Công dân Việt Nam thôi quốc tịch Việt Nam và nhập quốc tịch nước ngoài thì có được hưởng thừa kế không?

Chào luật sư, Luật sư cho tôi hỏi:Tôi là người Việt Nam, đang mang quốc tịch Việt Nam, nay tôi có ý định xin thôi quốc tịch Việt Nam để nhập quốc tịch nước ngoài. Nhưng tôi không biết khi tôi mang quốc tịch nước ngoài thì sau này tôi có được hưởng thừa kế tại Việt Nam không?

Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục tư vấn luật Dân sự của

>>

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Công ty Xin giấy phép. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

1. Cơ sở pháp lý:

2. Luật sư tư vấn:

Theo quy định của , thừa kế có hai hình thức là thừa kế theo di chúc và thừa kế theo pháp luật.

Điều 609. Quyền thừa kế

Cá nhân có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình; để lại tài sản của mình cho người thừa kế theo pháp luật; hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật.

Người thừa kế không là cá nhân có quyền hưởng di sản theo di chúc.

Điều 613. Người thừa kế

Người thừa kế là cá nhân phải là người còn sống vào thời điểm mở thừa kế hoặc sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản chết. Trường hợp người thừa kế theo di chúc không là cá nhân thì phải tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.

Thời điểm mở thừa kế theo quy định pháp luật là thời điểm người có tài sản chết. Trường hợp Tòa án tuyên bố một người là đã chết thì thời điểm mở thừa kế là ngày được xác định tại khoản 2 Điều 71 của Bộ luật Dân sự.

Trường hợp thừa kế theo di chúc, Điều 624 quy định về khái niệm của di chúc như sau:

Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết.

Đối với trường hợp thừa kế theo di chúc, từ các quy định trên có thể thấy, pháp luật về thừa kế ghi nhận quyền để lại di sản thừa kế và quyền được hưởng di sản thừa kế của cá nhân, tổ chức không phân biệt cá nhân, tổ chức đó có quốc tịch Việt Nam hay quốc tịch nước ngoài. Người thừa kế chỉ cần đảm bảo điều kiện là còn sống vào thời điểm mở thừa kế hoặc sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản chết( đối với người thừa kế là cá nhân), nếu người thừa kế không phải là cá nhân( có thể pháp nhân, tổ chức khác…) thì phải tồn tại vào thời điểm mở thừa kế. Người thừa kế trong trường hợp thừa kế theo di chúc là người được chỉ định cụ thể trong di chúc và hoàn toàn theo ý chí chủ quan của người để lại di chúc. Do đó người thừa kế hoàn toàn có thể là người có quốc tịch Việt Nam hoặc người đang mang quốc tịch nước ngoài.

Trường hợp thừa kế theo pháp luật.

Điều 649. Thừa kế theo pháp luật

Thừa kế theo pháp luật là thừa kế theo hàng thừa kế, điều kiện và trình tự thừa kế do pháp luật quy định

Điều 651. Người thừa kế theo pháp luật

1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:

a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;

c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

Theo quy định trên, trường hợp thừa kế theo pháp luật thì người thừa kế bắt buộc phải thuộc một trong các hàng thừa kế theo quy định tại Điều 651 như trên, hay nói cách khác, người thừa kế phải có mối quan hệ huyết thống hoặc quan hệ nuôi dưỡng với người chết. Như vậy, trường hợp thừa kế theo pháp luật cũng không hạn chế việc người thừa kế là người hiện đang mang quốc tịch Việt Nam hay đang mang quốc tịch nước ngoài mà chỉ cần người đó là một trong những người thuộc hàng thừa kế theo quy định trên thì sẽ có quyền hưởng di sản thừa kế do người chết để lại. Việc chứng minh quan hệ huyết thống hay quan hệ nuôi dưỡng thì người thừa kế phải cung cấp được các giấy tờ, văn bản có giá trị pháp lý,… ghi nhận mối quan hệ đó giữa người thừa kế và người chết để lại.

Như vậy, từ các quy định trên có thể thấy, bạn là công dân Việt Nam nay thôi quốc tịch Việt Nam để nhập quốc tịch nước ngoài thì sau khi bạn đã nhập quốc tịch nước ngoài bạn vẫn có quyền được hưởng di sản thừa kế theo các quy định về thừa kế như trên. Tuy nhiên, đối với mỗi loại tài sản cụ thể do người chết để lại, thì sẽ có các quy định của pháp luật chuyên ngành điều chỉnh, việc hưởng di sản thừa kế trong những trường hợp đó phải tuân thủ các quy định của pháp luật chuyên ngành tương ứng.

Trên đây là tư vấn của chúng tôi. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận số: để được giải đáp.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật Dân sự – Công ty luật Minh Khuê

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *