Hành vi vi phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với kiểu dáng công nghiệp và hướng giải quyết ?

Trong quá trình kinh doanh việc các đối thủ cạnh tranh làm nhái, làm giả các sản phẩm đang bán chạy trên thị trường thường xảy ra một cách thường xuyên đặc biệt đối với viếc làm nhái các kiểu dáng công nghiệp. Vậy, Cách thức xử lý như thế nào ? xin giấy phép giải đáp cụ thể:

Mục lục bài viết

1. Cách xử lý hành vi vi phạm quyền sở hữu đối với kiểu dáng công nghiệp ?

Chào Xin giấy phép! Ngày 12/1/2007, ông L- Giám đốc Doanh nghiệp võng xếp D đã khởi kiện lên tòa án nhân dân TP. HCM đối với công ty TNHH Sản xuất Thương mại Dịch vụ T vì vi phạm kiểu dáng. Bằng độc quyền “Khung mắc võng” của D được Cục sở hữu trí tuệ cấp bằng số 7173 năm 2003. Thời gian qua công ty T cũng sản xuất những chiếc võng với kiểu dáng giống như kiểu dáng của võng xếp D khiến người tiêu dùng phản ánh tiêu cực về chất lượng của sản phẩm.

Khi phát hiện ra sự việc này, Doanh nghiệp D đã xin giám định và khiếu nại đến Chi cục Quản lý thị trường (QLTT) TP.HCM. Ngày 14/9/2007, Chi cục QLTT đã đến kiểm tra hành chính tại xưởng của công ty T và phát hiện 438 khung võng thành phần và 50 khung bán thành phần có dấu hiệu vi phạm kiểu dáng. Sau đó Chi cục QLTT lấy mẫu của công ty T trưng cầu giám định và Cục Sở hữu trí tuệ khẳng định đây là những mẫu vi phạm. Thế nhưng sau đó công ty T vẫn tiếp tục sản xuất võng xếp này, đồng thời khiếu nại lên Cục sở hữu trí tuệ yêu cầu hủy hiệu lực của văn bằng bảo hộ 7173 với lý do kiểu dáng võng xếp D không có tính mới.

Thưa Luật sư, tôi muốn hỏi luật sư là hành vi nào của công ty T là hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với kiểu dáng công nghiệp của Doanh nghiệp võng xếp D và hướng giải quyết tình huống trên ?

Rất mong nhận được sự tư vấn của luật sư. Tôi xin cảm ơn!

Hành vi vi phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với kiểu dáng công nghiệp và hướng giải quyết

Trả lời:

Công ty Xin giấy phép đã nhận được câu hỏi của bạn. Cảm ơn bạn đã quan tâm và gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Vấn đề của bạn chúng tôi xin được giải đáp như sau:

Điểm 13 Khoản 2 Điều 1 () giải thích kiểu dáng công nghiệp như sau:

“13. Kiểu dáng công nghiệp là hình dáng bên ngoài của sản phẩm được thể hiện bằng hình khối, đường nét, màu sắc hoặc sự kết hợp những yếu tố này.”

Khoản 1 Điều 1 Luật sở hữu trí tuệ sửa đổi, bổ sung năm 2009 quy định đối tượng sở hữu trí tuệ bao gồm:

“Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật sở hữu trí tuệ:

1. Điều 3 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“Điều 3. Đối tượng quyền sở hữu trí tuệ

1. Đối tượng quyền tác giả bao gồm tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học; đối tượng quyền liên quan đến quyền tác giả bao gồm cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hoá.

2. Đối tượng quyền sở hữu công nghiệp bao gồm sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, bí mật kinh doanh, nhãn hiệu, tên thương mại và chỉ dẫn địa lý.

3. Đối tượng quyền đối với giống cây trồng là vật liệu nhân giống và vật liệu thu hoạch.””

Trong trường hợp của Doanh nghiệp võng xếp D đã bảo hộ kiểu dáng công nghiệp đối với sản phẩm “Khung mắc võng” của D. Bằng độc quyền “Khung mắc võng” được Cục sở hữu trí tuệ cấp bằng số 7173 năm 2003. Theo quy định tại khoản 4 Điều 93 Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 thì: “Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp có hiệu lực từ ngày cấp và kéo dài đến hết năm năm kể từ ngày nộp đơn, có thể gia hạn hai lần liên tiếp, mỗi lần năm năm.”. Như vậy, tại thời điểm phát hiện ra hành vi của công ty T có sản xuất võng xếp có kiểu dáng công nghiệp vẫn còn trong thời gian được bảo hộ. Theo quy định tại Điều 126 Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 có quy định về hành vi xâm phạm quyền đối với kiểu dáng công nghiệp như sau:

“Điều 126. Hành vi xâm phạm quyền đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí

Các hành vi sau đây bị coi là xâm phạm quyền của chủ sở hữu sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí:

1. Sử dụng sáng chế được bảo hộ, kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ hoặc kiểu dáng công nghiệp không khác biệt đáng kể với kiểu dáng đó, thiết kế bố trí được bảo hộ hoặc bất kỳ phần nào có tính nguyên gốc của thiết kế bố trí đó trong thời hạn hiệu lực của văn bằng bảo hộ mà không được phép của chủ sở hữu;

2. Sử dụng sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mà không trả tiền đền bù theo quy định về quyền tạm thời quy định tại Điều 131 của Luật này.”

Như vậy, một hành vi được coi là hành vi xâm phạm đối với kiểu dáng công nghiệp là hành vi sử dụng kiểu dáng công nghiệp không khác biệt đáng kể đối với kiểu dáng công nghiệp đã được bảo hộ trong thời hạn hiệu lực của văn bằng bảo hộ không được phép của chủ sở hữu. Để xác định được một hành vi được coi là hành vi xâm phạm quyền đối với kiểu dáng công nghiệp thì phải đáp ứng được các điều kiện quy định tại Điều 12 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của ngày 29/8/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp như sau:

“Điều 12. Hành vi xâm phạm quyền đối với kiểu dáng công nghiệp

Khi xác định hành vi xâm phạm quyền đối với kiểu dáng công nghiệp phải tuân theo quy định tại các điều 5 và 10 sửa đổi và một số hướng dẫn sau:

1. Sản phẩm/phần sản phẩm bị xem xét được coi là bản sao của kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ nếu sản phẩm/phần sản phẩm đó có tập hợp các đặc điểm tạo dáng (hình dáng) bên ngoài chứa tất cả các đặc điểm tạo dáng cơ bản và không cơ bản của kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ.

2. Sản phẩm/phần sản phẩm bị xem xét về bản chất được coi là bản sao của kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ nếu sản phẩm/phần sản phẩm đó có tập hợp các đặc điểm tạo dáng bên ngoài chứa tất cả các đặc điểm tạo dáng cơ bản của kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ, chỉ khác biệt về những đặc điểm tạo dáng không dễ dàng nhận biết, ghi nhớ được.

3. Trường hợp tổng thể các đặc điểm tạo dáng bên ngoài của một sản phẩm/phần sản phẩm bị coi là bản sao hoặc về bản chất là bản sao của tập hợp các đặc điểm tạo dáng bên ngoài của ít nhất một sản phẩm trong bộ sản phẩm thuộc kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ thì cũng bị coi là xâm phạm quyền đối với kiểu dáng công nghiệp đó.

4. Đặc điểm tạo dáng cơ bản của kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ được hiểu là đặc điểm tạo dáng dễ dàng nhận biết, ghi nhớ, được dùng để phân biệt tổng thể kiểu dáng công nghiệp này với kiểu dáng công nghiệp khác. Tập hợp các đặc điểm tạo dáng cơ bản có thể là hình khối, đường nét, tương quan giữa các đặc điểm hình khối và/hoặc đường nét, các đặc điểm màu sắc được xác định trên cơ sở bộ ảnh chụp/bản vẽ kèm theo Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp.”

Trong trường hợp này, theo thông tin bạn cung cấp thì ngày 14/9/2007, Chi cục QLTT đã đến kiểm tra hành chính tại xưởng của công ty T và phát hiện 438 khung võng thành phần và 50 khung bán thành phần có dấu hiệu vi phạm kiểu dáng. Sau đó Chi cục QLTT lấy mẫu của công ty T trưng cầu giám định và Cục Sở hữu trí tuệ khẳng định đây là những mẫu vi phạm. Theo đó, doanh nghiệp bị xâm phạm về SHTT chỉ cần chứng minh được hành vi cố ý xâm phạm quyền SHTT của họ là sẽ được thụ lý giải quyết theo trình tự hành chính. Thế nhưng sau đó công ty T vẫn tiếp tục sản xuất võng xếp này, đồng thời khiếu nại lên Cục sở hữu trí tuệ yêu cầu hủy hiệu lực của văn bằng bảo hộ 7173 với lý do kiểu dáng võng xếp D không có tính mới. Do đó, công ty D cần viết gửi đơn yêu cầu xử lý vi phạm đối với công ty T gửi lên theo quy định tại Điều 23 gồm:

“Điều 23. Đơn yêu cầu xử lý vi phạm

1. Đơn yêu cầu xử lý vi phạm phải đáp ứng các điều kiện theo quy định tại Điều 24 Nghị định 99/2013/NĐ-CP.

2. Đối với các tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn:

a) Bản sao các giấy chứng nhận, văn bằng bảo hộ, chứng chỉ và các tài liệu khác được coi là hợp lệ nếu chủ thể quyền xuất trình bản gốc để đối chiếu hoặc bản sao có chứng thực của cơ quan có thẩm quyền hoặc bản sao có xác nhận của cơ quan cấp bản gốc. Cán bộ nhận hồ sơ ký xác nhận vào bản sao đã được đối chiếu với bản gốc và không cần có xác nhận của cơ quan công chứng hoặc cơ quan cấp các giấy chứng nhận, văn bằng, chứng chỉ đó;

b) Bản giải trình của chủ thể quyền (về doanh thu, uy tín, quảng cáo, bằng chứng sử dụng rộng rãi, bản sao các giấy chứng nhận, văn bằng bảo hộ tại các nước khác) cung cấp cho cơ quan xử lý vi phạm được coi là hợp lệ nếu có cam kết chịu trách nhiệm pháp lý về nội dung, thông tin của bản giải trình và chữ ký xác nhận và đóng dấu (nếu có) của chủ thể quyền hoặc người đại diện hợp pháp của chủ thể quyền. Nếu bản giải trình có nhiều trang thì chủ thể quyền phải ký nháy vào từng trang hoặc đóng dấu giáp lai vào các trang (nếu có).

Quy định này cũng được áp dụng tương ứng đối với tài liệu do bên bị yêu cầu xử lý vi phạm cung cấp.

3. Đối với tài liệu chứng minh quyền yêu cầu xử lý vi phạm:

a) Tài liệu chứng minh chủ sở hữu tên thương mại là các tài liệu, hiện vật chứng minh việc sử dụng trước và hợp pháp tên thương mại trong lĩnh vực kinh doanh và khu vực kinh doanh đáp ứng các điều kiện bảo hộ quy định tại các điều 76, 77 và 78 của Luật Sở hữu trí tuệ;

b) Tài liệu chứng minh chủ sở hữu bí mật kinh doanh là tài liệu chứng minh tổ chức, cá nhân nắm giữ hợp pháp và đã tiến hành các biện pháp bảo mật thông tin được coi là bí mật kinh doanh theo quy định tại các điều 84 và 85 của Luật Sở hữu trí tuệ;

c) Trường hợp hợp đồng sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp, quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể, giấy phép sử dụng chỉ dẫn địa lý không có nội dung thoả thuận hoặc quy định hạn chế quyền yêu cầu xử lý vi phạm của người được chuyển quyền sử dụng thì người đó được phép thực hiện thủ tục yêu cầu xử lý vi phạm theo quy định tại Nghị định 99/2013/NĐ-CP, với điều kiện chủ sở hữu quyền không có văn bản phản đối việc thực hiện thủ tục đó.

Ngoài các tài liệu, chứng cứ chứng minh tư cách chủ thể quyền theo quy định tại Điều 24 Nghị định 105/2006/NĐ-CP sửa đổi, chủ thể quyền có thể nộp bản sao tài liệu chứng minh tư cách chủ thể quyền và xuất trình bản gốc để đối chứng.

4. Trong một đơn yêu cầu xử lý vi phạm, chủ thể quyền có thể yêu cầu xử lý:

a) Một hoặc nhiều hành vi vi phạm liên quan đến một hoặc nhiều đối tượng sở hữu công nghiệp do cùng một tổ chức, cá nhân thực hiện;

b) Một hoặc nhiều hành vi vi phạm liên quan đến một đối tượng sở hữu công nghiệp do nhiều tổ chức, cá nhân thực hiện;

c) Trường hợp chủ thể quyền nộp đơn yêu cầu xử lý một hoặc nhiều tổ chức, cá nhân thực hiện hành vi vi phạm ở cùng một địa phương thì chủ thể quyền chỉ cần nộp một đơn yêu cầu cho cơ quan có thẩm quyền xử lý tại địa phương đó;

d) Trường hợp chủ thể quyền nộp đơn yêu cầu xử lý một hoặc nhiều tổ chức, cá nhân thực hiện hành vi vi phạm ở các địa phương khác nhau thì chủ thể quyền có thể nộp đơn yêu cầu cho cơ quan có thẩm quyền xử lý ở từng địa phương hoặc nộp một đơn cho cơ quan trung ương có thẩm quyền xử lý đối với hành vi vi phạm tại các địa phương đó.

5. Trường hợp nhiều cơ quan khác nhau cùng có thẩm quyền xử lý một hành vi vi phạm thì chủ thể quyền có thể lựa chọn một trong số các cơ quan đó để nộp đơn yêu cầu xử lý.”

Trên đây là ý kiến tư vấn của chúng tôi về câu hỏi của quý khách hàng. Việc đưa ra ý kiến tư vấn nêu trên căn cứ vào các quy định của pháp luật và thông tin do quý khách hàng cung cấp. Mục đích đưa ra nội dung tư vấn này là để các cá nhân, tổ chức tham khảo. Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề hoặc/ và có sự vướng ngại, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của quý khách hàng.

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Xin giấy phép. Rất mong nhận được sự hợp tác! Trân trọng./.

2. Những người nào có thẩm quyền ra quyết định thanh tra về sở hữu công nghiệp ?

Thưa luật sư, xin hỏi: Trong các cơ quan quản lý khoa học và công nghệ, những người nào có thẩm quyền ra quyết định thanh tra về sở hữu công nghiệp ? Cảm ơn!

Trả lời :

Chánh Thanh tra Bộ Khoa học và Công nghệ, Chánh Thanh tra Sở Khoa học và Công nghệ có quyền ra quyết định thanh tra và thành lập Đoàn thanh tra về sở hữu công nghiệp hoặc phân công thanh tra viên thực hiện nhiệm vụ thanh tra về sở hữu công nghiệp .

Trong trường hợp cần thiết Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ, Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ ra quyết định thanh tra và thành lập Đoàn thanh tra.

Trường hợp phân công Thanh tra viên tiến hành thanh tra độc lập về sở hữu công nghiệp thì người có thẩm quyền ra quyết định thanh tra phải xác định rõ phạm vi, nhiệm vụ, thời hạn tiến hành thanh tra về sở hữu công nghiệp để thanh tra viên đó thực hiện (Điều ).

Mọi vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại, gọi ngay tới số: để được giải đáp. Rất mong nhận được sự hợp tác! Trân trọng./.

3. Hình thức, phương pháp thanh tra, kiểm tra, kiểm soát về sở hữu công nghiệp ?

Thưa luật sư, Đề nghị cho biết hình thức, phương pháp thanh tra, kiểm tra, kiểm soát về sở hữu công nghiệp ? Cảm ơn!

Trả lời :

Thanh tra, kiểm tra và kiểm soát (thanh tra) để thực hiện yêu cầu quản lý về sở hữu công nghiệp và xử lý các hành vi vi phạm, xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp.

Để phát hiện vi phạm, xâm phạm cần tiến hành hoạt động thanh tra. Việc lựa chọn vấn đề (đề tài, nội dung) thanh tra cần phải căn cứ vào: Chỉ đạo, yêu cầu của lãnh đạo trong công tác quản lý nhà nước về sở hữu công nghiệp; thông tin về tình hình thực hiện các quy định của các tổ chức, cá nhân trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp; sự xuất hiện của hàng hoá giả mạo nhãn hiệu và chỉ dẫn địa lý, hàng hoá xâm phạm quyền, yêu cầu xử lý hành vi xâm phạm quyền của chủ thể quyền sở hữu công nghiệp; khả năng thực hiện của tổ chức thanh tra. Từ đó, lựa chọn đề tài thanh tra theo từng chuyên đề hoặc toàn diện, nhiều nội dung, hoặc chỉ để giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo. Thanh tra toàn diện (đồng thời thanh tra nhiều nội dung với nhiều đối tượng sở hữu trí tuệ), hoặc thanh tra các nội dung nêu trong đơn, thư khiếu nại, tố cáo, yêu cầu xử lý hành vi xâm phạm quyền để nhằm giải quyết từng vụ, việc.

Tùy theo yêu cầu của quản lý nhà nước mà có thể tiến hành thanh tra theo diện hoặc theo điểm.

Thanh tra theo diện là tiến hành thanh tra nhiều cơ sở trên cùng một địa bàn (một quận, một tỉnh) hoặc trên một khu vực (nhiều tỉnh hoặc cả nước) về cùng một nội dung nhất định, trong thời gian nhất định để phục vụ cho những yêu cầu nhất định (thường gọi là thanh tra diện rộng).

Thanh tra theo điểm là chỉ tiến hành thanh tra từng cơ sở với những nội dung và những mục đích khác nhau.

Thanh tra có thể định kỳ hoặc đột xuất. Tùy thuộc tính chất hoạt động của cơ sở, của dấu hiệu vi phạm mà thanh tra định kỳ (một năm một lần). Thanh tra đột xuất để xác định sự tuân thủ thường xuyên, nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật về sở hữu công nghiệp của cơ sở hoặc khi cơ sở có dấu hiệu vi phạm và trong trường hợp do yêu cầu của việc giải quyết đơn thư yêu cầu xử lý xâm phạm quyền của chủ sở hữu quyền.

Thanh tra về sở hữu công nghiệp chủ yếu là tiến hành đột xuất (Điều 34 ).

Rất mong nhận được sự hợp tác! Trân trọng./.

4. Mối quan hệ của các cơ quan bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp?

Trả lời:

Ngoài hệ thống Toà án các cấp độc lập trong hoạt động xét xử hình sự, dân sự các vụ án vi phạm quy định quản lý nhà nước về sở hữu công nghiệp đến mức phải xử lý bằng pháp luật hình sự, khởi kiện hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp phải xử lý bằng biện pháp dân sự, các cơ quan hành chính có chức năng, nhiệm vụ bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp bằng biện pháp hành chính có các mối quan hệ:

Phối hợp trong việc cung cấp thông tin về diễn biến tình hình hàng hoá giả mạo về sở hữu công nghiệp, quy luật, thủ đoạn hoạt động trong sản xuất, buôn bán hàng hoá giả mạo về sở hữu công nghiệp. Phối hợp trong việc hoạch định chủ trương, chính sách, kế hoạch liên quan đến hoạt động chống hàng hoá giả mạo về sở hữu công nghiệp của từng ngành và từng địa phương.

Phối hợp trong công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm soát nhằm phát hiện, ngăn chặn và xử lý vi phạm trong việc sản xuất buôn bán hàng hoá giả mạo về sở hữu công nghiệp. Phối hợp trong việc xây dựng phương án, kế hoạch cụ thể, cử cán bộ tham gia thanh tra, kiểm tra. Hỗ trợ nhau về phương tiện, kinh phí và tạo điều kiện thuận lợi cho việc thanh tra, kiểm tra, kiểm soát. Tiến hành công tác thẩm tra, xác minh, thu thập tài liệu, chứng cứ, giám định về sở hữu công nghiệp đối với hàng hoá, sản phẩm có dấu hiệu vi phạm.

Phối hợp trong việc xử phạt các vụ việc phức tạp, thực hiện các quyết định xử phạt vi phạm hành chính về sở hữu công nghiệp.

Phối hợp với các chủ sở hữu công nghiệp trong việc phát hiện và xác định hàng hoá giả mạo sở hữu côngnghiệp (Chương trình phối hợp hành động của 7 bộ: KH&CN, VH-TT & DL, NN&PTNT, CA, TC, TM CT, BC-VT TTTT).

Mọi vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại, gọi ngay tới số: để được giải đáp.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật Sở hữu Trí tuệ – Xin giấy phép biên tập

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *