Thời hạn nộp hồ sơ hưởng chế độ thai sản ? Đăng ký hưởng dưỡng sức sau sinh ?

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Lao động nữ khi sinh con cần hoàn thiện các hồ sơ sơ pháp để đăng ký hưởng chế độ thai sản và hoàn thiện hồ sơ xin nghỉ dưỡng sức sau sinh nếu sức khỏe phục hồi chưa thực sự đảm bảo cho công việc đi làm trở lại sau sinh con:

Mục lục bài viết

1. Thời hạn nộp hồ sơ ?

Thưa Luật sư! Em đã và đang làm việc cho 1 công ty và đã đóng bảo hiểm được hơn 1 năm. Em mới sinh em bé vào đầu tháng 12/2015, Công ty đã gửi hồ sơ báo gửi hồ sơ từ tháng 12/2015, nhưng vì tại thời điểm này hồ sơ mới bắt đầu phải nộp qua mạng nên phần mềm trục trặc không được.

Cho đến bây giờ kế toán công ty vẫn phải làm lại để nộp, và công ty phải bỏ tiền ra đóng BH cho em liên tục 7 tháng qua (vì không báo giảm được). Đồng thời hồ sơ thai sản của em vẫn chưa nộp được. Bây giờ em xin nghỉ hẳn và công ty đang làm thủ tục giảm hẳn chốt sổ cho em. Vậy em chờ chốt sổ xong lấy sổ về rồi tự làm hồ sơ hưởng thai sản có được không, con em nay đã được 8 tháng rồi em có còn lấy được tiền thai sản không ạ. Có thông tư nào quy định thời gian nộp hồ sơ hưởng thai sản không ?

Em nóng lòng quá, mong Luật sư chỉ giúp. em cám ơn luật sư.

Thời hạn nộp hồ sơ hưởng chế độ thai sản ?

, Gọi:

:

– Theo quy định tại Điều 39 về mức hưởng bảo hiểm như sau:

“Điều 39. Mức hưởng chế độ thai sản

1. Người lao động hưởng chế độ thai sản theo quy định tại các điều 32, 33, 34, 35, 36 và 37 của Luật này thì mức hưởng chế độ thai sản được tính như sau:

a) Mức hưởng một tháng bằng 100% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 06 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản. Trường hợp người lao động đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ 06 tháng thì mức hưởng chế độ thai sản theo quy định tại Điều 32, Điều 33, các khoản 2, 4, 5 và 6 Điều 34, Điều 37 của Luật này là mức bình quân tiền lương tháng của các tháng đã đóng bảo hiểm xã hội;

b) Mức hưởng một ngày đối với trường hợp quy định tại Điều 32 và khoản 2 Điều 34 của Luật này được tính bằng mức hưởng chế độ thai sản theo tháng chia cho 24 ngày;

c) Mức hưởng chế độ khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi được tính theo mức trợ cấp tháng quy định tại điểm a khoản 1 Điều này, trường hợp có ngày lẻ hoặc trường hợp quy định tại Điều 33 và Điều 37 của Luật này thì mức hưởng một ngày được tính bằng mức trợ cấp theo tháng chia cho 30 ngày.

2. Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng được tính là thời gian đóng bảo hiểm xã hội, người lao động và người sử dụng lao động không phải đóng bảo hiểm xã hội.

3. Bộ trưởng Bộ Lao động -Thương binh và Xã hội quy định chi tiết về điều kiện, thời gian, mức hưởng của các đối tượng quy định tại Điều 24 và khoản 1 Điều 31 của Luật này.”

– Giải quyết hưởng chế độ ốm đau, thai sản theo quy định tại Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 như sau:

“Điều 102. Giải quyết hưởng chế độ ốm đau, thai sản

1. Trong thời hạn 45 ngày kể từ ngày trở lại làm việc, người lao động có trách nhiệm nộp hồ sơ quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 100, các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 101 của Luật này cho người sử dụng lao động.

Trường hợp người lao động thôi việc trước thời điểm sinh con, nhận nuôi con nuôi thì nộp hồ sơ quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 101 của Luật này và xuất trình sổ bảo hiểm xã hội cho cơ quan bảo hiểm xã hội.

2. Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ từ người lao động, người sử dụng lao động có trách nhiệm lập hồ sơ quy định tại Điều 100 và Điều 101 của Luật này nộp cho cơ quan bảo hiểm xã hội.

3. Trách nhiệm giải quyết của cơ quan bảo hiểm xã hội:

a) Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định từ người sử dụng lao động, cơ quan bảo hiểm xã hội phải giải quyết và tổ chức chi trả cho người lao động;

b) Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định từ người lao động thôi việc trước thời điểm sinh con, nhận nuôi con nuôi, cơ quan bảo hiểm xã hội phải giải quyết và tổ chức chi trả cho người lao động.

4. Trường hợp cơ quan bảo hiểm xã hội không giải quyết thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Vậy nếu bạn vẫn làm việc tại công ty sau thời điểm sinh con thì sau 45 ngày kể từ ngày trở lại làm việc bạn có trách nhiệm nộp hồ sơ cho người sử dụng lao động, còn nếu bạn thôi việc trước thời điểm sinh con thì sau 45 ngày kể từ ngày trở lại làm việc bạn phải gửi hồ sơ cho cơ quan bảo hiểm xã hội để hưởng tiền thai sản.

Trường hợp bạn nộp chậm hồ sơ, vẫn nếu bạn giải trình bằng văn bản nêu lý do chính đáng theo quy định tại Điều 116 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 như sau:

Điều 116. Giải quyết hưởng chế độ bảo hiểm xã hội chậm so với thời hạn quy định

1. Trường hợp vượt quá thời hạn được quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 102, khoản 1 Điều 103, khoản 1 và khoản 2 Điều 110, khoản 1 và khoản 2 Điều 112 của Luật này thì phải giải trình bằng văn bản.

2. Trường hợp nộp hồ sơ và giải quyết hưởng chế độ bảo hiểm xã hội chậm so với thời hạn quy định, gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người hưởng thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp do lỗi của người lao động hoặc thân nhân của người lao động thuộc đối tượng được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội.”

Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề hoặc/ và có sự vướng ngại, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của quý khách hàng.

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận hoặc gửi qua email để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Xin giấy phép. Rất mong nhận được sự hợp tác! Trân trọng./.

2. Thời hạn nộp hồ sơ hưởng bảo hiểm thai sản như thế nào ?

Xin chào Luật sư ! Em có đóng nhờ bảo hiểm ở công ty chồng em từ tháng 6/2017 đến tháng 12/2017. Ngày 16/1/2018 em sinh con và nộp giấy tờ làm bảo hiểm thai sản. Tuy nhiên có một số lỗi xảy ra do kế toán kiểm tra không kĩ nên hồ sơ của em bị trả về 3 lần.

Đến nay hồ sơ của em vẫn chưa được nộp và giải quyết.Cho em hỏi bây giờ nếu em làm quyết định thôi việc và tự làm hồ sơ gửi bảo hiểm có được không ạ. Thời hạn nộp hồ sơ là bao lâu ạ ?

Em cảm ơn !

Luật sư tư vấn :

Căn cứ Điều 101 về hồ sơ hưởng chế độ thai sản:

“1. Hồ sơ hưởng chế độ thai sản đối với lao động nữ sinh con bao gồm:

a) Bản sao giấy khai sinh hoặc bản sao giấy chứng sinh của con

b) Bản sao giấy chứng tử của con trong trường hợp con chết, bản sao giấy chứng tử của mẹ trong trường hợp sau khi sinh con mà mẹ chết;

c) Giấy xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền về tình trạng người mẹ sau khi sinh con mà không còn đủ sức khỏe để chăm sóc con;

d) Trích sao hồ sơ bệnh án hoặc giấy ra viện của người mẹ trong trường hợp con chết sau khi sinh mà chưa được cấp giấy chứng sinh;

đ) Giấy xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền về việc lao động nữ phải nghỉ việc để dưỡng thai đối với trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 31 của Luật này”.

Như vậy, khi lao động nữ đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản thì có thể chuẩn bị những giấy tờ như quy định bên trên để được giải quyết chế độ thai sản

Về thời hạn nộp hồ sơ hưởng chế độ thai sản thì được quy định tại Điều 102 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 cụ thể:

1. Trong thời hạn 45 ngày kể từ ngày trở lại làm việc, người lao động có trách nhiệm nộp hồ sơ quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 100, các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 101 của Luật này cho người sử dụng lao động.

Trường hợp người lao động thôi việc trước thời điểm sinh con, nhận nuôi con nuôi thì nộp hồ sơ quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 101 của Luật này và xuất trình sổ bảo hiểm xã hội cho cơ quan bảo hiểm xã hội.

2. Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ từ người lao động, người sử dụng lao động có trách nhiệm lập hồ sơ quy định tại Điều 100 và Điều 101 của Luật này nộp cho cơ quan bảo hiểm xã hội.

3. Trách nhiệm giải quyết của cơ quan bảo hiểm xã hội:

a) Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định từ người sử dụng lao động, cơ quan bảo hiểm xã hội phải giải quyết và tổ chức chi trả cho người lao động;

b) Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định từ người lao động thôi việc trước thời điểm sinh con, nhận nuôi con nuôi, cơ quan bảo hiểm xã hội phải giải quyết và tổ chức chi trả cho người lao động.

4. Trường hợp cơ quan bảo hiểm xã hội không giải quyết thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Theo đó, trong trường hợp của bạn, bạn phải nộp hồ sơ hưởng chế độ thai sản thời hạn nộp hồ sơ hưởng thai sản của lao động nữ là 45 ngày kể từ ngày bạn đi làm lại. Sau đó, người sử dụng lao động và cơ quan bảo hiểm xã hội có trách nhiệm giải quyết chế độ cho bạn

Vậy nếu bạn vẫn làm việc tại công ty sau thời điểm sinh con thì sau 45 ngày kể từ ngày trở lại làm việc bạn có trách nhiệm nộp hồ sơ cho người sử dụng lao động, còn nếu bạn thôi việc trước thời điểm sinh con thì sau 45 ngày kể từ ngày trở lại làm việc bạn phải gửi hồ sơ cho cơ quan bảo hiểm xã hội để hưởng tiền thai sản.

Trường hợp bạn nộp chậm hồ sơ, vẫn nếu bạn giải trình bằng văn bản nêu lý do chính đáng theo quy định tại Điều 116 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 như sau:

Điều 116. Giải quyết hưởng chế độ bảo hiểm xã hội chậm so với thời hạn quy định

1. Trường hợp vượt quá thời hạn được quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 102, khoản 1 Điều 103, khoản 1 và khoản 2 Điều 110, khoản 1 và khoản 2 Điều 112 của Luật này thì phải giải trình bằng văn bản.

2. Trường hợp nộp hồ sơ và giải quyết hưởng chế độ bảo hiểm xã hội chậm so với thời hạn quy định, gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người hưởng thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp do lỗi của người lao động hoặc thân nhân của người lao động thuộc đối tượng được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội.”

Trên đây là tư vấn của chúng tôi. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận gọi ngay số: để được giải đáp. Trân trọng./.

3. Điều kiện để được hưởng chế độ thai sản và thời gian nghỉ dưỡng sức trước khi sinh ?

Kính chào Luật sư! Hiện tôi đang là nhân viên tư vấn cho một hãng điện thoại, tôi công tác với công ty đuợc hơn 2 năm, và ngay từ tháng đầu ký hợp đồng là đã tham gia bảo hiểm xã hội, hiện tôi mang thai đuợc 10 tuần và dự sinh là 11/5/2016, tôi muốn nhờ luật sư tư vấn giúp chế độ thai sản và thời gian đuợc nghỉ duỡng chờ sinh ạ.

Tôi vừa ký hợp đồng 1 năm với công ty từ 1/10/2015 đến 30/9/2016 (truớc khi vào công ty tôi đã từng tham gia bảo hiểm xã hội ở công ty khác đuợc 1 năm 3 tháng và khi chuyển qua công ty hiện tại tôi đã nộp sổ cũ để tiếp tục tham gia ) ?

Xin cảm ơn luật sư!

Điều kiện để được hưởng chế độ thai sản và thời gian nghỉ dưỡng sức trước khi sinh ?

Luật sư tư vấn luật lao động, bảo hiểm xã hội trực tuyến, gọi:

Luật sư tư vấn:

Căn cứ vào khoản 3 điều 31 thì có quy định về thời gian được hưởng chế độ thai sản nếu như sau:

“3. Người lao động quy định tại điểm b khoản 1 Điều này đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 12 tháng trở lên mà khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 03 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con”.

Căn cứ vào điều luật này thì điều kiện để chị được hưởng chế độ thai sản khi nghỉ dưỡng sinh là :

+ Đóng BHXH đủ 12 tháng trở lên;

+ Đóng BHXH đủ 3 tháng trở lên trong 12 tháng trước khi sinh con;

+ Chị có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền là cơ sở khám bệnh, chữa bệnh là phải nghỉ dưỡng sức trước khi sinh.

Như vậy khi chị đáp ứng đủ 3 điều kiện này chị sẽ được hưởng chế độ thai sản theo khoản 3 điều 31 Luật BHXH 2014; Còn nếu như mà chị không có một trong các điều kiện này thì chị sẽ được hưởng chế độ thai sản khi đáp ứng được điều kiện theo khoản 2 điều 31 luật Bảo hiểm xã hội 2014 là đóng Bảo hiểm xã hội đủ 6 tháng trong vòng 12 tháng trước khi sinh.

Còn thời hạn được nghỉ dưỡng sức trước khi sinh là bao lâu thì pháp luật không có quy định cụ thể mà chỉ có quy định về nghỉ dưỡng sức sau khi sinh.

Tại điều 156 là chị có thể tạm hoãn thực hiện hợp đồng hoặc đơn phương thực hiện hợp đồng nếu như phải nghỉ dưỡng thai :

“Điều 156. Quyền đơn phương chấm dứt, tạm hoãn hợp đồng lao động của lao động nữ mang thai

Lao động nữ mang thai nếu có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền chứng nhận tiếp tục làm việc sẽ ảnh hưởng xấu tới thai nhi có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động hoặc tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động. Thời hạn mà lao động nữ phải báo trước cho người sử dụng lao động tuỳ thuộc vào thời hạn do cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền chỉ định”.

Những điều cần lưu ý: Nếu như khi chị đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo điều 156 bộ luật lao động 2012 thì không cần tuân theo tại một trong các ký do tại khoản 1 điều 37 của bộ luật lao động 2012.

>> Tham khảo bài viết liên quan:

4. Dưỡng sức phục hồi sức khỏe sau thai sản ?

Chào Xin giấy phép. Cơ quan em có một trường hợp là cán bộ nữ . Thời gian nghỉ từ tháng 4/2015 đến tháng 10 năm 2015. Đến tháng 10 cán bộ này đã được thanh toán tiền trợ cấp thai sản đã bao gồm trợ cấp 1 lần khi sinh con. Tuy nhiên đến tháng 9 cán bộ này đã đi làm và thủ trưởng đơn vị đồng ý tính lương thêm giờ tháng 10 theo quy định.

Đến tháng 11, cán bộ này đề nghị được thanh toán tiền dưỡng sức phục hồi sức khỏe sau thai sản, mặc dù cán bộ này thực tế không nghỉ và vẫn đi làm bình thường thì có đúng với quy định không ạ ? Khi nào thì thủ tục đề nghị này hết hạn ?

Xin cám ơn

Dưỡng sức phục hồi sức khỏe sau thai sản ?

Luật sư tư vấn luật lao động về chế độ thai sản, nghỉ dưỡng sức, gọi:

Luật sư tư vấn:

Điều 37, quy định về dưỡng sức, phục hồi sức khỏe

Điều 37. Dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ sau thai sản

1. Lao động nữ sau thời gian hưởng chế độ thai sản theo quy định tại Điều 30, khoản 1 hoặc khoản 2 Điều 31 của Luật này mà sức khoẻ còn yếu thì được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ từ năm ngày đến mười ngày trong một năm.

2. Mức hưởng một ngày bằng 25% mức lương tối thiểu chung nếu nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ tại gia đình; bằng 40% mức lương tối thiểu chung nếu nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ tại cơ sở tập trung.

Về nguyên tắc chị này đã đi làm trước khi hết thời gian , vậy chị này không rơi vào trường hợp không đủ điều kiện sức khỏe đẻ hưởng chế độ dưỡng sức.

>> Tham khảo bài viết liên quan:

5. Tư vấn chế độ thai sản và vấn đề nghỉ dưỡng sức sau sinh đối với lao động nữ ?

Tư vấn chế độ thai sản và vấn đề nghỉ dưỡng sức sau sinh đối với lao động nữ ?

Luật sư tư vấn:

Xin giấy phép tư vấn chế độ thai sản và vấn đề nghỉ dưỡng sức sau sinh đối với lao động nữ theo quy định của pháp luật hiện hành:

Luat sư tư vấn giùm e.em làm công ty đóng bao hiêm tháng 7 nam 2013. Đến tháng 5 2015.thang 6 em khong tham gia đóng .thang 7 e đóng xong.em bi sa thai ngay 26 tháng 8 luc đó e có thai đươc cỡ 3 tháng máy.em moi sanh ngày 29 thang 1 vây e có đươc hương bh thai san ko vậy

Điều 31 quy định như sau:

“Điều 31. Điều kiện hưởng chế độ thai sản
1. Người lao động được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Lao động nữ mang thai;
b) Lao động nữ sinh con;
c) Lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ;
d) Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi;
đ) Lao động nữ đặt vòng tránh thai, người lao động thực hiện biện pháp triệt sản;
e) Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội có vợ sinh con.
2. Người lao động quy định tại các điểm b, c và d khoản 1 Điều này phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.
3. Người lao động quy định tại điểm b khoản 1 Điều này đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 12 tháng trở lên mà khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 03 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con.
4. Người lao động đủ điều kiện quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này mà chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc trước thời điểm sinh con hoặc nhận con nuôi dưới 06 tháng tuổi thì vẫn được hưởng chế độ thai sản theo quy định tại các Điều 34, 36, 38 và khoản 1 Điều 39 của Luật này.”

Theo dữ liệu bạn đưa ra thì bạn bị sa thải vào ngày 26 tháng 8 do đó nếu bạn muốn hưởng chế độ thai sản, bạn sẽ phải đáp ứng được điều kiện: đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh.

Xin chao luat su Minh Khue, Xin cho chau hoi, chau bat dau nghi thai san tu 1/10/2014 ( truoc do chau co nghi nam vien dieu tri theo yeu cau cua bac si, va khoang thoi gian nay , cong ty dong y cho chau nghi benh khong huong luong). Va bat dau di lam lai tu ngay 6/4/2015 thay vi la bat dau lai tu ngay 1/4 nhung do khong ai trong chau be, nen chau da xin va duoc sep dong y. Chau bat dau nghi duong 5 ngay tu ngay 5-10/6/2015. Den hom nay thi ben bao hiem noi la thoi gian nghi thai san cua chau qua ngay quy dinh nen khong duoc huong tien boi duong suc khoe sau sinh, Xin cho chau biet truong hop cua chau co dung nhu bao hiem da tra loi khong ah? Xin cam on

Theo dữ liệu bạn đưa ra thì bạn bắt đầu đi làm lại vào ngày 6/4/2015 thay vì ngày 1/4/2015 do không có ai trông con và bạn bắt đầu nghỉ dưỡng sức từ ngày 5 – 10/6/2015 do đó trong trường hợp này luật áp dụng cho bạn là Luật Bảo hiểm xã hội năm 2006 và các văn bản hướng dẫn Luật Bảo hiểm xã hội năm 2006.

Theo quy định của Điểm 10 Khoản 3 Thông tư 19/2008/TT-BLĐTBXH thì trong khoảng thời gian 60 ngày, tính từ ngày lao động nữ trở lại làm việc sau khi hết thời gian hưởng chế độ khi sinh con mà sức khỏe còn yếu thì được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe. Do đó, theo dữ liệu bạn đưa ra thì thấy rằng bạn không được hưởng chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản:

“3. Bổ sung các khoản 7, 8, 9 và khoản 10 vào mục II chế độ thai sản phần B như sau:

10. Trong khoảng thời gian 30 ngày, tính từ thời điểm lao động nữ trở lại làm việc sau khi hết thời gian hưởng chế độ khi sẩy thai, nạo, hút thai hoặc thai chết lưu quy định tại Điều 30 Luật Bảo hiểm xã hội hoặc trong khoảng thời gian 60 ngày tính từ thời điểm lao động nữ trở lại làm việc sau khi hết thời gian hưởng chế độ khi sinh con quy định tại Điều 31 Luật Bảo hiểm xã hội mà sức khoẻ còn yếu thì được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ theo quy định tại Điều 17 Nghị định số 152/2006/NĐ-CP.”

Thưa luật sư, xin hỏi: Trong năm 2015 khi tôi chấm dứt hợp đông tai công ty A và sang làm việc tại công ty B nhưng trong 4 tháng đâu làm việc công ty B không đống tiếp BHXH cho tôi nên tôi bi đứt đoạn 4 tháng nhưng khi công ty B đông BHXH cho tôi lại không thông báo khoảng thời gian bị đứt đoạn nên tôi k biết vây năm nay là tháng 6 /2016 rồi tôi muốn đóng vào 4 tháng bi đứt đoạn của năm 2015 co được không thưa luật sư

Điểm a Khoản 1 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội quy định như sau:

“Điều 2. Đối tượng áp dụng
1. Người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bao gồm:
a) Người làm việc theo , hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;..”

Như vậy, nếu bạn là người lao động làm việc theo hợp đồng lao động mùa vụ, hợp đồng lao động xác định thời hạn từ đủ 3 tháng đến dưới 12 tháng, hợp đồng lao động xác định thời hạn hay hợp đồng lao động không xác định thời hạn thì bạn thuộc đối tượng phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc. Do đó, nếu công ty B không tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc cho bạn thì công ty B sẽ bị truy thu bảo hiểm xã hội theo quy định của Khoản 4 Điều 26 :

“4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc truy nộp số tiền bảo hiểm xã hội bắt buộc, chưa đóng, chậm đóng đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1, Khoản 2 và Khoản 3 Điều này;
b) Buộc đóng số tiền lãi của số tiền bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp chưa đóng, chậm đóng theo mức lãi suất của hoạt động đầu tư từ Quỹ bảo hiểm xã hội trong năm đối với vi phạm quy định tại Khoản 2 và Khoản 3 Điều này.”‘

Thưa luật sư, xin Luật sư cho em hỏi, em có làm việc ở 2 công ty, công ty đầu tiên đóng bhxh được 5 tháng (từ tháng 9/2014 đến tháng 1/2015 )và sang công ty thứ 2 tiếp tục đóng bảo hiểm được 17 tháng (từ tháng 4/2015 đến tháng 9/2016) tổng gộp sổ được 22 tháng thì em có được hưởng bhxh tròn 2 năm không hay em phải làm tròn xuống mức 1 năm hoặc 1,5 năm vậy ạ. Em xin cảm ơn luật sư và mong nhận hồi thư.

Theo quy định của Khoản 4 Điều 19 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH thì nếu bạn muốn nhận bảo hiểm xã hội một lần thì với tổng số tháng đóng bảo hiểm xã hội là 22 tháng bạn sẽ được làm tròn là 2 năm, cụ thể:

“4. Khi tính mức trong trường hợp thời gian đóng bảo hiểm xã hội có tháng lẻ thì từ 01 tháng đến 06 tháng được tính là nửa năm, từ 07 tháng đến 11 tháng được tính là một năm. “

Thưa luật sư, Anh tôi có tham gia BHYT tự nguyện hàng năm.Vừa qua anh tôi phải đi viện theo tuyến từ huyện lên tỉnh và chuyển ra bệnh viện E Hà Nội. Ca mổ chữa phổi và thay động mạch chủ gia đình anh tôi nộp 320.000.000 cho bệnh viện.Xin hỏi sau này anh tôi có được BHYT thanh toán không? Nếu được thanh toán thì được bao nhiêu %?

Do dữ liệu bạn đưa ra không nêu rõ anh bạn đã có giấy chuyển tuyến khám chữa bệnh hay chưa nên chúng tôi không thể trao đổi chính xác với bạn được. Tuy nhiên, bạn có thể tham khảo Điều 22 để có thể biết chính xác anh mình sẽ được cơ quan bảo hiểm thanh toán như thế nào, cụ thể:

“Điều 22. Mức hưởng bảo hiểm y tế 28
1. Người tham gia bảo hiểm y tế khi đi khám bệnh, chữa bệnh theo quy định tại các điều 26, 27 và 28 của Luật này thì được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh trong phạm vi được hưởng với mức hưởng như sau:
a) 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với đối tượng quy định tại các điểm a, d, e, g, h và i khoản 3 Điều 12 của Luật này. Chi phí khám bệnh, chữa bệnh ngoài phạm vi được hưởng bảo hiểm y tế của đối tượng quy định tại điểm a khoản 3 Điều 12 của Luật này được chi trả từ nguồn kinh phí bảo hiểm y tế dành cho khám bệnh, chữa bệnh của nhóm đối tượng này; trường hợp nguồn kinh phí này không đủ thì do ngân sách nhà nước bảo đảm;
b) 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với trường hợp chi phí cho một lần khám bệnh, chữa bệnh thấp hơn mức do Chính phủ quy định và khám bệnh, chữa bệnh tại tuyến xã;
c) 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh khi người bệnh có thời gian tham gia bảo hiểm y tế 5 năm liên tục trở lên và có số tiền cùng chi trả chi phí khám bệnh, chữa bệnh trong năm lớn hơn 6 tháng lương cơ sở, trừ trường hợp tự đi khám bệnh, chữa bệnh không đúng tuyến;
d) 95% chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với đối tượng quy định tại điểm a khoản 2, điểm k khoản 3 và điểm a khoản 4 Điều 12 của Luật này;
đ) 80% chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với các đối tượng khác.
2. Trường hợp một người thuộc nhiều đối tượng tham gia bảo hiểm y tế thì được hưởng quyền lợi bảo hiểm y tế theo đối tượng có quyền lợi cao nhất.
3. Trường hợp người có thẻ bảo hiểm y tế tự đi khám bệnh, chữa bệnh không đúng tuyến được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán theo mức hưởng quy định tại khoản 1 Điều này theo tỷ lệ như sau, trừ trường hợp quy định tại khoản 5 Điều này:
a) Tại bệnh viện tuyến trung ương là 40% chi phí điều trị nội trú;
b) Tại bệnh viện tuyến tỉnh là 60% chi phí điều trị nội trú từ ngày Luật này có hiệu lực đến ngày 31 tháng 12 năm 2020; 100% chi phí điều trị nội trú từ ngày 01 tháng 01 năm 2021 trong phạm vi cả nước;
c) Tại bệnh viện tuyến huyện là 70% chi phí khám bệnh, chữa bệnh từ ngày Luật này có hiệu lực đến ngày 31 tháng 12 năm 2015; 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh từ ngày 01 tháng 01 năm 2016.
4. Từ ngày 01 tháng 01 năm 2016, người tham gia bảo hiểm y tế đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu tại trạm y tế tuyến xã hoặc phòng khám đa khoa hoặc bệnh viện tuyến huyện được quyền khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế tại trạm y tế tuyến xã hoặc phòng khám đa khoa hoặc bệnh viện tuyến huyện trong cùng địa bàn tỉnh có mức hưởng theo quy định tại khoản 1 Điều này.
5. Người dân tộc thiểu số và người thuộc hộ gia đình nghèo tham gia bảo hiểm y tế đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn; người tham gia bảo hiểm y tế đang sinh sống tại xã đảo, huyện đảo khi tự đi khám bệnh, chữa bệnh không đúng tuyến được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với bệnh viện tuyến huyện, điều trị nội trú đối với bệnh viện tuyến tỉnh, tuyến trung ương và có mức hưởng theo quy định tại khoản 1 Điều này.
6. Từ ngày 01 tháng 01 năm 2021, quỹ bảo hiểm y tế chi trả chi phí điều trị nội trú theo mức hưởng quy định tại khoản 1 Điều này cho người tham gia bảo hiểm y tế khi tự đi khám bệnh, chữa bệnh không đúng tuyến tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến tỉnh trong phạm vi cả nước.
7. Chính phủ quy định cụ thể mức hưởng đối với việc khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế tại các địa bàn giáp ranh; các trường hợp khám bệnh, chữa bệnh theo yêu cầu và các trường hợp khác không thuộc quy định tại khoản 1 Điều này.”

Trên đây là ý kiến tư vấn của chúng tôi về câu hỏi của quý khách hàng. Việc đưa ra ý kiến tư vấn nêu trên căn cứ vào các quy định của pháp luật và thông tin do quý khách hàng cung cấp. Mục đích đưa ra nội dung tư vấn này là để các cá nhân, tổ chức tham khảo. Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: hoặc liên hệ văn phòng để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Xin giấy phép. Rất mong nhận được sự hợp tác! Trân trọng./.

6. Mẫu Báo cáo tổng hợp giải quyết chế độ ốm đau, thai sản và trợ cấp dưỡng sức, phục hồi sức khỏe(mẫu 01A-HSB)

Xin giấy phép xin giới thiệu mẫu Báo cáo tổng hợp giải quyết chế độ ốm đau, thai sản và trợ cấp dưỡng sức, phục hồi sức khỏe được ban hành kèm theo Ban hành kèm theo Quyết định số 01/QĐ-BHXH năm 2014 của Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam về Quy định hồ sơ và quy trình giải quyết hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————-

BÁO CÁO TỔNG HỢP GIẢI QUYẾT CHẾ ĐỘ ỐM ĐAU, THAI SẢN VÀ TRỢ CẤP DƯỠNG SỨC PHSK

Tháng …. năm ….

(Đơn vị tính: ngày, 1.000 đồng)

Số TT

Tên đơn vị

Mã số đơn vị

Số lao động

Quỹ lương nộp BHXH

Trợ cấp ốm đau

Trợ cấp thai sản

Trợ cấp dưỡng sức phục hồi sức khoẻ

Tỷ lệ % tổng số tiền chi trả trên quỹ lương nộp BHXH

Ghi chú

Tổng số

Nữ

Số lượt người

Số ngày

Số tiền

Số lượt người

Số ngày

Số tiền

Sau ốm đau, thai sản

Sau TNLĐ-BNN

Số lượt người

Số ngày

Số tiền

Số lượt người

Số ngày

Số tiền

Tập trung

Tại gia đình

Tập trung

Tại gia đình

A

B

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

C

I

Đơn vị SDLĐ:

1

Đơn vị A

2

Đơn vị B

3

Đơn vị C

…………

II

Cơ quan BHXH giải quyết

Tổng cộng:

Người lập biểu
(Ký, ghi rõ họ tên)

TRƯỞNG PHÒNG Chế độ BHXH (1)
(Ký, ghi rõ họ tên)

Ngày …… tháng ….. năm ……….
Giám đốc
(Ký, đóng dấu)

Ghi chú:

– Lập theo tháng;

– (1) Nếu là danh sách do BHXH huyện lập thì không hiển thị nội dung này;

– Cột C (ghi chú) tổng hợp số lượt người hưởng trợ cấp do đơn vị giải quyết sai về điều kiện, mức hưởng hoặc lạm dụng quỹ.

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *