với hoạt động cho vì không phát sinh doanh thu.

Trường hợp trong bản tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong bản tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề, rất mong nhận được phản ánh của quý khách tới địa chỉ email hoặc tổng đài tư vấn trực tuyến Chúng tôi sẵn sàng giải đáp.

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật dân sự – Công ty luật Minh Khuê

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *