Sa thải người lao động trong trường hợp đang hưởng chế độ tai nạn lao động?

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Pháp luật Lao động có cho phép việc sa thải người lao động đang hưởng chế độ tai nạn lao động không? Và những vấn đề pháp lý liên quan đến giải quyết chế độ cho người bị tai nạn lao động sẽ được luật sư tư vấn và giải đáp cụ thể:

Mục lục bài viết

1. Sa thải người lao động trong trường hợp đang hưởng chế độ tai nạn lao động?

Xin luật sư cho em hỏi: Em năm nay 30 tuổi, cho em xin được tư vấn về vấn đề luật lao động. Em bị tai nan giao thông tự té ngã trên đường đi làm về. Hiện em đang hưởng lương bảo hiểm tai nan lao động.

Công ty em là công ty nhà nước. Em đã nghỉ gần 01 tháng ở nhà vì bó bột chân. Nhưng hiện nay, công ty em đang giảm biên chế 50% và trong đó có em. Vậy cho em hỏi công ty thôi việc em là đúng luật lao động không ạ. Mặc dù chưa hết hợp đồng. Xin cảm ơn nhiều ạ.

Người gửi: Nguyen Nham

>> ​

Trả lời:

Theo như thông tin bạn cung cấp, có thể xác định được công ty bạn đang thực hiện việc sử dụng lao động ít hơn do thay đổi cơ cấu: “Người sử dụng lao động cho người lao động thôi việc do thay đổi cơ cấu” – trích khoản 10 Điều 36 . Có hai cách để người lao động thực hiện việc chấm dứt hợp đồng lao động đối với bạn trong trường hợp này như sau:

Thứ nhất: Hai bên thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động – chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại khoản 3 Điều 36 .

Trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động theo sự thỏa thuận này thì người sử dụng lao động phải đưa ra phương án cắt giảm nhân sự đối với người lao động trong công ty. Sau khi lấy ý kiến tự nguyện của những người lao động trong công ty, nếu người lao động muốn chấm dứt hợp đồng lao động thì họ sẽ có sự thỏa thuận với người sử dụng lao động và làm thủ tục chấm dứt hợp đồng lao động. Khi chấm dứt hợp đồng lao động thì người sử dụng lao động sẽ giải quyết tất cả các quyền lợi cho bạn.

Thứ hai: Người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động.

Theo quy định của pháp luật tại khoản 1 Điều 38 về các trường hợp đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động thì trường hợp của bạn không thuộc vào trường hợp bị đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động. Mặt khác, tại khoản 1 Điều 39 có quy định về trường hợp người sử dụng lao động không được đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động:

“1. Người lao động ốm đau hoặc bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đang điều trị, điều dưỡng theo quyết định của thầy thuốc, trừ trường hợp quy định tại điểm c và điểm đ khoản 1 Điều 38 của Bộ luật này;”

Ngoài ra, nếu người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trong trường hợp thay đổi cơ cấu thì người sử dụng lao động phải có sự trao đổi với ban chấp hành công đoàn và lập danh sách những người cho thôi việc. Việc lập danh sách này phải dựa trên hoàn cảnh cuộc sống của những người lao động; người sử dụng lao động phải tạo điều kiện tốt nhất cho người lao động.

Do vậy, công ty của bạn chấm dứt hợp đồng lao động đối với bạn trong trường hợp này bằng cách nào cũng không hợp lý, trái với quy định của pháp luật.

>> Tham khảo nội dung liên quan:

2. Quyền lợi người lao động được hưởng khi bị tai nạn lao động?

Thưa luật sư, xin hỏi quyền lợi người lao động được hưởng là như thế nào khi bị tai nạn lao động gây tổn hại 60% sức khỏe lao động không thể phục hồi. Cảm ơn Xin giấy phép đã tư vấn, giải đáp!

>> Luật sư trả lời:

>> Tham khảo nội dung:

3. Người lao động được hưởng quyền lợi gì khi bị tai nạn lao động?

Tai nạn lao động là tai nạn gây tổn thương cho bất kỳ bộ phận, chức năng nào của cơ thể hoặc gây tử vong cho người lao động, xảy ra trong quá trình lao động, gắn liền với việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động Tai nạn lao động xảy ra có rất nhiều lý do, có thể trực tiếp từ phía người lao động, cũng có thể do yếu tố khách quan tác động. Vậy khi bị tai nạn lao động thì người lao động có tham gia bảo hiểm được hưởng quyền lợi gì?

Trả lời:

3.1. Quyền lợi khi bị tai nạn lao động được hưởng từ người sử dụng lao động

– Thanh toán chi phí y tế:

Đối với người lao động tham gia bảo hiểm y tế thì được người sử dụng lao động thanh toán phần chi phí đồng chi trả và những chi phí không nằm trong danh mục do bảo hiểm y tế chi trả.

Đối với người lao động không tham gia bảo hiểm y tế thì được người sử dụng lao động thanh toán toàn bộ chi phí y tế từ khi sơ cứu, cấp cứu đến khi điều trị ổn định.

– Trả tiền lương:

Được trả đủ tiền lương cho thời gian phải nghỉ việc để điều trị, phục hồi chức năng lao động: tiền lương ở đây được hiểu là tiền lương theo hợp đồng lao động gồm toàn bộ các khoản: mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác (nếu có).

– Bồi thường thiệt hại do tai nạn lao động gây ra:

Được người sử dụng lao động bồi thường do bị tai nạn lao động mà không hoàn toàn do lỗi của người lao động gây ra và bị suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên:

+ Ít nhất bằng 1,5 tháng tiền lương nếu bị suy giảm từ 5% đến 10% khả năng lao động; sau đó cứ tăng 1% được cộng thêm 0,4 tháng tiền lương nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 11% đến 80%;

+ Ít nhất 30 tháng tiền lương cho người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên hoặc cho thân nhân người lao động bị chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.

– Trợ cấp cho người lao động bị tai nạn lao động:

Được công ty trả trợ cấp tai nạn lao động, khi tai nạn xảy ra do lỗi của chính người lao động gây ra một khoản tiền ít nhất bằng 40% mức bồi thường kể trên với mức suy giảm khả năng lao động tương ứng;

Ngoài ra, đối với một số công ty mua bảo hiểm tai nạn cho người bị tai nạn lao động tại các đơn vị hoạt động kinh doanh dịch vụ bảo hiểm. Trong trường hợp đó, khi tai nạn lao động xảy ra thì người bị tai nạn lao động được hưởng các khoản chi trả bồi thường, trợ cấp theo hợp đồng đã ký với đơn vị kinh doanh dịch vụ bảo hiểm. Nếu số tiền mà đơn vị kinh doanh dịch vụ bảo hiểm trả cho người bị tai nạn lao động thấp hơn mức quy định trên, thì người sử dụng lao động phải trả phần còn thiếu.

3.2. Quyền lợi được hưởng từ bảo hiểm chi trả

Người lao động được hưởng trợ cấp một lần hoặc hàng tháng phụ thuộc vào tỷ lệ suy giảm khả năng lao động, với mức trợ cấp như sau:

– Người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 5% đến 30% thì được hưởng trợ cấp một lần: Suy giảm 5% khả năng lao động thì được hưởng năm lần mức lương cơ sở, sau đó cứ suy giảm thêm 1% thì được hưởng thêm 0,5 lần mức lương cơ sở;

– Người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 31% trở lên thì được hưởng trợ cấp hằng tháng: Suy giảm 31% khả năng lao động thì được hưởng bằng 30% mức lương cơ sở, sau đó cứ suy giảm thêm 1% thì được hưởng thêm 2% mức lương cơ sở;

Bên cạnh đó, người lao động bị tai nạn lao động không phân biệt tỷ lệ suy giảm khả năng lao động còn được hưởngtTrợ cấp tính theo số năm đã đóng vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp: từ một năm trở xuống được tính bằng 0,5%, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng vào quỹ được tính thêm 0,3% mức tiền lương đóng vào quỹ của tháng liền kề trước tháng bị tai nạn lao động; trường hợp bị tai nạn lao động ngay trong tháng đầu tham gia đóng vào quỹ hoặc có thời gian tham gia gián đoạn sau đó trở lại làm việc thì tiền lương làm căn cứ tính khoản trợ cấp này là tiền lương của chính tháng đó.

>> Tham khảo nội dung liên quan:

4. Tai nạn lao động và nghĩa vụ của công ty?

Chào luật sư, xin luật sư tư vấn giúp em. Em bị tai nạn lao động vào tháng 09/2018, cụ thể là bị bỏng axit. Em làm đã được 04 năm nhưng công ty không đóng bảo hiểm cho tất cả công nhân. Hiện nay, họ có thanh toán tiền viện nhưng giờ mặt em để lại sẹo nhiều chỗ, công ty không thanh toán tiền điều trị sẹo cho em? Xin hỏi em phải làm như thế nào? Xin cảm ơn luật sư đã tư vấn!

>>

Trả lời:

Điều 144 quy định trách nhiệm của người sử dụng lao động đối với người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp như sau:

“1. Thanh toán phần chi phí đồng chi trả và những chi phí không nằm trong danh mục do bảo hiểm y tế chi trả đối với người lao động tham gia bảo hiểm y tế và thanh toán toàn bộ chi phí y tế từ khi sơ cứu, cấp cứu đến khi điều trị ổn định đối với người lao động không tham gia bảo hiểm y tế.

2. Trả đủ tiền lương theo hợp đồng lao động cho người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp phải nghỉ việc trong thời gian điều trị.

3. Bồi thường cho người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định tại Điều 145 của Bộ luật này”

Điều 5 quy định trách nhiệm của người sử dụng lao động đối với người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp :

“1. Người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp trong quá trình thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động trong hợp đồng lao động với người sử dụng lao động đang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc thì người sử dụng lao động và tổ chức bảo hiểm xã hội có trách nhiệm giải quyết các chế độ cho người lao động theo quy định của pháp luật. Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày người lao động bị tai nạn lao động hoặc được xác định bị bệnh nghề nghiệp, người sử dụng lao động có trách nhiệm thông báo bằng văn bản tình trạng sức khoẻ của người lao động cho những người sử dụng lao động của các hợp đồng lao động còn lại biết.

2. Người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp trong quá trình thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động theo hợp đồng lao động với người sử dụng lao động không tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế bắt buộc cho người lao động, người sử dụng lao động đó có trách nhiệm:
a) Thanh toán chi phí từ khi sơ cứu, cấp cứu đến khi điều trị ổn định đối với người lao động theo quy định tại Khoản 1 Điều 144 của Bộ luật lao động;
b) Trả đủ tiền lương theo hợp đồng lao động cho người lao động bị tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp phải nghỉ việc trong thời gian điều trị;
c) Bồi thường hoặc trợ cấp cho người lao động theo quy định tại Khoản 3 hoặc Khoản 4 Điều 145 của Bộ luật lao động;
d) Thông báo bằng văn bản cho những người sử dụng lao động của các hợp đồng lao động còn lại biết về tình trạng sức khoẻ của người lao động.

3. Người sử dụng lao động của các hợp đồng lao động không được đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp trong thời gian điều trị, trừ trường hợp quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 38 của Bộ luật lao động.

Khi sức khoẻ của người lao động bình phục thì người sử dụng lao động và người lao động thỏa thuận tiếp tục thực hiện hợp đồng lao động hoặc sửa đổi, bổ sung nội dung hợp đồng lao động hoặc chấm dứt hợp đồng lao động đã giao kết theo quy định của pháp luật.”

>> Tham khảo bài viết liên quan:

5. Tư vấn tai nạn lao động đối với giáo viên?

Thưa luật sư: Tôi là giáo viên, trong lúc đang làm đồ dùng dạy học thì xảy ra tai nạn lao động. Cụ thể là bị máy cắt đứt gân duỗi ngón 1 bàn chân trái; gân duỗi ngón 4, ngón 5 bàn tay trái; mất một phần xương mác, một phần xương đậu. Cho tôi hỏi: trong trường hợp này tôi được hưởng chế độ bảo hiểm như thế nào và có được hưởng phụ cấp gì vì giảm sút sức lao động hay không?

Tôi xin cảm ơn!

Tư vấn tai nạn lao động đối với giáo viên ?

Trả lời:

Theo Điều 45 quy định điều kiện hưởng chế độ tai nạn lao động:

“1. Bị tai nạn thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Tại nơi làm việc và trong giờ làm việc, kể cả khi đang thực hiện các nhu cầu sinh hoạt cần thiết tại nơi làm việc hoặc trong giờ làm việc mà Bộ luật lao động và nội quy của cơ sở sản xuất, kinh doanh cho phép, bao gồm nghỉ giải lao, ăn giữa ca, ăn bồi dưỡng hiện vật, làm vệ sinh kinh nguyệt, tắm rửa, cho con bú, đi vệ sinh;

b) Ngoài nơi làm việc hoặc ngoài giờ làm việc khi thực hiện công việc theo yêu cầu của người sử dụng lao động hoặc người được người sử dụng lao động ủy quyền bằng văn bản trực tiếp quản lý lao động;

c) Trên tuyến đường đi từ nơi ở đến nơi làm việc hoặc từ nơi làm việc về nơi ở trong khoảng thời gian và tuyến đường hợp lý;

2. Suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên do bị tai nạn quy định tại khoản 1 Điều này;

3. Người lao động không được hưởng chế độ do Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp chi trả nếu thuộc một trong các nguyên nhân quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật này.”

Như vậy, xét trường hợp của bạn, bạn đủ điều kiện hưởng chế độ tai nạn lao động theo luật định.

Theo quy định Hồ sơ hưởng tai nạn lao động như sau:

“Điều 57. Hồ sơ hưởng chế độ tai nạn lao động

1. Sổ bảo hiểm xã hội.

2. Giấy ra viện hoặc trích sao hồ sơ bệnh án sau khi đã điều trị tai nạn lao động đối với trường hợp nội trú.

3. Biên bản giám định mức suy giảm khả năng lao động của Hội đồng giám định y khoa.

4. Văn bản đề nghị giải quyết chế độ tai nạn lao động theo mẫu do Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành sau khi thống nhất ý kiến với Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.”

Mức hưởng tai nạn lao động, bạn có thể tham khảo .

>> Tham khảo bài viết liên quan:

6. Một năm sau giám định lại mới trả bồi thường tai nạn lao động?

Ngày 03/08/2014 em bị tai nạn giao thông trên đường đi làm, có biên bản hiện trường của công an, giấy tờ nhập viện đầy đủ, có giấy giám định của Hội đồng giám định y khoa Bình Dương. Suy giảm khả năng lao động là 19%. Nhưng công ty không chịu bồi thường tiền tỷ lệ thương tật. Công ty trả lời 01 năm sau đi giám định lại mới trả % thương tật. Xin hỏi luật sư, công ty trả lời vậy đúng hay sai?

Em xin chân thành cảm ơn!

Người hỏi: Tô Giang

>>

Trả lời:

Căn cứ theo Điều 142 , theo đó, người lao động được xác định là bị tai nạn lao động khi:

– Bị tai nạn tại nơi làm việc và trong giờ làm việc;

– Ngoài nơi làm việc hoặc ngoài giờ làm việc (khi thực hiện công việc theo yêu cầu của người sử dụng lao động (NSDLĐ));

– Trên tuyến đường đi từ nơi ở đến nơi làm việc (trong khoảng thời gian và tuyến đường hợp lý);

– Suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên do bị tai nạn.

Thời điểm hưởng trợ cấp tai nạn lao động là lúc người lao động điều trị xong và ra viện;Trường hợp bị thương tật hoặc bệnh tật tái phát thị người lao động được đi giám định lại mức suy giảm khả năng lao động, thời điểm hưởng trợ cấp mới được tính từ tháng có kết luận của Hội đồng giám định y khoa (theo quy định tại Điều 55 .

Như vậy, căn cứ vào đây, có thể kết luận công ty đưa ra trả lời 1 năm sau đi giám định lại mới trả % thương tật là không đúng quy định của pháp luật.

Theo đó, khi công ty cố tình không giải quyết chế độ tai nạn lao động cho bạn thì căn cứ Điều 200 thì bạn có thể yêu cầu hòa giải viên lao động tiến hành hòa giải để giải quyết tranh chấp lao động. Trong trường hợp hòa giải không thành, bạncó thể gửi hồ sơ khởi kiện đến Tòa án để yêu cầu giải quyết.

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn luật lao động –

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *