Thời điểm tính 5 năm được thêm 1 ngày phép ? Điều kiện nghỉ phép năm ?

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Ngoài chế nghỉ phép năm thì người lao động làm việc trên 5 năm sẽ được hưởng thêm những quyền lợi nào ? Cách tính chế độ phép năm theo quy định hiện nay là gì ? Luật sư tư vấn và giải đáp một số vướng mắc pháp lý về chế độ phép năm:

Mục lục bài viết

1. Thời điểm tính 5 năm được thêm 1 ngày phép ?

Thưa luật sư, xin hỏi: Em đang có một vướng mắc nhờ côngty luật hỗ trợ giúp em. Em vào làm công ty từ tháng 9/2007, theo quy định luật lao động thì cứ 5 năm làm việc được thêm 1 ngày phép. Vậy đến 01/10/2017 số ngày phép em được tính là 13 ngày hay 14 ngày.

Do công ty em có quy định số ngày phép được sử dụng đến ngày 31/3 của năm sau, nếu đến 31/3 số ngày phép chưa nghỉ hết của năm trước sẽ hoàn tiền lại cho nhân viên. Nhưng đến thời điểm 31/3/2018 công ty chốt ngày 2017 của em là 13 ngày là đúng hay sai. Nếu 13 ngày là đúng thì thời điểm nào em mới được tính là 14 ngày phépnhờ quý công ty giải đáp giúp em ?

Em xin chân thành cảm ơn!

Luật sư tư vấn

Căn cứ theo quy định tại điều 111 Bộ luật lao động 2012 về ngày nghỉ hàng năm thì số ngày nghỉ hàng năm của người lao động phụ thuộc vào tính chất công việc của người lao động. Nếu người lao động làm việc trong điều kiện bình thường thì số ngày nghỉ trong năm là 12 ngày, nếu người làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thì số ngày nghỉ hàng năm là 14 ngày… Cụ thể:

Điều 111. Nghỉ hằng năm

1. Người lao động có đủ 12 tháng làm việc cho một người sử dụng lao động thì được nghỉ hằng năm, hưởng nguyên lương theo như sau:

a) 12 ngày làm việc đối với người làm công việc trong điều kiện bình thường;

b) 14 ngày làm việc đối với người làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc người làm việc ở những nơi có có điều kiện sinh sống khắc nghiệt theo danh mục do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội chủ trì phối hợp với Bộ Y tế ban hành hoặc lao động chưa thành niên hoặc lao động là người khuyết tật;

c) 16 ngày làm việc đối với người làm công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc người làm việc ở những nơi có điều kiện sinh sống đặc biệt khắc nghiệt theo danh mục do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội chủ trì phối hợp với Bộ Y tế ban hành.

2. Người sử dụng lao động có quyền quy định lịch nghỉ hằng năm sau khi tham khảo ý kiến của người lao động và phải thông báo trước cho người lao động.

3. Người lao động có thể thoả thuận với người sử dụng lao động để nghỉ hằng năm thành nhiều lần hoặc nghỉ gộp tối đa 03 năm một lần.

4. Khi nghỉ hằng năm, nếu người lao động đi bằng các phương tiện đường bộ, đường sắt, đường thủy mà số ngày đi đường cả đi và về trên 02 ngày thì từ ngày thứ 03 trở đi được tính thêm thời gian đi đường ngoài ngày nghỉ hằng năm và chỉ được tính cho 01 lần nghỉ trong năm.

Theo đó, căn cứ tại điều 112 Bộ luật lao động 2012 thì nếu người lao động làm việc 5 năm trở lên cho một người sử dụng lao động thì số ngày nghỉ hàng năm được tăng thêm tương ứng với 1 ngày.

Điều 112. Ngày nghỉ hằng năm tăng thêm theo thâm niên làm việc

Cứ 05 năm làm việc cho một người sử dụng lao động thì số ngày nghỉ hằng năm của người lao động theo quy định tại khoản 1 Điều 111 của Bộ luật này được tăng thêm tương ứng 01 ngày.

Vì phần thông tin của bạn chưa nêu rõ là tính chất công việc của bạn là công việc bình thường hay công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, cho nên chúng tôi chưa thể xác nhận được số ngày phép của bạn là bao nhiêu ngày. Nếu bạn làm việc trong công việc bình thường thì số ngày phép hàng năm của bạn là 12 ngày và từ trên 5 năm thì được thêm một ngày phép nữa là 13 ngày.

2. Chế độ hưởng lương hàng tháng khi về nghỉ dưới dạng mất sức lao động ?

Chào công ty, cảm ơn công ty đã giải đáp nhiều thắc mắc cho tôi. Xin công ty tư vấn trả lời giúp tôi thêm câu hỏi này nữa ạ. Mẹ tôi là bà L sinh năm 1940, bà là giáo viên dạy học được số năm công tác là 20 năm 3 tháng. đến năm 1986 do đi miền núi công tác lại trong thời chiến tranh bà bị mất sức lao động nên xin về mất sức năm 1986 có quyết định kèm theo.

Vậy bà sẽ được hưởng chế độ như thế nào hàng tháng ạ.

1/ Hiện bà chỉ đang được hưởng 1 tháng được gần 800.000 đ/1 tháng vậy có đúng luật không ạ?

2/ Nếu như vậy là sai thì hiện gia đình tôi phải đến cơ quan nào để được yêu cầu xử lý lại ạ? Hiện tại bà còn giữ 1 quyết định về mất sức thôi ạ. Mong công ty sớm hồi âm lại giúp tôi.

Tôi xin chân thành cảm ơn ạ.

>> Luật sư tư vấn luật lao động về chế độ phép năm, gọi:

Trả lời:

Theo dữ liệu bạn đưa ra thì chúng tôi có thể hiểu rằng bà L đã nghỉ việc từ năm 1986 đồng thời tại thời điểm này bà L đã trên 70 tuổi và đã có 20 năm 3 tháng tham gia bảo hiểm xã hội. Ngoài ra, bà L đang được hưởng trợ cấp một tháng gần 800.000 VNĐ do đó trong trường hợp này, có thể hiểu bà L đang được hưởng chế độ hưu trí.

Tuy nhiên, trong dữ liệu bạn đưa ra thì bà L có bị mất sức (suy giảm khả năng lao động) nhưng lại không nói mất bao nhiều % do đó chúng tôi sẽ trao đổi với bạn như sau:

– Trường hợp 1: Nếu bà L bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên:

Điều 55 quy định:

“Điều 55. Điều kiện hưởng lương hưu khi suy giảm khả năng lao động

1. Người lao động quy định tại các điểm a, b, c, d, g, h và i khoản 1 Điều 2 của Luật này khi nghỉ việc có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên được hưởng lương hưu với mức thấp hơn so với người đủ điều kiện hưởng lương hưu quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 54 của Luật này nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Từ ngày 01 tháng 01 năm 2016, nam đủ 51 tuổi, nữ đủ 46 tuổi và bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên thì đủ điều kiện hưởng lương hưu khi suy giảm khả năng lao động. Sau đó mỗi năm tăng thêm một tuổi cho đến năm 2020 trở đi, nam đủ 55 tuổi và nữ đủ 50 tuổi thì mới đủ điều kiện hưởng lương hưu khi suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên;

b) Nam đủ 50 tuổi, nữ đủ 45 tuổi và bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên;

c) Bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên và có đủ 15 năm trở lên làm nghề hoặc công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế ban hành.

2. Người lao động quy định tại điểm đ và điểm e khoản 1 Điều 2 của Luật này khi nghỉ việc có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên, bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên được hưởng lương hưu với mức thấp hơn so với người đủ điều kiện hưởng lương hưu quy định tại điểm a và điểm b khoản 2 Điều 54 của Luật này khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Nam đủ 50 tuổi, nữ đủ 45 tuổi trở lên;

b) Có đủ 15 năm trở lên làm nghề hoặc công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế ban hành”

Như vậy, nếu bà L đáp ứng đủ điều kiện quy định tại Điều 55 Luật Bảo hiểm xã hội nêu trên thì bà L hoàn toàn đủ điều kiện hưởng lương hưu khi bị suy giảm khả năng lao động.

Về mức hưởng lương hưu hàng tháng bạn do bạn không nói rõ bà L tham gia bảo hiểm xã hội với mức đóng là bao nhiêu tiền do đó trong trường hợp này bạn có thể yêu cầu bà L tham khảo quy định tại Điều 56 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 như sau:

“Điều 56. Mức lương hưu hằng tháng
1. Từ ngày Luật này có hiệu lực thi hành cho đến trước ngày 01 tháng 01 năm 2018, mức lương hưu hằng tháng của người lao động đủ điều kiện quy định tại Điều 54 của Luật này được tính bằng 45% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội quy định tại Điều 62 của Luật này tương ứng với 15 năm đóng bảo hiểm xã hội, sau đó cứ thêm mỗi năm thì tính thêm 2% đối với nam và 3% đối với nữ; mức tối đa bằng 75%.
2. Từ ngày 01 tháng 01 năm 2018, mức lương hưu hằng tháng của người lao động đủ điều kiện quy định tại Điều 54 của Luật này được tính bằng 45% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội quy định tại Điều 62 của Luật này và tương ứng với số năm đóng bảo hiểm xã hội như sau:
a) Lao động nam nghỉ hưu vào năm 2018 là 16 năm, năm 2019 là 17 năm, năm 2020 là 18 năm, năm 2021 là 19 năm, từ năm 2022 trở đi là 20 năm;
b) Lao động nữ nghỉ hưu từ năm 2018 trở đi là 15 năm.
Sau đó cứ thêm mỗi năm, người lao động quy định tại điểm a và điểm b khoản này được tính thêm 2%; mức tối đa bằng 75%.
3. Mức lương hưu hằng tháng của người lao động đủ điều kiện quy định tại Điều 55 của Luật này được tính như quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, sau đó cứ mỗi năm quy định thì giảm 2%.
Trường hợp có thời gian lẻ đến đủ 06 tháng thì mức giảm là 1%, từ trên 06 tháng thì không giảm tỷ lệ phần trăm do nghỉ hưu trước tuổi.
4. Mức lương hưu hằng tháng của lao động nữ đủ điều kiện hưởng lương hưu theo quy định tại khoản 3 Điều 54 được tính theo số năm đóng bảo hiểm xã hội và mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội như sau: đủ 15 năm đóng bảo hiểm xã hội tính bằng 45% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội quy định tại Điều 62 của Luật này. Từ đủ 16 năm đến dưới 20 năm đóng bảo hiểm xã hội, cứ mỗi năm đóng tính thêm 2%.
5. Mức lương hưu hằng tháng thấp nhất của người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc đủ điều kiện hưởng lương hưu theo quy định tại Điều 54 và Điều 55 của Luật này bằng mức lương cơ sở, trừ trường hợp quy định tại điểm i khoản 1 Điều 2 và khoản 3 Điều 54 của Luật này.
6. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.”

Sau khi tham khảo và tính toán được mức hưu trí hằng tháng mà bà L được nhận không phải là 800.000 VNĐ/tháng, bạn có thể yêu cầu bà L làm đơn yêu cầu cơ quan nhà nước xem xét giải quyết.

– Trường hợp 2: Nếu bà L không bị suy giảm khả năng lao động hoặc mức suy giảm khả năng lao động nhỏ hơn 61%

Nếu bà L không thuộc trường hợp trên thì bà L sẽ được hưởng chế độ hưu trí như quy định tại Điều 54 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014, cụ thể:

“Điều 54. Điều kiện hưởng lương hưu
1. Người lao động quy định tại các điểm a, b, c, d, g, h và i khoản 1 Điều 2 của Luật này, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này, khi nghỉ việc có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên thì được hưởng lương hưu nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi;
b) Nam từ đủ 55 tuổi đến đủ 60 tuổi, nữ từ đủ 50 tuổi đến đủ 55 tuổi và có đủ 15 năm làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế ban hành hoặc có đủ 15 năm làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên;
c) Người lao động từ đủ 50 tuổi đến đủ 55 tuổi và có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên mà trong đó có đủ 15 năm làm công việc khai thác than trong hầm lò;
d) Người bị nhiễm HIV/AIDS do tai nạn rủi ro nghề nghiệp.
2. Người lao động quy định tại điểm đ và điểm e khoản 1 Điều 2 của Luật này nghỉ việc có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên được hưởng lương hưu khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Nam đủ 55 tuổi, nữ đủ 50 tuổi, trừ trường hợp Luật sĩ quan quân đội nhân dân Việt Nam, Luật công an nhân dân, Luật cơ yếu có quy định khác;
b) Nam từ đủ 50 tuổi đến đủ 55 tuổi, nữ từ đủ 45 tuổi đến đủ 50 tuổi và có đủ 15 năm làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế ban hành hoặc có đủ 15 năm làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên;
c) Người bị nhiễm HIV/AIDS do tai nạn rủi ro nghề nghiệp.
3. Lao động nữ là người hoạt động chuyên trách hoặc không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn tham gia bảo hiểm xã hội khi nghỉ việc mà có từ đủ 15 năm đến dưới 20 năm đóng bảo hiểm xã hội và đủ 55 tuổi thì được hưởng lương hưu.
4. Chính phủ quy định điều kiện về tuổi hưởng lương hưu đối với một số trường hợp đặc biệt; điều kiện hưởng lương hưu của các đối tượng quy định tại điểm c và điểm d khoản 1, điểm c khoản 2 Điều này.”

Và nếu như sau khi tham khảo và tính toán được mức hưu trí hằng tháng mà bà L được nhận không phải là 800.000 VNĐ/tháng, bạn có thể yêu cầu bà L làm đơn yêu cầu cơ quan nhà nước xem xét giải quyết.

3. Quy định nghỉ lễ, nghỉ bù ?

Thưa Luật sư! Em là giáo viên, dạy 19 tiết/ tuần quy định của Bộ giáo dục. Trường em thực hiện giảng dạy từ thứ 2 đến hết sáng ngày thứ 7. Năm nay ngày giỗ tổ Hùng vương trùng ngay ngày thứ 7(16/4/2016), sáng nay ngày 13/4/2016 trường em thông báo tổ chức cuộc họp hội đồng đúng ngay ngày giỗ tổ (16/4/2016) (mặc dù đã có vài ý kiến thắc mắc trực tiếp với Hiệu trưởng nhưng không có kết quả) vì lý do có công việc gấp gì đó.

Tất cả giáo viên trường em không được nghỉ ngày giỗ tổ mà chỉ được nghỉ ngày chủ nhật và nghỉ bù ngày thứ 2 (18/4/2016). Xin hỏi nhà trường làm như vậy có vi phạm quy định nghỉ lễ của luật lao động không?

Em xin chân thành cảm ơn!

>> Tư vấn luật lao động trực tuyến, gọi:

Trả lời:
Pháp luật lao động Việt Nam có quy định về những ngày nghỉ lễ, tết mà người lao động được nghỉ việc và được hưởng nguyên lương. Cụ thể, khoản 1 điều 115
quy định về nghỉ lễ, tết như sau:

“1. Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:
a) Tết Dương lịch 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);
b) Tết Âm lịch 05 ngày;
c) Ngày Chiến thắng 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);
d) Ngày Quốc tế lao động 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);
đ) Ngày Quốc khánh 01 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch);
e) Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch) “

Điều 106. Làm thêm giờ

1. Làm thêm giờ là khoảng thời gian làm việc ngoài thời giờ làm việc bình thường được quy định trong pháp luật, thỏa ước lao động tập thể hoặc theo nội quy lao động.

2. Người sử dụng lao động được sử dụng người lao động làm thêm giờ khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:

a) Được sự đồng ý của người lao động;

b) Bảo đảm số giờ làm thêm của người lao động không quá 50% số giờ làm việc bình thường trong 01 ngày, trường hợp áp dụng quy định làm việc theo tuần thì tổng số giờ làm việc bình thường và số giờ làm thêm không quá 12 giờ trong 01 ngày; không quá 30 giờ trong 01 tháng và tổng số không quá 200 giờ trong 01 năm, trừ một số trường hợp đặc biệt do Chính phủ quy định thì được làm thêm giờ không quá 300 giờ trong 01 năm;

c) Sau mỗi đợt làm thêm giờ nhiều ngày liên tục trong tháng, người sử dụng lao động phải bố trí để người lao động được nghỉ bù cho số thời gian đã không được nghỉ.

Bộ luật Lao động 2012 cũng quy định cụ thể về tiền lương làm thêm trong ngày nghỉ lễ, tết của người lao động cụ thể như sau:

Điều 97. Tiền lương làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm

1. Người lao động làm thêm giờ được trả lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc đang làm như sau:

c) Vào ngày nghỉ lễ, ngày nghỉ có hưởng lương, ít nhất bằng 300% chưa kể tiền lương ngày lễ, ngày nghỉ có hưởng lương đối với người lao động hưởng lương ngày”.

Mặc dù pháp luật lao động quy định đây là những ngày nghỉ lễ, tết mà người lao động được nghỉ việc và hưởng nguyên lương, nhưng nếu như người sử dụng lao động có nhu cầu và người lao động đồng ý thì người lao động hoàn toàn có thể làm việc vào những ngày nghỉ lễ, tết nêu trên và được hưởng quyền lợi theo quy định của pháp luật. Căn cứ vào các quy định trên, nếu bạn không đồng ý đi làm vào ngày nghỉ lễ thì trường không thể ép buộc đi làm cũng như kỷ luật bạn được.

4. Tư vấn việc không hưởng lương một năm ?

Xin chào xin giấy phép, tôi có câu hỏi mong luật sư tư vấn: Tôi đang điều trị hiếm muộn rất tốn kém và rất khó khăn trong việc mang thai, phải nằm nghỉ dưỡng mới có kết quả. Vì thế tôi muốn làm đơn xin cho nghỉ 1 năm không hưởng lương để việc điều trị được tốt hơn. Tôi làm vậy có phạm luật không a?

Tôi xin chân thành cảm ơn.

Tư vấn việc xin nghỉ việc không hưởng lương một năm ?

Luật sư lao động về nghỉ việc không lương, gọi:

Trả lời:

Theo Điều 116, quy định: Nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lư

“1. Người lao động được nghỉ việc riêng mà vẫn hưởng nguyên lương trong những trường hợp sau đây:

a) Kết hôn: nghỉ 03 ngày;

b) Con kết hôn: nghỉ 01 ngày;

c) Bố đẻ, mẹ đẻ, bố vợ, mẹ vợ hoặc bố chồng, mẹ chồng chết; vợ chết hoặc chồng chết; con chết: nghỉ 03 ngày.

2. Người lao động được nghỉ không hưởng lương 01 ngày và phải thông báo với người sử dụng lao động khi ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh, chị, em ruột chết; bố hoặc mẹ kết hôn; anh, chị, em ruột kết hôn.

3. Ngoài quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này người lao động có thể thoả thuận với người sử dụng lao động để nghỉ không hưởng lương.”

Như vậy, trong trường hợp của bạn, xin nghỉ việc 01 năm không hưởng lương để điều trị không vi phạm pháp luật. Việc nghỉ việc không hưởng lương bạn có thể thoả thuận với người sử dụng lao động về thời gian nghỉ theo Khoản 3, Điều 116, Bộ luật Lao động 2012.

5. Giáo viên có được xin nghỉ 03 năm để đi học ở nước ngoài ?

Xin chào Luật sư! Em là giáo viên có được xin nghỉ 03 năm không hưởng lương để đi học ở nước ngoài có được không? Thẩm quyền ra Quyết định cho em nghỉ là Hiệu trưởng hay Sở Giáo dục và Đào tạo.

Trân trọng cảm ơn!

>> Luật sư tư vấn pháp luật lao động trực tuyến (24/7) gọi số:

Trả lời:

Căn cứ vào Điều 13 quy định:

“Điều 13. Quyền của viên chức về nghỉ ngơi

1. Được nghỉ hàng năm, nghỉ lễ, nghỉ việc riêng theo quy định của pháp luật về lao động. Do yêu cầu công việc, viên chức không sử dụng hoặc sử dụng không hết số ngày nghỉ hàng năm thì được thanh toán một khoản tiền cho những ngày không nghỉ.

2. Viên chức làm việc ở miền núi, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa hoặc trường hợp đặc biệt khác, nếu có yêu cầu, được gộp số của 02 năm để nghỉ một lần; nếu gộp số của 03 năm để nghỉ một lần thì phải được sự đồng ý của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập.

3. Đối với lĩnh vực sự nghiệp đặc thù, viên chức được nghỉ việc và hưởng lương theo quy định của pháp luật.

4. Được nghỉ không hưởng lương trong trường hợp có lý do chính đáng và được sự đồng ý của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập.”

Dẫn chiếu đến quy định tại Điều 116 của về nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương như sau :

“1. Người lao động được nghỉ việc riêng mà vẫn hưởng nguyên lương trong những trường hợp sau đây:

a) Kết hôn: nghỉ 03 ngày;

b) Con kết hôn: nghỉ 01 ngày;

c) Bố đẻ, mẹ đẻ, bố vợ, mẹ vợ hoặc bố chồng, mẹ chồng chết; vợ chết hoặc chồng chết; con chết: nghỉ 03 ngày.

2. Người lao động được nghỉ không hưởng lương 01 ngày và phải thông báo với người sử dụng lao động khi ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh, chị, em ruột chết; bố hoặc mẹ kết hôn; anh, chị, em ruột kết hôn.

3. Ngoài quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này người lao động có thể thoả thuận với người sử dụng lao động để nghỉ không hưởng lương.”

Theo đó, pháp luật không điều chỉnh cụ thể về thời gian nghỉ không hưởng lương, thời gian nghỉ không hưởng lương (ngoài khản 2 Điều 116 BLLĐ 2012) thì hoàn toàn phụ thuộc vào sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động.

Bộ luật Lao động hiện hành không quy định về thời gian tối đa nghỉ không hưởng lương của công nhân viên chức nên ý kiến trả lời của thủ trưởng cơ quan bạn là không đúng với quy định của pháp luật.

Việc nghỉ không lương của bạn thì bạn phải làm đơn gửi lên sở GD&ĐT, đồng kính gửi Hiệu trưởng trường nơi bạn đang công tác. Việc xin nghỉ không lương này sẽ được xem xét về lý do cũng như sự cân nhắc trên cơ sở đảm bảo nguồn lực hoạt động dạy học của trường. Cái này là do 2 bên thỏa thuận về thời gian nghỉ, chứ không phải bạn muốn nghỉ bao lâu cũng được.

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận hoặc gửi qua email để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Xin giấy phép.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật Lao động

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *