Thời gian nghỉ kết hôn tính như thế nào ?

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Kính chào Công ty xin giấy phép! Tôi xin được nhờ tư vấn như sau: Khi nghỉ kết hôn theo luật Lao động tôi được nghỉ 3 ngày. Tuy nhiên, Luật không quy định thời điểm nghỉ kết hôn là tính từ ngày nào (ngày đăng ký kết hôn hay ngày làm lễ kết hôn hay ngày tính theo đơn xin nghỉ?

Kính chào công ty Xin giấy phép! Tôi xin được nhờ tư vấn như sau: Khi nghỉ kết hôn theo luật Lao động tôi được nghỉ 3 ngày. Tuy nhiên, Luật không quy định về thời điểm nghỉ kết hôn là tính từ ngày nào (Ngày hay ngày làm lễ kết hôn hay ngày tính theo đơn xin nghỉ?).

Ví dụ : Tôi làm lễ kết hôn ngày thứ 07, do Chủ nhật là ngày nghỉ hàng tuần nên tôi ko xin nghỉ mà làm đơn xin nghỉ vào ngày thứ hai, ba, tư kế tiếp. Như vậy có đúng quy định không? Mong được tư vấn giúp! Xin chân thành cám ơn!

Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục của Công ty Xin giấy phép.

Nghỉ phép năm có được nghỉ kéo dài sang năm sau ?

Luật sư tư vấn về ngày nghỉ khi kết hôn, gọi:

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến bộ phận luật sư lao động của Công ty Xin giấy phép. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

Một trong 14 trường hợp người lao động được nghỉ làm, hưởng nguyên lương là nghỉ kết hôn. Theo đó, điểm a khoản 1 Điều 116 của Bộ luật Lao động 2012 chỉ rõ, người lao động được nghỉ 03 ngày để kết hôn.

Đây là chế độ nghỉ việc riêng của người lao động, không tính vào , cũng không yêu cầu người lao động phải làm việc cho người sử dụng lao động trong một thời gian nhất định mới được hưởng chế độ này.

1. Quy định về người lao động được nghỉ kết hôn

– Người lao động được nghỉ việc riêng mà vẫn hưởng nguyên lương trong những trường hợp sau đây:

a) Kết hôn: nghỉ 03 ngày;

b) Con kết hôn: nghỉ 01 ngày;

c) Bố đẻ, mẹ đẻ, bố vợ, mẹ vợ hoặc bố chồng, mẹ chồng chết; vợ chết hoặc chồng chết; con chết: nghỉ 03 ngày.

– Người lao động được nghỉ không hưởng lương 01 ngày và phải thông báo với người sử dụng lao động khi ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh, chị, em ruột chết; bố hoặc mẹ kết hôn; anh, chị, em ruột kết hôn.

– Ngoài quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này người lao động có thể thoả thuận với người sử dụng lao động để nghỉ không hưởng lương.

Tiền lương làm căn cứ để trả cho NLĐ trong ngày nghỉ việc riêng tại các trường hợp nêu trên là tiền lương ghi trong của tháng trước liền kề, chia cho số ngày làm việc bình thường trong tháng theo quy định của người sử dụng lao động, nhân với số ngày NLĐ nghỉ việc riêng có hưởng lương (Căn cứ Khoản 2 Điều 26 Nghị định 05/2015/NĐ-CP)

2. Nghỉ hưởng lương, nghỉ không hưởng lương

Theo quy định trên, ngày nghỉ kết hôn là bạn được nghỉ 03 ngày mà vẫn hưởng lương. Tức bạn sẽ được nghỉ 03 ngày rơi vào ngày làm việc theo nội quy của công ty. Còn ngày nghỉ hàng tuần sẽ không tính vào 03 ngày nghỉ có hưởng lương này. Thời gian nghỉ 03 ngày này, luật không có quy định cụ thể là xác định từ ngày nào nên nó sẽ do sự thỏa thuận của người lao động và người sử dụng lao động, thường sẽ dựa vào thời gian xin nghỉ viết trong đơn và được công ty/cơ quan xác nhận.

Ngoài thời gian nghỉ 03 ngày hưởng lương, bạn có thể được nghỉ dài hơn nếu được sự đồng ý của người sử dụng lao động. Tuy nhiên, thời gian bạn xin nghỉ thêm ngoài 03 ngày này bạn sẽ không được hưởng lương, tức là không hưởng lương.

3. Trách nhiệm đối với người sử dụng lao động không cho người lao động nghỉ

Trường hợp người sử dụng lao động không cho người lao động nghỉ cưới theo quy định nêu trên, người sử dụng lao động có thể bị phạt từ 02 – 05 triệu đồng theo khoản 11 Điều 1 Nghị định 88/2015/NĐ-CP

Tuy vậy, trên thực tế, người lao động luôn cần nhiều hơn 03 ngày để chuẩn bị tổ chức lễ cưới, cũng như tổ chức lễ ăn hỏi trước đó hay đi tuần trăng mật sau đó. Đặc biệt là trong trường hợp người lao động xa quê và phải về quê tổ chức lễ cưới, thời gian cả đi và về chiếm mất nhiều thời gian của 03 ngày nghỉ cưới.

Khi đó, người lao động có thể:

– Thỏa thuận với người sử dụng lao động để có thêm ngày nghỉ, có hưởng lương hoặc không hưởng lương.

– Kết hợp với số năm chưa dùng hết cùng với nghỉ cưới để được nghỉ dài hơn.

– Tổ chức ngày cưới vào dịp cuối tuần hoặc dịp lễ, tết để kết hợp ngày nghỉ cưới và ngày nghỉ hàng tuần, nghỉ lễ, tết.

Trên đây là ý kiến tư vấn của công ty chúng tôi về vấn đề bạn trình bày!

Tham khảo bài viết liên quan:

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với hoặc gửi qua email để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Xin giấy phép.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật Lao động –

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *