Thủ tục để nhận chế độ thai sản khi đã nghỉ việc tại công ty ?

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Em chào các luật sư. Các anh / chị tư vấn giúp em vấn đề này với ạ. 1. Em mới ký hợp đồng lao động từ 25/5/2018 đến 25/11/2018. Em đã đóng bhxh từ tháng 5. Em đang có bầu và dự kiến sinh vào tháng 3/2019. Vậy em có được hưởng chế độ thai sản không. ( khi đó em đã hết hợp đồng lao động _ đã nghỉ việc ). 2.

Nếu thì em cần những giấy tờ và thủ tục gì. ( em có thể tự đi làm chế độ thai sản đó không vì em đã nghỉ việc )rất mong nhận được tư vấn của anh / chị. Trân trọng cảm ơn.

Luật sư trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư của Công ty Luật Minh Khuê. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

1. Cơ sở pháp lý

– Luật bảo hiểm xã hội 2014.

2. Luật sư tư vấn

Căn cứ theo quy định tại điều 31 Luật bảo hiểm xã hội 2014 thì điều kiện để người lao động là đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 6 tháng trở lên trong thời hạn 12 tháng trước khi sinh. Cụ thể:

Điều 31. Điều kiện hưởng chế độ thai sản

1. Người lao động được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Lao động nữ mang thai;

b) Lao động nữ sinh con;

c) Lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ;

d) Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi;

đ) Lao động nữ đặt vòng tránh thai, người lao động thực hiện biện pháp triệt sản;

e) Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội có vợ sinh con.

2. Người lao động quy định tại các điểm b, c và d khoản 1 Điều này phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.

3. Người lao động quy định tại điểm b khoản 1 Điều này đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 12 tháng trở lên mà khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 03 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con.

4. Người lao động đủ điều kiện quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này mà chấm dứt , hợp đồng làm việc hoặc thôi việc trước thời điểm sinh con hoặc nhận con nuôi dưới 06 tháng tuổi thì vẫn được hưởng chế độ thai sản theo quy định tại các Điều 34, 36, 38 và khoản 1 Điều 39 của Luật này.

Đối chiếu với trường hợp của bạn thì thời gian tham gia bảo hiểm xã hội của bạn đủ 6 tháng trong thời hạn 12 tháng trước khi sinh, do đó, bạn đủ điều kiện để hưởng chế độ thai sản theo quy định.

Trong trường hợp bạn đã nghỉ việc trước khi sinh thì sau khi sinh bạn có thể làm hồ sơ gửi trực tiếp lên cơ quan bảo hiểm xã hội quận, huyện nơi bạn đang cư trú để được hưởng chế độ thai sản. Hồ sơ hưởng chế độ thai sản được ghi nhận tại điều 101 Luật bảo hiểm xã hội như sau:

Điều 101. Hồ sơ hưởng chế độ thai sản

1. Hồ sơ hưởng chế độ thai sản đối với lao động nữ sinh con bao gồm:

a) Bản sao giấy khai sinh hoặc bản sao giấy chứng sinh của con;

b) Bản sao giấy chứng tử của con trong trường hợp con chết, bản sao giấy chứng tử của mẹ trong trường hợp sau khi sinh con mà mẹ chết;

c) Giấy xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền về tình trạng người mẹ sau khi sinh con mà không còn đủ sức khỏe để chăm sóc con;

d) Trích sao hồ sơ bệnh án hoặc giấy ra viện của người mẹ trong trường hợp con chết sau khi sinh mà chưa được cấp giấy chứng sinh;

đ) Giấy xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền về việc lao động nữ phải nghỉ việc để dưỡng thai đối với trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 31 của Luật này.

….

Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại số:  để được giải đáp.

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật Bảo hiểm xã hội –

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *