Thắc mắc về đặt tên thương hiệu ? Cách đăng ký độc quyền thương hiệu

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Đăng ký thương hiệu/đăng ký nhãn hiệu hàng hóa cần một quy trình thẩm định dài (khoảng 12-18 tháng) thì sẽ được cấp chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hàng hóa độc quyền. Do vậy, trong quá trình đăng ký dễ phát sinh nhiều vấn đề, rủi ro pháp lý. xin giấy phép tư vấn và giải đáp cụ thể:

Mục lục bài viết

1. Thắc mắc về đặt tên thương hiệu ?

Gửi anh/chị luật sư, Em có chút thắc mắc về việc đặt tên thương hiệu, mong anh/ chị giải đáp cho em. Hiện nay, theo giấy phép kinh doanh đã đăng ký, công ty em có tên là Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Tân Hoàng Gia.

Công ty hoạt động nhiều lĩnh vực liên quan đến ngành du lịch. Sắp tới công ty em muốn triển khai chiến dịch quảng cáo cho 1 lĩnh vực hoạt động của công ty, nhưng không muốn lấy tên là Tân Hoàng Gia mà thay vào đó dùng một tên thương hiệu mới – tên thương hiệu này sẽ được sử dụng xuyên suốt cho tất cả các chiến dịch quảng bá sau này. (Ví dụ như công ty cổ phần truyền thông VCCorp mở sàn giao dịch MuaChung chẳng hạn).

Vậy em muốn hỏi việc sử dụng 1 tên khác với tên công ty cho 1 mảng hoạt động của công ty như vậy có hợp pháp không? Nếu được phép sử dụng thương hiệu mới, em cần làm những thủ tục gì và khai báo thương hiệu mới với cơ quan nào? Cục Sở hữu trí tuệ có giải quyết trường hợp đăng ký thương hiệu mới của công ty em không?

Em mong nhận được câu trả lời sớm của anh/ chị. Em xin chân thành cảm ơn.

Thanks and Best Regards,

Người gửi: Phạm Thu Trang

Thắc mắc về đặt tên thương hiệu ?

:

Trả lời:

Rất cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình tới chuyên mục! Câu hỏi của bạn chúng tôi xin được giải đáp như sau:

Ngoài những tên gọi theo Luật Doanh nghiệp ( gồm tên bằng tiếng Việt; tên bằng tiếng nước ngoài (thường gọi là tên giao dịch hay tên đối ngoại) và tên viết tắt) thì doanh nghiệp còn có một loại tên khác: tên thương mại theo Luật Sở hữu trí tuệ. Khoản 21 Điều 4 Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 (đã được sửa đổi, bổ sung năm 2009) quy định: Tên thương mại là tên gọi của tổ chức, cá nhân dùng trong hoạt động kinh doanh để phân biệt với các tổ chức, cá nhân khác trong cùng lĩnh vực và khu vực kinh doanh – tức là khu vực địa lý nơi tổ chức, cá nhân ấy có bạn hàng, khách hàng hoặc có danh tiếng.

Để tên thương mại được bảo hộ theo pháp luật Sở hữu trí tuệ (được quy định tại các Điều 76,77,78 Luật sở hữu trí tuệ hiện hành) thì nhìn chung, tên thương mại phải có khả năng phân biệt chủ thể kinh doanh mang tên đó với chủ thể kinh doanh khác trong cùng lĩnh vực và khu vực kinh doanh. Ngoài ra, tên thương mại còn phải đáp ứng một số yêu cầu khác, đó là:

– Chứa thành phần tên riêng, trừ trường hợp đã được biết đến rộng rãi;

– Không trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với tên thương mại mà người khác đã sử dụng trong cùng lĩnh vực và khu vực kinh doanh.

– Không trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu của người khác hoặc với chỉ dẫn địa lý đã được bảo hộ trước ngày tên thương mại đó được sử dụng.

Luật Sở hữu trí tuệ không cấm doanh nghiệp cùng lúc sử dụng từ hai tên thương mại trở lên. Theo hướng đó, doanh nghiệp có quyền sử dụng hơn một tên thương mại, miễn là doanh nghiệp chứng minh việc sử dụng hợp pháp tên thương mại của mình theo đúng Luật Sở hữu trí tuệ. Như vậy, công ty bạn hoàn toàn được sử dụng 1 tên khác với tên công ty cho một mảng hoạt động của công ty.

Do tên thương mại thường là tên doanh nghiệp hoặc được sử dụng thường xuyên trong hoạt động kinh doanh của mỗi chủ thể kinh doanh, nên quyền sở hữu tên thương mại được xác lập trên cơ sở thực tiễn sử dụng hợp pháp tên thương mại đó tương ứng với khu vực và lãnh thổ kinh doanh, mà không cần thực hiện thủ tục đăng ký tên thương mại đó tại cục Sở hữu trí tuệ. Do vậy, bạn hoàn toàn được sử dụng tên thương hiệu mới cho công ty mà không phải làm thủ tục đăng ký tại cục Sở hữu trí tuệ.

Trân trọng./.

2. Cách đăng ký bảo hộ thương hiệu nhà hàng

Khi khách hàng mở một nhà hàng, một trong những vấn đề đó là tìm tên và đăng ký bảo hộ tên thương hiệu cho nhà hàng đó.

Khi tiến hành đăng ký, Khách hàng cần chuẩn bị các tài liệu sau:

– Tên và địa chỉ của chủ đơn theo Đăng ký kinh doanh;

– Giấy ủy quyền ký và đóng dấu (theo mẫu của ).

– Mẫu nhãn hiệu (bản mềm).

có thể giúp gì cho Bạn:

Tư vấn thủ tục đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam trước khi nộp đơn;

– Soạn thảo tất cả các biểu mẫu liên quan đến thủ tục đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam để KHÁCH HÀNG ký;

– Chuẩn bị hồ sơ đăng ký và thực hiện việc đăng ký tại Việt Nam;

– Theo dõi các Đơn đã nộp và báo cáo định kỳ cho KHÁCH HÀNG về tình trạng của Đơn (tương ứng với từng giai đoạn thẩm định Đơn tại Việt Nam);

– Thông báo, tư vấn và xử lý các thiếu sót/từ chối của Cục Sở hữu trí tuệ (nếu có) trong quá trình theo dõi đơn;

– Nhận Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam và bàn giao cho KHÁCH HÀNG khi nhận được Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu từ Cục Sở hữu trí tuệ;

– Tư vấn việc sử dụng nhãn hiệu sau khi đăng ký tại các nước đã đăng ký;

– Cập nhật ngày hiệu lực của GCN đăng ký nhãn hiệu vào hệ thống dữ liệu của và sẽ nhắc nhở KHÁCH HÀNG gia hạn GCN đúng thời hạn.

Mọi vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận luật sư trực tuyến qua số: để được giải đáp. Rất mong nhận được sự hợp tác! Trân trọng./.

3. Đăng ký Nhãn hiệu ra các nước cộng đồng châu Âu CTM

Chủ sở hữu nhãn hiệu tiến hành đăng ký nhãn hiệu hàng hoá của mình vào các nước Cộng đồng châu Âu (EU) thuận lợi, nhanh chóng và đỡ tốn kém hơn, EU đã lập ra một hệ thống đăng ký nhãn hiệu hàng hoá riêng, độc lập với các nước thuộc cộng đồng.

Đăng ký Nhãn hiệu ra các nước cộng đồng châu Âu CTM

Nhãn hiệu hàng hoá được đăng ký thông qua hệ thống này được gọi là nhãn hiệu cộng đồng hay còn gọi là CTM. CTM là các chữ cái đầu của tên tiếng Anh “Community Trade Mark“. Khi đăng ký nhãn hiệu hàng hoá qua hệ thống đăng ký CTM, chủ sở hữu nhãn hiệu chỉ phải nộp một đơn duy nhất cho một cơ quan đăng ký được thành lập riêng, độc lập với hệ thống đăng ký quốc gia của mỗi nước thành viên. Sau khi được đăng ký tại cơ quan đăng ký này, nhãn hiệu đó sẽ có hiệu lực ở tất cả các nước thành viên EU. Ngược lại, nếu nhãn hiệu bị huỷ bỏ hay mất hiệu lực ở một nước thành viên thì đương nhiên bị mất hiệu lực trong cả cộng đồng.

Trong quá trình đăng ký, chỉ cần một trong các nước EU từ chối bảo hộ thì việc đăng ký nhãn hiệu thông qua hệ thống đăng ký CTM coi như không thành công. Lúc này, nếu chủ sở hữu vẫn muốn đăng ký nhãn hiệu vào những nước thành viên khác không từ chối bảo hộ nhãn hiệu thì có thể chuyển đơn đăng ký CTM thành nhiều đơn đăng ký quốc gia vào từng nước này, và vẫn được bảo lưu ngày nộp đơn của đơn CTM trong các đơn quốc gia đó.

Vì hệ thống đăng ký CTM là độc lập và không có ảnh hưởng đối với hệ thống đăng ký quốc gia của mỗi nước thành viên cộng đồng, nên chủ sở hữu nhãn hiệu hoàn toàn tự do nộp đơn đăng ký nhãn hiệu CTM, hoặc nộp đơn quốc gia, hoặc cả hai. Điều này có nghĩa là nhãn hiệu CTM và nhãn hiệu đăng ký quốc gia đều có thể song song tồn tại.

Hiện nay Cộng đồng Châu Âu có 27 nước thành viên bao gồm: Áo, Bỉ, Đan Mạch, Phần Lan, Pháp, Đức, Hy Lạp, Ailen, Ý, Luychxămbua, Thổ Nhĩ Kỳ, Tây Ban Nha, Thuỵ Điển, Hà Lan, Anh, Síp, Cộng hoà Séc, Estonia, Hungari, Latvia, Litvia, Malta, Ba Lan, Slovakia, Slovenia, Romania và Bungaria

1. Cơ quan nhận đơn đăng ký CTM

Đơn đăng ký CTM được nộp cho cơ quan đăng ký có tên là “The Office for Harmonization in the Internal Market” viết tắt là OHIM có trụ sở đóng tại Tây Ban Nha. Văn phòng OHIM chính thức hoạt động từ 1/4/1996.

2. Chủ thể nộp đơn CTM:

– Cá nhân, pháp nhân thuộc các nước thành viên Cộng đồng Châu Âu; thuộc các nước thành viên Công ước Paris, hay Hiệp định TRIPs;

Việt Nam là thành viên của Công ước Paris và Hiệp định TRIPS. Vì vậy các cá nhân, pháp nhân Việt nam nếu có nhu cầu đều có thể nộp đơn đăng ký CTM tại OHIM.

3. Ngôn ngữ của đơn

Đơn đăng ký nhãn hiệu CTM có thể được làm bằng một trong 11 ngôn ngữ chính thức của Cộng đồng. Người nộp đơn phải tuyên bố chọn một trong 5 ngôn ngữ: Tây Ban Nha, Đức, Anh, Pháp và Ý (đây là 5 ngôn ngữ chính thức được sử dụng ở OHIM)

4. Thủ tục nộp đơn

Để giúp các khách hang tiến hành nộp đơn đăng ký nhãn hiệu hàng hoá tại OHIM, IPIC sẽ tư vấn và chuẩn bị các hồ sơ tài liệu nộp cho cơ quan có thẩm quyền.

4.1. Tài liệu và thông tin cần cung cấp:

– Tên đầy đủ, địa chỉ, số điện thoại, số fax (nếu có), và quốc tịch của Người nộp đơn;

– Giấy uỷ quyền của Người nộp đơn (mẫu của IPIC);

– 5 mẫu nhãn hiệu cần đăng ký;

4.2. Xét nghiệm đơn

Đơn sau khi nộp tại OHIM sẽ được cơ quan này xét nghiệm về hình thức. Nếu đơn có đủ các thông tin và tài liệu nêu trên, ngày nộp đơn được ghi nhận. Sau đó đơn được chuyển sang xét nghiệm nội dung.

Trong giai đoạn xét nghiệm nội dung

Lưu ý: Trong giai đoạn xét nghiệm nội dung và trước khi công bố đơn trên công báo CTM của OHIM, OHIM không tự động xét nghiệm nhãn hiệu trên cơ sở tương đối (relative grounds), tức là không xem xét xem nhãn hiệu có trùng lặp hoặc tương tự gây nhầm lẫn với các nhãn hiệu đã được đăng ký trước hoặc đơn nộp trước hay không. Việc xét nghiệm này chỉ được thực hiện trên cơ sở yêu cầu của bên thứ ba khi thực hiện thủ tục phản đối đơn, hoặc thủ tục huỷ bỏ sau khi nhãn hiệu đã được đăng ký.

Nếu nhãn hiệu hoàn toàn có khả năng phân biệt và có thể được sử dụng như một nhãn hiệu hàng hoá, thì đơn đăng ký nhãn hiệu sẽ được công bố trên Công báo CTM bằng các ngôn ngữ chính thức của Cộng đồng châu Âu để các bên thứ ba có quyền lợi và lợi ích liên quan có thể phản đối.

4.3. Phản đối đơn

Sau khi đơn được công bố trên công báo CTM, các bên thứ ba có quyền lợi và lợi ích liên quan nếu có căn cứ rằng việc đăng ký nhãn hiệu trong đơn sẽ gây thiệt hại đến quyền và lợi ích của mình có thể tiến hành thủ tục phản đối đơn trong vòng 3 tháng kể từ ngày công bố đơn. Các lý do phản đối bao gồm, nhưng không giới hạn ở các lý do chính sau:

– Nhãn hiệu trong đơn trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn với CTM đã được đăng ký trước hoặc nộp trước;

– Nhãn hiệu trong đơn trùng lặp hoặc tương tự với nhãn hiệu trong đơn quốc gia hoặc đã được đăng ký quốc gia hoặc nộp đơn quốc gia trước, hoặc nhãn hiệu đăng ký quốc tế đang có hiệu lực ở nước thành viên Cộng đồng châu Âu;

– Nhãn hiệu trong đơn trùng lặp hoặc tương tự gây nhầm lẫn với nhãn hiệu nổi tiếng theo quy định của Công ước Paris; Ghi nhận nhãn hiệu nổi tiếng theo luật Việt Nam

Nếu không có bên thứ ba nào phản đối đơn trong thời hạn cho phép, OHIM sẽ đăng ký nhãn hiệu

* Thời hạn bảo hộ và gia hạn hiệu lực

Nhãn hiệu CTM sau khi được đăng ký sẽ có hiệu lực 10 năm kể từ ngày nộp đơn, và có thể được gia hạn nhiều lần liên tục, mỗi lần 10 năm, và chủ sở hữu phải nộp lệ phí gia hạn. Khi gia hạn, chủ sở hữu không phải nộp bằng chứng sử dụng nhãn hiệu.

* Chuyển nhượng và chuyển giao Li-xăng

Việc chuyển nhượng hoặc chuyển giao quyền sử dụng một CTM chỉ được cho phép khi việc chuyển nhượng hay chuyển giao đó là trong phạm vi cả cộng đồng, chứ không chỉ đơn lẻ trong một nước thành viên nào. Tuy nhiên, hợp đồng li-xăng được phép giới hạn một hay một số nước thành viên cụ thể

Rất mong nhận được sự hợp tác! Trân trọng./.

4. Top 5 logo thương hiệu có chi phí đắt đỏ nhất thế giới

Một trong những nhiệm vụ quan trọng của chiến lược xây dựng và phát triển thương hiệu của một công ty là lựa chọn logo phù hợp. Quá trình này đòi hỏi tầm nhìn, thời gian và cả tiền bạc. Tuy nhiên, chi phí để tạo ra logo của các thương hiệu nổi tiếng hàng đầu thế giới dưới đây có thể mang đến nhiều bất ngờ.

Thiết kế logo cùng bộ nhận diện thương hiệu là công đoạn không thể coi nhẹ trong bất kỳ một chiến dịch xây dựng thương hiệu nào. Là bộ mặt của cả một công ty, logo chính là biểu trưng cho bản chất, văn hóa và giá trị của cả doanh nghiệp. Trong thời đại giữ gìn hình ảnh là nhiệm vụ “tối thượng” của mọi doanh nghiệp, một thiết kế logo đơn giản nhưng ấn tượng sẽ đủ sức khiến công ty bạn bỏ xa các đối thủ cùng thời. Chính vì vậy, đây có lẽ là lĩnh vực được đầu tư mạnh tay nhất của mọi doanh nghiệp khi các ông lớn không ngần ngại đổ cả… núi tiền để có được một chiếc logo “nhỏ mà có võ”.

Và liệu những con số đó có dễ đoán? Hãy cùng điểm qua vài logo thương hiệu có chi phí thiết kế đáng kinh ngạc nhất với 5 cái tên dưới đây:

5. Ngân hàng ANZ – Tổng chi phí: 15 triệu USD

Vào đầu năm 2009, “gã khổng lồ” ngân hàng Úc – New Zealand ANZ bắt đầu tiến hành làm mới thương hiệu trong yên lặng với quy mô lớn, bao gồm thiết kế lại logo và bộ nhận diện thương hiệu. Dự án xây dựng thương hiệu toàn cầu này được tiến hành sau 18 tháng nghiên cứu, mở ra cơ hội lớn cho ANZ ở thị trường các nước châu Á.

CEO của ANZ, ông Mike Smith cho biết: “Trong những năm gần đây, thương hiệu ANZ đang dần bị phân mảnh. Và để truyền tải được chiến lược phát triển của mình cũng như nguyện vọng của cả khu vực, ANZ phải có sự thống nhất và mang lại trải nghiệm phù hợp cho nhiều đối tượng khách hàng ở bất cứ nơi nào”. Ba hình khối mới xuất hiện trong logo làm lại của ANZ tượng trưng cho 3 thị trường chủ đạo của ngân hàng này – Úc, New Zealand và Châu Á Thái Bình Dương – đồng thời hình người ở trung tâm logo là đại diện cho khách hàng và đội ngũ nhân viên. Số tiền 15 triệu USD này là chi phí cho toàn bộ chiến lược marketing hoàn toàn mới của hãng.

4. Dịch vụ bưu chính Posten Norge – Tổng chi phí: 55 triệu USD

Vào năm 2008, công ty bưu chính này của Na-uy đã triển khai một chiến dịch marketing đáng chú ý với tổng chi phí lên tới 55 triệu USD, nhằm thiết kế lại logo và đổi mới chiến lược marketing.

Giám đốc truyền thông Elisabeth Gjølme của Posten Norge cho biết, họ vẫn giữ nguyên tên gọi của hãng nhưng sẽ thay đổi đôi chút về phần nhìn, nhằm bảo tồn được nét truyền thống trong khi vẫn có diện mạo hiện đại hơn ở phiên bản logo mới. Chiến dịch này đã thành công rực rỡ không lâu sau đó, đem lại nhiều lợi nhuận chưa từng thấy cho Posten Norge.

3. Công ty đa quốc gia Accenture – Tổng chi phí: 100 triệu USD

Accenture là công ty tư vấn quản lý và dịch vụ công nghệ đa quốc gia thành lập năm 1989 tại Ireland. Mặc dù đã phải bỏ ra tới 100 triệu USD để có một diện mạo mới mẻ hơn, nhưng theo tạp chí Time, Accenture là một trong những công ty có chiến dịch làm mới thương hiệu… đáng thất vọng nhất trong lịch sử.

Được thiết kế bởi hãng tư vấn thương hiệu toàn cầu Landor Associates vào năm 2000, sự đơn giản đến đáng ngạc nhiên của logo này quả thật khiến nhiều người bất ngờ so với số tiền Accenture phải bỏ ra để có được nó. Yếu tố duy nhất mang tính “thiết kế” trong phiên bản logo mới này là dấu “>” bên trên chữ cái “t”. Có thể nó không có vẻ ngoài quá đặc biệt nhưng đây chính là hình ảnh tượng trưng cho sự tiến lên và phát triển phồn thịnh của công ty trong tương lai. Ngoài ra, phần chữ bên dưới nhằm thể hiện sự cởi mở, thân thuộc Accenture muốn dành cho khách hàng, cho thấy sự gần gũi và thân thiện của công ty.

2. Công ty Dầu khí đa quốc gia BP – Tổng chi phí: 211 triệu USD

Cùng ra đời dưới “bàn tay biến hóa” của Landor Associates, nhưng logo mới của BP lại bắt mắt hơn hẳn logo của Accenture. Vào năm 2000, sau hơn 70 năm trung thành với logo cũ, BP đã hào phóng “rút ví” hơn 200 triệu USD cho dự án tái cơ cấu thương hiệu. Từ cái tên cũ “British Petroleum”, công ty này chọn một cái tên khác ngắn gọn hơn – “BP” – đồng thời thay đổi về ý nghĩa tên gọi: “Beyond Petroleum” (Hơn cả dầu khí) thay cho “Dầu khí Anh quốc” như trước. CEO của BP mô tả diện mạo mới đầy màu sắc này đã thể hiện sự đổi mới, năng động và sẵn sàng đón nhận mọi thách thức của doanh nghiệp. Ngoài ra, biểu tượng Mặt trời của Thần Helios được cách điệu trong logo tượng trưng cho sự sát nhập. Cánh hoa dày và đậm, màu sắc gắn liền với môi trường tự nhiên, khẳng định tham vọng vượt ra khỏi lĩnh vực dầu khí của BP.

Mục đích của dự án hoành tráng này là nhằm gắn BP với hình ảnh một công ty có trách nhiệm với môi trường và đang nỗ lực tìm kiếm các nguồn năng lượng xanh bền vững. Thoạt tiên, dư luận khá nghi ngại về thông điệp được truyền tải trong logo mới này khi cho rằng chính những công ty dầu khí là kẻ đang “bòn rút” màu xanh khỏi trái đất. Tuy nhiên, nhờ có chiến lược quảng bá thương hiệu hợp lý, cuối cùng BP đã dần thu được thiện cảm của người dân. Theo thống kê năm 2007 từ hãng khảo sát ImagePower Green Brands Survey, BP được coi là công ty dầu khí ít gây tổn hại đến môi trường nhất. Mục tiêu lớn nhất của BP trong vài năm gần đây cũng là trở thành công ty thân thiện với môi trường nhất thế giới.

Tuy nhiên, lòng tin của dư luận dành cho BP đang ngày một lung lay kể từ sự cố nổ giàn khoan Deepwater Horizon của hãng vào năm 2010. Vụ nổ này đã gây tràn dầu diện rộng, gây ảnh hưởng nặng nề đến đời sống tự nhiên trong khu vực, trở thành sự cố môi trường lớn nhất trong lịch sử nước Mỹ.

1. Tập đoàn công nghệ Symantec – Tổng chi phí: 1,3 tỷ USD

Tập đoàn công nghệ Symantec của Mỹ đã “đi vào lịch sử” khi chịu bỏ ra số tiền 1,3 tỷ USD phục vụ chiến dịch làm mới thương hiệu. Cái giá xa xỉ này đáng lẽ phải đem lại cho Symantec một cú lội ngược dòng trong làng công nghệ hiện nay, nhưng đáng tiếc là thực tế không như mong đợi. Không ít người coi sự chịu chi của Symantec giống như “ném tiền qua cửa sổ” bởi hiện tại hãng này vẫn đang phải chật vật tái khẳng định vị trí của mình trong thị trường cung cấp tầm trung.

Tuy nhiên, với cái nhìn lạc quan hơn, logo mới này của Symantec đã được bình chọn là biểu tượng cho sự tin cậy với hơn 250 triệu lượt người xem mỗi ngày trên hơn 100,000 trang web ở 160 quốc gia. Sau một thập kỷ trung thành với logo cũ, Carine Clark, giám đốc tiếp thị của Symantec cho biết mục đích của việc làm lại logo lần này là để thể hiện tầm nhìn của Symantec trong việc mang lại bảo mật tốt hơn cho các thiết bị và thông tin, nhằm hướng tới một thế giới kết nối toàn cầu.

Mọi vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến, gọi ngay số: để được giải đáp. Rất mong nhận được sự hợp tác! Trân trọng./.

5. Tăng cường bảo hộ thương hiệu Việt tại Indonesia

Indonesia là một trong những quốc gia thuộc khối Asean mà doanh nghiệp Việt Nam có tỷ trọng xuất khẩu hàng hóa lớn vào thị trường này.

Một trong những việc làm quan trọng khi thâm nhập thị trường đối với các doanh nghiệp là phải tiến hành bảo hộ tài sản sở hữu trí tuệ tại quốc gia này, trong đó việc bảo hộ nhãn hiệu, thương hiệu có vai trò vô cùng quan trọng.

Việc bảo hộ thương hiệu, nhãn hiệu sẽ đảm bảo doanh nghiệp khi xuất khẩu hàng hóa vào Indonesia sẽ không phải vấp phải rào cản về sở hữu trí tuệ cũng như tránh bị rủi ro mất thương hiệu.

với tư cách là một công ty luật sở hữu trí tuệ, đã đại diện rất nhiều các tập đoàn lớn của Việt Nam như Kova, Tân Á Đại Thành, PVCombank, đăng ký bảo hộ thương hiệu ra nước ngoài, trong đó có thị trường Indonesia.

Công ty luật Minh KHuê không ngừng mở rộng mạng lưới các đối tác pháp lý, là các tổ chức đại diện sở hữu trí tuệ, các luật sư quốc tế nhằm trợ giúp các doanh nghiệp Việt Nam bảo hộ thương hiệu tại nước ngoài.

Mọi vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua số: để được giải đáp.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật Sở hữu Trí tuệ – Công ty Xin giấy phép

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *