Đánh trúng mắt người thương tật 15% thì phạm tội gì ?

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Kính thưa Luật sư!. Tôi có vấn đề cần sự trợ giúp của Luật sư như sau: A và B là hàng xóm ở sát nhà nhau vào khoảng 17h30phút ngày 24/7/2015 có cự cãi nhau về việc mất trộm gà của A.

Mục lục bài viết

Quá trình cự cãi A có ném tô cơm bằng inox và chai bia về phía B nhưng không trúng. B có cầm 1 con dao dài 30cm ném lại về phía A nhưng không trúng A mà trúng C chị của A đang đứng gần đó và C chỉ bị bầm tay và vùng hông. Sau đó A cầm 1miếng ván dài 40cm, rộng 15cm, dày 2cm ném về phía B nhưng không trúng B mà trúng vào mắt của D là em ruột của B, lúc đó D đứng gần B, tỉ lệ thương tích của D là 15%. Vậy A có phạm tội cố ý gây thương tích không? Hay là phạm vào tội gì? Nhờ luật sư tư vấn giùm.

Tôi xin cảm ơn!.

Câu hỏi được biên tập từ của công ty Xin giấy phép.

>>

Trả lời:

1.Cơ sở pháp lý.

2.Nội dung tư vấn.

Dựa trên thông tin bạn cung cấp, thực chất mâu thuẫn là giữa A và B chứ không có sự tham gia của chị C cũng như D mà người bị hại với thương tật mắt 15% mà A gây ra lại là D. Trường hợp này, A đã đã có hành vi cố ý gây thương tích cho người khác (D) với thương tật là 15%. Lỗi cố ý tức là A khi thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội, nhận thức được hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó mong muốn hậu quả xảy ra hoặc nhận thức được haaujq ủa đó nhưng vẫn mặc cho hậu quả xảy ra.

2.1 Yếu tố cấu thành tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác là gì?

Mặt khách quan của tội phạm:

– Về hành vi khách quan của tội phạm: Hành vi khách quan của tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe là hành vi nguy hiểm cho xã hội, trái pháp luật hình sự, thể hiện nhận thức và điều khiển hành vi của người phạm tội mong muốn gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe người khác.

– Về công cụ, phương tiện sử dụng: Những loại phương tiện ít nguy hiểm đến tính mạng để thực hiện hành vi phạm tội có thể xác định được là người phạm tội mong muốn giết người hay đơn thuần chỉ gây thương tích, gây tổn hại sức khỏe.

– Vị trí trên cơ thể mà người phạm tội gây ra thương tích , tổn hại sức khỏe: Nếu một người muốn tước đoạt sinh mạng người khác thì người phạm tội sẽ tấn công vào những nơi xung yếu trên cơ thể như: vùng đầu, vùng ngực… ngược lại có thể xác định là hành vi cố ý gây thương tích, gây tổn hại sức khỏe mà không phải là hành vi giết người.

Mặt chủ quan: Người phạm tội mong muốn gây ra thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe người khác.

Chủ thể: Là người đã có lỗi trong việc thực hiện hành vi cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho người khác, có năng lực trách nhiệm hình sự và đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự theo luật định.

Khách thể: Đó là cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe người khác là quyền được pháp luật bảo vệ về sức khỏe.

2.2 Phòng vệ chính đáng, tình thế cấp thiết là gì?

Theo hiện hành thì phòng vệ chính đáng là hành vi của người vì bảo vệ quyền hoặc lợi ích chính đáng của mình, của người khác hoặc lợi ích của Nhà nước, của cơ quan, tổ chức mà chống trả lại một cách cần thiết người đang có hành vi xâm phạm các lợi ích nói trên.

Phòng vệ chính đáng không phải là tội phạm. Vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng là hành vi chống trả rõ ràng quá mức cần thiết, không phù hợp với tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi xâm hại. Người có hành vi vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng phải chịu trách nhiệm hình sự.

Tình thế cấp thiết là tình thế của người vì muốn tránh gây thiệt hại cho quyền, lợi ích hợp pháp của mình, của người khác hoặc lợi ích của Nhà nước, của cơ quan, tổ chức mà không còn cách nào khác là phải gây một thiệt hại nhỏ hơn thiệt hại cần ngăn ngừa.Hành vi gây thiệt hại trong tình thế cấp thiết không phải là tội phạm.Trong trường hợp thiệt hại gây ra rõ ràng vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết, thì người gây thiệt hại đó phải chịu trách nhiệm hình sự.

=> Như vậy, hành vi của A đã gây thương tích đối với D (cụ thể tị lệ thương tật là 15%>11%). Hành vi thực hiện của A được xác định là lỗi cố ý, bởi lẽ A hoàn toàn có thể nhân thức được rằng hành vi của mình sẽ gây hậu quả nguy hiểm cho xã hội với công cụ là 1 tấn ván ném vào người khác. Đồng thời, A đã có thể xác định được hướng ném và người khác, tài sản khác xung quanh mục tiêu chỉ định. Nhận thấy, những hành vi của A thỏa mãn nhưng dấu hiệu như phân tích trên thì A có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo điều 134 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi 2017 này.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận luật sư hình sự.

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *