Quyền lợi của người dân khi tham gia (mua) bảo hiểm y tế tự nguyện và mức hưởng bảo hiểm y tế theo luật ?

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Để giảm thiểu viện phí, người dân có thể mua bảo hiểm y tế tự nguyện để đảm quyền lợi cơ bản khám chữa bệnh của mình. xin giấy phép tư vấn và giải đáp các quy định luật về chế độ bảo hiểm y tế:

Trả lời:

Chào bạn! Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới thư mục tư vấn của chúng tôi, chúng tôi xin giải đáp thắc mắc của bạn như sau: 

1. Cơ sở pháp lý

2. Nội dung phân tích

Vấn đề 1: Mức hưởng bảo hiểm y tế

“Điều 12. Đối tượng tham gia bảo hiểm y tế
3. Nhóm do ngân sách nhà nước đóng, bao gồm:
a) Sỹ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sỹ quan, binh sỹ quân đội đang tại ngũ; sỹ quan, hạ sỹ quan nghiệp vụ và sỹ quan, hạ sỹ quan chuyên môn, kỹ thuật đang công tác trong lực lượng công an nhân dân, học viên công an nhân dân, hạ sỹ quan, chiến sỹ phục vụ có thời hạn trong công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân; học viên cơ yếu được hưởng chế độ, chính sách theo chế độ, chính sách đối với học viên ở các trường quân đội, công an;
d) Người có công với cách mạng, cựu chiến binh;
e) Trẻ em dưới 6 tuổi;
g) Người thuộc diện hưởng trợ cấp bảo trợ xã hội hằng tháng;
h) Người thuộc hộ gia đình nghèo; người dân tộc thiểu số đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn; người đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn; người đang sinh sống tại xã đảo, huyện đảo;

i) Thân nhân của người có công với cách mạng là cha đẻ, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng, con của liệt sỹ; người có công nuôi dưỡng liệt sỹ;

“Điều 22. Mức hưởng bảo hiểm y tế
1. Người tham gia bảo hiểm y tế khi đi khám bệnh, chữa bệnh theo quy định tại các điều 26, 27 và 28 của Luật này thì được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh trong phạm vi được hưởng với mức hưởng như sau:
a) 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với đối tượng quy định tại các điểm a, d, e, g, h và i khoản 3 Điều 12 của Luật này. Chi phí khám bệnh, chữa bệnh ngoài phạm vi được hưởng bảo hiểm y tế của đối tượng quy định tại điểm a khoản 3 Điều 12 của Luật này được chi trả từ nguồn kinh phí bảo hiểm y tế dành cho khám bệnh, chữa bệnh của nhóm đối tượng này; trường hợp nguồn kinh phí này không đủ thì do ngân sách nhà nước bảo đảm;

Vấn đề 2: Cấp lại giấy khai sinh bản gốc

Điều 24. Điều kiện đăng ký lại khai sinh, kết hôn, khai tử

1. Việc khai sinh, kết hôn, khai tử đã được đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam trước ngày 01 tháng 01 năm 2016 nhưng Sổ hộ tịch và bản chính giấy tờ hộ tịch đều bị mất thì được đăng ký lại.

2. Người yêu cầu đăng ký lại khai sinh, kết hôn, khai tử có trách nhiệm nộp đầy đủ bản sao giấy tờ, tài liệu có nội dung liên quan đến việc đăng ký lại.

3. Việc đăng ký lại khai sinh, kết hôn chỉ được thực hiện nếu người yêu cầu đăng ký còn sống vào thời điểm tiếp nhận hồ sơ.

Điều 25. Thẩm quyền đăng ký lại khai sinh, kết hôn, khai tử

1. Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi đã đăng ký khai sinh, kết hôn trước đây hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người yêu cầu thường trú, thực hiện đăng ký lại khai sinh, kết hôn.

2. Ủy ban nhân dân cấp xã nơi đã đăng ký khai tử trước đây thực hiện đăng ký lại khai tử.

Như vậy, theo quy định của pháp luật, với trường hợp giấy khai sinh bị mất trước ngày 1/1/2016, thì bạn sẽ được cấp lại giấy khai sinh bản gốc. Luật hộ tịch năm 2014 (có hiệu lực từ ngày 1/1/2016) quy định sẽ không được cấp lại giấy khai sinh bản gốc, chỉ được cấp lại bản sao mà thôi.

Vấn đề 3: Đối với trường hợp làm giấy tạm trú cho trẻ

Trong trường hợp đăng ký thẻ tạm trú để đăng ký học cho con, trường hợp này bạn sẽ nhờ chủ hộ cho thuê nhà đứng ra đăng ký giấy tạm trú cho cháu bé thông quan ‘ target=’_blank’>phiếu báo thay đổi hộ khẩu nhân khẩu ( Mẫu HK02)..Và tiến hành thủ tục đăng ký học cho cháu tại trường khi có giấy đăng ký tạm trú.

Vấn đề 4: Với trường hợp người vợ chỉ tham gia bảo hiểm y tế khi mang thai thì sẽ không được hưởng chế độ thai sản theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 vì người vợ phải thỏa mãn điều kiện hưởng chế độ thai sản như sau:

Điều 31: Điều kiện hưởng chế độ thai sản ( Luật bảo hiểm xã hội năm 2014)

1. Người lao động được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Lao động nữ mang thai;

b) Lao động nữ sinh con;

c) Lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ;

d) Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi;

đ) Lao động nữ đặt vòng tránh thai, người lao động thực hiện biện pháp triệt sản;

e) Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội có vợ sinh con.

2. Người lao động quy định tại các điểm b, c và d khoản 1 Điều này phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.

3. Người lao động quy định tại điểm b khoản 1 Điều này đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 12 tháng trở lên mà khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 03 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con.

4. Người lao động đủ điều kiện quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này mà chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc trước thời điểm sinh con hoặc nhận con nuôi dưới 06 tháng tuổi thì vẫn được hưởng chế độ thai sản theo quy định tại các Điều 34, 36, 38 và khoản 1 Điều 39 của Luật này.

Như vậy, khi tham gia bảo hiểm y tế, vợ bạn sẽ được hưởng mức hưởng theo quy định của Luật bảo hiểm y tế năm 2014.

Vấn đề 5: Bảo hiểm y tế theo hộ gia đình

Đối tượng: Nhóm tham gia bảo hiểm y tế theo hộ gia đình gồm những người thuộc hộ gia đình,cụ thể:

– Toàn bộ những người có tên trong sổ hộ khẩu (trừ đối tượng quy định theo Luật BHYT thuộc đối tượng đã tham gia BHYT theo các nhóm khác và người đã khai báo tạm vắng).

– Toàn bộ những người có tên trong sổ tạm trú (trừ đối tượng quy định theo Luật BHYT thuộc đối tượng đã tham gia BHYT theo các nhóm khác).

Mức đóng:

– Người thứ nhất đóng tối đa bằng 4,5% mức lương cơ sở;

– Người thứ 2: Đóng bằng 70% mức đóng của người thứ nhất;

– Người thứ 3: Đóng bằng 60% mức đóng của người thứ nhất;

– Người thứ 4: Đóng bằng 50% mức đóng của người thứ nhất;

– Người thứ 5 trở đi: Đóng bằng 40% mức đóng của người thứ nhất.

Ví dụ: Nhà ông A có 5 người, không ai có thẻ BHYT thì đóng như sau:

– Người thứ nhất: 1.150.000 đồng x 4,5% x 12 tháng = 621.000 đồng.

– Người thứ hai: 621.000 đồng x 70% = 434.700 đồng.

– Người thứ ba: 621.000 đồng x 60% = 372.600 đồng.

– Người thứ tư: 621.000 đồng x 50% = 310.500 đồng 

– Người thứ năm: 621.000 đồng x 40% = 248.400 đồng

Trên đây là ý kiến tư vấn của chúng tôi về câu hỏi của quý khách hàng. Việc đưa ra ý kiến tư vấn nêu trên căn cứ vào các quy định của pháp luật và thông tin do quý khách hàng cung cấp. Mục đích đưa ra nội dung tư vấn này là để các cá nhân, tổ chức tham khảo.

Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề hoặc/ và có sự vướng ngại, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của quý khách hàng.

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với :  hoặc liên hệ văn phòng  để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Xin giấy phép.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật Dân sự –  

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *