Làm sao để thành công với nghề dịch thuật tại Việt Nam

Nghề dịch thuật ở nước ta trong những năm qua có những bước phát triển và được đánh giá có triển vọng phát triển cao nhưng không phải ai cũng có thể theo nghề và thành công với nghề nghiệp này. xin giấy phép phân tích một vài góc nhìn về nghề dịch thuật ở nước ta:

Mục lục bài viết

1. Dịch thuật không đơn thuần là chuyển ngữ

Mỗi người dịch, mỗi nhà xuất bản có mỗi cách phiên âm khác nhau. Bạn đọc ngơ ngác không biết được cách phiên âm nào chính xác nhất.

Dịch thuật không đơn thuần là chuyển ngữ

Dịch giả Trần Hữu Quang (đứng) giới thiệu Nền đạo đức tin lành và tinh thần của chủ nghĩa tư bản cho độc giả.

Hiện nay trên thị trường, không hiếm những tác phẩm dịch bị sai sót, cẩu thả… không tôn trọng bạn đọc. Đó là sự dễ dãi của các nhà xuất bản.

Không chỉ biết sinh ngữ mà còn phải rành lĩnh vực

Dịch giả Nguyễn Đôn Phước cho biết dịch thuật là công việc khó khăn, đòi hỏi ở người dịch tính cẩn trọng. Một từ ngữ của nước ngoài có nhiều nghĩa, người dịch phải cân nhắc để chọn nghĩa nào phù hợp với bối cảnh, với nền văn hóa bản ngữ.

Dịch giả Trần Hữu Quang bổ sung muốn dịch thuật, người dịch phải am hiểu lĩnh vực mình dịch. Vì dịch thuật không đơn thuần là công tác chuyển ngữ. Nó là công việc sáng tạo cùng tác giả. Người dịch phải diễn đạt lại, viết lại những ý tưởng, quan điểm từ một ngôn ngữ của nước khác sang ngôn ngữ nước mình. Nhiều lúc, có những thuật ngữ chưa hề có trong ngôn ngữ Việt. Người dịch phải cân nhắc sử dụng một từ tương đương hoặc sáng tạo ra một từ mới mà công chúng có thể hiểu nghĩa. Hoặc có những thuật ngữ chuyên ngành, nếu người dịch không có kiến thức khoa học về lĩnh vực đó thì khó có thể dịch chính xác.

Dịch giả Bùi Văn Nam Sơn kể một câu chuyện vui mà ông từng bị dính “bẫy ngôn ngữ”. Khi đó, ông làm việc cùng một nhà dân tộc học người Pháp trong một công trình nghiên cứu về người dân tộc Rắc Lây (tỉnh Khánh Hòa). Người phiên dịch tiếng Rắc Lây đã dịch cho ông Nam Sơn từ “con heo đất”. Ông Nam Sơn dịch sang tiếng Pháp cho nhà dân tộc học người Pháp “Nó là con heo làm bằng đất nung, trẻ em sẽ bỏ tiền tiết kiệm vào đó”. Sau này, qua tìm hiểu, ông mới vỡ lẽ, con heo đất là một con vật hoang có hình dáng giống con heo, tự đào hang dưới các bụi tre làm nơi cư trú!

Cần một Hội đồng dịch thuật quốc gia

Các dịch giả đã khuyến khích các bạn trẻ nên thường xuyên dịch tài liệu như một cách học ngoại ngữ. Tuy nhiên, các dịch giả cũng lưu ý khoảng cách từ việc dịch, giữ lại cho riêng mình làm kinh nghiệm đến việc dịch để phổ biến cho công chúng là một chặng đường dài.

Hiện nay trên thị trường, không hiếm những tác phẩm dịch bị sai sót, cẩu thả…, không tôn trọng bạn đọc. Dịch giả Nguyễn Văn Trọng cho đó là sự dễ dãi của các nhà xuất bản. Tuy nhiên theo ông Trọng, tình trạng phổ biến nhất là cách phiên âm tiếng Việt các danh từ riêng tiếng nước ngoài. Mỗi người dịch, mỗi nhà xuất bản có mỗi cách phiên âm khác nhau. Bạn đọc ngơ ngác không biết được cách phiên âm nào chính xác nhất. Các dịch giả đã đề nghị cần có một Hội đồng dịch thuật quốc qia để thống nhất cách phiên âm cho tất cả các nhà xuất bản và quản lý những vấn đề liên quan đến dịch thuật.

Dịch giả Nguyễn Đôn Phước cho biết: “Trong quá trình dịch cuốn sách Nền đạo đức tin lành và tinh thần của chủ nghĩa tư bản, chúng tôi đã có những lần tranh cãi căng thẳng, thậm chí cả giận dỗi để bảo vệ giải pháp làm cho bạn đọc hiểu vấn đề dễ dàng nhất. Vì thế rất cần một tổ chức đầu ngành hướng dẫn và giải quyết những tranh cãi trong dịch thuật. Không chỉ là dịch từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt mà còn dịch từ tiếng Việt sang nhiều thứ tiếng khác để quảng bá tinh hoa của Việt Nam”.

Bộ phận dịch thuật MKLAW FIRM

2. Dịch thuật trong xu thế hội nhập

Dịch thuật là một hoạt động ngôn ngữ xuất phát từ nhu cầu thực tiễn sự phát triển của mỗi cơ quan, doanh nghiệp trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế mạnh mẽ và sâu rộng hiện nay.

Vấn đề tiếp cận công nghệ, đa dạng hoá thị trường, mở cửa cho kỹ thuật sáng tạo và mới mẻ, tạo nên cạnh tranh lành mạnh và ưu thế trên thị trường giờ đây trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết. Sự phát triển thị trường, mở rộng đối tác của các Quý khách không thể chỉ bó hẹp trong phạm vi biên giới của một quốc gia mà cần phải mở rộng trên phạm vi châu lục và quốc tế. Quý khách sẽ đi đến thành công khi Quý khách biết cách chủ động vượt qua rào cản về ngôn ngữ. Các Quý khách đã có đối tác hoặc có có ý định hợp tác với đối tác ở những quốc gia nào?

Rất mong nhận được sự hợp tác cùng Quý khách hàng! Trân trọng./.

>> Tham khảo dịch vụ:

3. Dịch thuật Là quá trình học tiếng việt nghiêm túc và say mê

Căn phòng làm việc gọn gàng, tràn ngập ánh sáng. Trên giá sách, phần nhiều là các tác phẩm văn học Nga và những kỉ vật lưu giữ hình ảnh đất nước Nga.

Dịch giả Lê Đức Mẫn, nhà giáo ưu tú, Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam… đã cần mẫn “cày xới cánh đồng” văn chương Nga rộng lớn để giới thiệu với độc giả trong nước hơn 40 đầu sách dịch; trong đó nhiều tác phẩm gây tiếng vang như “Và nơi đây bình minh yên tĩnh”, “Những người thích đùa” của Azit Nêxin (chuyển dịch từ bản tiếng Nga), “Trường ca Ác quỷ” của Lermontov… Trò chuyện với ông, dễ dàng nhận thấy một phong cách điềm tĩnh, cần mẫn và thái độ trau chuốt cẩn trọng qua mỗi câu chữ.

“Học chữ cũng như làm giàu/ nếu không cóp nhặt lấy đâu được nhiều”

Dịch giả Lê Đức Mẫn sinh năm 1941 tại Duy Tiên, Hà Nam, là con trai duy nhất trong một gia đình phong kiến Nho giáo có 7 người con. Từ khi 6 tuổi, ông thường được nghe cha và các cụ bàn luận về văn chương, chính trị. Những buổi nghe lỏm bình về “Truyện Kiều”, đọc “Chinh phụ ngâm”, ngâm “Cung oán ngâm khúc”… đã để lại trong ông ấn tượng sâu sắc về vẻ đẹp của ngôn ngữ văn chương và hình thành trong ông sự say mê thơ văn. Những tờ báo Nam Phong, Tân Văn, từ điển tiếng Pháp thời đó là cầu nối để ông tiếp cận với nền văn hoá tri thức, gợi mở trong suy nghĩ của Mẫn về thế giới mới rộng lớn. Thuở nhỏ, Mẫn hay được cha gọi chép lại thơ vào một quyển sổ mỗi khi ông đọc được bài thơ hay trên báo.

Mỗi ngày giở ra đọc, Mẫn thuộc từng đoạn, từng câu và cảm nhận được cái đẹp trong từng câu chữ và bắt đầu làm thơ. Tập thơ viết theo thể thơ Đường luật đầu tiên ông sáng tác năm 11 tuổi đã “thành hình” rất chững chạc và vẫn được ông lưu giữ đến tận bây giờ.

Lật giở những trang giấy đã ố màu, sờn gáy và bị mối gặm nhấm, bên cạnh nét chữ ngọng nghịu màu tím học trò là những chữ mực đỏ chi chít nghiêm khắc của người cha về vần luật, câu cú… Dịch giả Lê Đức Mẫn xúc động nhớ lại bài học đầu tiên người cha đáng kính dạy dỗ mà ông luôn khắc ghi trong lòng: “Học chữ cũng như làm giàu, nếu không cóp nhặt lấy đâu được nhiều. Một ngày học 6 tiếng, 10 ngày 60 tiếng, một tháng 180 tiếng, 1 năm 12 tháng sẽ được 2160 tiếng.

Vậy thì cứ chăm chỉ giữ mức thường như vậy trong một năm đã thấy khá, mà sau hai năm sẽ thấy đầy chữ. Phải nên bền chí, đừng đãng trí, đừng để gián đoạn ngày nào”. Cũng chính từ phương pháp học này mà Lê Đức Mẫn hình thành phương pháp học ngoại ngữ hiệu quả.

Những bước đi bỡ ngỡ đầu tiên này tưởng như là sự khởi đầu của một nhà thơ trong tương lai nhưng dịch thuật lại, là cái “nghiệp” theo ông suốt cuộc đời. Vốn văn hoá, tâm hồn thi sĩ nhạy cảm, lãng mạn đã tạo nên một con người Lê Đức Mẫn luôn trân trọng cái đẹp và cẩn trọng trong sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt. Đây là một yếu tố quan trọng để khẳng định vị thế của dịch giả trong làng dịch thuật nước nhà.

Trăn trở của một người dịch không chuyên

Tâm sự với tôi, ông tự nhận mình là dịch giả không chuyên, dịch thuật chỉ là nghề tay trái… Bên cạnh công việc chính là giảng viên dạy tiếng Nga tại Trường Đại học Ngoại ngữ Hà Nội.

Năm 1960, ông đỗ khóa đầu tiên hệ 4 năm của Trường Đại học Sư phạm Ngoại ngữ. Ngay năm đầu tiên học tiếng Nga đã nhen nhóm trong ông tình yêu với văn học Nga. Ông lại may mắn được học các thầy Vũ Lộc, Nguyễn Tử Phỏng, Hoàng Thuý Toàn và các chuyên gia Nga… Hằng ngày, cậu sinh viên Lê Đức Mẫn dành phần lớn thời gian trong thư viện để ghi chép, sưu tầm tài liệu, tích luỹ kiến thức.

Năm thứ 3, Lê Đức Mẫn dịch tuyển tập thơ của Puskin và bắt đầu hợp tác với Nhà xuất bản Văn học dịch một số tác phẩm của Lécmôntốp. “Trường ca Ác quỷ” dài 1000 câu được coi là tác phẩm đánh dấu giai đoạn chính thức ông được công nhận là một dịch giả Văn học Nga -Xô Viết.

Văn học dịch những năm gần đây bung ra và nở rộ về mặt số lượng, hướng đi đa dạng. Tuy nhiên, nhìn từ góc độ văn học nghệ thuật thì nhiều tác phẩm vẫn vấp “sạn”. Điều ông trăn trở là Việt Nam chưa có trung tâm đào tạo dịch thuật, trong khi các nước trên thế giới đã hình thành từ rất sớm. Những người làm công tác dịch thuật chưa có quy chuẩn nhất định nên một số dịch giả đã gây ra những vụ “thảm sát” sách dịch trong thời gian qua. Không phải cứ ai biết ngoại ngữ là đã chuyển dịch thành công các tác phẩm văn học nước ngoài. Một bản dịch thành công phải là từ chữ đầu đến chữ cuối trơn mượt, người đọc không biết đấy là bản dịch. Muốn đạt được điều này, người dịch phải hiểu biết cặn kẽ, tận tường ngôn ngữ dân tộc và quan trọng là khả năng thụ cảm cái đẹp trong ngôn ngữ văn chương. Với những dịch giả trẻ, cần phải được đào tạo một cách chu đáo và phải nghiêm túc trong việc học tiếng Việt để có thể đạt tới thứ ngôn ngữ văn chương, thứ ngôn ngữ “quý tộc” trong văn học dịch.

Dịch sách mà học là điều Lê Đức Mẫn luôn tâm niệm trong suốt quá trính làm công việc dịch thuật.

Xin giấy phép (biên tập)

4. Nghề dịch thuật luôn đòi hỏi sự tâm huyết, đam mê

Cuộc sống trớ trêu, bỗng đặt lên vai một ông già đã hết hơi hết cốt, gánh nặng, nhất thời dựng lại nét đẹp Pháp văn ở một đất nước nghìn trùng xa cách nước Pháp.

Nghề chơi cũng lắm công phu (Kiều)

Lịch sử thăng trầm, bao nhiêu năm người ta bẵng quên tiếng Pháp, nay đến thời tái ngộ, những con người còn biết thưởng thức một vần thơ của Apollinaire, thấu hiểu ý nhị một áng văn của Valéry đã trên dưới bảy mươi, hàng ngũ thưa thớt.

Hẳn rằng các hãng Pháp có đầu tư, khách du lịch dồn hết, rồi cũng tìm ra vài người phiên dịch.

Thế hệ thanh niên đổ xô học tiếng Anh: Giao dịch, thương mại, đón đưa khách chỉ cần vài năm luyện tiếng Anh. Phải chăng tiếng Pháp rồi chỉ còn là một thứ đồ cổ dành cho một số ít ông đồ Tây, sính chữ, sính nghĩa? đời sau chỉ còn nhắc đến văn Pháp, vang bóng một thời.

Hàng hóa, người qua lại đang tuôn từ nước này qua nước khác, quả rằng trên hành tinh này không có gì ngăn cách nổi luồng giao lưu tầm cỡ thế giới ấy nữa. Nhưng liệu rằng buôn bán, du lịch có đủ làm cho các dân tộc hiểu nhau, đồng cảm với nhau. Mua bán tất có cạnh tranh, cò kè lãi lỗ, thậm chí được bao nhiêu định kiến hận thù, hiểu lầm nhau chồng chất từ bao đời. Sắc tộc này, tín đồ tôn giáo này đứng trước sắc tộc, dân tộc, tôn giáo khác bao giờ cũng muốn tìm hiểu cái mới, muốn làm quen cái lạ, vừa cảnh giác, nghi kỵ, khinh miệt những cách ăn nói, đi đứng, lễ nghi, phong tục của kẻ khác. Nhắc sao hết những thảm họa xưa và nay mà óc kỳ thị sắc tộc tôn giáo, văn hóa đã gây ra?

Chỉ khi nào thấu hiểu được, thưởng thức được những cái hay cái đẹp của một nền văn hóa khác mới xóa bỏ được óc kỳ thị kia. Dùng một máy vi tính xưa nhất, tôi không cần biết là của Pháp hay của Nhật, quý hồ tiện lợi và giá rẻ, nhưng say sưa đọc một tiểu thuyết của Balzac, nắm được những luận điểm sâu sắc của Bergson hay Sartre, ngắm một bức tranh của Gauguin là tôi đã hòa mình với tình cảm, tài năng của nhân dân Pháp, qua một sản phẩm chỉ riêng nước Pháp mới có. Cũng như khi người Pháp thấu hiểu được Truyện Kiều hay vần thơ của Nguyễn Trãi. Lúc đó giữa hai dân tộc không còn gì ngăn cách nữa, giao tiếp không còn bị rối nhiễu, qua những tác phẩm văn học nghệ thuật cao đẹp. Những gì quý giá nhất của dân tộc này du nhập vào văn hóa của một dân tộc khác, kho tàng văn hóa của đôi bên phong phú thêm mà bản sắc vẫn được gìn giữ và ảnh hưởng sẽ tồn tại từ đời này qua đời khác. Toàn quyền Doumer bắc qua sông Hồng chiếc cầu sắt đồ sộ mong lưu danh sử sách nay mai chỉ còn là đống sắt vụn, còn những bài thơ tuyệt tác của Baudelaire mãi mãi ngân vang trong tâm hồn nhiều người Việt Nam.

Không phải đa số người Việt Nam trực tiếp đọc thơ Baudelaire, cũng như không mấy người Pháp đọc thẳng Truyện Kiều. Sự giao lưu văn hóa bắt buộc phải qua dịch thuật, mỗi nước phải có một đội ngũ dịch không cần đông, nhưng cần hết sức tinh, nắm được, sử dụng được ngôn ngữ cả hai bên ở mức tinh vi, tế nhị, nhuần nhuyễn… Không một quốc tế ngữ nào thay thế được. Muốn người Pháp và những người dùng tiếng Pháp trên thế giới hiểu Truyện Kiều, phải có người dịch Kiều ra tiếng Pháp, muốn người Đức, người Nga hiểu, phải dịch ra tiếng Đức, tiếng Nga…

Trong nhiều năm, tiếng Pháp là một trong những công cụ chủ yếu của Việt Nam để tiếp nhận văn hóa Pháp và văn hóa nhiều nước khác. Và để cho người nước khác hiểu Việt Nam, cứ tưởng tượng trong trăm năm qua, không có những bản dịch những tác phẩm của Rousseau, Montesquieu, Balzac, Engels, Shakespeare, Tolstoi, Goeth (qua bản tiếng Pháp) thì đời sống văn hóa, chính trị, triết học ở nước ta sẽ ra sao?

Đã đến lúc cần đánh chuông báo động: Đội ngũ nắm tiếng Pháp đến trình độ dịch được những tác phẩm văn học và các môn nhân văn nay thật chỉ đếm trên đầu ngón tay, hơn nữa đều đã cổ lai hy. Ở đây không ăn xổi được, không có máy móc nghe nhìn nào, phương pháp nào tạo ra nhanh nhiều những người dịch giỏi. Nghề dịch chẳng phải nghề chơi, cần sính chữ nghĩa. Phải rèn luyện lâu dài, gian khổ. Quen viết một bài xã luận ít khi mất đến tiếng đồng hồ, còn không ít chữ trong Kiều, nghiền ngẫm thâu đêm vẫn không dịch ra.

(MKLAW FIRM: Biên tập) Quý khách hàng cần hỗ trợ tư vấn, giải đáp các vấn đề pháp luật về dân sự, hình sự, hôn nhân gia đình, đất đai, lao động, hành chính, doanh nghiệp, đầu tư, đấu thầu, thuế – kế toán, lao động – bảo hiểm; rà soát văn bản, , ; Rà soát , quy chế, văn bản nội bộ doanh nghiêọ,.. vui lòng liên hệ hotline:

5. Thực trạng công tác dịch thuật tại Việt Nam

Việt Nam ngày càng phát triển, đất nước ngày càng đổi mới, quan hệ quốc tế mở rộng không ngừng. Nhu cầu về ngoại ngữ gia tăng và một điều đáng mừng là số người thông thạo ngoại ngữ đã tăng lên đáng kể nhờ sự quan tâm, đầu tư của Nhà nước, của các cơ quan, doanh nghiệp và cá nhân cho việc giảng dạy và học tập ngoại ngữ, trong nước cũng như du học nước ngoài. Tuy nhiên, điều đó không làm giảm đi vai trò của công tác dịch thuật.

Về tính chuyên nghiệp của nghề dịch thuật.

1. Nhu cầu dịch thuật

Việt Nam ngày càng phát triển, đất nước ngày càng đổi mới, quan hệ quốc tế mở rộng không ngừng. Nhu cầu về ngoại ngữ gia tăng và một điều đáng mừng là số người thông thạo ngoại ngữ đã tăng lên đáng kể nhờ sự quan tâm, đầu tư của Nhà nước, của các cơ quan, doanh nghiệp và cá nhân cho việc giảng dạy và học tập ngoại ngữ, trong nước cũng như du học nước ngoài. Tuy nhiên, điều đó không làm giảm đi vai trò của công tác dịch thuật. Ngược lại, số lượng văn bản, tài liệu, tin tức, v.v. cần chuyển dịch ngày một nhiều. Các phương tiện thông tin đại chúng như phát thanh, truyền hình, báo chí cần chuyển dịch thông tin từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt để truyền tải tới quảng đại công chúng. Các hợp đồng, văn kiện dự án, dữ liệu cần được dịch trong các giao dịch hành chính, thương mại, hợp tác quốc tế, v.v. cũng tăng mạnh. Các tác phẩm điện ảnh nước ngoài cần có thuyết minh hoặc phụ đề tiếng Việt. Phần mềm máy tính cần được Việt hoá, tạo thuận tiện cho người sử dụng. Các lớp đào tạo, tập huấn do chuyên gia nước ngoài giảng dạy cần có phiên dịch để nhiều người tham gia học tập hơn. Có thể kể ra vô vàn yêu cầu dịch thuật khác. Rõ ràng nhu cầu dịch thuật hiện nay đang ngày càng đa dạng, gia tăng và tăng mạnh.

2. Thực trạng

Vậy thực trạng công tác dịch thuật những năm gần đây ra sao? Theo hiểu biết chưa đầy đủ của chúng tôi, số lượng cán bộ có thể đảm nhận công việc phiên/biên dịch với chất lượng cao hiện nay không nhiều. Thế hệ những dịch giả lừng danh, đã có rất nhiều bản dịch các tác phẩm tiêu biểu của văn học Nga, Pháp, Anh, Đức, Trung Quốc, v.v. như Đỗ Đức Hiểu, Thái Bá Tân, Thuý Toàn chỉ đếm trên đầu ngón tay, đa số đã khá cao tuổi và không thể làm công tác phiên dịch vốn dĩ khá căng thẳng và đòi hỏi sự nhanh nhạy. Thế hệ thứ hai chuyên sâu vào công tác phiên dịch hơn là biên dịch, nhưng đa phần hiện đang giữ những chức vụ quan trọng trong Bộ Ngoại giao, Vụ Hợp tác quốc tế các bộ hoặc các trường đại học nên cũng không có nhiều thời gian tham gia công việc này. Thế hệ thứ ba như chúng tôi hiện đang giảng dạy tại các trường đại học với số lượng sinh viên khá lớn, khối lượng công việc nặng nề nên cũng không có nhiều người có điều kiện thường xuyên tham gia phiên/biên dịch. Chủ yếu công việc phiên dịch hiện nay do thế hệ thứ tư gồm sinh viên ngoại ngữ mới ra trường ít năm đảm nhiệm. Còn công tác biên dịch kể cả dịch các tác phẩm văn học, được một số lượng đông đảo những người biết ngoại ngữ thực hiện. Công sức của họ thật là to lớn, lượng sản phẩm họ tạo ra thật khổng lồ. Dầu vậy, nhìn tổng thể, có thể nói công tác dịch thuật, cả phiên dịch (dịch nói) và biên dịch (dịch viết) ở nước ta cho đến nay vẫn chưa trở thành một nghề mang tính chuyên nghiệp.

Việc thiếu chuyên nghiệp hoá đã dẫn tới nhiều hậu quả đáng buồn, thậm chí nghiêm trọng. Báo Đầu tư một lần có đăng bài Bộ trưởng cứu phiên dịch kể lại trường hợp phiên dịch đã dịch đoạn nói về công ti Proctor and Gambles là “chúng tôi kinh doanh ở đây như đánh bạc”, mặc dù chữ Gambles ở đây đơn giản chỉ là tên công ti chẳng liên quan gì tới cờ bạc cả. Lần khác, một ngôn ngữ lập trình có tên Java đã được phiên dịch chuyển thành “chúng tôi đã thử nghiệm phần mềm này ở Java” (Indonesia). Lại nữa, trong khi cố gắng thể hiện thể hiện sự tức giận của diễn giả đối với một hiện tượng bức xúc, phiên dịch đã thêm cả từ bloody vào lời dịch, một từ cực kì bất lịch sự trong một khung cảnh trang trọng. Điều đó khiến tất cả cử toạ nước ngoài ồ lên và diễn giả lúc đó chẳng hiểu mình nói gì mà họ lại có phản ứng khác hẳn với các đại biểu Việt Nam như vậy.

Đây mới chỉ là một vài trường hợp điển hình về phiên dịch mà chúng tôi biết. Những sai sót, nhầm lẫn trong biên dịch còn nhiều hơn thế. Một số lời thoại trong nhiều bộ phim đã được người biên dịch ‘bóp méo’, thậm chí còn ‘chỉnh’ ngược lại 180 độ. Chẳng hạn, We can’t get through (trong tình huống đó phải hiểu là Không xong rồi) được chuyển thành Chúng ta không thể xuyên qua; We can’t come to terms (Không thể thống nhất)được chuyển thành Chúng ta không thể đến kì học được. Những sai sót này để lại những hậu quả rất lớn, nhất là đối với phương tiện thông tin đại chúng như truyền hình, báo chí. Chúng ta đều hiểu tác động của những phương tiện này đến công chúng mạnh đến nhường nào. Rõ rệt nhất có thể kể đến cấu trúc bị động kiểu như Chương trình này được tài trợ bởi Pond và Ômô, Cuốn sách này được viết bởi Hemingway. Tiếp đó là kiểu câu Người chơi thứ hai tham gia chương trình đó là chị Thanh Thuỷ. Theo suy nghĩ của chúng tôi, những kiểu cấu trúc “lạ lẫm, ngoại lai” này đã trở nên rất phổ biến trong ngôn ngữ hàng ngày hiện nay là do chúng xuất hiện quá nhiều qua ngôn từ của những MC trong nhiều chương trình truyền hình được công chúng ưa thích, nhất là các chương trình trò chơi của VTV3.Do vậy, việc sử dụng ngôn từ trên các pBình thường (P)

hương tiện thông tin đại chúng nói chung và công tác biên dịch trong các sản phẩm báo in, báo nói, báo hình nói riêng cần phải cực kì cẩn trọng, đòi hỏi chất lượng và tính chuyên nghiệp cao. chuyển thành . Theo suy nghĩ của chúng tôi, những kiểu cấu trúc “lạ lẫm, ngoại lai” này đã trở nên rất phổ biến trong ngôn ngữ hàng ngày hiện nay là do chúng xuất hiện quá nhiều qua ngôn từ của những MC trong nhiều chương trình truyền hình được công chúng ưa thích, nhất là các chương trình trò chơi của VTV3.Do vậy, việc sử dụng ngôn từ trên các phương tiện thông tin đại chúng nói chung và công tác biên dịch trong các sản phẩm báo in, báo nói, báo hình nói riêng cần phải cực kì cẩn trọng, đòi hỏi chất lượng và tính chuyên nghiệp cao.

3. Nguyên nhân

Nguyên nhân của thực trạng trên là do đâu? Trước hết, đó là do sự thiếu hụt kiến thức và kĩ năng của người tham gia công tác dịch thuật. Người làm công tác dịch thuật cần nhiều loại kiến thức: ngôn ngữ, văn hoá, kiến thức phổ thông hay kiến thức nền (general or background knowledge) và kiến thức chuyên môn. Họ cần phải thông thạo, có vốn từ vựng phong phú, hiểu biết thấu đáo những vấn đề ngôn ngữ học của cả hai ngôn ngữ, hiểu biết những tương đồng và khác biệt giữa hai ngôn ngữ không những chỉ về ngữ pháp mà còn về ngữ nghĩa và ngữ dụng. Những hiểu biết đó gắn chặt với tri thức văn hoá về đất nước, con người, lối sống, thói quen, phong tục tập quán của hai cộng đồng ngôn ngữ. Đến lượt chúng, tri thức văn hoá lại phải dựa trên một nền tảng tri thức bách khoa vững chắc và liên tục được cập nhật. Cuối cùng, mỗi một chuyên ngành có những thuật ngữ, cách diễn đạt riêng, phong cách riêng, đòi hỏi người làm công tác dịch thuật phải hiểu được chí ít là ý nghĩa, nội hàm của chúng, dẫu rằng không thể sâu như một nhà chuyên môn. Tiếc thay, việc đào tạo ngoại ngữ chuyên ngành tới nay vẫn chưa đạt hiệu quả cao, cả về phía giáo viên lẫn học viên, như Đinh Văn Đức và Kiều Châu nhận định “… Cho đến nay chúng ta chưa có một chiến lược đào tạo đội ngũ ngoại ngữ chuyên ngành. Tuyệt đại bộ phận giáo viên của các bộ môn ngoại ngữ khi dạy chuyên ngành đều tự học và tự tìm lối. Tính du kích và phi chuyên nghiệp chính là ở đây.”

Điều này dẫn tới nhiều thách thức đối với công tác dịch thuật; nhà chuyên môn giỏi thì khả năng thành thạo ngoại ngữ lại thấp, người giỏi ngoại ngữ lại thiếu kiến thức chuyên môn, và một số người hội đủ cả hai phẩm chất này ở mức thuần thục thật quá ít ỏi. Bằng chứng có thể thấy như embedded systems được các chuyên gia tin học dịch là hệ thống nhúng, environmentally friendly technology được các nhà môi trường dịch là công nghệ thân môi trường. Dĩ nhiên dịch như thế có thể vẫn khả chấp, song nếu họ có kiến thức ngôn ngữ tốt hơn thì đã lựa chọn cách diễn đạt trong sáng, dễ hiểu hơn. Song ngược lại, nếu những thuật ngữ như trên được đưa cho những người chỉ biết ngoại ngữ mà không hiểu biết về tin học hay môi trường thì chưa chắc đã tìm được một thuật ngữ phù hợp.

Ngoài những thiếu hụt về kiến thức, nhiều người làm phiên dịch hiện nay còn thiếu kĩ năng. Họ không hiểu hết những đòi hỏi của công tác phiên dịch nên không chú tâm đào luyện những kĩ năng cần thiết của nghề này, chẳng hạn như kĩ năng ghi nhớ thông tin, tái tạo lại ý tưởng người nói mới truyền đạt, kĩ năng diễn thuyết trước công chúng (public speaking), .v.v. Đây là hai nguyên nhân chính dẫn tới tình trạng trên.

Một điều cần nói nữa là cách nhìn nhận của công chúng nói chung và người sử dụng phiên/biên dịch nói riêng. Có thể nói công việc phiên/biên dịch cơ bản cho đến nay vẫn chưa được coi là một nghề thực sự, một công việc có tính chuyên nghiệp cao. Đa số người ta vẫn quan niệm rằng hễ ai thông thạo ngoại ngữ là có thể làm phiên/biên dịch được mà không hiểu hết những đòi hỏi của nó. Đó là một quan niệm sai lầm. Không phải ai biết ngoại ngữ là có thể làm được phiên/biên dịch. Nhiều giáo viên ngoại ngữ giảng dạy rất có uy tín, có trình độ cao, đã có điều kiện đi học ở nước ngoài về, song khi phải đảm nhận công việc phiên/biên dịch vẫn gặp khó khăn, lúng túng hay nói nôm na là ‘dịch gẫy’. Ngay cả giáo viên giảng dạy môn dịch ở nhiều trường/khoa ngoại ngữ không phải ai cũng có thể làm phiên dịch tốt. Nghề giảng dạy ngoại ngữ nói chung và giảng dạy môn dịch nói riêng, nghề phiên dịch và nghề biên dịch là những nghề có liên quan, tác động đến nhau rất lớn, nhưng không phải đồng nhất mà là những nghề riêng biệt.

4. Nhu cầu đào tạo và chuẩn hoá

Qua những thảo luận trên đây, chúng tôi thiết nghĩ với tư cách là một nghề chuyên nghiệp, những người làm công tác phiên/biên dịch cần được đào tạo một cách chuyên nghiệp, bài bản và cần phải chuẩn hoá. Đã gần hết thập kỉ đầu tiên của thế kỉ 21, thế kỉ của kinh tế tri thức, của hàng loạt các tiêu chuẩn như ISO, GMP mà các nhà sản xuất, doanh nghiệp ở mọi lĩnh vực kinh tế, giáo dục, y dược, v.v. phải đảm bảo và tuân thủ nếu muốn cung cấp cho người sử dụng những sản phẩm, dịch vụ có chất lượng để tồn tại và phát triển trong thế giới toàn cầu hoá, cạnh tranh mạnh mẽ hiện nay. Nghề phiên dịch và nghề biên dịch cũng cần phải có những tiêu chuẩn chuyên nghiệp như vây.

Thứ nữa, người/cơ quan sử dụng phiên/biên dịch cũng cần nhận thức rõ điều này để đảm bảo chất lượng của công việc. Chất lượng của mọi hoạt động, dịch vụ, sản phẩm phải được sự đảm bảo, tuân thủ của cả phía người sản xuất/cung cấp lẫn người sử dụng. Nếu người sử dụng còn coi nhẹ chất lượng, tự thoả mãn theo quan điểm “miễn cứ có là được”, bất luận tốt xấu, thì còn có sản phẩm/dịch vụ kém, gây tác hại không chỉ ngay trước mắt mà còn lâu dài về sau. Sản phẩm của biên/phiên dịch cũng không phải là ngoại lệ. Nếu tình trạng ‘nghiệp dư’ từ những năm 60, 70 của thế kỉ trước trong công tác này vẫn tiếp diễn thì chẳng khác gì hàng hoá sản phẩm của chúng ta vẫn chỉ theo kiểu ‘tự sản tự tiêu’, chất lượng thấp chứ không thể xuất khẩu, xâm nhập thị trường quốc tế được.

Nói tóm lại, bài viết này thể hiện mong muốn cao nhất của chúng tôi là (i) chuyên nghiệp hoá nghề biên/phiên dịch bằng những tiêu chuẩn chuyên nghiệp, qua đào tạo chuyên nghiệp; và (ii) người/cơ quan sử dụng biên/phiên dịch cần nhận thức và đánh giá đúng đắn tầm quan trọng của nghề này cũng như những đòi hỏi chuyên nghiệp của nó để đảm bảo chất lượng.

Xin giấy phép (sưu tầm)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *