Quyền lợi của người mang thai hộ? Phụ nữ có được mang thai hộ hai lần hay không?

Hiện nay, pháp luật cho phép người khác mang thai hộ vì mục đích nhân đạo cho những cặp vợ chồng hiếm muộn. Tuy nhiên, thực tế dịch vụ mang thai hộ và phát sinh tranh chấp về quyền nuôi con được biến tướng dưới nhiều hình thức khác nhau. xin giấy phép tư vấn và giải đáp cụ thể:

Mục lục bài viết

    Câu hỏi: Thưa Luật sư, bởi anh, chị em My đang ở Thái Lan nên em sẽ sang đấy làm thủ thuật và sống ở đó suốt thời kỳ mang thai. Mọi chi phí ăn ở, đi lại, hộ chiếu pháp luật gia đình em My sẽ chịu trách nhiệm. Trong lúc mang bầu, em sẽ được ứng 2 triệu mỗi tháng. Lúc có tim thai, em sẽ được ứng khoảng 5 tới 10 triệu để gửi về cho gia đình. Khi sinh xong em sẽ được nhận tổng là 200 triệu. Do tin tưởng đây là việc làm nhân đạo nên em chỉ ký hợp đồng viết tay với em My. Trong đấy, việc chính của em là giúp việc nhà, trông trẻ 1 năm.

    Ngày 30/03/2016, em từ sân bay Nội Bài sang Bangkok và được người nhận là anh chị em My đón về nhà của họ. Tại đây e mới biết là em My không phải em của họ mà chỉ là người môi giới và hai người đón em cũng chỉ là người môi giới cho những người môi giới Trung Quốc. Do hoàn cảnh gia đình không lo được tiền về nên em vẫn quyết định ở lại làm.

    Ngày 18/04/2016, em chuyển phôi và thành công. Em ở chung với 6 người Việt Nam và 8 người Mianma. Em chỉ biết 2 vợ chồng môi giới quê ở Nam Định tên Trinh – Chính có con trai 6 tháng, ở 1 căn nhà khác cách nhà bọn em ở khoảng 50m tại Bangkok, Thái Lan. Trong quá trình ở, họ quy định tiền ăn cho một người trong 15 ngày là 500 bạc Thái tương đương 330 nghìn Việt Nam, đi chợ 1 lần trữ tủ lạnh chế biến dần. 3 tháng đầu 5, 6, 7 em phải nhắc liên tục mới được trả 2 triệu tiền ứng tương đương 3000 bạc Thái. Sau đấy từ tháng 8, 9, 10 dù em nhắc thường xuyên họ không trả tiền, cũng không trả lời lý do tại sao. Ngoài việc riêng của em, em còn chứng kiến những chuyện không may của người ở cùng. Một người chuyển phôi 15 ngày bị ra máu dẫn tới xảy bị bắt tự lo tiền về 20,8 triệu ngày 15/05/2016. Một người thai được 6 tuần không phát triển dẫn tới chết lưu bị bắt phạt 70 triệu.

    Do sợ và không thể lo được nên chị ấy đã bỏ trốn vào ngày 23/09/2016 và những người môi giới đổ trách nhiệm cho em đã giúp chị ấy dù em hoàn toàn không liên quan. Có 2 người thành công đẻ ngày 05/08 và 22/09/2016, khi về bị trừ tiền xe là 20 triệu và tiền ăn ở khoảng 30 triệu tùy thời gian lưu trú dài ngắn khác nhau. Em quen 1 chị hiểu về luật nên cuối tháng 10 em đã kể chị nghe hoàn cảnh của em và xin tư vấn. Chị khuyên em nên về Việt Nam sinh nở để bảo đảm an toàn vì hợp đồng của em không có giá trị về mặt pháp lý.

    Ngày 02/11/2016, em thu xếp về tới Việt Nam ngày 10/11/2016. Sau đấy liên lạc với em My hỏi: em định thế nào vì em không tin cách làm việc của em ấy nữa. Em My nói xin lỗi và bảo không liên quan nữa. Em liên lạc với Trinh. … Dự sinh của e là mồng 4/01/2017. Em muốn xin tư vấn về các vấn đề sau:

    1. Quyền của em khi sinh em bé. Em phải làm gì để được thanh toán đúng thỏa thuận miệng? Em có thể trở thành mẹ hợp pháp của bé không và thủ tục ra sao? – bên môi giới có thể đến và kiện em tội bắt cóc không bởi em và em bé không có liên quan ADN?

    2. Em có tìm được bố mẹ em bé và giao trả con cho họ. Thủ tục pháp lý như thế nào? Chi phí ra sao, thanh toán trước hay sau bởi em đang tay trắng và sắp sinh?

    Cảm ơn!

    >>

    Trả lời:

    1. Quyền của em khi sinh em bé. Em phải làm gì để được thanh toán đúng thỏa thuận miệng? Em có thể trở thành mẹ hợp pháp của bé không và thủ tục ra sao? – bên môi giới có thể đến và kiện em tội bắt cóc không bởi em và em bé không có liên quan ADN?

    Căn cứ theo Khoản 22, Khoản 23 Điều 3 quy định:

    “22. Mang thai hộ vì mục đích nhân đạo là việc một người phụ nữ tự nguyện, không vì mục đích thương mại giúp mang thai cho cặp vợ chồng mà người vợ không thể mang thai và sinh con ngay cả khi áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản, bằng việc lấy noãn của người vợ và tinh trùng của người chồng để thụ tinh trong ống nghiệm, sau đó cấy vào tử cung của người phụ nữ tự nguyện mang thai để người này mang thai và sinh con.

    23. Mang thai hộ vì mục đích tài chính là việc một người phụ nữ mang thai cho người khác bằng việc áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản để được hưởng lợi về kinh tế hoặc lợi ích khác.”

    Trường hợp của bạn là trường hợp mang thai hộ vì mục đích thương mại vì ban đầu theo thỏa thuận giữa bạn và My, trong lúc mang bầu, bạn sẽ được ứng 2 triệu mỗi tháng. Lúc có tim thai, bạn sẽ được ứng khoảng 5 tới 10 triệu để gửi về cho gia đình. Khi sinh xong, bạn sẽ được nhận tổng là 200 triệu.

    Theo quy định tại Điểm g khoản 2 Điều 5 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 có quy định: cấm hành vi:

    “Thực hiện sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản vì mục đích thương mại, mang thai hộ vì mục đích thương mại, lựa chọn giới tính thai nhi, sinh sản vô tính”.

    Như vậy, việc mang thai hộ của bạn là hành vi trái quy định của pháp luật.

    Như vậy, theo Điều 123 quy định:

    “Giao dịch dân sự vô hiệu do vi phạm điều cấm của luật, trái đạo đức xã hội

    Giao dịch dân sự có mục đích, nội dung vi phạm điều cấm của luật, trái đạo đức xã hội thì vô hiệu.

    Điều cấm của luật là những quy định của luật không cho phép chủ thể thực hiện những hành vi nhất định.

    Đạo đức xã hội là những chuẩn mực ứng xử chung trong đời sống xã hội, được cộng đồng thừa nhận và tôn trọng.”

    Do đó, thỏa thuận giữa bạn và em My bị vô hiệu do vi phạm điều cấm của luật.

    Do đó, theo Điều 131 quy định:

    “Hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu

    1. Giao dịch dân sự vô hiệu không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm giao dịch được xác lập.

    2. Khi giao dịch dân sự vô hiệu thì các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận.

    Trường hợp không thể hoàn trả được bằng hiện vật thì trị giá thành tiền để hoàn trả.

    3. Bên ngay tình trong việc thu hoa lợi, lợi tức không phải hoàn trả lại hoa lợi, lợi tức đó.

    4. Bên có lỗi gây thiệt hại thì phải bồi thường.

    5. Việc giải quyết hậu quả của giao dịch dân sự vô hiệu liên quan đến quyền nhân thân do Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định.”

    Trong trường hợp của bạn, giao dịch giữa bạn và My bị vô hiệu và theo quy định trên, các bên phải khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận, bên có lỗi gây thiệt hại thì phải bồi thường. Mang thai hộ là một loại giao dịch đặc biệt, không thể khôi phục lại tình trạng ban đầu, do đó, bạn có quyền yêu cầu My phải bồi thường thiệt hại về sức khỏe, tài sản và tinh thần cho bạn. Mức bồi thường thiệt hại sẽ do bạn và My thỏa thuận, nếu không thỏa thuận được, bạn có quyền nộp đơn ra Tòa án nhân cấp huyện nơi My cư trú để yêu cầu giải quyết.

    Cùng với đó, theo quy định tại Khoản 1, khoản 2 Điều 16 cũng có quy định cụ thể như sau:

    “1. Người đi đăng ký khai sinh nộp tờ khai theo mẫu quy định và giấy chứng sinh cho cơ quan đăng ký hộ tịch. Trường hợp không có giấy chứng sinh thì nộp văn bản của người làm chứng xác nhận về việc sinh; nếu không có người làm chứng thì phải có giấy cam đoan về việc sinh; trường hợp khai sinh cho trẻ em bị bỏ rơi phải có biên bản xác nhận việc trẻ bị bỏ rơi do cơ quan có thẩm quyền lập; trường hợp khai sinh cho trẻ em sinh ra do mang thai hộ phải có văn bản chứng minh việc mang thai hộ theo quy định pháp luật.

    2. Ngay sau khi nhận đủ giấy tờ theo quy định tại khoản 1 Điều này, nếu thấy thông tin khai sinh đầy đủ và phù hợp, công chức tư pháp – hộ tịch ghi nội dung khai sinh theo quy định tại khoản 1 Điều 14 của Luật này vào Sổ hộ tịch; cập nhật vào Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử, Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để lấy Số định danh cá nhân.

    Công chức tư pháp – hộ tịch và người đi đăng ký khai sinh cùng ký tên vào Sổ hộ tịch. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã cấp Giấy khai sinh cho người được đăng ký khai sinh.”

    Đồng thời, theo quy định tại Khoản 2 Điều 2 quy định thủ tục cấp Giấy chứng sinh:

    2.

    a) Trước khi trẻ sơ sinh về nhà, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh quy định tại Khoản 1 Điều này có trách nhiệm ghi đầy đủ các nội dung theo mẫu Giấy chứng sinh ban hành tại Phụ lục 01 kèm theo Thông tư này. Cha, mẹ hoặc người thân thích của trẻ có trách nhiệm đọc, kiểm tra lại thông tin trước khi ký. Giấy chứng sinh được làm thành 02 bản có giá trị pháp lý như nhau, 01 bản giao cho bố, mẹ hoặc người thân thích của trẻ để làm thủ tục khai sinh và 01 bản lưu tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

    b) Trường hợp trẻ được sinh ra tại nhà hoặc tại nơi khác mà không phải là cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, người thân thích của trẻ có trách nhiệm điền vào Đơn đề nghị cấp Giấy chứng sinh theo mẫu quy định tại Phụ lục 02 ban hành kèm theo Thông tư này và nộp cho trạm y tế xã, phường để xin cấp Giấy chứng sinh cho trẻ. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được Đơn đề nghị cấp Giấy chứng sinh, trạm y tế xã phải xác minh việc sinh và làm thủ tục cấp Giấy chứng sinh cho trẻ. Việc cấp Giấy chứng sinh thực hiện theo quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều này. Trong trường hợp cần phải xác minh, thì thời hạn xác minh không được quá 05 ngày làm việc.

    c) Trường hợp trẻ sinh ra do thực hiện kỹ thuật mang thai hộ thì Bên vợ chồng nhờ mang thai hộ hoặc Bên mang thai hộ phải nộp Bản xác nhận về việc sinh con bằng kỹ thuật mang thai hộ theo Phụ lục số 05 ban hành kèm theo Thông tư này và bản sao có chứng thực hoặc bản chụp có kèm theo bản chính để đối chiếu Bản thỏa thuận về mang thai hộ vì mục đích nhân đạo giữa vợ chồng nhờ mang thai hộ và Bên mang thai hộ gửi cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nơi trẻ sinh ra.

    Trẻ sinh ra do thực hiện kỹ thuật mang thai hộ sẽ được cấp Giấy chứng sinh theo Mẫu quy định tại Phụ lục 01A ban hành kèm theo Thông tư này. Giấy chứng sinh này là văn bản chứng minh việc mang thai hộ khi làm thủ tục đăng ký khai sinh.

    Việc cấp Giấy chứng sinh thực hiện theo quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều này”.

    Trường hợp mang thai hộ của bạn không vì mục đích nhân đạo nên hiện tại, pháp luật chưa có quy định điều chỉnh về việc nhận con trong trường hợp mang thai hộ vì mục đích thương mại. Theo quy định trên chỉ hướng dẫn về việc khai sinh cho con trong trường hợp mang thai hộ vì mục đích nhân đạo. Nếu bạn muốn trở thành mẹ hợp pháp của đứa bé thì chỉ có thể là mẹ nuôi và phải được bố mẹ đứa bé đồng ý.

    Mặt khác theo quy định tại Điều 169 2015 có quy định cụ thể như sau:

    Điều 169. Tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản

    1. Người nào bắt cóc người khác làm con tin nhằm chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.

    2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 12 năm:

    a) Có tổ chức;

    b) Có tính chất chuyên nghiệp;

    c) Dùng vũ khí, phương tiện hoặc thủ đoạn nguy hiểm khác;

    d) Đối với người dưới 16 tuổi;

    đ) Đối với 02 người trở lên;

    e) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;

    g) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người bị bắt làm con tin mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30%;

    h) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân từ 11% đến 45%;

    i) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

    k) Tái phạm nguy hiểm.

    3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 18 năm:

    a) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

    b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người bị bắt làm con tin mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%;

    c) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân 46% trở lên.

    4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 15 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:

    a) Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;

    b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 31% trở lên;

    c) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của 02 người trở lên mà tỷ lệ của mỗi người 46% trở lên;

    d) Làm chết người.

    5. Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.

    6. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt quản chế, cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

    Bạn không bắt cóc em bé nên người môi giới không thể tố cáo bạn về tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản được, tuy nhiên, bạn phải chứng minh được thỏa thuận giữa bạn với My và có giấy tờ chứng minh bạn đã mang thai và sinh ra em bé theo thỏa thuận với người môi giới.

    2. Em có tìm được bố mẹ em bé và giao trả con cho họ. Thủ tục pháp lý như thế nào? Chi phí ra sao, thanh toán trước hay sau bởi em đang tay trắng và sắp sinh?

    Pháp luật cấm việc mang thai hộ vì mục đích thương mại, nhưng chưa có quy định cụ thể hướng dẫn giải quyết việc mang thai hộ vì mục đích thương mại. Do đó, nếu bạn tìm được bố mẹ em bé thì bạn giao trả con cho họ và thực hiện thủ tục làm Giấy chứng sinh, Giấy khai sinh theo đúng quy định ở phần trên.

    Vì việc mang thai hộ của bạn vì mục đích thương mại nên bị pháp luật cấm, do đó, việc thanh toán do hai bên tự thỏa thuận.

    >> Xem thêm:

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *