Quyền và nghĩa vụ của người đi lao động nước ngoài ?

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

xin giấy phép tư vấn pháp luật lao động về quyền và nghĩa vụ của người đi lao động nước ngoài và giải đáp những thắc mắc liên quan đến xuất khẩu lao động:

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Công ty Luật Minh Khuê. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

1. Cơ sở pháp lý:

 

Hướng dẫn chi tiết một số điều của Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng và Nghị định số 126/2007/NĐ-CP ngày 01 tháng 8 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn một số điều của Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng

2. Nội dung tư vấn:

Đề nghị được giải thích rõ về chế độ BHXH cho người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo quy định tại Điều 17 LUẬT NGƯỜI LAO ĐỘNG VIỆT NAM ĐI LÀM VIỆC Ở NƯỚC NGOÀI THEO HỢP ĐỒNG. ( LUẬT SỐ 72/2006/QH11 NGÀY 29 THÁNG 11 NĂM 2006)

Theo Điều 17 Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng thì Chế độ bảo hiểm xã hội là nội dung nằm trong hợp đồng cung ứng lao động. Có nghĩa là khi đi lao động nước ngoài, công ty sử dụng sẽ phải đóng bảo hiểm xã hội cho lao động ở nước sở tại và người lao động cũng phải tuân thủ những quy định liên quan đến chế độ bảo hiểm tại nước họ sang lao động . 

Một trường hợp cụ thể để bạn có thể hiểu rõ hơn như sau:

Ví dụ, bạn đi xuất khẩu lao động sang Hàn Quốc, hệ thống BHXH cho người lao động nước ngoài làm việc tại Hàn Quốc được thực hiện với các loại BHXH sau:- BHYT quốc dân;

– Bảo hiểm bồi thường tai nạn lao động;

– Bảo hiểm tai nạn rủi ro;

– Bảo hiểm hưu trí quốc dân áp dụng cho các lao động của các quốc gia đã ký Hiệp định An sinh xã hội với Hàn Quốc.

Ngoài ra, Hàn Quốc còn thực thi một số loại bảo hiểm khác mà chi phí đóng thuộc về người lao động, ví dụ bảo hiểm hồi hương.

Chế độ BHXH bắt buộc đối với người lao động nước ngoài

1. Bảo hiểm y tế quốc dân (BHYT)

Chương trình BHYT được triển khai năm 1977 áp dụng cho các doanh nghiệp tư nhân có từ 500 lao động trở lên. Đến tháng 7 năm 1989 mở rộng cho toàn bộ người lao động. Chương trình BHYT quốc gia do Bộ Y tế và Phúc lợi và Tập đoàn BHYT quốc gia quản lý.

 

Việc đóng BHXH là nghĩa vụ của người sử dụng lao động và chủ hộ gia đình. Nếu người tham gia bảo hiểm không đóng phí, Cơ quan quốc gia về BHYT có thể cưỡng chế việc đóng góp theo quy định của pháp luật.

 

Số tiền đóng góp được tính theo tỉ lệ với tiền lương của người lao động, được thu thông qua người sử dụng lao động.

 

Số tiền đóng hàng tháng = Tiền lương tháng * Tỷ lệ đóng (k%)

 

Tỷ lệ đóng góp k% được điều chỉnh hàng năm theo quy định của Chỉnh phủ; giai đoạn 2010-2016 như sau:

 

2010: k=5,33%; 2011: 5,64%; 2012: 5,80%;2013: 5,89%

 

2014: 5,99%; 2015: 6,07% và 2016: 6,12%

 

BHYT người lao động nước ngoài phải mua trong vòng 14 ngày kể từ ngày ký kết hợp đồng với công ty. Mức đóng hàng tháng được chia đều giữa người sử dụng lao động và người lao động theo tỷ lệ 50/50.

 

Như vậy số mức đóng hàng tháng của lao động đối với BHYT hiện nay là: Tiền lương tháng* 3,06% (won)

 

BHYT quốc gia bao gồm điều trị y tế (bệnh tật, phòng chống thương tích, chẩn đoán, điều trị…) và kiểm tra y tế/việc khám sức khỏe định kỳ hàng năm. Khi lao động nằm viện thì việc thanh toán theo hình thức đồng chi trả với mức BHYT trả 80%, người lao động 20% chi phí; điều trị ngoại trú, BHYT chi trả khoảng 50% – 80% chi phí bảo hiểm.

 

Phương thức này được áp dụng cho người lao động nước ngoài cũng như đối với người lao động Hàn Quốc.

 

2. Bảo hiểm bồi thường tai nạn lao động (IACI)

 

IACI là chương trình BHXH quốc gia dành cho người lao động mắc bệnh hay tàn tật liên quan tới công việc hoặc bị tử vong tại nơi làm việc trong quá trình lao động. IACI dựa trên Luật Bảo hiểm bồi thường TNLĐ trợ giúp những người lao động bị thương hay tàn tật nhằm khôi phục lại tình trạng ban đầu của họ, hoặc nhận thu nhập để có thể trang trải cuộc sống, kể cả những người sống phụ thuộc vào họ. Các chủ sử dụng lao động chịu trách nhiệm đóng toàn bộ số tiền phí bảo hiểm chế độ này và người lao động không phải trả bất cứ khoản phí nào.

 

Mức đóng của chủ sử dụng lao động từ 0,7% đến 34,04% lương tháng tùy thuộc vào từng ngành, từng lĩnh vực người lao động làm việc.

 

Người lao động Hàn Quốc hoặc người lao động nước ngoài bị TNLĐ tại nơi làm việc mà tại nơi đó có quy mô lao động trên 01 người hoặc tại một công trường xây dựng của dự án có số vốn hơn 20 triệu Won thì được nhận bồi thường bao gồm cả chăm sóc y tế theo chương trình IACI. Trường hợp chủ sử dụng không sẵn sàng giải quyết thì người lao động liên hệ Ban Bồi thường của công ty Phúc lợi Lao động Hàn Quốc (KLWC) để được tư vấn cụ thể.

 

Các chế độ hưởng của chương trình IACI bao gồm:

 

a) Chăm sóc y tế

 

– Nếu người lao động bị thương hay bị bệnh liên quan đến công việc cần được điều trị trong khoảng thời gian trên 04 ngày, người đó được điều trị tại các cơ sở y tế Hàn Quốc và KLWC sẽ thanh toán chi phí điều trị.

 

– Nếu người lao động không thể tự vận động đi lại cần người hỗ trợ trong quá trình điều trị thì chi phí dịch vụ này được KLWC thanh toán.

 

b) Trợ cấp tàn tật tạm thời

 

Những lao động đủ điều kiện bảo hiểm được nhận trợ cấp tàn tật tạm thời với mức 70% lương bình quân trong suốt số ngày họ không thể làm việc do phải điều trị y tế.

 

c) Trợ cấp tàn tật vĩnh viễn

 

Nếu người lao động đủ điều kiện bảo hiểm bị tàn tật vĩnh viễn sau khi điều trị thương tật và bệnh tật họ được nhận trợ cấp tàn tật vĩnh viễn bằng mức lương trung bình của họ nhân với số ngày quy định theo mức độ tàn tật của họ (từ mức 01 đến mức 14 quy định của chế độ này).

 

d) Chế độ tử tuất

 

Nếu người lao động bị chết do bị thương tật hay bệnh tật liên quan đến công việc, đủ điều kiện bảo hiểm, thì thân nhân người lao động được nhận mức lương ngày trung bình của người lao động nhân với 1.300 ngày. Nếu tổ chức tang lễ thì chi phí mai táng được hỗ trợ bằng mức lương trung bình ngày của người lao động nhân với 120 ngày.

 

Mức lương ngày trung bình được tính bằng tổng lương của ba tháng cuối ngay trước khi xảy ra tai nạn chia cho số ngày của ba tháng cuối đó.

 

Trường hợp người lao động cư trú bất hợp pháp, nếu tai nạn lao động xảy ra chưa quá ba năm và đã phải điều trị y tế hơn 04 ngày vẫn có thể được nhận bồi thường theo chương trình IACI.

 

Thủ tục xét các chế độ trên được quy định như sau: (1) Người bị TNLĐ điền vào đơn yêu cầu những chế độ nêu trên (mẫu đơn có ở mọi bệnh viện); (2) Nộp đơn cho văn phòng KLWC thuộc khu vực mà chủ sử dụng lao động trực thuộc; (3) KLWC nhận đơn sẽ xem xét và thông báo kết quả cho người lao động trong thời hạn quy định của pháp luật.

 

3. Bảo hiểm tai nạn rủi ro

 

Đây là loại hình bảo hiểm bắt buộc đối với người lao động nước ngoài nhằm bảo hiểm trong các trường hợp người lao động gặp tai nạn rủi ro ngoài giờ làm việc.

 

Sau khi tới Hàn Quốc, trong thời gian 03 ngày tham gia đào tạo tại cơ sở đào tạo giáo dục định hướng sau khi nhập cảnh Hàn Quốc, người lao động sẽ ký kết Hợp đồng bảo hiểm và nộp tiền vào tài khoản cá nhân do công ty bảo hiểm mở cho người lao động tại Ngân hàng quy định. Tài khoản sẽ tự động giao dịch thanh toán tiền mua bảo hiểm theo hợp đồng bảo hiểm đã ký kết.

 

Người lao động phải đóng 01 lần; mức nộp cụ thể phụ thuộc vào lứa tuổi và giới tính của người đóng.

 

Phí bảo hiểm của từng cá nhân được ghi theo bản hợp đồng bảo hiểm, khoảng từ từ 20.000-40.000 won tùy thuộc độ tuổi và giới tính của người lao động.

 

Thời hạn hợp đồng bảo hiểm là 36 tháng. Mức hưởng bảo hiểm là: (1) Nếu chết hoặc bị tàn tật do tai nạn xảy ra ngoài nơi làm việc thì được 30 triệu won; (2) Nếu chết hoặc tàn tật do bệnh tật xảy ra ngoài nơi làm việc thì được 15 triệu won.

 

Người lao động nước ngoài không mua bảo hiểm tai nạn có thể gặp những điều bất lợi cho bản thân hoặc bị cưỡng chế xuất cảnh, bị phạt dưới 05 triệu won. Trường hợp xuất cảnh chưa hết thời hạn bảo hiểm 03 năm thì số tiền bảo hiểm tai nạn còn thừa sẽ được hoàn trả.

 

4. Bảo hiểm hưu trí quốc gia (NPS)

 

Bảo hiểm hưu trí quốc gia là một hệ thống An sinh xã hội được thực hiện bởi Chính phủ Hàn Quốc trong đó chính phủ thu đóng góp hàng tháng của người lao động tham gia bảo hiểm và người lao động nước ngoài làm việc hợp pháp tại Hàn Quốc và trả tiền trợ cấp hưu trí cho những người được bảo hiểm hoặc người phụ thuộc của họ khi đủ điều kiện.

 

Cũng giống như người Hàn Quốc, người nước ngoài ở độ tuổi từ 18 đến 60 tuổi cư trú tại Hàn Quốc sẽ tham gia bảo hiểm bắt buộc của hệ thống hưu trí quốc gia. Tuy nhiên có một số trường hợp người lao động nước ngoài sẽ không chịu sự điều chỉnh của chính sách này, đó là:

 

– Các quốc gia chưa ký với Hàn Quốc Hiệp định An sinh xã hội bao gồm: Cộng hòa Nam Phi, Nepal, Maldives, Myanmar, Bangladesh, Việt Nam, Ả Rập Saudi, Armenia, Swaziland, Ethiopia, Iran, Ai Cập, Tonga, Pakistan, Fiji, Campuchia , Belarus, Đông Timor, và Georgia, Nigeria và Malaysia.

 

– Người nước ngoài không được đăng ký theo Luật Di Trú.

 

Đối với các quốc gia đã ký với Hàn Quốc Hiệp định An sinh xã hội hoặc ký thỏa thuận cùng thực hiện việc chi trả trợ cấp một lần tương ứng khi tham gia chế độ bảo hiểm hưu trí quốc gia thì người lao động của các quốc gia này buộc phải tham gia chương trình hưu trí quốc gia. Cụ thể: (1) Các quốc gia có ký thỏa thuận thực hiện việc cùng chi trả trợ cấp một lần, gồm : Barbados, Belize, Bermuda, Bhutan, Cameroon, Colombia, Congo, El Salvador, Ghana, Grenada, Hồng Kông, Ấn Độ, Indonesia, Jordan, Kazakhstan, Kenya, Malaysia, Nigeria, Philippines, Saint Vincent và Grenadines, Sri Lanka, Sudan, Thụy Sĩ, Thái Lan, Trinidad và Tobago, Togo, Thổ Nhĩ Kỳ, Tunisia, Uganda, Vanuatu, Venezuela và Zimbabwe; (2) Các quốc gia đã ký Hiệp định ASXH gồm : Úc, Áo, Bỉ, Bulgaria, Canada, Cộng hòa Séc, Pháp, Đức, Hungary, Ba Lan, Romania, Slovakia và Hoa Kỳ.

 

Mức đóng chế độ hưu trí là 9% thu nhập hàng tháng của người lao động (với mức tối thiểu là 220.000 w và tối đa là 3.600.000 w) trong đó chủ sử dụng đóng 4,5% và người lao động đóng 4,5%.

 

Hiện nay người lao động tham gia bảo hiểm hưu trí hàng tháng đóng bằng: Thu nhập hàng tháng nhân với 4,5% (won).

 

Giống như Nhật Bản, đối với các nước đã ký Hiệp định song phương thuộc lĩnh vực này thì khi lao động về nước họ có thể bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm tại Hàn Quốc để cộng nối với thời gian tiếp tục tham gia bảo hiểm tại nước họ hoặc họ có thể xin nhận trợ cấp một lần cho khoảng thời gian này. Mọi hồ sơ, thủ tục được phía Hàn Quốc hướng dẫn một cách chu đáo và giải quyết nhanh trước khi rời Hàn Quốc về nước.

 

Chương trình này hiện đang cung cấp dịch vụ thanh toán trợ cấp một lần cho người lao động nước ngoài rời Hàn Quốc qua sân bay Incheon.

 

5. Chế độ bảo hiểm hồi hương

 

Đây không phải là chế độ BHXH với nghĩa bù đắp thu nhập khi gặp rủi ro trong quá trình làm việc hoặc hết tuổi lao động hoặc chết. Chế độ này chỉ áp dụng cho người lao động nước ngoài làm việc tại Hàn Quốc. Bảo hiểm hồi hương còn được gọi là Bảo hiểm chi phí về nước (Return Cost Insurance) – phí bảo hiểm có thể thay đổi tùy theo giá vé máy bay, quy định như sau:

 

Thời hạn tham gia: 80 ngày kể từ khi hợp đồng lao động có hiệu lực.

 

Phí bảo hiểm:

 

– Loại 01: Trung Quốc, Philippines, Indonexia, Thái Lan, Việt Nam, mức 400 nghìn won.

 

– Loại 02: Mông Cổ, Kyrgyzstan, các quốc gia khác, mức 500 nghìn won.

 

– Loại 03: Sri Lanka, mức 600 nghìn won.

 

Thủ tục tham gia:

 

– Người lao động kí hợp đồng bảo hiểm chi phí về nước tại Trung tâm đào tạo việc làm.

 

– Nộp lệ phí bảo hiểm bằng số tài khoản ngân hàng được ghi trong hợp đồng bảo hiểm trong vòng 80 ngày kể từ khi hợp đồng lao động có hiệu lực (ngày nhập cảnh).

 

Hồ sơ cần nộp: 01 bản sao của hợp đồng bảo hiểm (do Trung tâm đào tạo việc làm cấp)

 

Trường hợp chi trả bảo hiểm:

 

– Trường hợp xuất cảnh do hết thời hạn lưu trú.

 

– Trường hợp xuất cảnh trước khi hết hạn lưu trú vì lý do cá nhân (trừ trường hợp xuất cảnh tạm thời).

 

– Trường hợp người lao động bỏ nơi làm việc, tự nguyện xuất cảnh hay bị bắt buộc xuất cảnh.

 

Thủ tục:

 

– Trước khi xuất cảnh 01 tháng, người lao động phải nộp giấy khai báo lịch trình xuất cảnh cho Trung tâm An ninh việc làm.

 

Nộp 01 bản mẫu đơn xin yêu cầu bồi thường bảo hiểm, 01 bản sao thẻ tài khoản ngân hàng (của người lao động), 01 giấy chứng nhận căn cước cho Công ty Bảo hiểm Samsung.

 

Tóm lại, người lao động nước ngoài khi làm việc tại Hàn Quốc tham gia BHXH bắt buộc ngắn hạn là Bảo hiểm Tai nạn lao động quốc dân, BHYT Quốc dân và Bảo hiểm Tai nạn rủi ro với mức đóng xác định theo tiền lương tháng nếu lao động cung ứng chưa ký Hiệp định An sinh xã hội với Hàn Quốc. Trường hợp quốc gia cung ứng lao động đã ký hiệp định này thì người lao động phải tham gia chế độ hưu trí quốc dân bắt buộc. Tất cả mức đóng, chế độ hưởng và các thủ tục tham gia, thụ hưởng đều được quy định trong các văn bản pháp luật của Hàn Quốc, cũng như trong hợp đồng lao động của người lao động. Thời gian qua, mức đóng tháng BHYT quốc dân được điều chỉnh theo xu hướng tăng dần; tuy nhiên, về cơ cấu tỷ lệ mức đóng giữa chủ sử dụng lao động, người lao động nước ngoài là không thay đổi. Mọi chế độ thụ hưởng của người lao động nước ngoài cũng giống như người lao động Hàn Quốc. Riêng đối với người lao động nước ngoài, còn phải tham gia thêm chế độ Bảo hiểm hồi hương trong quá trình làm việc ở Hàn Quốc và thuộc loại hình chế độ bảo hiểm bắt buộc do người lao động phải đóng theo quy định của pháp luật Hàn Quốc./.

Chào luật sư, tôi gửi email này mong nhận được sự tư vấn của luật sư. Sự việc cụ thể như sau : Gia đình tôi có một thành viên đã đi xuất khẩu lao động trong thời gian gần đây. Nhờ chương trình hỗ trợ cho hộ nghèo nên không phải đặt cọc tiền mà còn được gửi trước cho 20 triệu vnđ. Công việc được sắp xếp bên đó là giúp việc, theo hợp đồng lao động ghi thời gian làm việc là 12h/ một ngày, được nghỉ khi tình trạng sức khỏe không ổn định cho tới khi hồi phục. Nhưng theo tôi được biết thì người nhà tôi bên đó đều phải làm hơn thời gian trong hợp đồng, khi bị ốm sốt thì chủ lao động không cho phép nghỉ, không theo thì bị chửi mắng đánh đập, tài sản cá nhân mang từ nhà sang thì bị quản lý. Do không chịu được nữa nên đã yêu cầu bên công ty môi giới lao động xem xét và bảo vệ. Nhưng công ty nói muốn quay về phải bồi thường lại số tiền đã được ứng và số tiền vé máy bay cả đi cả về . Tổng là 53 triệu. Tôi muốn hỏi hiện tại là bên tôi phải làm thế nào để giải quyết một cách chính xác nhất ?

Điều 17 Luật Người Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định:

“1. Hợp đồng cung ứng lao động phải phù hợp với pháp luật Việt Nam, pháp luật của nước tiếp nhận người lao động và có những nội dung chính sau đây:

a) Thời hạn của hợp đồng;

b) Số lượng người lao động đi làm việc ở nước ngoài; ngành, nghề, công việc phải làm;

c) Địa điểm làm việc;

d) Điều kiện, môi trường làm việc;

đ) Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi;

e) An toàn và bảo hộ lao động;

g) Tiền lương, tiền công, các chế độ khác và tiền thưởng (nếu có); tiền làm thêm giờ;

h) Điều kiện ăn, ở, sinh hoạt;

i) Chế độ khám bệnh, chữa bệnh;

k) Chế độ bảo hiểm xã hội;

l) Điều kiện chấm dứt hợp đồng trước thời hạn và trách nhiệm bồi thường thiệt hại;

m) Trách nhiệm trả chi phí giao thông từ Việt Nam đến nơi làm việc và ngược lại;

n) Tiền môi giới (nếu có);

o) Trách nhiệm của các bên khi người lao động bị chết trong thời gian làm việc ở nước ngoài;

p) Giải quyết tranh chấp;

q) Trách nhiệm giúp đỡ người lao động gửi tiền về nước.

2. Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài và Hợp đồng lao động phải có các nội dung cụ thể, phù hợp với nội dung của Hợp đồng cung ứng lao động. Các thỏa thuận về tiền môi giới, tiền dịch vụ, tiền ký quỹ của người lao động phải được ghi trong Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài.

3. Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định mẫu và nội dung của Hợp đồng cung ứng lao động, Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài phù hợp với từng thị trường lao động.”

Theo quy định trên có thể thấy, trách nhiệm bồi thường thiệt hại và trách nhiệm trả chi phí giao thông từ Việt Nam đến nơi làm việc và ngược lại là một trong những nội dung bắt buộc của hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài. Như vậy, nếu trong hợp đồng giữa bạn và công ty đã quy định về các trách nhiệm này thì việc thực hiện trách nhiệm này sẽ được thực hiện theo thỏa thuận của 2 bên trong hợp đồng. Nếu trong hợp đồng không quy định điều khoản này thì hợp đồng bị coi là vô hiệu một phần và các trách nhiệm này cùng với các thiệt hại khác phát sinh ngoài hợp đồng do bên có lỗi gây ra thì bên có lỗi phải bồi thường toàn bộ và kịp thời theo đúng quy định của Bộ luật Dân sự 2015.

Em có nộp hồ sơ đi du học nhật bản với thời gian dự định bay la 4/2016 nhưng bây giờ em muốn rút lại ko đi nữa. E đã đóng 20tr phí làm hồ sơ cho công ty theo yêu cầu của cty. Nhưng khi e lên công ty xin rút hồ sơ thì cty yêu cầu phải nộp 2000usd phí làm hồ sơ. Khỏang 150000 yên nhật phí mà trường bên nhật làm hồ sơ cho e nữa. Khoản phạt khi rút hồ sơ là 80-90 triệu đồng. Vậy e xin hỏi như vậy là đúng hay sai va mong luật sư tư vấn giúp e. E xin chân thành cảm ơn!

Theo quy định tại Điểm c Tiểu mục 1 Mục 5 Thông tư số 21/2007/TT-BLĐTBXH ngày 08 tháng 10 năm 2007 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hộihướng dẫn chi tiết một số điều của Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng và Nghị định số 126/2007/NĐ-CP ngày 01 tháng 8 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn một số điều của Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng thì:

 “Doanh nghiệp dịch vụ phải cam kết với người lao động về thời gian chờ xuất cảnh sau khi người lao động trúng tuyển đi làm việc ở nước ngoài.

Trong thời gian doanh nghiệp dịch vụ đã cam kết, nếu người lao động không có nhu cầu đi làm việc ở nước ngoài nữa thì doanh nghiệp dịch vụ phải trả lại hồ sơ cho người lao động và người lao động phải chịu các khoản chi phí mà doanh nghiệp dịch vụ đã chi (nếu có) để làm thủ tục cho người lao động đi làm việc ở nước ngoài, gồm: chi phí làm hồ sơ, khám sức khỏe, học phí bồi dưỡng kiến thức cần thiết, chi phí tài liệu học tập, ăn, ở trong thời gian đào tạo bồi dưỡng kiến thức cần thiết, chi phí làm thủ tục nhập cảnh (visa)” .

Như vậy, việc bạn yêu cầu rút hồ sơ là hoàn toàn hợp pháp, tuy nhiên, bạn phải chịu các khoản chi phí (nếu có) mà Công ty đã chi để làm thủ tục cho bạn. Nếu đó là những chi phí mà công ty đã sử dụng để làm thủ tục cho bạn đi nước ngoài thì Khi thanh toán chi phí này, bạn có thể yêu cầu công ty xuất trình những giấy tờ cần thiết để chứng minh chi phí đã sử dụng đó.

luật sư có thể tư vấn giúp em được không ạ, em có đứa em làm hồ sơ đi du học ở nhật. Vào tháng 9/2014 em của em có ký hợp đồng với công ty là sẽ đi trong tháng 1/2015 . trong hợp đồng công ty có nói là nếu không đạt visa thì công ty sẽ hoàn lại toàn bộ số tiền đặt cộc. nhưng tới bây giờ em của em vẫn không đi được em có hỏi để lấy lại tiền đặt cộc nhưng công ty đó vẫn cứ trì hoãn không chịu trả. Vậy em phải làm thế nào ạ. nếu có viết đơn kiện thì em nên viết như thế nào ạ. em rất mong hồi đáp của luật sư. em xin chân thành cám ơn!

Thông tư số 21/2007/TT-BLĐTBXH của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội : Hướng dẫn chi tiết một số điều của Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng và Nghị định số 126/2007/NĐ-CP ngày 01 tháng 8 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn một số điều của Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định:

c) Doanh nghiệp dịch vụ phải cam kết với người lao động về thời gian chờ xuất cảnh sau khi người lao động trúng tuyển đi làm việc ở nước ngoài.
Trong thời gian doanh nghiệp dịch vụ đã cam kết, nếu người lao động không có nhu cầu đi làm việc ở nước ngoài nữa thì doanh nghiệp dịch vụ phải trả lại hồ sơ cho người lao động và người lao động phải chịu các khoản chi phí mà doanh nghiệp dịch vụ đã chi (nếu có) để làm thủ tục cho người lao động đi làm việc ở nước ngoài, gồm: chi phí làm hồ sơ, khám sức khỏe, học phí bồi dưỡng kiến thức cần thiết, chi phí tài liệu học tập, ăn, ở trong thời gian đào tạo bồi dưỡng kiến thức cần thiết, chi phí làm thủ tục nhập cảnh (visa).

Do đó, nếu bạn không có nhu cầu đi làm việc ở nước ngoài nữa thì doanh nghiệp sẽ phải trả lại hồ sơ cho bạn và bạn sẽ phải chịu các khoản chi phí mà doanh nghiệp dịch vụ đã chi (nếu có) để làm thủ tục cho bạn đi làm việc ở nước ngoài, gồm: chi phí làm hồ sơ, khám sức khỏe, học phí bồi dưỡng kiến thức cần thiết, chi phí tài liệu học tập, ăn, ở trong thời gian đào tạo bồi dưỡng kiến thức cần thiết, chi phí làm thủ tục nhập cảnh (visa). Khi thanh toán chi phí này, bạn có thể yêu cầu công ty xuất trình những giấy tờ cần thiết để chứng minh chi phí đã sử dụng đó.

Về tiền đặt cọc
 
Điều 328 Bộ luật dân sự 2015 quy định về đặt cọc như sau:

Điều 328. Đặt cọc

1. Đặt cọc là việc một bên (sau đây gọi là bên đặt cọc) giao cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận đặt cọc) một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác (sau đây gọi chung là tài sản đặt cọc) trong một thời hạn để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng.

2. Trường hợp hợp đồng được giao kết, thực hiện thì tài sản đặt cọc được trả lại cho bên đặt cọc hoặc được trừ để thực hiện nghĩa vụ trả tiền; nếu bên đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì tài sản đặt cọc thuộc về bên nhận đặt cọc; nếu bên nhận đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì phải trả cho bên đặt cọc tài sản đặt cọc và một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc, trừ trường hợp có thoả thuận khác.

Vì giữa bạn và công ty có thỏa thuận đặt cọc và lập thành văn bản, và công ty cũng chưa trả lời cho bạn biết là có xin được visa thị thực để đi xuất khẩu lao động hay không? Bạn nên hỏi rõ công ty về vấn đề này để không ảnh hưởng đến lợi ích của chính mình

 Nếu công ty từ chối việc đi xuất khẩu lao động thì khoản tiền bạn đã đặt cọc sẽ thuộc về phía bên bạn. 
Hoặc nếu bạn từ chối việc đi xuất khẩu lao động thì khoản tiền bạn đã đặt cọc sẽ thuộc về phía bên công ty dịch vụ. 
Trong trường hợp công ty không chịu trả bạn có thể gửi đơn lên Sở Lao động Thương binh và xã hội nơi công ty đó đóng trụ sở hoặc làm đơn khởi kiện lên Tòa án nhân dân để yêu cầu giải quyết.

Em xin chào. Em muốn đặt câu hỏi như sau : Năm nay em vẫn còn học cấp 3, em muốn sang Hàn để sinh sống và làm việc sau khi tốt nghiệp. Nhưng em không người thân cũng như là trong cả người quen không ai là người Hàn hay có liên quan gì đến Hàn Quốc thì em phải làm sao ạ ? Mong các anh chị giải đáp giúp em.

Với trường hợp của bạn mời bạn tham khảo bài viết sau đây:

 

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận    để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Xin giấy phép.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn Luật Lao động – Công ty Xin giấy phép

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *