Tội cố ý gây thương tích do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Về nguyên tắc, khi bị người khác tấn công hoặc cố ý gây thương tích người bị tấn công có quyền phòng vệ phù hợp với hành vi tấn công nhằm hạn chế những tổn thất có thể xảy ra. Tuy nhiên, nhiều trường hợp lại vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng. Luật sư giải thích cụ thể:

Mục lục bài viết

1. Tội do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng

Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng được quy định tại Điều 136, :

Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội

1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60% do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội, thì bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm:

a) Đối với 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 31% đến 60%;

b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên.

3. Phạm tội dẫn đến chết người hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe cho 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 03 năm.

Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến - 0899456055

pháp luật hình sự qua điện thoại gọi:

PHÂN TÍCH VẤN ĐỀ PHÒNG VỆ VÀ VƯỢT QUÁ GIỚI HẠN PHÒNG VỆ CHÍNH ĐÁNG:

Trong thời gian qua, tình trạng xảy ra khá phổ biến ở nhiều nơi, nhất là trong lĩnh vực đấu tranh phòng chống tội phạm; nhiều cán bộ, chiến sĩ làm nhiệm vụ bị người phạm tội tấn công, mặc dù trong tay có súng, có các phương tiện hỗ trợ nhưng vì “sợ” phạm tội nên đã không chống trả dẫn đến hy sinh hoặc bị thương tích nặng. Mặt khác, khi có sự việc người thi hành công vụ làm chết người phạm tội, nhưng do không am hiểu chế định phòng vệ chính đáng nên một số phương tiện thông tin đại chúng khi đưa tin thường “bênh” người có hành vi trái pháp luật chống lại người thi hành công vụ làm cho dư luận hiểu không đúng về những người thi hành công vụ.

Ngoài ra, trong cuộc sống không ít trường hợp phạm tội trong trường hợp phòng vệ chính đáng hoặc vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng nhưng trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử do sức ép của dư luận hoặc phía nạn nhân nên các cơ quan tiến hành tố tụng thường lúng túng khi xác định trường hợp phạm tội có phải là phòng vệ chính đáng hoặc vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hay không? Thực tiễn xét xử có nhiều vụ án Cơ quan điều tra đã khởi tố, Viện kiểm sát đã truy tố nhưng khi xét xử Toà án đã tuyên bị cáo không phạm tội vì xác định đó là trường hợp phòng vệ chính đáng; có trường hợp Toà án cấp sơ thẩm và Toà án cấp phúc thẩm đã kết án bị cáo phạm tội nhưng cấp giám đốc thẩm đã tuyên bố bị cáo không phạm tội vì xác định đó là trường hợp phòng vệ chính đáng; có trường hợp lẽ ra chỉ kết án bị cáo về hoặc cố ý gây thương tích “do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng” nhưng lại kết án bị cáo về phạm tội không có tình tiết “do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng”.v.v…làm cho việc áp dụng không thống nhất; đồng thời cũng làm ảnh hưởng đến tâm lý của những người khi cần phải “phòng vệ” đối với hành vi xâm phạm đến lợi ích của Nhà nước, của xã hội hoặc lợi ích của chính mình.

Hầu hết các quốc gia trên thế giới đều quy định chế định phòng vệ chính đáng trong luật hình sự. Tuy nhiên, mỗi quốc gia có những quy định riêng về chế định này tuỳ thuộc vào tình hình chính trị, kinh tế – xã hội của mỗi nước. Luật hình sự nước ta, phòng vệ chính đáng được quy định tại Điều 22 Bộ luật hình sự với nội dung:

Phòng vệ chính đáng là hành vi của người vì bảo vệ quyền hoặc lợi ích chính đáng của mình, của người khác hoặc lợi ích của Nhà nước, của cơ quan, tổ chức mà chống trả lại một cách cần thiết người đang có hành vi xâm phạm các lợi ích nói trên.”

Luật hình sự của một số nước gọi là phòng vệ cần thiết (Điều 38 Bộ luật hình sự của liên bang Nga). Bộ luật hình sự năm 2015 đã không dùng thuật ngữ tương xứng mà thay vào đó là thuật ngữ cần thiết tuy không làm thay đổi bản chất của chế định phòng vệ chính đáng nhưng cũng làm cho việc vận dụng chế định này trong thực tiễn đấu tranh phòng chống tội phạm có hiệu quả hơn.

Cho đến nay, đã có nhiều bài viết đăng trên các tạp chí khoa học hoặc tạp chí chuyên ngành bàn về phòng vệ chính đáng, nhưng về lý luận cũng như thực tiễn xét xử, vấn đề phòng vệ chính đáng trong luật hình sự vẫn là vấn đề nhiều người quan tâm; thực tiễn giải quyết cũng có nhiều trường hợp còn ý kiến khác nhau nên dẫn đến các quyết định khác nhau.

Qua việc tổng kết thực tiễn xét xử, ngày 5-1-1986 Hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân tối cao ban hành Nghị quyết số 02/ HĐTP hướng dẫn các Toà án các cấp áp dụng một số quy định của Bộ luật hình sự 1985, trong đó tại mục II của Nghị quyết này có đề cập đến chế định phòng vệ chính đáng. Trước khi có Bộ luật hình sự năm 1985, Toà án nhân dân tối cao cũng có chỉ thị số 07 ngày 22-12-1983 về việc xét xử các hành vi xâm phạm tính mạng hoặc sức khoẻ của người khác do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc trong khi thi hành công vụ. Theo hướng dẫn của Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao thì Hành vi xâm phạm tính mạng hoặc sức khoẻ của người khác được coi là phòng vệ chính đáng khi có đầy đủ các dấu hiệu sau dây:

– Hành vi xâm hại những lợi ích cần phải bảo vệ phải là hành vi phạm tội hoặc rõ ràng là có tính chất nguy hiểm đáng kể cho xã hội;

– Hành vi nguy hiểm cho xã hội đang gây thiệt hại hoặc đe doạ gây thiệt hại thực sự và ngay tức khắc cho những lợi ích cần phải bảo vệ;

– Phòng vệ chính đáng không chỉ gạt bỏ sự đe doạ, đẩy lùi sự tấn công, mà còn có thể tích cực chống lại sự xâm hại, gây thiệt hại cho chính người xâm hại;

– Hành vi phòng vệ phải cần thiết với hành vi xâm hại, tức là không có sự chênh lệch quá đáng giữa hành vi phòng vệ với tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi xâm hại.

Cần thiết không có nghĩa là thiệt hại do người phòng vệ gây ra cho người xâm hại phải ngang bằng hoặc nhỏ hơn thiệt hại do người xâm hại đe doạ gây ra hoặc đã gây ra cho người phòng vệ.

Để xem xét hành vi chống trả có cần thiết hay không, có rõ ràng là quá đáng hay không, thì phải xem xét toàn diện những tình tiết có liên quan đến hành vi xâm hại và hành vi phòng vệ như: khách thể cần bảo vệ; mức độ thiệt hại do hành vi xâm hại có thể gây ra hoặc đã gây ra và do hành vi phòng vệ gây ra; vũ khí, phương tiện, phương pháp mà hai bên đã sử dụng; nhân thân của người xâm hại; cường độ của sự tấn công và của sự phòng vệ; hoàn cảnh và nơi xảy ra sự việc v.v… Đồng thời, cũng phải chú ý yếu tố tâm lý của người phải phòng vệ có khi không thể có điều kiện để bình tĩnh lựa chọn được chính xác phương pháp, phương tiện chống trả thích hợp, nhất là trong trường hợp họ bị tấn công bất ngờ.

Sau khi đã xem xét một cách đầy đủ, khách quan tất cả các mặt nói trên mà nhận thấy rõ ràng là trong hoàn cảnh sự việc xảy ra, người phòng vệ đã sử dụng những phương tiện, phương pháp rõ ràng quá đáng và đã gây thiệt hại rõ ràng quá mức đối với hành vi xâm hại thì coi hành vi chống trả là không cần thiết và là vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng. Ngược lại, nếu hành vi chống trả là cần thiết thì đó là phòng vệ chính đáng.

Để giúp bạn đọc, nhất là các cán bộ trong các cơ quan tiến hành tố tụng hiểu thêm về chế định phòng vệ chính đáng; căn cứ vào quy định tại Điều 22 Bộ luật hình sự, các văn bản hướng dẫn áp dụng pháp luật và đặc biệt qua thực tiễn xét xử, thì một hành vi được coi là phòng vệ chính đáng phải hội tụ đủ các yếu tố sau:

1. Về phía nạn nhân (người bị chết hoặc bị thương tích)

Nạn nhân phải là người đang có hành vi xâm phạm đến các lợi ích của Nhà nước, của tổ chức, của cá nhân người phòng vệ hoặc của người khác (người thứ ba).

Đang có hành vi xâm phạm là hành vi đã bắt đầu và chưa kết thúc. Ví dụ: A đang cầm dao đuổi chém B hoặc C đang dí súng vào đầu Đ để buộc Đ phải đưa tài sản cho mình.

Nếu hành vi chưa bắt đầu, thì mọi hành vi chống trả không được coi là hành vi phòng vệ. Ví dụ: Trần Tuấn Anh thấy Nguyễn Văn Hùng đi chơi với người yêu của mình nên nói với Hùng: “Tao sẽ giết mày!” Mới nghe Tuấn Anh nói vậy, Hùng đã rút dao trong người ra đâm Tuấn Anh chết.

Trường hợp hành vi xâm phạm đã kết thúc thì mọi hành vi chống trả cũng không được coi là hành vi phòng vệ. Ví dụ: A đánh B bị thương vào đầu, được mọi người can ngăn, A đã bỏ đi, nhưng do bực tức B đã lấy dao đuổi theo A đâm A chết.

Tuy nhiên, trong trường hợp hành vi xâm phạm này đã kết thúc, nhưng lại có tiếp hành vi khác của chính người đó xâm phạm đến lợi ích chính đáng cần bảo vệ thì cũng không coi là hành vi xâm phạm đã kết thúc và người có hành vi chống trả vẫn được coi là phòng vệ. Ví dụ: A đánh B nhưng B đỡ được, A biết không thể đánh nổi B nên chạy vào nhà B đánh mẹ của B đang bị bệnh nằm trên giường, nên B đã dùng một khúc gỗ vụt mạnh vào đầu A làm cho A ngất xỉu sau đó bị chết. Mặc dù hành vi tấn công của A đã kết thúc đối với B nhưng A lại có tiếp hành vi xâm phạm đến mẹ của B và để bảo vệ mẹ của mình nên B đã chống trả gây thiệt hại cho A nên hành vi của B cũng được coi là phòng vệ.

Trường hợp phòng vệ này thường bị nhầm với trường hợp tội phạm do tinh thần bị kích động mạnh quy định tại Điều 125 và Điều 135 Bộ luật hình sự, vì người bị tấn công không phải là người chống trả (người có hành vi phòng vệ) mà là người khác (người thứ ba). Tuy nhiên, người thứ ba trong trường hợp phòng vệ có thể là người thân của mình, nhưng cũng có thể chỉ là một người không quen biết, còn trường hợp phạm tội trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh, người bị xâm phạm chỉ có thể là người thân của người phạm tội. Hành vi phòng vệ và hành vi được coi là bị kích động về tinh thần chỉ khác nhau ở tính chất và mức độ nghiêm trọng của hành vi xâm phạm. Vì vậy, về phía nạn nhân trong trường hợp phòng vệ phải là người có hành vi xâm phạm có tính chất nguy hiểm đáng kể.

Mức độ đáng kể ở đây là tuỳ thuộc vào tính chất quan trọng của quan hệ xã hội bị xâm phạm (quan hệ xã hội cần bảo vệ). Nếu quan hệ xã hội cần bảo vệ càng quan trọng bao nhiêu thì tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi xâm phạm của nạn nhân càng nghiêm trọng bấy nhiêu. Ví dụ: Một người trèo tường để đột nhập vào nơi cất giữ tài liệu tối mật về an ninh quốc phòng được canh phòng cẩn thận, thì tính chất nghiêm trọng hơn nhiều so với người trèo tường vào một gia đình nông dân để trộm cấp tài sản.

Mức độ đáng kể của hành vi xâm phạm còn phụ thuộc vào tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi tấn công của nạn nhân (người có hành vi xâm phạm). Ví dụ: Hành vi dùng súng để uy hiếp hành khách trên Tầu hoả của một tên cướp nguy hiểm hơn nhiều hành vi lén lút thò tay vào túi người khác để lấy trộm tiền.

Nếu tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi xâm phạm không đáng kể thì hành vi chống trả không được coi là phòng vệ. Ví dụ: A chỉ tát B một cái, B đã rút dao đâm chết A hoặc A chỉ thò tay vào túi của B để trộm cắp, B đã túm cổ áo A đấm túi bụi cho đến chết, thì hành vi của B trong cả hai trường hợp này đều không được coi là hành vi phòng vệ.

Hành vi xâm phạm phải là hành vi trái pháp luật, nếu hành vi xâm phạm lại là hành vi mà pháp luật cho phép, thì người bị xâm phạm không có quyền chống trả để phòng vệ. Ví dụ: Một cảnh sát đuổi bắt một tên tội phạm nguy hiểm, người cảnh sát này đã bắn chỉ thiên, tên tội phạm đứng lại, nhưng tên tội phạm vẫn cố tình chạy trốn, buộc người cảnh sát phải nổ súng bắn què tên tội phạm để bắt hắn. Nhưng khi người cảnh sát đến gần, hắn bất ngờ rút dao trong người ra đâm người cảnh cát trọng thương. Hành vi của tên tội phạm này không được coi là hành vi phòng vệ, vì hành vi của người cảnh sát được pháp luật cho phép.

Hành vi trái pháp luật, trước hết là hành vi phạm tội và những hành vi khác trái với quy định của pháp luật thuộc các ngành luật khác như: Luật hôn nhân và gia đình, luật dân sự, luật hành chính, luật kinh tế và các văn bản pháp luật khác. Tuy nhiên, khi xét hành vi xâm phạm trong trường hợp phòng vệ chính đáng phải xét trong mối tương quan với hành vi chống trả, không phải bất cứ hành vi phạm tội nào xảy ra, người có hành vi chống trả gây chết người hoặc gây thương tích cho người có hành vi xâm phạm đều là phòng vệ chính đáng. Ví dụ: A thò tay vào túi B để trộm cắp, nhưng B phát hiện được liền rút dao ra đâm A một nhát vào bụng làm A chết. Hành vi của B không được coi là phòng vệ chính đáng mặc dù hành vi xâm phạm của A là hành vi phạm tội (tội trộm cắp tài sản).

Ngược lại, có những hành vi xâm phạm chưa phải là hành vi phạm tội, nhưng vì nó xâm phạm nghiêm trọng đến lợi ích của Nhà nước, của tổ chức và của công dân nên hành vi chống trả vẫn được coi là phòng vệ chính đáng. Ví dụ: Một người trèo tường vào khu vực cấm định hái một ít hoa. Người chiến sĩ bảo vệ phát hiện đã h” đứng lại, bắn chỉ thiên để bắt người này, nhưng vì hoảng sợ nên vẫn bỏ chạy buộc chiến sỹ bảo vệ phải bắn vào chân người này làm họ bị gẫy chân. Sau khi bị bắt, mới biết người này trèo tường vào khu vực cấm chỉ là để hái hoa và không biết đây là khu vực quan trọng cần được bảo vệ nghiêm ngặt. Như vậy, khi xem xét hành vi của người đang xâm phạm đến các lợi ích cần bảo vệ, không nhất thiết chỉ căn cứ vào tính chất nguy hiểm của hành vi xâm phạm mà phải chú ý đến lợi ích cần bảo vệ, đồng thời phải xét nó trong mối quan hệ với hành vi chống trả để xác định sự chống trả trong trường hợp cụ thể đó có được coi là phòng vệ chính đáng hay không?

Pháp luật các nước nói chung cà nước ta nói riêng không coi hành vi tấn công của người mắc bệnh tâm thần là hành vi trái pháp luật, bởi vì người mắc bệnh tâm thần (người điên) họ không nhận thức được hành vi của họ là nguy hiểm cho xã hội nên họ không có lỗi. Tuy nhiên, nếu một người bị người mắc bệnh tâm thần tấn công, họ vẫn có quyền chống trả để bảo vệ mình, nhưng nếu còn có thể bỏ chạy mà không chạy lại chống trả gây thiệt hại cho người bị tâm thần thì không được coi là phòng vệ. Nhưng nếu bị người say rượu tấn công mình hoặc tấn công người khác thì hành vi gây thiệt hại cho người say rượu lại được coi là hành vi phòng vệ, vì người say rượu nếu xâm phạm đến các lợi ích cần bảo vệ, theo pháp luật nước ta vần bị coi là hành vi trái pháp luật.

2. Về phía người phòng vệ

Nếu thiệt hại do người có hành vi xâm phạm gây ra có thể là thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ, có thể là thiệt hại về tài sản, nhân phẩm, danh dự hoặc các lợi ích xã hội khác, thì thiệt hại do người có hành vi phòng vệ gây ra chỉ có thể là thiệt hại về tính mạng hoặc sức khoẻ cho người có hành vi xâm phạm. Ví dụ: A đi làm về thấy hai tên thanh niên đang hãm hiếp con gái mình, tiện có chiếc cuốc trên tay, A đã dùng cuốc bổ vào đầu một tên làm cho tên này bị trọng thương. Hành vi của A được coi là hành vi phòng vệ trong trường hợp bảo vệ lợi ích chính đáng của người khác (con gái) đang bị xâm phạm.

Nếu người phòng vệ không gây thiệt hại cho chính người có hành vi xâm phạm mà gây thiệt hại cho người khác (thường là người thân của người có hành vi xâm phạm), thì không được coi là hành vi phòng vệ. Ví dụ: Trần Văn Q bị Phạm Thanh B đánh, nhưng Q không đánh B là lại đánh H (con của B) bị thương tích nặng. Hành vi của Q không được coi là hành vi phòng vệ.

Trường hợp người phòng vệ không gây thiệt hại về tính mạng hoặc sức khoẻ cho người có hành vi xâm phạm mà lại gây thiệt hại khác, thì cũng không được coi là hành vi phòng vệ. Ví dụ: Hoàng Công Đ bị Trần Văn T dùng dao đuổi đánh, để ngăn chặn việc T đuổi đánh mình nên Đ đã dùng bật lửa đốt nhà của T. Hành vi của Đ không được coi là hành vi phòng vệ, vì Đ không gây thiệt hại đến tính mạng hay sức khoẻ đối với T mà gây thiệt hại về tài sản của T.

Cũng không coi là phòng vệ chính đáng trong trường hợp người có hành vi xâm phạm gây thiệt hại đến tài sản của người khác, rồi người khác cũng gây thiệt hại lại cũng về tài sản cho người có hành vi xâm phạm. Ví dụ: Nguyễn Văn K ra thăm đồng thấy Bùi Quốc T đang nhổ lúa trên thửa ruộng nhà mình vì hai bên đang có tranh chấp về thửa ruộng này. K chạy về lấy dao ra chặt phá cây trong khu vườn của gia đình T. Hành vi của cả K và T là hành vi cố ý huỷ hoại tài sản, K không thể lấy lý do: “mày nhổ lúa nhà tao thì tao chặt cây nhà mày”.

3. Hành vi chống trả phải là cần thiết

Cần thiết không có nghĩa là ngang bằng theo cách xác định của toán học như: Bên xâm phạm gây thiệt hại như thế nào thì bên phòng vệ cũng chỉ được gây thiệt hại như thế như: A đấm B vào mặt hai cái thì B cũng chỉ được đấm A vào mặt hai cái hoặc A gây thương tích cho B 23% thì B cũng chỉ được gây thương tích cho A 23%, mà trong hoàn cảnh cụ thể người có hành vi xâm phạm có thể chỉ mới đe doạ gây thiệt hại ngay tức khắc cho người phòng vệ hoặc cho người khác nhưng người phòng vệ có thể gây thiệt hại đến tính mạng, sức khoẻ cho người xâm hại cũng được coi là cần thiết. Ví dụ: A đang dùng súng uy hiếp những người trên xe ô tô để cướp tài sản thì bị một chiến sĩ cảnh sát được trang bị vũ khí (Súng K54) là một trong những hành khách trên xe nổ súng bắn chết tên cướp thì hành vi bắn chết tên cướp được coi là chống trả cần thiết.

Cần thiết cũng khác với tương xứng, vì tương xứng là một đại lượng dùng để chỉ sự cân đối giữa sự vật hiện tượng này với sự vật hiện tượng khác. Ví dụ: Bố cục của văn bản không tương xứng với nội dung của văn bản; hành vi chống trả không tương xứng với hành vi xâm phạm; lực lượng phòng thủ không tương xứng với sự tấn công của địch..v.v.. Khi nói đến sự tương xứng là nói đến sự cân đối. Tuy trước đây trong các văn bản hướng dẫn về phòng vệ chính đáng cũng nêu tương xứng không có nghĩa là ngang bằng, nhưng không lý giải được thế nào là sự tương xứng giữa hành vi xâm phạm với hành vi phòng vệ. Trong khi đó, nhiều trường hợp rõ ràng là hành vi phòng vệ không tương xứng với hành vi xâm phạm nhưng vẫn được coi là phòng vệ chính đáng, và như vậy giữa khái niệm về phòng vệ chính đáng với thực tiễn xét xử đã có những nhân tố không phù hợp. Bộ luật hình sự năm 2015 dùng thuật ngữ “cần thiết” để thay cho thuật ngữ “tương xứng” là hoàn toàn chính xác cả về lý luận và thực tiễn xét xử.

Cần thiết là sự thể hiện tính không thể không chống trả, không thể bỏ qua trước một hành vi xâm phạm đến các lợi của xã hội. Khi đã xác định hành vi chống trả là cần thiết thì thiệt hại gây ra cho người có hành vi xâm phạm dù có lớn hơn thiệt hại mà người có hành vi xâm phạm gây ra cho người phòng vệ vẫn được coi là phòng vệ chính đáng. Vụ án xảy ra xảy ra ở Trạm kiểm lâm Trợ Mợng thuộc Hạt kiểm lâm Phong Nha, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình mà dư luận rất quan tâm là một ví dụ để xác định hành vi chống trả của anh Hoàng Minh Huệ, Trạm trưởng Trạm kiểm lâm Trợ Mợng là cần thiết. Vụ án có nội dung như sau:

Khoảng 14 giờ ngày 16-10-1999 tổ tuần tra kiểm soát lâm sản Trợ Mợng thuộc Hạt kiểm lâm Phong Nha, do anh Hoàng Minh Huệ làm Trạm trưởng cùng các anh Lê Ngọc Thương, Vương Công Đến, Phạm Văn Sáu, Trần Xuân Viết, Trần Văn Trị đều là nhân viên hợp đồng, bảo vệ rừng đi tuần tra dọc sông Troóc. Khi đến bến đò Ông Hành thuộc thôn Bàu Sen xã Phúc Trạch, huyện Bố Trạch, tổ tuần tra phát hiện 10 phiến gỗ Huê, đang nằm dưới nước; anh Hoàng Minh Huệ thông báo: “Ai là chủ gỗ thì đến nhận” nhưng không có ai đến nhận, nên anh Huệ cho số nhân viên cùng đi bốc 10 phiến gỗ lên thuyền chở về kho của trạm kiểm lâm Trợ Mợng.

Khoảng 16 giờ cùng ngày, trong lúc đang lập biên bản tạm giữ, thì Trần Văn Thắng ở xã Sơn Trạch, huyện Bố Trạch, đi trên chiếc thuyền máy do Nguyễn Văn Thắng ở xã Quảng Minh, huyện Quảng Trạch điều khiển chạy đến Trạm kiểm lâm Trợ Mợng. Khi đến nơi, Trần Văn Thắng một tay cầm dao, một tay cầm que sắt, thấy anh Huệ đang đứng ở sân, Thắng chửi: “ Đ. mẹ ! răng mi bắt gỗ tao”. Vừa chửi, Thắng vừa dùng dao chém vào đầu anh Huệ, anh Huệ đưa tay lên đỡ trúng vào phía ngoài cẳng tay phải, Thắng lại dùng que sắt đánh vào đầu, bả vai trái của anh Huệ. Vừa đánh, Thắng vừa đe doạ các cán bộ, nhân viên kiểm lâm khác và buộc số nhân viên kiểm lâm hợp đồng bảo vệ của trạm, bốc gỗ từ trong kho xuống thuyền, nếu không Thắng sẽ chém. Do sợ Thắng chém nên số nhân viên hợp đồng đã cùng Nguyễn Văn Thắng bốc 10 phiến gỗ Huê từ trong kho xuống bến đò cho Trần Văn Thắng. Lúc này anh Hoàng Minh Huệ đi đến cửa phòng ngủ, băng lại vết thương ở tay. Trần Văn Thắng chạy đến, dí mũi dao vào phía trên ngực trái của anh Huệ; anh Huệ vùng ra, đi xuống thuyền của trạm đậu ở dưới sông lấy khẩu súng AK số 0255 giấy phép sử dụng số 00090 cấp ngày 19/4/1999. Súng đã lắp sẵn hộp tiếp đạn; anh Huệ xách súng đi lên trạm, sát phía ngoài sân, kẹp súng vào giữa hai chân, dùng tay phải mở khoá an toàn lên đạn, kẹp súng vào nách phải, giơ súng lên trời bán 3 phát cảnh cáo, nhưng Trần Văn Thắng vẫn dùng que sắt đập phá tài sản trong Trạm. Thấy vậy, anh Huệ cầm súng đi đến cách Thắng khoảng 3 mét, yêu cầu Thắng bỏ dao, que sắt xuống, không được đập phá, chấm dứt việc cướp gỗ, nhưng Thắng không những không chấp hành, mà tiếp tục cầm dao đòi giết anh Huệ. Lúc này tay trái của anh Huệ đang bị thương, nên anh Huệ dùng tay phải kẹp súng vào nách hạ nòng súng hướng vào chân Thắng bóp cò, đạn nổ 3 phát, một viên trúng vào đầu gối chân phải của Thắng, còn 2 viên trúng vào vùng ngang lưng. Sau 3 tiếng nổ thấy Thắng bị ngã xuống đất, anh Huệ gọi người đưa Thắng xuống bến thuyền. Thấy vậy Nguyễn Văn Thắng bốc một phiến gỗ Huê lên thuyền của mình, chở Trần Văn Thắng về trạm xá xã Sơn Trạch, rồi chở phiến gỗ bỏ chạy. Khi đến trạm kiểm lâm Xuân Sơn thì bị bắt giữ.

Trần Văn Thắng được đưa vào cấp cứu tại Bệnh viện Việt Nam – Cu Ba Đồng Hới, đến ngày 18/10/1999 Trần Văn Thắng chết. Anh Hoàng Minh Huệ sau khi bị chém, bị đánh vào đầu vào cánh tay phải điều trị tại Bệnh viện tỉnh Quảng Trị, đã chi phí mua thuốc, tiền viện phí hết 1.264.200 đồng. Kết quả giám định thương tật số 88 ngày 24/12/1999 của Hội đồng giám định pháp y tỉnh Quảng Bình. Kết luận tỷ lệ thương tật của anh Hoàng Minh Huệ là 4% tạm thời.

Sau khi sự việc xảy ra, Cơ quan điều tra đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với anh Hoàng Minh Huệ về tội “xâm phạm tính mạng người khác trong khi thi hành công vụ”; Viện kiểm sát nhân dân tỉnh đã truy tố anh Hoàng Minh Huệ về tội danh này và Toà án nhân dân tỉnh Quảng Bình đã áp phạt anh Hoàng Minh Huệ 30 tháng tù nhưng cho hưởng án treo với thời gian thử thách 36 tháng về tội “xâm phạm tính mạng người khác trong khi thi hành công vụ”. Buộc anh Hoàng Minh Huệ phải bồi thường cho gia đình nạn nhân là ông Trần Xuân Tựu (bố của Trần Văn Thắng) và chị Nguyễn Thị Mến (vợ Trần Văn Thắng)với tổng số tiền là 25.050.000 đồng (trong đó có 14.050.000 đồng tiền mai táng phí và tiền thuốc cấp cứu; 8.000.000 đồng tiền cấp dưỡng nuôi con nạn nhân; 3.000.000 đồng tiền bù đắp về tổn thất tinh thần. Ngoài ra Toà án còn buộc anh Hoàng Minh Huệ chịu và án phí dân sự. Căn cứ vào diễn biến sự việc trên, chúng ta thấy:

Trần văn Thắng đã dùng vũ lực uy hiếp nghiêm trọng đến tính mạng, sức khoẻ của anh Hoàng Minh Huệ và các cán bộ kiểm lâm Trạm kiểm lâm Trợ Mợng để cướp tài sản, là hành vi phạm tội nguy hiểm cần phải được ngăn chặn kịp thời. Trần Văn Thắng đã gây thương tích cho anh Hoàng Minh Huệ và còn đang uy hiếp nghiêm trọng đến tính mạng của anh Huệ. Anh Huệ đã bắn cảnh cáo và ra lệnh cho Thắng chấm dứt hành vi cướp phá, nhưng Thắng không chấp hành mà còn tiếp tục đe doạ buộc mọi người phải chuyển gỗ xuống thuyền cho Y. Trước tình hình như vậy, anh Hoàng Minh Huệ buộc phải nổ súng vào người Thắng để bảo vệ tính mạng, sức khoẻ của mình và của anh em trong trạm; bảo vệ tài sản của Nhà nước đang bị Trần văn Thắng xâm phạm. Hành vi bắn chết Trần Văn Thắng của anh Hoàng Minh Huệ được coi là cần thiết nên không phải là tội phạm.

Để xác định sự chống trả có cần thiết hay không, trước hết phải căn cứ vào tính chất của các lợi ích bị xâm phạm; tính chất của hành vi xâm phạm và các mối tương quan khác giữa hành vi xâm phạm với hành vi phòng vệ.

Lợi ích bị xâm phạm càng quan trọng bao nhiêu, thì hành vi chống trả càng phải mạnh mẽ bấy nhiêu; Ví dụ: Một cảnh vệ nổ súng bắn chết một người đã đột nhập vào khu vực được bảo vệ nghiêm ngặt theo một chế độ đặc biệt, thì hành vi của người bảo vệ được coi là cần thiết và là phòng vệ chính đáng. Nhưng cũng hành vi bắn chết người này lại trong trường hợp một học sinh vào trường hái trộm một ít nhãn và bị bảo vệ bắn chết thì lại không được coi là cần thiết và người bảo vệ đó không được coi là phòng vệ chính đáng. Vì vậy khi xem xét hành vi chống trả có cần thiết hay không phải đặt nó trong hoàn cảnh cụ thể trong mối quan hệ giữa lợi ích được bảo vệ và hành vi chống trả.

Tính chất, mức độ của hành vi xâm phạm càng nguy hiểm và nghiêm trọng bao nhiêu thì hành vi chống trả càng phải quyết liệt bấy nhiêu. Ví dụ: một tên cướp dùng súng uy hiếp mọi người trên xe khách để đồng bọn của y lục soát lấy tài sản, đã bị một cảnh sát hình sự bắn chết. Hành vi của chiến sĩ cảnh sát này được coi là hành vi phòng vệ chính đáng. Nhưng nếu người cảnh sát mới thấy tên cướp giơ dao đe doạ mọi người phải đưa tiền cho y mà đã vội bắn chết ngay tên cướp thì chưa được coi là phòng vệ chính đáng, nhưng nếu tên cướp đã bắt một người làm con tin, rồi dùng dao dí vào cổ người này và doạ nếu không để cho y chạy thoát thì y sẽ đâm chết con tin, mà người cảnh sát bắn chết tên cướp thì lại được coi là cần thiết.

Khi đánh giá một hành vi chống trả có cần thiết hay không còn phải căn cứ vào nhiều yếu tố khác như: mối tương quan lực lượng giữa bên xâm phạm và bên phòng vệ, thời gian, không gian xảy ra sự việc. Ví dụ: Trong đêm tối, A bị một số người gọi ra nơi vắng vẻ rồi dùng chân tay đấm đá túi bụi, A thấy thế phải bỏ chạy, nhưng vẫn bị số người này đuổi theo, sẵn có con dao nhọn trong túi, A lấy ra giơ lên doạ: “thằng nào vào đây tao đâm chết!”. Những người đuổi theo vẫn lao vào để đánh A, liền bị A dùng dao đâm trúng tim một người chết ngay tại chỗ. Nếu xét về phương tiện, A dùng dao còn những người tấn công chỉ dùng chân tay, nhưng nếu xét về mối tương quan lực lượng thì một bên chỉ có một mình A còn bên kia có nhiều người và đặc biệt xét trong hoàn cảnh cụ thể, trong đêm tối hành vi xâm phạm của những người này phải coi là nguy hiểm đến tính mạng sức khoẻ của A, nên hành vi của A được coi là phòng vệ chính đáng.

Phòng vệ chính đáng không chỉ nhằm gạt bỏ sự đe doạ, đẩy lùi sự tấn công trái pháp luật mà nó còn thể hiện thái độ tích cực chống trả sự xâm phạm đến các lợi ích của Nhà nước, của tổ chức, của mình hoặc của người khác. Phòng vệ chính đáng còn là quyền của con người chứ không chỉ là nghĩa vụ, nên không yêu cầu phương pháp, phương tiện của người phòng vệ phải như phương pháp, phương tiện mà người tấn công sử dụng.

Tóm lại, khi đánh giá hành vi chống trả có cần thiết hay không phải xem xét một cách toàn diện tất cả các tình tiết của vụ án, trong đó đặc biệt là tâm lý, thái độ của người phòng vệ khi xảy ra sự việc, họ không có điều kiện để bình tĩnh lựa chọn chính xác phương pháp, phương tiện thích hợp để chống trả, nhất là trong trường hợp họ bị tấn công bất ngờ, chỉ coi là vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng khi sự chống trả rõ ràng là quá đáng.

Cũng coi là phòng vệ chính đáng, nếu trong một hoàn cảnh cụ thể, một người tưởng lầm rằng người khác có hành vi xâm phạm đến lợi ích của Nhà nước, của tổ chức, của mình hay của người khác mà họ gây thiệt hại đến tính mạng, sức khoẻ của người đó. Khoa học luật hình sự gọi trường hợp phòng vệ này là phòng vệ tưởng tượng.

Phòng vệ tưởng tượng là gây thiệt hại cho người khác do tưởng lầm rằng người này đang có hành vi xâm phạm nguy hiểm cho xã hội.

Người có hành vi phòng vệ tưởng tượng chỉ được coi là không có lỗi khi hoàn cảnh cụ thể cho phép người đó tin một cách hợp lý là có sự xâm phạm thực sự và họ tin rằng là mình không bị nhầm, nếu đặt vào hoàn cảnh của người khác thì ai cũng sẽ bị nhầm như vậy. Ví dụ: Trong đêm tối, chị H đi gọi chồng ở xã bên về nhà đưa bố chồng đi bệnh viện. Khi đi qua đoạn đường vắng, chị bị 3 tên ra chặn đường cướp của chị đôi hoa tai bằng vàng. Khi gặp chồng, chị kể cho anh nghe về việc chị vừa bị cướp. Chồng chị H mượn con dao rồi dùng xe đạp đưa vợ về. Khi đi qua đoạn đường mà chị H vừa bị cướp thì có 3 người từ trong bụi cây đi qua đường; thấy vợ chồng chị H họ đứng lại. Chị H nói với chồng: “Đúng bọn này vừa cướp hoa tai rồi”. Chồng chị H xuống xe cầm dao lao vào 3 người chém túi bụi làm cho cả ba đều bị thương. Sau khi sự việc xảy ra mới biết 3 người này là tổ bảo bệ của Hợp tác xã vừa đi coi đồng về. Trong trường hợp này, hành động dừng lại giữa đường của 3 người trong hoàn cảnh cụ thể này làm cho vợ chồng chị H tin là bọn cướp và không chỉ có vợ chồng chị H mà ai trong hoàn cảnh này cũng sẽ tin như vậy, nên được coi là phòng vệ tưởng tượng và không phải chịu trách nhiệm hình sự. Nếu sự lầm tưởng lại không có căn cứ và trong hoàn cảnh cụ thể đó mọi người đều không thể lầm tưởng thì người có hành vi xâm hại đến tính mạng sức khoẻ của người khác phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Ví dụ: Nguyễn Văn H đang dạo chơi trong Công viên có nhiều người qua lại, thấy một người đang ngồi ở ghế đá đứng dậy lững thững đi về phía mình mà không nói năng gì, H liền rút dao trong người ra đâm người này một nhát vào bụng làm người này ngã gục. Sau khi sự việc xảy ra H cho rằng tưởng người này đến cướp tài sản của mình, nhưng căn cứ vào hoàn cảnh thực tế lúc xảy ra sự việc thì trường hợp của H không phải là phòng vệ tưởng tượng, nên H phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi của mình.

Hiện nay, trong một số sách báo pháp lý, vấn đề phòng vệ tưởng tượng cũng còn có những quan điểm khác nhau: Có quan điểm cho rằng phòng vệ tưởng tượng không phải là phòng vệ chính đáng, vì không có cơ sở cửa quyền phòng vệ, vấn đề trách nhiệm hình sự vẫn được đặt ra và được giải quyết như mọi trường hợp sai lầm khác.

Pháp luật Việt nam không thừa nhận hành vi phòng vệ trước (phòng vệ từ xa), tức là chưa có sự tấn công mà đã có hành vi nhằm ngăn chặn sự tấn công như: đấu dòng điện vào cánh cửa để phòng trộm, dùng bẫy để đề phòng người gian…Nếu việc phòng vệ trước này lại gây ra hậu quả làm chết người hoặc gây thương tích cho người khác thì họ bị truy cứu trách nhiệm hình sự như các trường hợp tội phạm thông thường (giết người hoặc cố ý gây thương tích). Tuy nhiên, thực tiễn xét xử nếu hành vi phòng vệ trước lại gây thiệt hại cho đúng người phạm pháp thì người phạm tội cũng được chiếu cố giảm nhẹ đáng kể. Ví dụ: Gia đình Trần Văn N thường xuyên bị mất trộm gà, N đã nhiều đêm thức trắng để phục bắt người trộm nhưng không được, N bèn lấy một đoạn giây thép buộc vào cánh cửa chồng gà và cho dòng điện 220 Vol chay qua. Để bảo đảm an toàn cho những người trong gia đình mình, N dặn mọi người phải cẩn thận; trước khi đi ngủ mới được đấu điện vào và sáng thức dậy phải rút điện ra. đến đêm thứ 9 thì Bùi Văn T vào trộm gà và bị điện giật chết, trên tay T còn cầm một bao tải trong đựng 4 con gà. Mặc dù N bị truy cứu trách nhiệm hình sự vể tội giết người theo khoản 2 Điều 93 Bộ luật hình sự, nhưng Toà án chỉ phạt N 3 năm tù (dưới mức thấp nhất của khung hình phạt) nhưng vẫn được nhân dân đồng tình, thậm chí còn có ý kiến cho rằng không nên truy cứu trách nhiệm hình sự đối với N vì người bị chết là “đáng đời”, ai bảo đi ăn trộm. Ở đây có vấn đề mâu thuẫn giữa ý thức pháp luật với hành vi nguy hiểm cho xã hội, cũng giống như trường hợp đánh chết người trộm cắp khi bị bắt vẫn bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Tuy vậy chúng tôi vẫn thấy rằng các nhà làm luật cũng nên tính cả đến các yếu tố truyền thống, phong tục, tâm lý của người Việt nam trong trường hợp “phòng vệ trước”. Pháp luật của một số nước kể cả các nước phát triển vẫn quy định trong một số trường hợp phòng vệ trước không phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Nếu ở nước ta không thừa nhận hành vi phòng vệ trước thì cũng nên quy định trong một số trường hợp tội phạm do phòng vệ trước được giảm nhẹ trách nhiệm hình sự một cách đáng kể. Phòng vệ trước cũng là trường hợp phòng vệ quá sớm, tức là chưa có hành vi tấn công đã có hành vi phòng vệ.

Phòng vệ chính đáng không phải là tội phạm, nhưng nếu hành vi chống trả rõ ràng quá mức cần thiết, không phù hợp với tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi xâm hại thì là vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng. Người có hành vi vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng phải chịu trách nhiệm hình sự. Tuy nhiên, người có hành vi vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng, trách nhiệm hình sự đối với họ được giảm nhẹ rất nhiều so với trường hợp tội phạm không thuộc trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng. Bộ luật hình sự quy định hai trường hợp tội phạm do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng, đó là giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng (Điều 126) và cố ý gây thương tích do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng (Điều 136) được coi là cấu thành giảm nhẹ đặc biệt (tình tiết vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng là dấu hiệu định tội của hai tội danh này).

Tuy nhiên, hành vi phạm tội do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng còn là tình tiết giảm nhẹ quy định tại điểm c khoản 1 Điều 51 Bộ luật hình sự, ngoài hai trường hợp đã được quy định tại Điều 126 và Điều 136, thì không có trường hợp tội phạm nào thuộc trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng nữa; nếu theo quy định tại khoản 3 Điều 51 Bộ luật hình sự thì “các tình tiết giảm nhẹ đã được Bộ luật hình sự quy định là dấu hiệu định tội hoặc định khung thì không được coi là tình tiết giảm nhẹ trong khi quyết định hình phạt”. Do đó, có ý kiến cho rằng việc quy định tình tiết phạm tội trong trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng là tình tiết giảm nhẹ là không cần thiết. Nhưng cũng có ý kiến cho rằng, việc quy định phạm tội trong trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng là một tình tiết giảm nhẹ vẫn cần thiết, vì thực tiễn xét xử có một số trường hợp giết người hoặc cố ý gây thương tích thuộc trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng nhưng căn cứ vào tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi chống trả với hành vi phòng vệ chưa thuộc trường hợp quy định tại Điều 126 hoặc Điều 136 mà thuộc trường hợp tội phạm giết người quy định tại Điều 121 hoặc cố ý gây thương tích quy định tại Điều 136, thì người phạm tội vẫn được áp dụng tình tiết giảm nhẹ là tội phạm trong trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng. Chúng tôi đồng ý với quan điểm này. Tuy nhiên, vấn đề quan trọng là phải xác định trường hợp nào thì là dấu hiệu định tội của hai tội quy định tại Điều 126 và Điều 136 , còn trường hợp nào chỉ là tình tiết giảm nhẹ định tại điểm c khoản 1 Điều 51 (vượt bao nhiêu thì là dấu hiệu định tội, còn vượt bao nhiêu chỉ là tình tiết giảm nhẹ)? đây là vẫn đề rất khó xác định cần phải có hướng dẫn của các cơ quan tiến hành tố tụng ở trung ương.

>> Tham khảo dịch vụ pháp lý liên quan:

2. Tư vấn mức bồi thường và xử lý hình sự ?

Kính chào Xin giấy phép, tôi có một vấn đề mong các luật sư giải đáp: Tôi có gây thương tích cho người khác, chưa xác định được tỉ lệ thương tật. Người ta mất một ngón út và ngón áp út còn lại 1,5 đốt…bàn tay trái. Hiện nay, hai bên gia đình đang thỏa thuận. Gia đình bên ấy đòi bồi thường 200 triệu chưa kể thuốc men. Vậy xin hỏi luật sư mức bồi thường như vậy có hợp lý không? Nếu đưa ra pháp luật xử lý thì tôi bị xử theo mức án như thế nào? Tôi xin chân thành cảm ơn!

Người gửi: N.T

Tư vấn mức bồi thường và xử lý hình sự tội cố ý gây thương tích ?

Trả lời:

Thứ nhất, về mức hình phạt:

Theo quy định tại Điều 134 thì:

“1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Dùng vũ khí, vật liệu nổ, hung khí nguy hiểm hoặc thủ đoạn có khả năng gây nguy hại cho nhiều người;

b) Dùng a-xít nguy hiểm hoặc hóa chất nguy hiểm;

c) Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;

d) Đối với ông, bà, cha, mẹ, thầy giáo, cô giáo của mình, người nuôi dưỡng, chữa bệnh cho mình;

đ) Có tổ chức;

e) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

g) Trong thời gian đang bị giữ, tạm giữ, tạm giam, đang chấp hành án phạt tù, đang chấp hành biện pháp tư pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng hoặc đang chấp hành biện pháp xử lý vi phạm hành chính đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào trường giáo dưỡng hoặc đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc;

h) Thuê gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do được thuê;

i) Có tính chất côn đồ;

k) Đối với người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân.

…”

Theo như quy định trên, thì khi gây thương tích cho người khác với tỉ lệ thương tật dưới 11% nhưng có một trong các tình tiết từ điểm a đến điểm k của điều luật thì vẫn bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Vì theo như bạn trình bày, người bị hại chưa được xác định tỉ lệ thương tật nên chúng tôi không thể xác định được chính xác mức độ nghiêm trọng trong hành vi mà bạn phạm phải. Tuy nhiên, việc bạn làm cho người đó bị mất hẳn ngón út và mất 1,5 đốt tay ngón áp út thì mặc dù trong trường hợp này tỉ lệ thương tật là dưới 11% nhưng bạn đã để lại cố tật cho nạn nhân, theo như trường hợp tại điểm b khoản 1 Điều luật trên.

Như vậy, trước hết bạn cần yêu cầu nạn nhân xác định tỉ lệ thương tật là bao nhiêu, nếu dưới 11% thì bạn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự với mức hình phạt là cải tạo không giam giữ đến 3 năm, hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm. Còn trong trường hợp nạn nhân có tỉ lệ thương tật từ 11% đến 30% thì bạn có thể sẽ bị phạt tù từ 2 năm đến 7 năm. Theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự, với hành vi cố ý gây thương tích của bạn mà tỉ lệ thương tật của nạn nhân dưới 11% thì bạn sẽ chỉ bị khởi tố khi có đơn yêu cầu của nạn nhân, còn với trường hợp tỷ lệ thương tật của nạn nhân là từ 11% đến dưới 30% thì bạn sẽ bị khởi tố ngay cả khi nạn nhân không có yêu cầu.

Tuy nhiên, việc bồi thường thiệt hại cho nạn nhân sẽ là một trong những căn cứ để giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của bạn. Nếu tỷ lệ thương tật của nạn nhân dưới 11% thì khi có thể thỏa thuận với nạn nhân, bạn sẽ không bị khởi tố và truy cứu trách nhiệm hình sự.

Thứ hai, về mức bồi thường thiệt hại:

Vì bạn trình bày không cụ thể về trường hợp của bạn, như nghề nghiệp của nạn nhân trước khi bị thiệt hại, mức lương cụ thể là bao nhiêu? Thời gian điều trị người đó có cần người chăm sóc hay không? Vì vậy, chúng tôi chỉ có thể tư vấn cho bạn dựa trên các quy định của pháp luật để bạn có thể tự ước lượng mức bồi thường sao cho hợp lý.

Theo quy định của về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng thì việc bồi thường thiệt hại do sức khoẻ bị xâm phạm bao gồm:

– Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khoẻ và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại;

– Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại;

– Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị;

– Chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại trong trường hợp sau khi điều trị, người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần có người thường xuyên chăm sóc;

– Khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần do sức khoẻ bị xâm phạm.

Theo như quy định này thì về việc bồi thường, ngoài chi phí thuốc men ra, bạn còn phải bồi thường cho nạn nhân dựa trên thu nhập thực tế bị mất của họ khi họ bị thiệt hại về sức khỏe như vậy. Khoản này được xác định: trước khi bị thiệt hại, nạn nhân có đi làm không? Mức lương cụ thể của người ấy là bao nhiêu? Nếu họ có mức lương không đều hàng tháng, thì sẽ tính trung bình dựa trên 06 tháng liền kề trước đó. Trường hợp này, bạn sẽ phải bồi thường trong cả khoảng thời gian người đó điều trị dựa trên mức lương đã xác định như trên. Hơn nữa, trong thời gian điều trị, nạn nhân cần có người chăm sóc nữa thì bạn còn phải trả chi phí trong thời gian người chăm sóc ấy bị mất thu nhập thực tế của họ (như người đó phải nghỉ việc để chăm sóc cho nạn nhân, chi phí đi lại…) và cả khoản tiền bù đắp về tổn thất tinh thần cho nạn nhân.

Như vậy, trường hợp này bạn cần phải thỏa thuận lại với gia đình nạn nhân về mức bồi thường thiệt hại sao cho hợp lý dựa trên các khoản chi phí cần phải bồi thường như trên. Việc này là vô cùng quan trọng, nó sẽ quyết định bạn bị khởi tố hay không, hay bạn sẽ được giảm nhẹ trách nhiệm hình sự bao nhiêu.

>> Tham khảo ngay nội dung:

3. Trộm cắp tài sản, cướp giật tài sản, cố ý gây thương tích thì bị xử lý như thế?

Tài sản trộm cắp ở mức bao nhiêu thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự? Thời hạn chấp hành phạt từ đối với các tội này là bao lâu? Trình tự thủ tục thời hiệu khởi kiện. Vấn đề cố ý gây thương tích. Các vấn đề liên quan đến trộm cắp, cướp giật tài sản.

Trộm cắp tài sản, cướp giật tài sản, cố ý gây thương tích thì bị xử lý như thế ?

Luật sư hướng dẫn về mức hình phạt với tội cố ý gây thương tích, gọi:

Luật sư tư vấn:

Thưa luật sư, em xin hỏi một số vấn đề như sau: A lẻn vào nhà B để ăn trộm, A lấy được tài sản trị giá 20 triệu. Ra đến cửa thì A bị B phát hiện, A đã đấm vào mặt làm B ngã xuống sàn nhà rồi cầm tài sản tẩu thoát. Hành vi của A là tội trộm cắp tài sản chuyển hóa thành tội cướp tài sản đúng không ạ? Nếu B do ngã đập đầu vào nên gạch nên đã chết thì tội danh của A có thay đổi không ạ? Nếu A chưa lấy được tài sản mà đã bị B phát hiện rồi hành hung B để tẩu thoát, làm B thương tật 25% thì A bị truy cứu TNHS về tội gì? Em xin cảm ơn ạ.

Trả lời:

– Hành vi của A la tội trộm cắp tài sản chuyển hóa thành tội cướp tài sản vì: A đã dùng vũ lực với B theo quy định tại Điều 168 . Hành vi dùng vũ lực là hành vi mà người phạm tội đã thực hiện, dùng sức mạnh vật chất tác động vào cơ thể của nạn nhân là con người như: đấm, đá, bóp cổ, trói, bắn, đâm, chém…. để chiếm đoạt tài sản. Hành vi này có thể khiến nạn nhân bị thương tích, bị tổn hại sức khỏe hoặc tử vong, nhưng cũng có thể chưa gây ra thương tích đáng kể.

– Tội danh của A trong trường hợp không thay đổi nhưng phạm tội với tình tiết tăng nặng quy định tại khoản 4 Điều 168 như sau:

“4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 18 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:

a) Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;

b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 31% trở lên;

c) Làm chết người;

d) Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.”

– Trong trường hợp này A sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội phạm chưa đạt. Theo Điều 15 : Phạm tội chưa đạt là cố ý thực hiện tội phạm nhưng không thực hiện được đến cùng vì những nguyên nhân ngoài ý muốn của người phạm tội. Người phạm tội chưa đạt phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm chưa đạt.

Bạn của em có liên quan đến 1 vụ trộm cắp, giá trị tài sản khoảng 150 triệu đồng. Bị truy cứu với tội danh đồng phạm, trốn lệnh truy nã. Bạn em có bỏ ra khoảng tiền 40 triệu mua lại cái cây đó mặc dù biết cây ăn cắp. Nếu bị truy tố bạn em sẽ bị bao nhiêu năm tù? Trong trường hợp có án tích và không án tích? Nhà bạn em có bằng tổ quốc ghi công thì sẽ được giảm án là bao nhiêu? Mong luật sư giải đap thắc mắc cho em? Em cảm ơn!

>> Căn cứ quy định tại Điều 58 về Quyết định hình phạt trong trường hợp đồng phạm như sau: Khi quyết định hình phạt đối với những người đồng phạm, Tòa án phải xét đến tính chất của đồng phạm, tính chất và mức độ tham gia phạm tội của từng người đồng phạm. Các tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng hoặc loại trừ trách nhiệm hình sự thuộc người đồng phạm nào, thì chỉ áp dụng đối với người đó.

Do đó, vấn đề xác định hình phạt đối với những người đồng phạm tùy thuộc vào việc tính chất và mức độ tham gia phạm tội của người bạn đó. Mức giảm án cũng phụ thuộc vào quá trình xem xét của Tòa án.

Cho tôi hỏi tôi 24 tuổi đánh một người 17 tuổi thương tích lên 17% vì lí do là thằng đó cùng nhiều thằng đánh hội đồng tôi, tôi cầm gây gỗ đánh. Tôi lỡ tay đánh mạnh làm tổn thương vùng mũi.Vậy hình phạt của tôi là gì có được giảm án không?

>> Trong trường hợp, để được giảm nhẹ trách nhiệm hình sự thì bạn phải thuộc những trường hợp được quy định tại Điều 51 sau:

– Người phạm tội đã ngăn chặn hoặc làm giảm bớt tác hại của tội phạm;

– Người phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại hoặc khắc phục hậu quả;

– Phạm tội trong trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng;

– Phạm tội trong trường hợp vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết;

– Phạm tội trong trường hợp vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội;

– Phạm tội trong trường hợp bị kích động về tinh thần do hành vi trái pháp luật của nạn nhân gây ra;

– Phạm tội vì hoàn cảnh đặc biệt khó khăn mà không phải do mình tự gây ra;

– Phạm tội nhưng chưa gây thiệt hại hoặc gây thiệt hại không lớn;

– Phạm tội lần đầu và thuộc trường hợp ít nghiêm trọng;

– Phạm tội vì bị người khác đe dọa hoặc cưỡng bức;

– Phạm tội trong trường hợp bị hạn chế khả năng nhận thức mà không phải do lỗi của mình gây ra;

– Phạm tội do lạc hậu;

– Người phạm tội là phụ nữ có thai;

– Người phạm tội là người đủ 70 tuổi trở lên;

– Người phạm tội là người khuyết tật nặng hoặc khuyết tật đặc biệt nặng;

– Người phạm tội là người có bệnh bị hạn chế khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình;

– Người phạm tội tự thú;

– Người phạm tội thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải;

– Người phạm tội tích cực hợp tác với cơ quan có trách nhiệm trong việc phát hiện tội phạm hoặc trong quá trình giải quyết vụ án;

– Người phạm tội đã lập công chuộc tội;

– Người phạm tội là người có thành tích xuất sắc trong sản xuất, chiến đấu, học tập hoặc công tác;

– Người phạm tội là người có công với cách mạng hoặc là cha, mẹ, vợ, chồng, con của liệt sĩ.

Xin chào luật sư! Tôi có vấn đề này xin được tham khảo ý kiến của luật sư ạ. Cách đây 02 tháng mẹ tôi có vay của 1 số tiền là 170 triệu (vay hộ người khác) nhưng bây giờ người ta chưa trả được cho mẹ tôi nên mẹ tôi cũng chưa có để trả. Rất nhiều lần người cho mẹ tôi vay nhắn tin gọi điện để đe dọa mẹ tôi dù cho mẹ tôi đã khất nợ rất tử tế, không những họ đòi nợ mà còn đòi lãi suất rất cao là 4000 đồng/1 triệu/1 ngày. Sau đó, bên cho mẹ tôi vay còn thuê côn đồ đến nhà tôi để đe dọa và đánh bố tôi. Thương tích là bố tôi bị đấm vào vùng bụng đã được bác sỹ ở trạm y tế xã xác minh việc này. Không dừng lại ở đó người cho mẹ tôi vay vẫn tiếp tục cùng bồ của anh ta vào chửi bới làm um xùm tại nhà tôi. Đồng thời, cho đám côn đồ kia tìm nơi trọ và học của em gái tôi. Chúng đã tìm đến khu trọ tuy nhiên chưa làm gì em gái tôi. Vụ việc đánh bố tôi đang được công an huyện điều tra. Còn mẹ tôi bị phạt hành chính ở xã vì tội người ta đến chửi bới xúc phạm mình và mình chửi lại nên bị phạt. Điều lưu ý ở đây là mẹ tôi có gọi điện hỏi vay tiền của anh P và anh P bảo mẹ tôi ra hiệu cầm đồ làm giấy tờ và lấy tiền nhưng hiện tại có rất nhiều đối tượng đến nhà tôi đòi nợ. Trong đó có anh P, chị bồ của anh ta, người trông coi quán cầm đồ và 8 đối tượng lạ mặt đã đánh bố tôi. Vậy tôi xin được hỏi luật sư là mẹ tôi bị phạt hành chính như thế là đúng hay sai? Và tôi muốn hỏi việc hành hung bố tôi theo pháp luật là đúng hay sai và đúng luật họ bị xử phạt như thế nào? Bây giờ gia đình tôi phải trả tiền cho ai thì đúng ạ? Cảm ơn luật sư ạ!

>> Căn cứ quy định tại quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình quy định như sau:

Điều 5. Vi phạm quy định về trật tự công cộng

1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Có cử chỉ, lời nói thô bạo, khiêu khích, trêu ghẹo, , nhân phẩm của người khác; […]”

Mẹ bạn có hành vi “chửi lại ” đã vi phạm theo quy định tại điểm a, khoản 1 Điều 5 nêu trên do đó việc xử phạt vi phạm hành chính này là đúng quy định của pháp luật.

Việc không đòi được nợ mà bên còn lại có hành vi hành hung bố bạn thì có thể bị xử phạt vi phạm hành chính nếu ở mức độ thương tích dưới 11% và bị truy cứu về tội cố ý gây thương tích nếu mức độ thương tích là từ đủ 11% trở lên. Vấn đề ở đây gia đình bạn nợ tiền của ai thì có nghĩa vụ phải trả nợ cho bên đó. Những người đến đòi nợ có thể là được người chủ nợ thuê đến để uy hiếp gia đình về vấn đề trả nợ mà thôi.

Để có thể chấm dứt tình trạng này thì bên gia định có quyền yêu cầu cơ quan công an vào cuộc giải quyết vấn đề côn đồ đến hành hung, đe dọa gia đình bạn đồng thời thực hiện việc trả nợ nhanh chóng để có thể ổn định cuộc sống gia đình.

Em năm nay 22 tuổi. Em muốn hỏi luật sư tư vấn cho em một vấn đề: Gia đình em có 4 người 2 trai và 2 gái tất cả đều đi làm ăn xa có mình em ở nhà cùng mẹ và 1 cháu ngoại, nhưng nếu khi có người khác vào nhà hành hung gia đình, em chống trả đối thủ bị thương tích (hoặc chết) thì em có bị phạm tội không? Mong luật sư tư vấn giúp em vấn đề này.

>> Trong trường hợp này thì phụ thuộc vào tình huống, theo quy định của thì bạn có quyền phòng vệ chính đáng để bảo vệ mình và gia đình. Nếu vượt quá phòng vệ chính đáng thì bạn có thể phạm tội vượt quá phòng vệ chính đáng nhưng sẽ được giảm nhẹ hình phạt tùy theo tính chất vụ việc.

>> Tham khảo thêm nội dung liên quan:

4. Cố ý gây thương tích mà không có lý do?

Kính chào luật sư, mong luật sư tư vấn giúp em vấn đề sau: Vừa qua em cùng 3 người bạn về nhà chị ba của nhỏ bạn để chơi. Trong quá trình nhậu, em chỉ nói chuyện với 3 người bạn của em chứ chưa nói chuyện gì nhiều với mấy người khác. Một lúc sau em xuống nhà vệ sinh rửa mặt thì có bạn nữ ngồi chung bàn xuống nói là có chuyện muốn hỏi em.

Em trả lời là “ờ bạn hỏi đi”, sau đó em bị bạn đó đánh túi bụi và nói là tại em nói chuyện khi dễ bạn ấy rồi do em nói sốc. Em la lên, mọi người vào can, sau đó em mới nói “mình đâu có nói gì bạn từ đầu tới giờ, mình chỉ nói chuyện với nhỏ bạn mình thôi”. Rồi bạn ấy lấy con dao thái lan định đâm em thì chị kia lấy dao lại, bạn ấy tiếp tục dùng tay nắm tóc em và đánh vào đầu em. Em bỏ chạy và gọi công an 113 giúp. Vậy thưa luật sư trong tình huống của em thì xử lý theo đúng luật sẽ là như thế nào ạ? Em xin cảm ơn!

Người gửi: M.T

Cố ý gây thương tích mà không có lý do ?

:

Trả lời:

Về việc người này có hành vi cố ý gây thương tích cho bạn, và thậm chí sử dụng dao để nhằm gây thương tích cho bạn theo Điều 134 có quy định về Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác, theo đó, hành vi của người này nếu gây ra thương tích cho bạn trên 11%, hoặc dưới 11% mà có thêm các tình tiết được nếu ở khoản 1 Điều 134 thì sẽ bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm, hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

Trường hợp không quá nghiêm trọng để phải chịu trách nhiệm hình sự thì sẽ phải chịu phạt hành chính, dựa theo quy định tại thì đối với hành vi đánh nhau hoặc xúi giục người khác đánh nhau sẽ bị phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng. Đồng thời, người này cũng có nghĩa vụ chịu các chi phí liên quan đến việc chữa trị của bạn nếu có.

>> Tham khảo thêm nội dung:

5. Tư vấn xử lý đối với hành vi cố ý gây thương tích ?

Thưa luật sư, xin hỏi: Gia đình bà A có cậu con trai tên là A, khi là sinh viên năm thứ 3, trong một buổi sinh nhật do mâu thuẫn với một đám bạn A đã dùng dao đâm bạn B, khiến cho B phải đi cấp cứu tại bệnh viện. Qua biên bản giám định của bệnh viện cho thấy thương tật của B là 20%.

Gia đình B tố giác hành vi của A với công an huyện. A bị truy tố và tạm giam. Gia đình A cho rằng, nếu thuê Luật sư thì A có thể trắng án. Vậy theo luật sư thì trường hợp trên như thế nào? Tôi xin chân thành cảm ơn!

Người gửi: L.T.D

Tư vấn xử lý đối với hành vi cố ý gây thương tích ?

Luật sư tư vấn về hành vi cố ý gây thương tích, gọi:

Trả lời:

Theo như nội dung thư mà bạn gửi cho chúng tôi, A đã có hành vi cố ý gây thương tích cho B với tỷ lệ thương tích là 20%. Với mức độ thương tích như vậy, A có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội cố ý gây thương tích theo quy định Điều 134 có quy định về Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác.

Về mức hình phạt cụ thể sẽ do thẩm phán quyết định dựa trên tình hình thực tế, mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội. Luật sư có thể tham gia bào chữa để giảm nhẹ nhất mức hình phạt cho bị can, bị cáo những nếu hành vi của A đã cấu thành hành vi phạm tội theo quy định trên thì luật sư không thể giúp bị cáo trắng án được.

6. Tư vấn khởi tố về hành vi cố ý gây thương tích?

Thưa luật sư, vào ngày 04/12/2018, anh tôi có được tên Liêm hẹn ra gần nhà để nói chuyện. Sau khi nói chuyện thì xảy ra cự cãi và tên Liêm đó dùng dao đâm nhiều nhát khiến anh tôi được bác sĩ chẩn đoán là bị tràn dịch màng phổi và nhiều vết thương khác nữa.

Đến ngày 08/01/2019, tôi yêu cầu cơ quan công an khởi tố vụ án và đến công an phường nhưng không thấy họ có động thái gì, trong khi tên Liêm thì đứng ngoài vòng pháp luật thách thức gia đình tôi. Giờ tôi không biết phải làm sao, mong luật sư tư vấn giúp trường hợp của tôi.

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Người gửi: Tran

Trả lời

Căn cứ theo Điều 134 có quy định về Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác, dựa trên kết quả giám định thương tật và các yếu tố khác sẽ xác định được có dấu hiệu của tội phạm không. Nếu có dấu hiệu của tội phạm thì cơ quan điều tra mới tiến hành khởi tố vụ án hình sự và viện kiểm sát sẽ tiến hành truy tố bị can ra trước Tòa. Và việc xác định có dấu hiệu tội phạm phải qua quá trình điều tra, xác minh và đó là nhiệm vụ của cơ quan điều tra.

Tuy nhiên, nếu bạn báo công an phường mà công an không tiếp nhận và báo tin lên cơ quan điều tra, viện kiểm sát thì bạn có thể trực tiếp đến cơ quan điều tra cấp huyện, viện kiểm sát cấp huyện để tố giác tội phạm, bởi cơ quan điều tra, viện kiểm sát là cơ quan có thẩm quyền ra Quyết định khởi tố vụ án hình sự theo Điều 154 :

Điều 154. Quyết định khởi tố vụ án hình sự

1. Quyết định khởi tố vụ án hình sự phải ghi rõ căn cứ khởi tố, điều, khoản của Bộ luật hình sự được áp dụng và các nội dung quy định tại khoản 2 Điều 132 của Bộ luật này.

2. Trong thời hạn 24 giờ kể từ khi ra quyết định khởi tố vụ án hình sự, Viện kiểm sát phải gửi quyết định đó đến Cơ quan điều tra có thẩm quyền để tiến hành điều tra.

Trong thời hạn 24 giờ kể từ khi ra quyết định khởi tố vụ án hình sự, Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra phải gửi quyết định đó kèm theo tài liệu liên quan đến Viện kiểm sát có thẩm quyền để kiểm sát việc khởi tố.

Trong thời hạn 24 giờ kể từ khi ra quyết định khởi tố vụ án hình sự, Tòa án phải gửi quyết định đó kèm theo tài liệu liên quan đến Viện kiểm sát cùng cấp.”

Trường hợp trong bản tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong bản tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề, rất mong nhận được phản ánh của quý khách tới địa chỉ email: hoặc . Chúng tôi sẵn sàng giải đáp.

Trân trọng.!.

Bộ phận hình sự – Minh Khuê

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *