Tại sao chủ sở hữu có nghĩa vụ phải sử dụng nhãn hiệu ?

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Thực tế thời gian qua, trong các tranh chấp và xác lập quyền sở hữu nhãn hiệu, một trong các phương pháp được các nhà tư vấn thường xuyên sử dụng để vượt qua trở ngại này là vận dụng quy định “sử dụng nhãn hiệu” của chủ sở hữu hoặc người được chủ sở hữu cho phép sử dụng để chấm dứt hiệu lực văn bằng bảo hộ của người khác theo điểm d khoản 1 Điều 95 Luật sở hữu trí tuệ năm 2005.

Vì vậy, hiểu được tại sao chủ sở hữu có nghĩa vụ phải sử dụng nhãn hiệu là một yêu cầu hết sức quan trọng:

1. Thế nào là nhãn hiệu?

Nhãn hiệu được hiể là dấu hiệu được người sở hữu hoặc người sáng tạo ra nó dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau.

Ví dụ: Nhắc tới nhãn hiệu hình quả táo cắn dở là người tiêu dùng có thể liên tưởng tới các sản phẩm điện thoại và máy tính của APPLE, có khả phân biệt với nhãn hiệu các sản phẩm của các công ty khác như Samsung,..

2. Thế nào được xem là sử dụng nhãn hiệu?

Sử dụng nhãn hiệu là việc thực hiện các hành vi sau đây:

+ Gắn nhãn hiệu được bảo hộ lên hàng hoá, bao bì hàng hoá, phương tiện kinh doanh, phương tiện dịch vụ, giấy tờ giao dịch trong hoạt động kinh doanh;

+ Lưu thông, chào bán, quảng cáo để bán, tàng trữ để bán hàng hoá mang nhãn hiệu được bảo hộ. Trong đó hành vi lưu thông sản phẩm bao gồm cả hành vi bán, trưng bày để bán, vận chuyển sản phẩm (Điều 21 Nghị định của Chính phủ số 103/2006/NĐ-CP)

+ Nhập khẩu hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu được bảo hộ. (Khoản 5 Điều 124 Luật sở hữu trí tuệ Việt Nam năm 2005)

3. Tại sao chủ sở hữu có nghĩa vụ phải sử dụng nhãn hiệu?

Cơ sở cho quy định về nghĩa vụ sử dụng nhãn hiệu có thể dựa trên lập luận rằng kho nhãn hiệu không phải là vô tận, nó là hữu hạn và phải coi nó là thứ tài nguyên hiếm bởi để nhãn hiệu đáp ứng được các tiêu chí về mặt pháp lí như có khả năng phân biệt, không mang tính mô tả, không gây nhầm lẫn với các nhãn hiệu đã có trước đã khó thì tiêu chí nhìn dưới góc độ marketing còn khó hơn, như nhãn hiệu phải rất ngắn gọn và dễ nhớ, gợi nên những xúc cảm nào đó đối với người tiêu dùng. Ví dụ: nhãn hiệu của Coca cola, Pepsi, Viettel, Zara.. Chính vì vậy, khi nhãn hiệu đã được đăng kí, nếu nó không được sử dụng trên thị trường sẽ là sự lãng phí đối với một tài nguyên hữu hạn.

Hơn nữa, có một thực tế hiện nay đó là có không ít công ty đăng ký xin cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu cho một số mặt hàng nhất định, nhưng họ không sử dụng nhãn hiệu đó cho bất kỳ sản phẩm nào của công ty. Tuy vậy, sau đó họ lợi dụng việc các công ty khác đặt tên nhãn hiệu trùng, để từ đó chuyển nhượng lại với giá rất cao nhằm mục đích trục lợi.

Xuất phát từ quan điểm lý do trên, các nhà làm luật đã đưa ra loại nghĩa vụ đặc thù – nghĩa vụ sử dụng nhãn hiệu đối với chủ sở hữu.

4. Hậu quả nếu chủ sở hữu không thực hiện nghĩa vụ sử dụng nhãn hiệu?

Liên quan đến nghĩa vụ sử dụng nhãn hiệu, nếu nhãn hiệu không được chủ sở hữu hoặc người được chủ sở hữu cho phép sử dụng trong 5 năm liên tục tính cho đến ngày có đơn yêu cầu chấm dứt hiệu lực thì văn bằng bảo hộ nhãn hiệu có thể bị chấm dứt hiệu lực (điểm d khoản 1 Điều 95 Luật sở hữu trí tuệ năm 2005)

Trên đây là tư vấn của Xin giấy phép về “Tại sao chủ sở hữu có nghĩa vụ phải sử dụng nhãn hiệu?”. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ gọi số: để được giải đáp.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật Sở hữu trí tuệ –

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *