Bồi thường nhà nước với những nguyên tắc của pháp quyền

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

“Ức Trai tâm thượng quang Khuê tảo” là hình ảnh mà vị vua anh minh Lê Thánh Tông dùng để minh oan và truy tặng cho người anh hùng dân tộc Nguyễn Trãi trong vụ án Lệ Chi viên. Sử liệu này có lẽ đã làm không ít người trong hậu thế chúng ta cảm thấy nhẹ nhõm.

“Ức Trai tâm thượng quang Khuê tảo” là hình ảnh mà vị vua anh minh Lê Thánh Tông dùng để minh oan và truy tặng cho người anh hùng dân tộc Nguyễn Trãi trong vụ án Lệ Chi viên. Sử liệu này có lẽ đã làm không ít người trong hậu thế chúng ta cảm thấy nhẹ nhõm. Ngày nay, các vụ việc oan sai không chỉ dừng lại ở sự minh oan mà còn đặt vấn đề bồi thường thiệt hại. 568 tỷ đồng là con số đòi bồi thường oan sai kỷ lục mà ông Nguyễn Đình Chiến, Tổng Giám đốc Công ty cổ phần kinh doanh bất động sản Hải Phòng đưa ra, vì ông đã mất mười năm sống chung với lao lý trước khi Tòa án nhân dân Thành phố Cần Thơ tuyên ông vô tội[1].

Rõ ràng, oan sai thì thời nào cũng có. Nhưng trách nhiệm bồi thường oan sai trong tố tụng nói riêng và bồi thường nhà nước nói chung lại là vấn đề thời sự của đất nước ta trong giai đoạn hiện nay. Bồi thường nhà nước là sản phẩm của xã hội dân chủ và phải được nhìn nhận từ góc độ các nguyên tắc cơ bản của pháp quyền.

Trước hết, nguyên tắc của pháp quyền là cơ sở để đặt vấn đề nhà nước có trách nhiệm hay không có trách nhiệm bồi thường khi gây ra những thiệt hại vật chất hoặc tinh thần cho các chủ thể khác.

>>

Trong xã hội phong kiến, Nhà Vua là tối thượng, hình phạt không đến trượng phu, lễ nghi không đến thứ dân, nên pháp quyền và bồi thường nhà nước là những vấn đề xa lạ. Trong các xã hội dân chủ, cùng với sự phát triển vượt bậc về kinh tế – xã hội thì quyền con người cũng được quan tâm nhiều hơn. Nhờ đó, pháp quyền được biết đến như là phương thức tổ chức quyền lực nhà nước sao cho sự lạm quyền không xảy ra và quyền của người dân được bảo vệ. Một trong những nguyên tắc cơ bản của pháp quyền là mọi chủ thể đều bình đẳng trước pháp luật.

Nhà nước cũng như một tổ chức hay một công dân và đều là một thực thể của pháp luật. Nhà nước là một thực thể pháp lý công. Nhà nước cũng thực hiện các hành vi pháp lý và có khả năng gây thiệt hại cho các chủ thể khác khi hành xử trái pháp luật hoặc vượt quá thẩm quyền của mình. Và khi có hành vi gây thiệt hại cho các chủ thể khác, thì Nhà nước cũng có nghĩa vụ bồi thường một cách bình đẳng như các chủ thể khác trong xã hội.

Thứ hai, nguyên tắc của pháp quyền là cơ sở để xác định ranh giới trách nhiệm bồi thường của nhà nước. Trên thế giới, một số quốc gia mà tiêu biểu là Mỹ và Philipin quan niệm và áp dụng nguyên tắc quyền miễn trừ của Nhà nước. Theo đó, Nhà nước Hoa Kỳ không thể bị kiện nếu không có sự chấp thuận của chính quốc gia này[2]. Tuy nhiên, điều đó không đồng nghĩa với việc các Nhà nước này không có nghĩa vụ bồi thường thiệt hại. Một trong những nguyên tắc quan trọng của pháp quyền là Nhà nước chỉ được làm những gì mà pháp luật cho phép. Tính tối thượng của pháp luật trong trường hợp này là công cụ để hạn chế sự lạm quyền có thể xảy ra của các chủ thể có quyền lực. Chính vì nguyên tắc này nên học thuyết về quyền miễn trừ xét xử của Nhà nước không phải là tuyệt đối. Đặc quyền miễn trừ xét xử chỉ có thể được sử dụng khi nhà nước hành động với quyền hạn của chủ quyền quốc gia. Nhà nước hoặc các cán bộ của nhà nước phải chứng minh được rằng, hành động bị khiếu nại là hoàn toàn tuân theo Hiến pháp hoặc các văn bản pháp luật. Khi vượt qua khỏi những giới hạn này thì quyền miễn trừ của nhà nước không thể được áp dụng.

Thứ ba, quyền đòi nhà nước bồi thường thiệt hại thường được Hiến pháp hoặc luật ghi nhận. Rõ ràng việc đòi Nhà nước phải bồi thường thiệt hại là một quyền quan trọng của người dân. Và theo nguyên tắc của pháp quyền thì các quyền của người dân phải được Hiến pháp, luật ghi nhận. Điều này cũng hoàn toàn hợp lý khi mà các quyền của người dân được những người đại diện cho họ xem xét, phê chuẩn.

Trên thực tế, nhiều quốc gia như Nhật Bản, Đức đều ghi nhận vấn đề bồi thường nhà nước trong Hiến pháp của họ. Cụ thể, trong Hiến pháp của Nhật được quy định ở Điều 17 và Hiến pháp Đức ở Điều 34. Bên cạnh việc quy định trong Hiến pháp, không phải tất cả các nước đều ban hành luật riêng để điều chỉnh về bồi thường nhà nước mà có thể quy định rải rác ở Bộ luật Dân sự và các luật liên quan.

Thứ tư, nguyên tắc của pháp quyền là cơ sở để xác định các lĩnh vực hoạt động của Nhà nước chịu sự điều chỉnh của pháp luật bồi thường nhà nước. Thông thường, hoạt động của nhà nước có thể được phân ra thành các lĩnh vực lập pháp, hành pháp và tư pháp. Lĩnh vực nào trong quá trình hoạt động cũng có thể phạm phải những sai lầm. Và như vậy, lĩnh vực nào cũng có thể phải chịu sự điều chỉnh của pháp luật về bồi thường nhà nước. Trên thực tế, một số quốc gia quy định cả ba lĩnh vực lập pháp, hành pháp, tư pháp đều có trách nhiệm bồi thường nhà nước mà Nhật Bản là một ví dụ.

Tuy nhiên, với những nguyên tắc pháp quyền về tổ chức quyền lực nhà nước, về chế ước và đối trọng thì vấn đề không đơn giản như cách nghĩ thông thường. Đa số các nước đều thống nhất quy định hai lĩnh vực hành pháp và tư pháp thuộc phạm vi điều chỉnh của pháp luật về bồi thường nhà nước. Hay nói cách khác, là hành pháp và tư pháp có trách nhiệm bồi thường khi có hành vi trái pháp luật và gây thiệt hại cho các chủ thể khác.

Riêng lĩnh vực lập pháp thì cách quy định là khá khác nhau. Có quốc gia như Trung Quốc đã hoàn toàn loại trừ lĩnh vực lập pháp ra khỏi phạm vi điều chỉnh. Còn phần lớn các quốc gia khác thì quy định một cách hạn chế việc áp dụng các quy định về bồi thường nhà nước đối với lĩnh vực lập pháp. Điều đó bắt nguồn từ bản chất của thiết chế dân chủ này. Cơ quan lập pháp là cơ quan đại diện cho cử tri. Sau khi trúng cử thì các nghị sĩ là những người đại diện cho ý chí, nguyện vọng và lợi ích của cử tri trong quá trình xem xét và phê chuẩn các chính sách lập pháp do hành pháp đệ trình. Ngoài ra, trong hệ thống bầu cử ủy thác thì nghị sĩ sau khi được bầu có toàn quyền thể hiện ý chí của mình mà không phụ thuộc vào ý chí của cử tri. Việc cơ quan lập pháp gây thiệt hại nếu có chính là ban hành các chính sách, các đạo luật không phù hợp với lợi ích của người mà mình đại diện. Vấn đề bồi thường thiệt hại đối với thiết chế này cũng đồng nghĩa với việc bất tín nhiệm của cử tri và không được tiếp tục bỏ phiếu trong những lần bầu cử sau.

Như vậy, có thể nói rằng, trong một xã hội dân chủ thì không một thiết chế nào của quyền lực nhà nước có những đặc quyền. Thiết chế lập pháp cũng vậy. Song, đây là một thiết chế hết sức đặc thù của quyền lực nhà nước và do đó, việc quy định trách nhiệm bồi thường nhà nước của cơ quan lập pháp cần phải dựa trên những nguyên tắc của pháp quyền.

Thứ năm, nguyên tắc của pháp quyền là cơ sở để thiết kế phương thức và quy định thủ tục tiến hành giải quyết các yêu cầu đòi bồi thường. Trong tương quan với cơ quan nhà nước, thì các tổ chức và cá nhân thường yếu thế hơn khi tiến hành giải quyết yêu cầu đòi bồi thường. Bởi vậy, một cơ chế giải quyết tranh chấp tạo được điều kiện tối đa cho các tổ chức, cá nhân bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình là hết sức cần thiết. Pháp luật của hầu hết các nước quy định khi chủ thể bị thiệt hại và cơ quan đại diện cho Nhà nước giải quyết bồi thường (thường là do Bộ Tư pháp) không thương lượng, thỏa thuận được với nhau thì có thể khởi kiện đến Tòa án để giải quyết. Đây là một vụ kiện dân sự bình thường ở Tòa án. Và loại vụ việc này được giải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự mà bị đơn là Nhà nước (do Bộ trưởng Bộ Tư pháp đại diện).

Như vậy, một thủ tục tố tụng dân sự cùng với tính độc lập cao của hệ thống Tòa án có thể đảm bảo được tốt hơn quyền bào chữa, sự bình đẳng của các đương sự.

Tóm lại, các nguyên tắc của pháp quyền vừa là nền tảng để đặt vấn đề trách nhiệm bồi thường của Nhà nước, vừa chi phối các nội dung pháp lý cụ thể của chế định này. Việt Nam chúng ta đang xây dựng nhà nước pháp quyền, do đó, việc tiếp tục nhìn nhận vấn đề bồi thường nhà nước dưới góc độ pháp quyền là vấn đề có ý nghĩa rất quan trọng.

[1] HT. Vụ đòi bồi thường oan sai kỷ lục ở Cần Thơ: Số tiền đòi bồi thường lên đến 568 tỉ đồng (2007), Lao động điện tử, http://www.laodong.com.vn/Home/phapluat/2007/1/19452.laodong> truy cập ngày 29/ 4/2008.

[2] Văn phòng Quốc hội, Chính sách và pháp luật về bồi thường nhà nước của một số nước, NXb Tư pháp, H 2007, tr 262.

TS. Nguyễn Sĩ Dũng – Lê Hà Vũ

Chú thích: “Ức Trai tâm thượng quang Khuê tảo”: Tấm lòng Ức Trai (tức Nguyễn Trãi) sáng tựa sao Khuê.

Ý kiến bổ sung:

Đối chiếu với những nguyên tắc pháp quyền với quy định pháp luật hiện hành, chúng ta có một số vấn đề cần làm rõ như sau:

1. Pháp luật Việt Nam quy định trách nhiệm bồi thường của Nhà nước (BTNN) là gì? Chủ thể bồi thường và chủ thể được bồi thường là những ai? Phạm vi BTNN như thế nào?

Thứ nhất, BTNN được hiểu là hậu quả bất lợi mà Nhà nước quy định áp dụng đối với Nhà nước cũng như người thi hành công vụ trong hoạt động quản lý hành chính, tố tụng và thi hành án mà gây thiệt hại cho cá nhân, tổ chức khác phải gánh chịu khi xảy ra hành vi vi phạm pháp luật.

Thứ hai, chủ thể bồi thường và chủ thể được bồi thường trong quan hệ BTNN. Chủ thể bồi thường là Nhà nước (trong đó người thi hành công vụ có trách nhiệm hoàn trả sau khi Nhà nước đã bồi thường); chủ thể được bồi thường là cá nhân, tổ chức bị thiệt hại do hành vi vi phạm pháp luật của người thi hành công vụ.

Thứ ba, cũng giống như đa số quốc gia trên thế giới, Việt Nam cũng giới hạn phạm vi BTNN chỉ trong lĩnh vực hành pháp và tư pháp (hoạt động quản lý hành chính, tố tung và thi hành án), cụ thể:

- Điều 17 Luật BTNN năm 2017 quy định phạm vi trách nhiệm bồi thường của Nhà nước trong hoạt động quản lý hành chính bao gồm:

1. Ra quyết định xử phạt trái pháp luật.

2. Áp dụng biện pháp ngăn chặn và bảo đảm việc trái pháp luật.

3. Áp dụng một trong các biện pháp khắc phục hậu quả vi phạm hành chính sau đây trái pháp luật:

a) Buộc tháo dỡ công trình, phần công trình xây dựng không có phép hoặc xây dựng không đúng với giấy phép;

b) Buộc loại bỏ yếu tố vi phạm trên hàng hóa, bao bì hàng hóa, phương tiện kinh doanh, vật phẩm;

c) Buộc thu hồi sản phẩm, hàng hóa không bảo đảm chất lượng;

4. Áp dụng biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính trái pháp luật.

5. Áp dụng một trong các biện pháp xử lý hành chính sau đây trái pháp luật:

a) Giáo dục tại xã, phường, thị trấn;

b) Đưa vào trường giáo dưỡng;

c) Đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc;

d) Đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc;

6. Không áp dụng hoặc áp dụng không đúng quy định của Luật Tố cáo các biện pháp sau đây để bảo vệ người tố cáo khi người đó yêu cầu:

a) Đình chỉ, tạm đình chỉ, hủy bỏ một phần hoặc toàn bộ quyết định xử lý kỷ luật hoặc quyết định khác xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của người tố cáo; khôi phục vị trí công tác, vị trí việc làm, các khoản thu nhập và lợi ích hợp pháp khác từ việc làm cho người tố cáo tại nơi công tác;

b) Đình chỉ, tạm đình chỉ, hủy bỏ một phần hoặc toàn bộ quyết định hành chính, hành vi hành chính xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của người tố cáo; khôi phục các quyền, lợi ích hợp pháp của người tố cáo đã bị xâm phạm tại nơi cư trú;

c) Áp dụng biện pháp ngăn chặn, xử lý hành vi xâm hại hoặc đe dọa xâm hại đến tính mạng, sức khỏe, tài sản, danh dự, nhân phẩm, uy tín của người tố cáo theo quy định của pháp luật;

7. Thực hiện hành vi bị nghiêm cấm theo quy định của Luật Tiếp cận thông tin về cố ý cung cấp thông tin sai lệch mà không đính chính và không cung cấp lại thông tin‎.

8. Cấp, thu hồi, không cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, giấy phép và các giấy tờ có giá trị như giấy phép do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp trái pháp luật.

9. Áp dụng thuế, phí, lệ phí trái pháp luật; thu thuế, phí, lệ phí trái pháp luật; truy thu thuế, hoàn thuế trái pháp luật; thu tiền sử dụng đất trái pháp luật.

10. Áp dụng thủ tục hải quan trái pháp luật.

11. Giao đất, , thu hồi đất, cho phép trái pháp luật; bồi thường, hỗ trợ, giải phóng mặt bằng, tái định cư trái pháp luật; cấp hoặc thu hồi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất trái pháp luật.

12. Ra quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh trái pháp luật.

13. Cấp văn bằng bảo hộ khi có căn cứ pháp luật cho rằng người nộp đơn không có quyền nộp đơn hoặc có căn cứ pháp luật cho rằng đối tượng không đáp ứng điều kiện bảo hộ; từ chối cấp văn bằng bảo hộ với lý do đối tượng không đáp ứng điều kiện bảo hộ mà không có căn cứ pháp luật; chấm dứt hiệu lực văn bằng bảo hộ mà không có căn cứ pháp luật.

Ví dụ 1: Ngày 15/07/2019, ông A bị Thanh tra Sở Công Thương ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính và áp dụng biện pháp khắc phục 
hậu quả "Buộc thu hồi sản phẩm, hàng hóa không bảo đảm chất lượng". Nếu có căn cứ để xác định quyết định xử phạt vi phạm hành chính
và áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả nói trên là trái pháp luật thì ông A sẽ được Nhà nước bồi thường.
- Điều 18 Luật BTNN năm 2017 quy định phạm vi trách nhiệm bồi thường của Nhà nước trong hoạt động tố tụng hình sự bao gồm:

1. Người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp mà không có căn cứ theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự và người đó không thực hiện hành vi vi phạm pháp luật.

2. Người bị bắt, người bị tạm giữ mà có quyết định của cơ quan, người có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng hình sự quyết định trả tự do, hủy bỏ quyết định tạm giữ, không phê chuẩn lệnh bắt, quyết định gia hạn tạm giữ vì người đó không thực hiện hành vi vi phạm pháp luật.

3. Người bị tạm giam mà có bản án, quyết định của cơ quan, người có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng hình sự xác định không có sự việc phạm tội hoặc hành vi không hoặc đã hết thời hạn điều tra vụ án mà không chứng minh được bị can đã thực hiện tội phạm.

4. Người đã chấp hành xong hoặc đang chấp hành hình phạt tù có thời hạn, tù chung thân, người đã bị kết án tử hình, người đã thi hành án tử hình mà có bản án, quyết định của cơ quan, người có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng hình sự xác định không có sự việc phạm tội hoặc hành vi không cấu thành tội phạm.

5. Người bị khởi tố, truy tố, xét xử, thi hành án không bị tạm giữ, tạm giam, thi hành hình phạt tù mà có bản án, quyết định của cơ quan, người có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng hình sự xác định không có sự việc phạm tội hoặc hành vi không cấu thành tội phạm hoặc đã hết thời hạn điều tra vụ án mà không chứng minh được bị can đã thực hiện tội phạm.

6. Người bị khởi tố, truy tố, xét xử về nhiều tội trong cùng một vụ án, đã chấp hành hình phạt tù mà sau đó có bản án, quyết định của cơ quan, người có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng hình sự xác định người đó không phạm một hoặc một số tội và hình phạt chung sau khi tổng hợp hình phạt của những tội còn lại ít hơn thời gian đã bị tạm giam, chấp hành hình phạt tù thì được bồi thường thiệt hại tương ứng với thời gian đã bị tạm giam, chấp hành hình phạt tù vượt quá so với mức hình phạt của những tội mà người đó phải chấp hành.

7. Người bị khởi tố, truy tố, xét xử về nhiều tội trong cùng một vụ án và bị kết án tử hình nhưng chưa thi hành mà sau đó có bản án, quyết định của cơ quan, người có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng hình sự xác định người đó không phạm tội bị kết án tử hình và hình phạt chung sau khi tổng hợp hình phạt của những tội còn lại ít hơn thời gian đã bị tạm giam thì được bồi thường thiệt hại tương ứng với thời gian đã bị tạm giam vượt quá so với mức hình phạt chung của những tội mà người đó phải chấp hành.

8. Người bị xét xử bằng nhiều bản án, Tòa án đã tổng hợp hình phạt của nhiều bản án đó mà sau đó có bản án, quyết định của cơ quan, người có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng hình sự xác định người đó không phạm một hoặc một số tội và hình phạt của những tội còn lại ít hơn thời gian đã bị tạm giam, chấp hành hình phạt tù thì được bồi thường thiệt hại tương ứng với thời gian đã bị tạm giam, chấp hành hình phạt tù vượt quá so với mức hình phạt của những tội mà người đó phải chấp hành.

9. Pháp nhân thương mại bị khởi tố, truy tố, xét xử, thi hành án mà sau đó có bản án, quyết định của cơ quan, người có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng hình sự xác định không có sự việc phạm tội hoặc hành vi của pháp nhân không cấu thành tội phạm hoặc đã hết thời hạn điều tra vụ án mà không chứng minh được pháp nhân đã thực hiện tội phạm và pháp nhân đó không thực hiện hành vi vi phạm pháp luật.

10. Cá nhân, tổ chức có tài sản bị thiệt hại do việc thu giữ, tạm giữ, kê biên, tịch thu, xử lý, có tài khoản bị phong tỏa hoặc cá nhân, tổ chức khác có liên quan đến các trường hợp quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8 và 9 Điều này bị thiệt hại.

- Điều 19 Luật BTNN năm 2017

1. Tự mình áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trái pháp luật.

2. Áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời khác với biện pháp khẩn cấp tạm thời mà cá nhân, tổ chức yêu cầu.

3. Áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời vượt quá yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời của cá nhân, tổ chức.

4. Áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời không đúng thời hạn theo quy định của pháp luật hoặc không áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời mà không có lý do chính đáng.

5. Ra bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật nhưng bị cơ quan có thẩm quyền kết luận là trái pháp luật mà người ra bản án, quyết định đó bị xử lý kỷ luật, xử lý trách nhiệm hình sự.

- Điều 20 

1. Thi hành án tử hình đối với người thuộc trường hợp không bị thi hành án tử hình quy định tại Bộ luật Hình sự.

2. Giam người bị kết án phạt tù quá thời hạn phải thi hành án theo bản án, quyết định của Tòa án.

3. Không thực hiện một trong các quyết định sau đây:

a) Hoãn thi hành án của Tòa án đối với người bị kết án phạt tù;

b) Tạm đình chỉ thi hành án của Tòa án đối với người đang chấp hành hình phạt tù;

c) Giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù của Tòa án đối với người đang chấp hành hình phạt tù;

d) Tha tù trước thời hạn có điều kiện của Tòa án đối với người bị kết án phạt tù;

đ) Đặc xá của Chủ tịch nước đối với người bị kết án phạt tù được ;

e) Đại xá của Quốc hội đối với người bị kết án được đại xá.

- Điều 21 

1. Ra hoặc không ra một trong các quyết định sau đây trái pháp luật:

a) Thi hành án;

b) Hủy, thu hồi, sửa đổi, bổ sung quyết định thi hành án;

c) Áp dụng biện pháp bảo đảm thi hành án;

d) Cưỡng chế thi hành án;

đ) Hoãn thi hành án;

e) Tạm đình chỉ, đình chỉ thi hành án;

g) Tiếp tục thi hành án;

2. Tổ chức thi hành hoặc không tổ chức thi hành một trong các quyết định quy định tại khoản 1 Điều này trái pháp luật.

2.

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *