Những trường hợp nào được xin học vào trường giáo dưỡng ?

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

xin giấy phép tư vấn pháp luật hành chính

Trả lời:

Chào bạn! Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi tới mục tư vấn của công ty chúng tôi. Với câu hỏi của bạn, chúng tôi xin được tư vấn như sau:

Căn cứ pháp lý:

  

Nội dung tư vấn:

Hiện tại tôi là phụ huynh có con sinh nam 2003. Bé là trò ngoan trong lóp và là học sinh học giỏi.Nhưng Bé có tật xấu mà Bé không bỏ được và ngày càng trầm trọng hơn .Nay cho tôi hỏi tôi muốn gửi Bé vào để được giáo dục tốt hơn không biết môi trường trong Giáo Dưỡng Bé có được học tập giống môi trường học bên ngoài không vì Bé đang học lớp 7. Xin chan thành cám ơn.

Luật Xử lý quy định như sau:

Điều 92. Đối tượng áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng

1. Người từ đủ 12 tuổi đến dưới 14 tuổi thực hiện hành vi có dấu hiệu của một tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do cố ý quy định tại Bộ luật hình sự.

2. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện hành vi có dấu hiệu của một tội phạm rất nghiêm trọng do vô ý quy định tại Bộ luật hình sự.

3. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện hành vi có dấu hiệu của một tội phạm nghiêm trọng do cố ý quy định tại Bộ luật hình sự mà trước đó đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn.

4. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi 02 lần trở lên trong 06 tháng thực hiện hành vi trộm cắp, lừa đảo, đánh bạc, gây rối trật tự công cộng mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự và trước đó đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn.

Như vậy, nếu con bạn không thuộc các trường hợp trên thì không thuộc đối tượng được đưa vào trường giáo dưỡng.

E gửi giúp Chị mẫu đơn xin học trường giáo dưỡng . Chị cám ơn E.

Hồ sơ đề nghị đưa vào trường giáo dưỡng gồm: bản tóm tắt lý lịch; tài liệu về các vi phạm pháp luật của người đó; văn bản về các biện pháp giáo dục đã áp dụng; nhận xét của cơ quan công an, ý kiến của nhà trường nơi người chưa thành niên học tập, Ủy ban MTTQ, Đoàn thanh niên, Hội phụ nữ, Ban Dân số, Gia đình và Trẻ em ở cấp xã, của cha mẹ hoặc người giám hộ của người đó.

Hồ sơ này do cơ quan có thẩm quyền lập và theo hồ sơ trên thì bạn không cần có đơn xin vào trường giáo dưỡng và pháp luật không quy định mẫu đơn này.

Luật sư cho tôi hỏi.Trường hợp em tôi không có giấy tạm trú và con hiện tượng chơi đập đá mà công an bắt được và ra quyết định cho em tôi đi trại giáo dưỡng có được hay không.trong lúc ra quyết định mà gia đình chưa được biết

Luật Xử lý vi phạm hành chính quy định như sau:

Điều 92. Đối tượng áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng

1. Người từ đủ 12 tuổi đến dưới 14 tuổi thực hiện hành vi có dấu hiệu của một tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do cố ý quy định tại Bộ luật hình sự.

2. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện hành vi có dấu hiệu của một tội phạm rất nghiêm trọng do vô ý quy định tại Bộ luật hình sự.

3. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện hành vi có dấu hiệu của một tội phạm nghiêm trọng do cố ý quy định tại Bộ luật hình sự mà trước đó đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn.

4. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi 02 lần trở lên trong 06 tháng thực hiện hành vi trộm cắp, lừa đảo, đánh bạc, gây rối trật tự công cộng mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự và trước đó đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn.

Như vậy khi em bạn có dấu hiệu tội phạm nhưng chưa đến mức truy cứu TNHS thì sẽ bị áp dụng các biện pháp xử lý hành chính mà ở đây là biện pháp đưa vào trại giáo dưỡng. Quyết định này là quyết định hành chính của cơ quan nhà nước và không phụ thuộc vào việc gia đình có biết hay không, cũng không phụ thuộc vào em bạn tạm trú, thường trú ở đâu.

E có người e trai sinh năm 1993 thời gian gần đây e thay đổi tính cách và đua đòi theo bạn bè nhà e nhiều lần khuyên bảo và trả nợ giúp nhưng e ấy càng gia tăng và không nghe lời.giờ gia đình e hoàn toàn bất lực gia đình e muốn đưa e đi cải tạo nhưng gia đình e không hiểu về khía cạnh pháp luật va làm thủ tục pháp lý. e muốn nhờ luật sư tư vấn giúp gia đình e với e xin chân thành cảm ơn ạ

Việc áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào trường giáo dưỡng thì “đưa vào trường giáo dưỡng” là biện pháp xử lý hành chính do Chủ tịch UBND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh quyết định đối với người chưa thành niên vi phạm pháp luật để học văn hóa, giáo dục hướng nghiệp, học nghề, lao động, sinh hoạt dưới sự quản lý, giáo dục của trường.

Nếu không thuộc các đối tượng bị áp dụng biện pháp này thì gia đình không thể tự nguyện xin cho em trai vào trại giáo dưỡng được.

tôi có người thân bị bắt vì ghi lô để, tại hiện trường công an không có thu đc tiền, khi lục soát thì phát hiện có lô để và giấy tờ liên quan, không có tiền tại hiện trường nhưng khi công an đề nghị mở tủ của gia đình mới gặp. tiền lục soát đc là 130 triệu( tiền để giành cũng có).và 6 giấy ghi lô đề. vậy xử phạt như thế nào

Tùy thuộc vào số tiền công an chứng minh được người thân của bạn dùng vào đánh bạc (số tiền ghi lô đề và số tiền được thua) mà sẽ xác định trách nhiệm pháp lý đối với hành vi này. Nếu số tiền đánh bạc dưới 2 triệu thì sẽ bị xử phạt hành chính Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng và Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính và tịch thu tiền do vi phạm hành chính mà có theo quy định Điều 26 Nghị định 167/2013/NĐ-CP.

Nếu số tiền đánh bạc trên 2 triệu thì có thể bị truy cứu TNHS theo quy định tại BLHS:

Điều 248. Tội đánh bạc

1. Người nào đánh bạc trái phép dưới bất kỳ hình thức nào được thua bằng tiền hay hiện vật có giá trị từ hai triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới hai triệu đồng nhưng đã bị kết án về tội này hoặc tội quy định tại Điều 249 của Bộ luật này, chưa được mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:

a) Có tính chất chuyên nghiệp;

b) Tiền hoặc hiện vật dùng đánh bạc có giá trị từ năm mươi triệu đồng trở lên;

c) Tái phạm nguy hiểm.

3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ ba triệu đồng đến ba mươi triệu đồng

Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề hoặc/ và có sự vướng ngại, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của quý khách hàng.

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số:  hoặc liên hệ văn phòng  để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Xin giấy phép.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn Luật hành chính – Công ty Xin giấy phép

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *