Thế nào là đồng tác giả ? Đăng ký quyền tác giả thực hiện như thế nào ?

Đồng tác giả có thể hiểu là từ hai người cùng tham gia sáng tạo hoặc hoàn thiện tác phẩm của mình. Đồng tác giả có những quyền như tác giả thông thường và hoàn toàn có thể tiến hành thủ tục đăng ký bản quyền cho nhóm tác giả đó:

Mục lục bài viết

1. Thế nào là đồng tác giả ?

Vụ tai tiếng về “đạo văn” mới đây làm nảy sinh ra một câu hỏi mà theo tôi lẽ ra phải được đặt ra từ lâu, ngay từ khi VN bắt đầu thực hiện đào tạo sau đại học trong nước, đó là: Thế nào là đồng tác giả (co-authorship)?

Câu hỏi này cần được đặt ra là vì trong vụ việc được báo chí đề cập đến gần đây, mặc dù bài báo ghi đến 4 tác giả (đồng nghĩa với việc cả 4 người cùng hưởng danh tiếng và có thể cả những quyền lợi khác nữa), nhưng đến lúc bài báo bị kết án là có đạo văn thì các tác giả khác lại nói rằng thực ra chỉ có một tác giả chính, còn những người khác không tham gia gì (tức sẽ không chịu trách nhiệm về việc đạo văn!)

Để trả lời câu hỏi đã đặt ra, tôi đã tìm trên mạng, và tìm được một bài viết rất đầy đủ, rõ ràng có tựa là “What is authorship, and what should it be? A survey of prominent guidelines for determining authorship in scientific publications“, đăng trên tạp chí mạng Practical Assessment, Research and Evaluation. Bài báo rất hữu ích cho những người làm công tác quản lý khoa học công nghệ vì các tác giả đã bỏ công tổng hợp hết những hướng dẫn về “đồng tác giả” từ các tạp chí và hiệp hội lớn của các lĩnh vực khác nhau.

Dưới đây tôi chỉ đưa ra một định nghĩa về “co-authorship” mà tôi thấy là khá trùng với những gì tôi biết qua kinh nghiệm thời tôi đi học nước ngoài. Định nghĩa này cũng rút từ bài báo trên, ở trang 5, định nghĩa của Hiệp hội xã hội học Anh Quốc:

Thế nào là đồng tác giả ?

Everyone who is listed as an author should have made a substantial direct academic contribution to at least two of the four main components of a typical scientific project or paper; a) conception or design, b) data collection and processing, c) analysis and interpretation of the data, and d) writing substantial sections of the paper. Authorship should be reserved for those, and only those, who have made significant intellectual contribution to the research.

(Những người được liệt kê là tác giả phải có những đóng góp đáng kể và trực tiếp về mặt học thuật trên ít nhất hai trong bốn khía cạnh chính yếu của một đề tài hoặc bài báo khoa học tiêu biểu như sau: a) hình thành ý tưởng hoặc thiết kế; b) thu thập dữ liệu và xử lý; c) phân tích và diễn giải số liệu; và d) chắp bút những phần đáng kể trong bài viết. Quyền tác giả phải được dành riêng cho những người, và chỉ những người đó mà thôi, có đóng góp tri thức đáng kể vào công trình nghiên cứu.)

Kèm theo định nghĩa này, có thêm phần diễn giải về quyền được tính công là tác giả (authorship credit) mà theo tôi là rất đáng được các nhà khoa học cũng như các nhà quản lý chú trọng, vì Việt Nam dường như đang làm rất khác với thế giới:

Participation solely in the acquisition of funding or general supervision of the research group is not sufficient for authorship. Honorary authorship is not acceptable.

(Sự tham gia vào đề tài chỉ thông qua việc hoặc giám sát tiến trình công việc của nhóm nghiên cứu thì không đủ để được tính là tác giả. Không chấp nhận tác giả danh dự.)

Theo kinh nghiệm của tôi, thì hiện nay có rất nhiều vị làm quản lý nhưng vẫn tham gia các đề tài khoa học theo cách chỉ đứng tên cho có (đề tài dễ được duyệt), hoặc chỉ nhắc nhở, giám sát nhóm nghiên cứu nhưng không thực sự làm bất cứ điều gì. Tóm lại là vi phạm hoàn toàn phần diễn giải in đậm ở trên.

Khái niệm “tác giả danh dự” cũng đáng quan tâm suy nghĩ. Ở đây, tôi thấy rõ ràng có liên quan tới văn hóa, vì chính tôi cũng đã vô tình vi phạm vào điều này – mặc dù đã rất lâu rồi (cách đây khoảng 15 năm). Hồi ấy, tôi mới đi học ở nước ngoài về, và làm việc tại trường đại học. Còn trẻ và năng nổ, tôi rất hăng hái tham gia các hoạt động khoa học, và có viết bài, làm đề tài để khuấy động phong trào khoa học ở Khoa lúc ấy. Nhưng làm một mình thì không khả thi nên tôi có mời một số đồng nghiệp khác cùng làm. Một vài đồng nghiệp lớn tuổi không quen với việc nghiên cứu (trước đó không thấy yêu cầu bắt buộc về nghiên cứu), thấy bọn tôi làm thì … ngượng và tránh. Thế là tôi cho luôn tên một vài người vào trong nhóm tác giả, mặc dù đóng góp của họ chỉ đơn giản là đánh máy, tìm tài liệu (hồi đó còn rất khó kiếm, phải nhờ người đi học nước ngoài photo dần và đem về)… Tóm lại là động cơ hai bên cùng trong sáng, vả lại đó cũng chỉ là những đề tài nho nhỏ cấp Khoa. Nhưng xét theo định nghĩa ở trên thì rõ ràng là đã vi phạm, dù có thể liệt vào loại “không cố ý”.

Nói ra để biết là chúng ta cần phải thay đổi nhiều lắm, để thoát ra khỏi “văn hóa đạo văn” hiện nay, và hội nhập với thế giới! Không lẽ cứ chấp nhận người ta bảo mình là có văn hóa đạo văn, thậm chí “văn hóa gian lận” (cheating culture), mãi như thế này hay sao?

(: sưu tầm & biên tập)

2. Nên đăng ký nhãn hiệu hay đăng ký quyền tác giả ?

Đăng ký nhãn hiệu hay đăng ký quyền tác giả luôn là vấn đề thắc mắc giữa các đơn vị khi muốn bảo hộ cho mình một tài sản trí tuệ như logo, nhãn hiệu , thương hiệu độc quyền của mình. Vậy đăng ký nhãn hiệu và bản quyền tác giả có gì khác nhau.

Theo Luật sở hữu trí tuệ, một biểu tượng, hình ảnh, logo… có thể được bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp dưới dạng nhãn hiệu hoặc được bảo hộ quyền tác giả dưới dạng tác phẩm mỹ thuật ứng dụng. Một mẫu thiết kế bao bì gói mì ăn liền, chai đựng nước, hộp đựng sản phẩm… có thể được bảo hộ như kiểu dáng công nghiệp hoặc tác phẩm mỹ thuật ứng dụng. Dù bảo hộ dưới dạng nào cũng được độc quyền sử dụng hình ảnh, thiết kế đó trên bao bì, trên sản phẩm hoặc dùng trong quảng cáo.

Đối với đơn đăng ký nhãn hiệu , Cục Sở hữu trí tuệ phải thẩm định nội dung, xem xét dấu hiệu đó có khác biệt với những nhãn hiệu đã đăng ký trước đó hay không. Nếu có khả năng phân biệt, và đáp ứng các điều kiện khác theo quy định thì mới cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu. Trong khi đó, quy trình cấp giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả không có khâu thẩm định nội dung, không tra cứu xem nội dung tác phẩm văn học, tác phẩm âm nhạc, tác phẩm mỹ thuật ứng dụng… có trùng hay có sao chép của ai hay không. Chỉ sau khi có sự khiếu nại, thì nội dung bên trong của tác phẩm mới được xem xét.

Chính vì lý do này mà việc cấp giấy chứng nhận quyền tác giả không đáp ứng khoản 3 Điều 14 của , . Đó là tác phẩm không sao chép từ tác phẩm của người khác.

Như vậy có thể thấy đối với một trường hợp, khi đăng ký bản quyền tác giả tại cục bản quyền, những tác phẩm gây nhầm lẫn làm ảnh hưởng tới một đơn vị khác đã đăng ký tại cục sở hữu trí tuệ thì tác phẩm có thể bị thu hồi giấy chứng nhận quyền tác giả. Vì vậy khi đăng ký tại cục bản quyền tác giả thì khả năng thành công cao hơn đăng ký tại cục sở hữu trí tuệ tuy nhiên rủi ro cũng lớn hơn nếu xảy ra tranh chấp giữa các bên.

3. Lợi ích của việc đăng ký bảo hộ quyền tác giả là gì?

Thưa luật sư: Tôi là nhà thơ. Hiện tại tôi đang có một số lượng khá lớn những bài thơ do mình sáng tác. Tôi muốn hỏi việc bảo hộ các tác phẩm của tôi có phụ thuộc vào việc tôi đi đăng ký bảo hộ chúng hay không. Lợi ích của việc đăng ký là gì? Xin cảm ơn luật sư.

Quyền tác giả có được bảo hộ một cách tự động hay không? Lợi ích của việc đăng ký bảo hộ quyền tác giả là gì?

Luật sư tư vấn:

3.1. Việc bảo hộ tác phẩm có phụ thuộc vào việc đăng ký bảo hộ hay không

Bạn đang là một nhà thơ. Bạn tự bỏ công sức, sự sáng tạo của mình ra để có được những bài thơ của mình. Vì vậy, bạn là tác giả, là chủ sở hữu đối với những tác phẩm của mình. Tức là anh là người có quyền tác giả đối với các tác phẩm của mình. Điều này được khẳng định là dựa vào quy định sau của .

“Điều 13: Tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả có tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả

1. Tổ chức, cá nhân có tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả gồm người trực tiếp sáng tạo ra tác phẩm và chủ sở hữu quyền tác giả quy định tại các điều từ Điều 37 đến Điều 42 của Luật này.”

“Điều 36: Chủ sở hữu quyền tác giả

Chủ sở hữu quyền tác giả là tổ chức, cá nhân nắm giữ một, một số hoặc toàn bộ các quyền tài sản quy định tại Điều 20 của Luật này.”

“Điều 37: Chủ sở hữu quyền tác giả là tác giả

Tác giả sử dụng thời gian, tài chính, cơ sở vật chất – kỹ thuật của mình để sáng tạo ra tác phẩm có các quyền nhân thân quy định tại Điều 19 và các quyền tài sản quy định tại Điều 20 của Luật này.”

Việc tác phẩm của bạn được bảo hộ có phụ thuộc vào việc đăng ký bảo hộ hay không? Thì câu trả lời là không. Bởi theo quy định của pháp luật sở hữu trí tuệ hiện hành thì căn cứ phát sinh, xác lập quyền tác giả kể từ khi tác phẩm được sáng tạo và thể hiện dưới một hình thức vật chất nhất định, không phân biệt nội dung, chất lượng, hình thức, phương tiện, ngôn ngữ, đã công bố hay chưa công bố, đã đăng ký hay chưa đăng ký. Hơn nữa, theo quy định tại Khoản 2 Điều 49 , thì việc đăng ký bảo hộ không phải là thủ tục bắt buộc để được hưởng quyền tác giả.

“Điều 6. Căn cứ phát sinh, xác lập .

1. Quyền tác giả phát sinh kể từ khi tác phẩm được sáng tạo và được thể hiện d­ưới một hình thức vật chất nhất định, không phân biệt nội dung, chất l­ượng, hình thức, phương tiện, ngôn ngữ, đã công bố hay ch­ưa công bố, đã đăng ký hay ch­ưa đăng ký.”

Như vậy, kể cả khi chưa đăng ký bảo hộ thì quyền tác giả cũng sẽ được bảo hộ. Hay nói cách khác nó được bảo hộ một cách tự động. Với điều kiện là tác phẩm đó phải được sáng tạo và được thể hiện dưới một dạng vật chất nhất định. Có nghĩa là tác phẩm đó phải được tạo ra do công sức của tác giả, phải là sự sáng tạo của bản thân, không được đi sao chép từ các tác phẩm khác. Đồng thời, chúng phải được thể hiện dưới một dạng vật chất như viết ra giấy, lưu bằng văn bản trong máy tính, điện thoại,… Điều này thể hiện việc pháp luật không bảo hộ ý tưởng trong đầu, pháp luật chỉ bảo hộ ý tưởng đã được thể hiện ra mà thôi.

3.2. Lợi ích của việc đăng ký so với việc không đăng ký bảo hộ tác phẩm

Như đã nói ở trên, việc bảo hộ quyền tác giả, bảo hộ tác phẩm không phụ thuộc vào việc đăng ký bảo hộ tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Chỉ cần tác phẩm đó đáp ứng điều kiện nêu trên thì chúng đã được bảo hộ. Như vậy, ắt hẳn pháp luật quy định về thủ tục đăng ký bảo hộ quyền tác giả là có lý do. Và việc đăng ký bảo hộ chắc chắn phải có lợi hơn so với việc không đăng ký

, quy định như sau:

“Điều 49: Đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan.

1. Đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan là việc tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan nộp đơn và hồ sơ kèm theo (sau đây gọi chung là đơn) cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền để ghi nhận các thông tin về tác giả, tác phẩm, chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan.

2. Việc nộp đơn để được cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan không phải là thủ tục bắt buộc để được hưởng quyền tác giả, quyền liên quan theo quy định của Luật này.

3. Tổ chức, cá nhân đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan không có nghĩa vụ chứng minh quyền tác giả, quyền liên quan thuộc về mình khi có tranh chấp, trừ trường hợp có chứng cứ ngược lại.”

Lợi ích của việc đăng ký bảo hộ quyền tác giả được thể hiện trong Khoản 3 Điều 49 nêu trên. Như vậy, nếu tổ chức, cá nhân thực hiện thủ tục đăng ký bảo hộ đối với tác phẩm của mình thì khi có tranh chấp xảy ra, họ không có nghĩa vụ chứng minh. Mà nghĩa vụ đó thuộc về bên không đăng ký bảo hộ tác phẩm. Đây là quy định nhằm khuyến khích việc đăng ký bảo hộ quyền tác giả, nó giúp cho chủ thể thực hiện việc đăng ký ro vệ tối đa quyền và lợi ích của mình. Vì vậy, nếu có thể thì anh nên đi đăng ký bảo hộ đối với tác phẩm của mình để bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng cho bản thân.

4. Mẫu tờ khai đăng ký quyền tác giả mới nhất

Mẫu tờ khai đăng ký quyền tác giả mới nhất của Cục Bản quyền được công ty Xin giấy phép cung cấp giúp khách hàng tham khảo và áp dụng khi tiến hành đăng ký bảo hộ quyền tác giả trong lĩnh vực bản quyền:

Mẫu Tờ khai đăng ký  quyền tác giả mới nhất

Tờ khai Đăng ký bản quyền tác giả là một trong những tài liệu bắt buộc đối và quan trọng với hồ sơ đăng ký bản quyền tác giả. Trong trường hợp Quý khách hàng tự nộp đơn đăng ký bản quyền tác giả thì Quý khách hàng sẽ là người chuẩn bị và hoàn thiện hồ sơ đăng ký bản quyền tác giả. Trong trường hợp khách hàng ủy quyền cho Công ty Xin giấy phép thay mặt cho Quý khách hàng đăng ký bản quyền tác giả, Xin giấy phép sẽ chuẩn bị và hoàn thiện hồ sơ đăng ký bản quyền tác giả của Quý Khách hàng

Công ty luật Minh Khuê hướng dẫn Quý khách hàng điền thông tin vào Tờ khai đăng ký quyền tác giả như sau:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

TỜ KHAI ĐĂNG KÝ QUYỀN TÁC GIẢ
Kính gửi: Cục Bản quyền tác giả

1. Người nộp tờ khai:

Họ và tên/Tên tổ chức:……………………………………………………………

Là (tác giả/tác giả đồng thời là chủ sở hữu/chủ sở hữu quyền tác giả/người được ủy quyền): (1

……………………………………………………………………………

Sinh ngày:…….tháng…….năm…………………………………………………

Số Giấy chứng minh nhân dân/Thẻ căn cước công dân/Hộ chiếu (hoặc số đăng ký doanh nghiệp, quyết định thành lập nếu là tổ chức):

…………………………………

Ngày cấp: ……………………………tại: ………………………………………..

Địa chỉ: ……………………………………………………………………………

Số điện thoại: …………………………Email…..………………………………..

Nộp Tờ khai đăng ký quyền tác giả cho (tác giả/ tác giả đồng thời là chủ sở hữu/chủ sở hữu quyền tác giả): (2)

………………………………………………………………

2. Tác phẩm đăng ký:

Tên tác phẩm: ……………………………………………………………………

Loại hình (theo Điều 14 Luật Sở hữu trí tuệ): (3) ………………………………

Ngày hoàn thành tác phẩm: ………………………………………………………

Công bố/chưa công bố: (4) ………………………………………………………

Ngày công bố: ……………………………………………………………………

Hình thức công bố (hình thức phát hành bản sao như xuất bản, ghi âm, ghi hình): (5

………………………………………………………………………………………

Nơi công bố: Tỉnh/Thành phố………………………Nước………………………

Nội dung chính của tác phẩm (nêu tóm tắt nội dung tác phẩm – nội dung tác phẩm do tác giả/đồng tác giả sáng tạo, không sao chép từ tác phẩm của người khác, không vi phạm các quy định của pháp luật Việt Nam):

(6)……………………………………………………………………..

………………………………………………………………

………………………………………………………………

………………………………………………………………

3. Trường hợp tác phẩm đăng ký là tác phẩm phái sinh:

Tên tác phẩm gốc:…………………………………………………………………

Ngôn ngữ gốc (đối với tác phẩm dịch):………………………………………………

Tác giả của tác phẩm gốc:………………………………Quốc tịch:……………..

Chủ sở hữu tác phẩm gốc:…………………………………………………………

(Nếu tác phẩm gốc hết thời hạn bảo hộ, ghi “tác phẩm hết thời hạn bảo hộ” và nguồn thông tin

……………………………………………………………………………………..)

4. Tác giả (khai đầy đủ các đồng tác giả, nếu có): (7)

Họ và tên:…………………………Quốc tịch……………………………………

Bút danh:…………………………………………………………………………

Sinh ngày:…….tháng…….năm…………………………………………………

Số Giấy chứng minh nhân dân/Thẻ căn cước của công dân/Hộ chiếu: ………

Ngày cấp: ………………………….tại: ………………………………………….

Địa chỉ: ……………………………………………………………………………

Số điện thoại………………………Email………………………………………

5. Chủ sở hữu quyền tác giả (khai đầy đủ các đồng chủ sở hữu, nếu có): (8)

Họ và tên/Tên tổ chức:…………………Quốc tịch………………………………

Sinh ngày:…….tháng…….năm…………………………………………………

Số Giấy chứng minh nhân dân/Thẻ căn cước công dân/Hộ chiếu (hoặc số đăng ký doanh nghiệp, quyết định thành lập nếu là tổ chức):

……………………………………

Ngày cấp: ……………………………tại: ………………………………………

Địa chỉ: …………………………………………………………………………

Số điện thoại: ………………………Email………………………………………

Cơ sở phát sinh sở hữu quyền (tác giả tự sáng tạo/theo hợp đồng/theo quyết định giao việc, thừa kế…):

(9)……………………………………………………………………………………….

6. Trường hợp cấp lại, đổi Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả:

Số Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả đã cấp:………………………………

Cấp ngày………tháng..……năm………………………………………………….

Tên tác phẩm:……………………………………………………………………

Loại hình:…………………………………………………………………………

Tác giả:………………………………Quốc tịch…………………………………

Chủ sở hữu:………………………….Quốc tịch………………………………….

Số Giấy chứng minh nhân dân/Thẻ căn cước công dân/Hộ chiếu (hoặc số đăng ký doanh nghiệp, quyết định thành lập nếu là tổ chức):

……………………………………

Lý do cấp lại, đổi Giấy chứng nhận:……………………………………………

Tôi cam đoan những lời khai trên là đúng sự thật, nếu sai tôi/chúng tôi xin chịu trách nhiệm trước pháp luật./.

………………, ngày…….tháng……..năm……..
Người nộp đơn (10)
(họ và tên, ký, chức danh, đóng dấu nếu là tổ chức)

Hướng dẫn ghi thông tin trên tờ khai đăng ký quyền tác giả

Tờ khai phải được làm bằng tiếng Việt và do chính tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan hoặc người được ủy quyền nộp đơn ký tên và ghi đầy đủ thông tin về người nộp đơn, tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả hoặc chủ sở hữu quyền liên quan; tóm tắt nội dung tác phẩm, cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình hoặc chương trình phát sóng; tên tác giả, tác phẩm được sử dụng làm tác phẩm phái sinh nếu tác phẩm đăng ký là tác phẩm phái sinh; thời gian, địa điểm, hình thức công bố; cam đoan về trách nhiệm đối với các thông tin ghi trong đơn.

– Các thông tin trên tờ khai đăng ký quyền tác giả được ghi như sau:

1. Ghi rõ người nộp tờ khai là tác giả hoặc chủ sở hữu quyền tác giả, hoặc người thừa kế, hoặc người được uỷ quyền.

2. Ghi rõ nộp hồ sơ cho tác giả hoặc chủ sở hữu quyền tác giả.

3. Ghi rõ tác phẩm thuộc loại hình nào quy định tại Điều 14 ,

4. Nếu tác phẩm đã công bố thì ghi rõ ngày tháng năm công bố; nếu tác phẩm chưa công bố thì ghi “chưa công bố”.

5. Ghi rõ hình thức phát hành bản sao tác phẩm như xuất bản, ghi âm, ghi hình..v.v.

6. Tóm tắt nội dung chính của tác phẩm.

7. Khai đầy đủ các thông tin về tác giả, các đồng tác giả (Tên gọi chính thức, bút danh, bí danh (nếu có), địa chỉ, điện thoại, email v.v…).

8. Khai đầy đủ thông tin về chủ sở hữu, các đồng chủ sở hữu quyền tác giả (Tên gọi chính thức, tên gọi tắt (nếu có), địa chỉ, điện thoại, email v.v…).

9. Ghi rõ là chủ sở hữu quyền tác giả đối với tác phẩm do mình sáng tạo hoặc cơ quan, tổ chức giao nhiệm vụ cho tác giả hoặc cá nhân hoặc tổ chức giao kết hợp đồng sáng tạo với tác giả; hoặc hợp đồng chuyển giao quyền tác giả hoặc người thừa kế.

10. Ghi rõ họ, tên, chức danh, ký tên và đóng dấu.

Ngoài tờ khai Đăng ký bản quyền tác giả nêu trên, Quý khách hàng cần chuẩn bị thêm những tài liệu sau:

– 01 bản sao chứng minh thư nhân dân/căn cước công dân của tác giả (công chứng, chứng thực trong vòng 06 tháng tính đến ngày nộp đơn đăng ký bản quyền tác giả);

– 01 bản sao chứng minh thư nhân dân/căn cước công dân của chủ sở hữu tác phẩm (công chứng, chứng thực trong vòng 06 tháng tính đến ngày nộp đơn đăng ký bản quyền tác giả) – trong trường hợp cá nhân đăng ký;

– 01 bản sao Giấy phép kinh doanh (công chứng, chứng thực trong vòng 06 tháng tính đến ngày nộp đơn đăng ký bản quyền tác giả) – trong trường hợp pháp nhân Đăng ký;

– 01 quyết định giao việc – trong trường hợp pháp nhân Đăng ký;

– 01 bản cam đoan tác giả đối với tác phẩm;

– 01 tuyên bố Đồng tác giả (áp dụng trong trường hợp có từ 02 tác giả trở lên);

– 02 bản tác phẩm cần Đăng ký;

Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận luật sư/ chuyên viên trực tuyến qua tổng đài điện thoại 24/7, gọi ngay số: để nhận được sự hỗ trợ, tư vấn từ Xin giấy phép.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật Sở hữu trí tuệ – Công ty luật Minh Khuê

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *