Thực trạng thực hiện hợp đồng giúp việc gia đình hiện nay mới cập nhật

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Thuộc đối tượng được quy định và điều chỉnh trong Bộ luật Lao động năm 2012, tuy nhiên việc triển khai quy định ký kết hợp đồng lao động đang gặp phải sự bất đồng từ cả phía người sử dụng lao động và người lao động giúp việc gia đình. Lý do cả người sử dụng lao động với người lao động đều cho rằng, đây là những công việc giản đơn, có thể thỏa thuận miệng mà không cần đến hợp đồng lao động.

Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục tư vấn luật Lao động của

>> 

 

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Công ty Luật Minh Khuê. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

1. Cơ sở pháp lý: 

2. Luật sư tư vấn:

2.1.Về chủ thể ký kết Hợp đồng lao động bên phía người lao động.

Pháp luật lao động cho phép trẻ em từ đủ 15 tuổi trở lên có thể làm thuê giúp việc gia đình (GVGĐ) nếu công việc đó nhẹ nhàng, phù hợp với lứa tuổi, thời gian làm việc không vượt quá thời gian quy định của pháp luật, không ảnh hưởng đến việc học tập; môi trường làm việc và điều kiện lao động không ảnh hưởng đến phát triển nhân cách và sức khỏe của trẻ em.

Nhưng bản chất công việc này thường diễn ra trong một không gian khép kín, người ngoài không nhìn được, nên trẻ em làm thuê GVGĐ có nguy cơ cao trở thành nạn nhân bị phân biệt đối xử, bóc lột và lạm dụng tình dục. ILO ước tính có khoảng 15,5 triệu trẻ em trên khắp thế giới làm thuê GVGĐ được trả lương hoặc không được trả lương tại nhà của chủ sử dụng lao động. Phần đông trong số đó là các em gái, và hơn một nửa được phát hiện đang phải làm những công việc giúp việc gia đình nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm. Còn ở Việt Nam, 7,1% lao động làm thuê GVGĐ dưới 18 tuổi. Một nghiên cứu về GVGĐ do Bộ Lao động thương binh xã hội và ILO tiến hành tại hai thành phố lớn nhất cả nước là Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh cũng đã chỉ ra rằng 17,3% LĐGVGĐ được điều tra bắt đầu làm công việc này khi họ dưới 18 tuổi.

Ngoài ra, pháp luật chỉ mới có quy định ưu đãi về thời giờ làm việc với lao động GVGĐ là người chưa thành niên (không quá 8 giờ trong một ngày và 40 giờ trong một tuần), còn trách nhiệm cụ thể của NSDLĐ trong việc thực hiện các chế độ ưu đãi khác như hỗ trợ học nghề, học văn hóa… chưa có quy định. Do đó, cần sớm nghiên cứu bổ sung thêm các quy định pháp luật ưu đãi với LĐGVGĐ là người chưa thành niên hoặc cần xác định những yếu tố nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm trong trong công việc làm thuê GVGĐ và cấm trẻ em dưới 18 tuổi làm những công việc đó.

2.2. Về hình thức của Hợp đồng lao động.

Theo khảo sát, nghiên cứu của Trung tâm nghiên cứu giới, gia đình và phát triển cộng đồng (viết tắt là GFCD), có trên 90% Hợp đồng lao động (HĐLĐ) là thỏa thuận miệng giữa người giúp việc và gia chủ. Khi được hỏi về ý định giao kết HĐLĐ bằng văn bản thì chỉ có 48,6% LĐGVGĐ có ý định ký hợp đồng bằng văn bản với người sử dụng lao động (NSDLĐ). Lý do chính khiến hai bên không giao kết hợp đồng bằng văn bản là do họ không thấy cần thiết, không muốn bị ràng buộc về mặt pháp lý với nhau hay vì gia đình chủ là chỗ thân quen, họ hàng nên không cần ký và không ký thì quyền lợi của người lao động (NLĐ) vẫn được thực hiện đầy đủ như thỏa thuận. Cũng do chỉ thỏa thuận bằng lời nói nên nhiều trường hợp NLĐ tự ý nghỉ việc bất kỳ lúc nào gây xáo trộn cho công việc và đời sống của gia chủ hay lợi dụng việc đòi chấm dứt HĐLĐ để yêu cầu tăng lương… Do đó, cần phải tích cực tuyên truyền, nâng cao nhận thức của cả hai phía về sự cần thiết phải ký HĐLĐ bằng văn bản.

Ngoài ra, chế tài xử phạt vi phạm với NSDLĐ nếu không ký HĐLĐ với LĐGVGĐ chỉ là phạt cảnh cáo. Với chế tài như vậy sẽ không thể đủ sức răn đe với hành vi vi phạm hình thức giao kết HĐLĐ. Vì vậy, thiết nghĩ cần phải tăng mức hình phạt từ cảnh cáo lên phạt tiền đối với hành vi vi phạm này để đảm bảo việc thực thi có hiệu quả quy định về hình thức giao kết HĐLĐ với LĐGVGĐ.

2.3.Về nội dung của hợp đồng lao động.

Những quy định trên được đánh giá là bước tiến đáng mừng trong chính sách bảo vệ quyền lợi LĐGVGĐ. Điều kiện sống và làm việc của những người GVGĐ cũng có phần đảm bảo hơn. Tuy nhiên, xem xét từ thực tế cho thấy hầu hết HĐLĐ được không được ký bằng hình thức văn bản nếu có được ký bằng văn bản thì nội dung thỏa thuận thường cũng rất sơ sài chủ yếu là nội dung về tiền lương; công việc và địa điểm làm việc, những nội dung khác ít được NSDLĐ và NLĐ thỏa thuận. Vì nội dung của HĐLĐ không có đầy đủ các điều khoản theo quy định của pháp luật nên tình trạng NLĐ phải làm việc nhiều hơn 8 giờ/ngày, không được nghỉ 4 ngày/tháng, phải làm việc cả trong ngày nghỉ lễ, Tết là phổ biến. Nhiều trường hợp, NLĐ bị lạm dụng giờ làm việc nhưng ngoài khoản tiền lương hàng tháng được thỏa thuận ban đầu, NLĐ không được hưởng thêm tiền lương làm thêm giờ.

Bên cạnh đó, mặc dù pháp luật đã quy định việc NSDLĐ có trách nhiệm chi trả số tiền tương đương với mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc theo tháng, bảo hiểm y tế bắt buộc theo tháng thuộc trách nhiệm của NSDLĐ theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cùng kỳ trả lương cho NLĐ nhưng quy định này hiện nay chưa khả thi. Quy định này thiếu khả thi trên thực tế do nhiều nguyên nhân như:

i) quy định pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế đối với LĐGVGĐ còn nhiều điểm chưa rõ ràng, gây tranh cãi;

ii) nhiều NSDLĐ và LĐGVGĐ không biết đến việc pháp luật đã có quy định này;

iii) hoặc nếu NSDLĐ có biết thì họ cũng lờ đi để đỡ tốn kém thêm một khoản tiền hàng tháng phải trả cho người GVGĐ;

iv) nhiều người GVGĐ xác định không gắn bó lâu dài với nghề nên nếu có nhận được thêm một khoản tiền đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế họ cũng sẽ không đóng mà sử dụng vào mục đích khác như: tiết kiệm, phụ giúp gia đình…

Mặc dù, đã có các quy định về những hành vi nghiêm cấm đối với cả NSDLĐ và LĐGVGĐ nhưng thực tế vẫn tồn tại phổ biến những hành vi này. LĐGVGĐ đa phần là nữ giới, xuất thân từ nông thôn tới làm việc và sinh sống ở những gia đình xa lạ ở thành thị có sự khác biệt lớn về lối sống, cách sinh hoạt và ở thân phận là người đi làm thuê, do vậy nguy cơ gặp phải những rủi ro như bị bạo lực, ngược đãi, quấy rối tình dục trên thực tế là rất lớn. Kết quả điều tra của GFCD cho thấy, có 20,2% số NLĐ đã từng bị các thành viên trong gia đình chủ lăng mạ, mắng chửi; 2,4% người giúp việc bị đánh đập/tát, đẩy ngã; 16% gặp nguy cơ bị lạm dụng tình dục; 0,8% bị đe dọa/đập phá đồ dùng cá nhân. Thực tế, khi gặp phải những hành vi trên, đa số người giúp việc im lặng khi bị ngược đãi; một số khác thì bỏ việc; một số ít trong số họ tìm kiếm sự giúp đỡ từ những thành viên khác trong gia đình chủ và rất ít trường hợp tìm đến các cơ quan chức năng hoặc những người có trách nhiệm (như tổ trưởng dân phố, đại diện hội phụ nữ…) để được trợ giúp.

Ngoài những hành vi vi phạm trên, tình trạng LĐGVGĐ bị giữ giấy tờ tùy thân cũng còn phổ biến. Kết quả điều tra cho thấy có 9,8% NLĐ đã từng bị chủ sử dụng giữ giấy tờ. Trong bối cảnh lĩnh vực lao động giúp việc còn thiếu sự quản lý của các cơ quan chức năng, NSDLĐ cho rằng giữ giấy tờ là biện pháp để ràng buộc người giúp việc làm lâu dài và cũng để ngăn ngừa người giúp việc trộm cắp tài sản của họ.

Các quy định pháp luật HĐLĐ dành cho LĐGVGĐ đã tương đối đầy đủ, rõ ràng, cụ thể, là cơ sở để các bên áp dụng trên thực tế, tạo điều kiện để ràng buộc trách nhiệm của người sử dụng lao động và người lao động, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển bền vững của loại hình lao động này. 

2.4. Hướng hoàn thiện Hợp đồng lao động giúp việc gia đình theo pháp luật.

Một là, tiếp tục rà soát, sửa đổi các quy định pháp luật chưa rõ ràng, không phù hợp với thực tế, bổ sung các quy định pháp luật còn thiếu về lao động GVGĐ nói chung và HĐLĐ với lao động GVGĐ nói riêng đảm bảo tính khả thi của quy định.

Hai là, phổ biến, tuyên truyền kiến thức pháp luật về lao động GVGĐ đến NLĐ và các hộ gia đình có thuê mướn, sử dụng lao động GVGĐ nhằm nâng cao ý thức chấp hành pháp luật.

Ba là, nâng cao ý thức tổ chức kỷ luật của NLĐ; nâng cao ý thức chấp hành pháp luật lao động của lao động GVGĐ và NSDLĐ.

Bốn là, tăng cường công tác quản lý đối với lao động GVGĐ, phối hợp giữa cơ quan quản lý lao động; cơ quan công an và chính quyền địa phương để thực hiện tốt công tác này.

Năm là, khuyến khích các tổ chức chính trị – xã hội các cấp tham gia quản lý, giám sát tình hình thực hiện các quy định pháp luật về lao động GVGĐ trên địa bàn.

Sáu là, thường xuyên kiểm tra tình hình thực hiện pháp luật lao động giúp việc gia đình, nâng cao hiệu quả công tác thanh tra và xử lý vi phạm pháp luật của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Trên đây là tư vấn của chúng tôi.  Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận  số:  để được giải đáp.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật Lao động –

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *