Trường hợp nào thị bị tạm khóa, đóng, phong tỏa tài khoản thanh toán của ngân hàng ?

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Tài khoản ngân hàng là một trong những phương tiện giao dịch tiền quan trọng của cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp. Vậy, theo quy định của pháp luật hiện nay khi nào tài khoản thanh toán này bị đóng, phong tỏa ? Luật sư tư vấn và giải đáp những vấn đề pháp lý liên quan:

Mục lục bài viết

1. Trường hợp nào thị bị tạm khóa, đóng, phong tỏa tài khoản ngân hàng ?

Thưa Luật sư, tôi có ba vấn đề cần yêu cầu Luật sư giúp đỡ và giải quyết giúp tôi:

Một là, Tài khoản thanh toán bị tạm khóa và phong tảo tài khoản khi nào?

Hai là, Những trường hợp nào thì bị đóng tài khoản thanh toán?

Ba là, ai mới có quyền yêu cầu phong tỏa tài khoản?

Mong Luật sư tư vấn cho tôi, cám ơn Luật sư.

Năm 2018, Những trường hợp nào thị bị tạm khóa tài khoản? đóng tài khoản thanh toán? phong tỏa tài khoản thanh toán?

, gọi ngay số:

Luật sư tư vấn:

– Thứ nhất là việc tạm khóa và phong tỏa tài khoản thanh toán

Căn cứ theo quy định tại Điều 12 Văn bản hợp nhất số 10/VBHN-NHNN hợp nhất Nghị định về thanh toán không dùng tiền mặt có quy định các trường hợp tạm khóa và phong tỏa tài khoản thanh toán như sau:

1. Tài khoản thanh toán được tạm khóa (tạm dừng giao dịch) một phần hoặc toàn bộ số tiền trên tài khoản khi chủ tài khoản yêu cầu hoặc theo thỏa thuận trước giữa chủ tài khoản và tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán.

2. Tài khoản thanh toán bị phong tỏa một phần hoặc toàn bộ số tiền trên tài khoản trong các trường hợp sau:

a) Khi có quyết định hoặc yêu cầu bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật;

b)[11] Khi tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán phát hiện có nhầm lẫn, sai sót về chuyển tiền. Số tiền bị phong tỏa trên tài khoản thanh toán không vượt quá số tiền bị nhầm lẫn, sai sót;

c)[12] (được bãi bỏ)

d) Khi có tranh chấp giữa các chủ tài khoản thanh toán chung.

3. Việc chấm dứt phong tỏa tài khoản thanh toán được thực hiện khi có quyết định của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật hoặc các tranh chấp theo quy định tại khoản 2 Điều này đã được giải quyết.

4. Việc phong tỏa tài khoản thanh toán nếu trái pháp luật gây thiệt hại cho chủ tài khoản thì bên ra lệnh phong tỏa tài khoản phải chịu tránh nhiệm bồi thường theo quy định của pháp luật.

– Thứ hai là những trường hợp nào thì bị đóng tài khoản thanh toán?

Căn cứ theo quy định tại Điều 13 Văn bản hợp nhất số 10/VBHN-NHNN có quy định

1. Việc đóng tài khoản thanh toán được thực hiện khi:

a) Chủ tài khoản có yêu cầu và đã thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ liên quan đến tài khoản thanh toán;

b) Chủ tài khoản là cá nhân bị chết, mất tích hoặc mất năng lực hành vi dân sự;

c) Tổ chức có tài khoản thanh toán chấm dứt hoạt động theo quy định của pháp luật;

d) Chủ tài khoản vi phạm hợp đồng mở và sử dụng tài khoản thanh toán với tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán;

đ) Chủ tài khoản hoặc tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán vi phạm Điều 6 Nghị định này và các quy định pháp luật khác trong hoạt động thanh toán;

e) Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.

2. Xử lý số dư khi đóng tài khoản thanh toán:

a) Chi trả theo yêu cầu của chủ tài khoản hoặc người được thừa kế, đại diện thừa kế hợp pháp trong trường hợp chủ tài khoản là cá nhân chết, mất tích hoặc theo yêu cầu của người giám hộ hợp pháp trong trường hợp chủ tài khoản là cá nhân mất năng lực hành vi dân sự;

b) Chi trả theo quyết định của tòa án;

c) Xử lý theo quy định của pháp luật đối với trường hợp người thụ hưởng hợp pháp số dư trên tài khoản đã được thông báo mà không đến nhận.

Như vậy theo đó, việc đóng tài khoản thanh toán được thực hiện khi: Chủ tài khoản có yêu cầu và đã thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ liên quan đến tài khoản thanh toán; Chủ tài khoản là cá nhân bị chết, mất tích hoặc mất năng lực hành vi dân sự; Tổ chức có tài khoản thanh toán chấm dứt hoạt động theo quy định của pháp luật; Chủ tài khoản vi phạm hợp đồng mở và sử dụng tài khoản thanh toán với tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán;Chủ tài khoản hoặc tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán vi phạm Điều 6 Nghị định này và các quy định pháp luật khác trong hoạt động thanh toán; Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.

– Thứ ba là ai có quyền yêu cầu phong tỏa tài khoản?

Căn cứ theo quy định tại Điều 5, :

Điều 5. Thẩm quyền yêu cầu phong tỏa tài khoản

1. Trưởng đoàn thanh tra hành chính, Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành.

2. Người ra quyết định thanh tra hành chính, người ra quyết định thanh tra chuyên ngành.

Như vậy, người có thẩm quyền yêu cầu phong tỏa tài khoản là Trưởng đoàn thanh tra hành chính, Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành và người ra quyết định thanh tra.

Ngân hàng chỉ có quyền từ chối yêu cầu phong tỏa tài khoản của ngân hàng đối với các trường hợp không thuộc khoản 2 Điều 12 Nghị định 101/2012/NĐ-CP.

Trên đây là tư vấn của chúng tôi. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ Luật sư tư vấn pháp luật Dân sự trực tuyến, gọi: để được giải đáp. Rất mong nhận được sự hợp tác! Trân trọng./.

2. Tiền chuyển khoản cho bạn vay thông qua tài khoản ngân hàng thì có khởi kiện đòi được không ?

Thưa luật sư, Em có quen một người bạn qua mạng và họ hỏi em vay tiền Em đã tin tưởng và chuyển cho họ số tiền hơn 50 triệu. Nhưng đến nay Em hỏi thì họ không chịu trả. Vậy Em có thể khởi kiện được không ? Thủ tục và bằng chứng phải chứng minh như thế nào ? Cảm ơn!

Tiền chuyển khoản cho bạn vay thông qua tài khoản ngân hàng thì có khởi kiện đòi được không ?

, gọi ngay số:

Luật sư tư vấn:

Theo quy định tại Điều 184 Bộ luật tố tụng dân sự 2015, thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự là thời hạn mà chủ thể được quyền khởi kiện để yêu cầu tòa giải quyết vụ án dân sự bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm; nếu thời hạn đó kết thúc thì mất quyền khởi kiện, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

Tranh chấp về quyền sở hữu tài sản; tranh chấp về đòi lại tài sản do người khác quản lý, chiếm hữu; tranh chấp về quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai thì không áp dụng thời hiệu khởi kiện.

Căn cứ theo quy định tại Điều 159 Bộ luật Tố tụng dân sự và sự hướng dẫn của tòa án nhân dân tối cao trong thì bạn có thể kiện đòi lại số tiền bạn đã cho vay bất cứ lúc nào. Để khởi kiện đòi tài sản, bạn làm đơn gửi tới tòa án nhân dân cấp huyện theo đúng thẩm quyền quy định tại Điều 26, 28, 30, 32 của Bộ luật Tố tụng dân sự 2015.

Để có chứng cứ chứng minh cho yêu cầu của mình là có căn cứ, bạn có thể giao nộp kèm với đơn khởi kiện những nguồn chứng cứ quy định tại Điều 82 Bộ luật Tố tụng dân sự chẳng hạn như: bảng liệt kê giao dịch trong đó có giao dịch mà bạn đã chuyển tiền cho tài khoản người vay do ngân hàng cung cấp; các giấy tờ, bản ghi âm, ghi hình như hợp đồng, bản ghi âm, bản ghi hình về sự thỏa thuận vay tiền giữa bạn và bên cho vay nếu có. Lời khai của người làm chứng biết về giao dịch này nếu có.

Mọi vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại số: để được giải đáp. Rất mong nhận được sự hợp tác! Trân trọng./.

3. Hướng dẫn soạn Quyết định mở tài khoản ngân hàng ?

Xin giấy phép xin hướng dẫn Quý Khách hàng soạn Quyết định của Chủ sở hữu Công ty TNHH Một thành viên về việc mở tài khoản và cử người đại diện đứng tên Chủ tài khoản Ngân hàng.

Xin giấy phép hướng dẫn soạn Quyết định mở tài khoản ngân hàng và cử người đại diện đứng tên Chủ tài khoản của Chủ sở hữu

Luật sư tư vấn thủ tục mở tài khoản ngân hàng trực tuyến, gọi:

CÔNG TY TNHH MTV DỊCH VỤ

ĐỒNG NAI X

Số: 13/2018/QD-CSH-DN

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Hà Nội, ngày 13 tháng 3 năm 2018

CHỦ SỞ HŨU

(V/v: Mở tài khoản và cử người đại diện đứng tên Chủ tài khoản Ngân hàng TMCP XXX)

CHỦ SỞ HỮU CÔNG TY TNHH MTV DỊCH VỤ ĐỒNG NAI XY

  • Căn cứ ;
  • Căn cứ Điều lệ Công ty TNHH MTV Dịch vụ Đồng Nai XY;
  • Căn cứ thực tiễn kinh doanh của Công ty,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1.Quyết định mở tài khoản của Công ty tại Ngân hàng TMCP XX và cử bà Trần Thị A – Chức vụ: Giám đốc công ty đứng tên Chủ tài khoản Ngân hàng TMCP XX của Công ty TNHH MTV Dịch vụ Đồng Nai XY

Thông tin về bà Trần Thị A cụ thể như sau:

Sinh ngày: 05/12/1990 Dân tộc: Kinh Quốc tịch: Việt Nam

CMND số: 01xx0192 do Công an thành phố Hà Nội cấp ngày 6/1/2016

Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú: XX, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội, Việt Nam.

Chỗ ở hiện tại: XX, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội, Việt Nam

Điều 2.Nghị quyết này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Các Giám đốc, trưởng các phòng, ban của Công ty và các cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị quyết này.

Nơi nhận:

– Như Điều 2;

– Lưu: HC.

CHỦ SỞ HŨU

Lâm Bạch Liên

4. Chuyển nhầm tiền qua tài khoản ngân hàng người khác thì làm sao để lấy lại được tiền ?

Tháng 4/2016 tôi có chuyển nhầm tiền tới 1 số tài khoản cùng ngân hàng vietcombank là 10 triệu đồng. Tôi gọi lên ngân hàng để phong tỏa tài khoản thì được nhân viên hướng dẫn cầm chứng minh thư ra ngân hàng khai báo. Ngân hàng có vào cuộc để xác minh và phía bên người nhận được tiền có đồng ý trả lại tiền nhưng sẽ trả dần với số tiền 1 triệu/ tháng. Và ngân hàng có cung cấp cho tôi số điện thoại của bên nhận được tiền và đóng khiếu nại. Đến nay là tháng 10/2016 bên kia chỉ trả cho tôi số tiền là 1 triệu. Tôi có ra công an thị xã để trình báo từ tháng 8. Mà đến nay tôi không nhận được bất kì thông tin phản hồi gì từ phía công an. Gọi và nhắn cho số thuê bao nhận tiền kia để đòi tiền nhưng bên kia không bắt máy và không nhắn tin lại. Giờ tôi phải làm như thế nào để lấy lại được số tiền chuyển nhầm của mình ?

Mong văn phòng đại diện về quy định luật pháp giúp tôi. Tôi xin trân thành cảm ơn.

Chuyển nhầm tiền tài khoản ngân hàng vietcombank của người khác thì làm sao để lấy lại được tiền ?

Luật sư tư vấn thủ tục khởi kiện đòi tiền trực tuyến, gọi ngay:

Luật sư trả lời:

Thứ nhất, về trách nhiệm dân sự

Căn cứ vào Điều 579, có quy định như sau:

Điều 579. Nghĩa vụ hoàn trả

1. Người chiếm hữu, người sử dụng tài sản của người khác mà không có căn cứ pháp luật thì phải hoàn trả cho chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác đối với tài sản đó; nếu không tìm được chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác đối với tài sản thì phải giao cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền, trừ trường hợp quy định tại Điều 236 của Bộ luật này.

2. Người được lợi về tài sản mà không có căn cứ pháp luật làm cho người khác bị thiệt hại thì phải hoàn trả khoản lợi đó cho người bị thiệt hại, trừ trường hợp quy định tại Điều 236 của Bộ luật này.”

Trường hợp bạn chuyển nhầm tiền tới 10.000.000 đồng vào số tài khoản cùng ngân hàng vietcombank. Sau đó bạn đã liên hệ với Ngân hàng thông báo và liên lạc với chủ tài khoản để yêu cầu trả lại số tiền trên. Theo quy định của luật tại Điều 579 , khi “Người chiếm hữu, người sử dụng tài sản của người khác mà không có căn cứ pháp luật thì phải hoàn trả cho chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác đối với tài sản đó; nếu không tìm được chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác đối với tài sản thì phải giao cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Chủ tài khoản đó đã cố ý không trả lại số tiền do đó trường hợp này bạn có thể bị khởi kiện dân sự tại Tòa án huyện nơi người đó đang cư trú để yêu cầu trả lại số tiền trên.

Thứ hai về trách nhiệm hình sự:

Căn cứ vào Điều 176 về tội chiếm giữ trái phép tài sản như sau:

Điều 176. Tội chiếm giữ trái phép tài sản

1. Người nào cố tình không trả lại cho chủ shữu, người quản lý hợp pháp hoặc không giao nộp cho cơ quan có trách nhiệm tài sản trị giá từ 10.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồnghoặc dưới 10.000.000 đồng nhưng tài sản là di vật, cổ vật bị giao nhầm hoặc do mình tìm được, bắt được, sau khi chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp hoặc cơ quan có trách nhiệm yêu cầu được nhận lại tài sản đó theo quy định của pháp luật, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.

2. Phạm tội chiếm giữ tài sản tộ giá 200.000.000 đồng trở lên hoặc bảo vật quốc gia, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.

Trong trường hợp bạn chuyển khoản nhầm với 10.000.000 đồng người đó không giao trả cho bạn ngay cả khi bạn đã tìm và ngân hàng đã báo cho người đó về sự việc chuyển nhầm số tiền vào tài khoản của họ. Với hành vi này bạn có thể tố cáo họ về tội chiếm giữ trái phép tài sản theo quy định tại Điều 176

Các yếu tố cấu thành tội chiếm giữ trái phép tài sản

– Mặt khách quan gồm các dấu hiệu sau:

Xét về hành vi: hành vi (không hành động) cố tình không trả lại tài sản cho chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp hoặc không giao nộp cho cơ quan trách nhiệm.Tài sản mà người phạm tội chiếm hữu, có được là do bị người khác giao nhầm.

Xét về giá trị tài sản: Giá trị tài sản chiếm 10 triệu đã đủ bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Tính từ khi thời điểm yêu cầu giao trả tài sản kết thúc thì việc chiếm giữ các đối tượng nêu trên của người bị yêu cầu trở thành bất hợp pháp.

Khách thể: Hành vi phạm tội nêu trên xâm phạm đến quyền sở hữu tài sản của người khác.

Mặt chủ quan: Người phạm tội thực hiện tội phạm này với lỗi cố ý.

Chủ thể: Chủ thể của tội này là ngưòi có năng lực trách nhiệm hình sự. Tuy nhiên, người phạm tội từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi không phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm này, vì tội phạm này có hai khoản nhưng không có trường hợp nào quy định là tội phạm rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng.

Về hình phạt: Mức hình phạt của tội này khung một, cụ thể như sau:

Khung một (khoản 1) có mức hình phạt là phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm có đủ dấu hiệu cấu thành cơ bản nêu ở mặt khách quan.

Trường hợp bạn đã đã có đơn trình báo tại công an thị trấn mà chưa được giải quyết, bạn có thể liên hệ lại để yêu cầu họ trả lời bằng văn bản về việc giải quyết đơn trình báo của bạn.

Như vậy, nếu không có ý trả lại tài sản cho bạn (người gửi nhầm số tiền) thì người đó có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự, có thể bị khởi kiện ra Tòa án nhân dân cấp quận/ huyện đề kiện đòi tài sản.

Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại, gọi ngay số: để được giải đáp. Trân trọng./.

5. Nhận chế độ hưu trí thông qua tài khoản ngân hàng của người khác ?

Chào luật sư, năm nay tôi đã đủ điều kiện hưởng hưu trí, vì tuổi cao sức yếu, khả năng đi lại khó khăn nên tôi định yêu cầu cơ quan bảo hiểm chi trả vào tài vào tài khoản của con tôi để con tôi lấy hộ (tôi đã già không có tài khoản ngân hàng). Tôi không biết yêu cầu của tôi có được cơ quan nhà nước chấp nhận hay không. Mong luật sư giúp đỡ. Xin cảm ơn.

Nhận chế độ hưu trí thông qua tài khoản ngân hàng của người khác ?

Trả lời:

Theo quy định của Công văn 1569/BHXH-TCKT thì quý khách hoàn toàn có quyền chuyển tiền hưởng hưu trí của mình vào tài khoản của người khác, cụ thể:

1. Khi người hưởng có yêu cầu chuyển tiền lương hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng của mình vào tài khoản cá nhân của người khác, BHXH tỉnh hướng dẫn người hưởng lập 01 Thông báo thay đổi hình thức nhận lương hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng (mẫu số 18-CBH) ban hành kèm theo Quyết định số 828/QĐ-BHXH được bổ sung chỉ tiêu theo hướng dẫn tại Văn bản này hoặc Giấy tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả (mẫu số 01) theo Quyết định số 999/QĐ-BHXH ngày 24/9/2015 của BHXH Việt Nam ban hành Quy định tiếp nhận hồ sơ, giải quyết và trả kết quả thủ tục hành chính về BHXH, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế, ghi rõ tên chủ tài khoản, số tài khoản cá nhân, ngân hàng nơi mở tài khoản gửi Đại diện chi trả hoặc cơ quan BHXH.
2. BHXH tỉnh thông báo thông tin thay đổi của người hưởng cho cơ quan Bưu điện để thực hiện quản lý người hưởng theo quy định tại Khoản 3 Điều 12 Quyết định số 828/QĐ-BHXH.
3. Về mẫu biểu: Bổ sung chỉ tiêu “Tên chủ tài khoản” vào mẫu số 18-CBH ban hành kèm theo Quyết định số 828/QĐ-BHXH (biểu mẫu sửa đổi đính kèm).”

Như vậy, có thể thấy rằng khi quý khách chuyển tiền lương hưu vào tài khoản của người khác, quý khách phải nộp hồ sơ thông báo thay đổi hình thức nhận lương hưu, hồ sơ thông báo bao gồm:

– Mẫu số 18-CBH

– Giấy tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả (mẫu 01)

Trong giấy tờ lập, người hưởng cần ghi rõ tên chủ tài khoản, số tài khoản cá nhân, ngân hàng nơi mở tài khoản và sau đó gửi Đại diện chi trả hoặc cơ quan BHXH.

Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại, gọi ngay số: để được giải đáp. Trân trọng./.

6. Khởi tố hình sự với hành vi lừa đảo qua tài khoản ngân hàng ?

Luật sư cho em hỏi, Em có chuyển khoản tiền 2.025.000 nghìn để đặt 1 đơn hàng. nhưng mà bị lừa. Hiện nay, em chỉ có thông tin chuyển khoản thì có thể yêu cầu khởi tố được không ? Cảm ơn!

>>

Luật sư tư vấn:

Điều 174 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017 quy định về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản như sau:

1. Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;

b) Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ.

Như vậy, nếu chỉ có tài khoản ngân hàng thì khả năng chứng minh dấu hiệu tội phạm là không cao. Bạn cần thu thập thêm chứng cứ chứng minh cho hành vi lừa đảo, gian dối nhằm chiếm đoạt tài sản của bạn là 2025000. Nếu chứng minh được yếu tố nêu trên thì cá nhân thực hiện hành vi này sẽ bị khởi tố về hành vi nêu trên.

Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận luật sư gọi ngay số: để được giải đáp.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật Hình sự –

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *