Quy định về xóa tên Đảng viên và thi hành kỷ luật đối với Đảng viên

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

xin giấy phép giải đáp các thắc mắc về Đảng viên như: Kế nạp đảng viên, xét lý lịch đảng viên, khai trừ Đảng viên hoặc vấn đề Đảng viên tham gia hoạt động kinh doanh theo quy định của pháp luật hiện hành:

Mục lục bài viết

1. Thắc mắc về xét lý lịch Đảng viên ? Tiêu chuẩn ?

Chào công ty Xin giấy phép. Em là đang là sinh viên năm 2, gia đình em có ông nội từng làm trong chính quyền chế độ cũ. Bây giờ em xin xét lí lịch Đảng có được không? Vì em thấy chỉ xét có ba mẹ và bản thân người xét là em. Cảm ơn!

-Thị Phương Hà Lê

Trả lời:

Theo Điều 1, Việt Nam:

“Công dân Việt Nam từ mười tám tuổi trở lên, thừa nhận và tự nguyện: thực hiện Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, tiêu chuẩn và nhiệm vụ đảng viên, hoạt động trong một tổ chức cơ sở đảng; qua thực tiễn chứng tỏ là người ưu tú, được nhân dân tín nhiệm, đều có thể được xem xét để kết nạp vào Đảng”.

Thêm vào đó, tại Mục 3, Điểm 3.2, Hướng dẫn số 04/HD-TW của Ban Tổ chức TW về vấn đề lý lịch của người vào Đảng nêu rõ:

+ Đối với bản thân người vào Đảng, cần làm rõ vấn đề lịch sử chính trị; chấp hành đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống.

+ Đối với cha mẹ đẻ hoặc người nuôi dưỡng từ nhỏ, vợ hoặc chồng, cần làm rõ vấn đề lịch sử chính trị; chấp hành đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước ở quê quán, nơi làm việc, nơi cư trú, do cấp uỷ cơ sở xác nhận.

+ Đối với ông, bà nội, ngoại, cô, dì, chú, bác… cần làm rõ vấn đề lịch sử chính trị ở quê quán, nơi đang ở, do cấp ủy cơ sở xác nhận.

+ Nếu những người thân (ông, bà, nội, ngoại, chú, bác, cô, dì, cậu ruột…) có nghi vấn về lịch sử chính trị phức tạp thì phải xác minh rõ từng trường hợp.

Theo quy định trên thì lịch sử chính trị người thân của người vào Đảng chỉ xem xét từ đời cha mẹ đẻ, người trực tiếp nuôi dưỡng; vợ hoặc chồng; cha mẹ đẻ, người trực tiếp nuôi dưỡng của vợ hoặc chồng, không yêu cầu phải xem xét từ đời ông, bà về trước. Tuy nhiên đây có thể là điều kiện bất lợi khi Đảng bộ xét duyệt hồ sơ của bạn.

2. Quy định phân loại đảng viên cuối năm ?

Thưa luật sư, Giáo viên nghỉ thai sản nhưng trong quá trình công tác luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ có được phân loại đảng viên hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ hoặc hoàn thành tốt nhiệm vụ không ? Cảm ơn!

-Nguyễn Thị Hằng

Trả lời:

Hướng dẫn 27-HD/BTCTW 2014 quy định về phân loại đảng viên tại khoản 2 như sau:

2.2.3. Phân loại chất lượng đảng viên

a). Đảng viên hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ: Là đảng viên phải hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao và phải có trên 2/3 số đảng viên chính thức bỏ phiếu tán thành. Nếu đảng viên là cán bộ, công chức, viên chức đang công tác thì phải được phân loại cán bộ, công chức, viên chức “Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ” hoặc được đề nghị đạt danh hiệu “Chiến sỹ thi đua cấp cơ sở” hoặc trong năm có thành tích xuất sắc được cấp bộ hoặc cấp tỉnh tặng “Bằng khen”.

Số đảng viên được phân loại “Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ” không vượt quá 15% số đảng viên được phân loại “Hoàn thành tốt nhiệm vụ” và đề nghị cấp trên khen thưởng; đối với chi bộ có dưới 07 đảng viên thì không quá 01 đồng chí; đảng bộ, chi bộ có thành tích đặc biệt xuất sắc thì số đảng viên xuất sắc có thể tăng thêm nhưng không quá 20% số đảng viên được phân loại “Hoàn thành tốt nhiệm vụ”.

Như vậy, nếu trong quá trình làm việc mà bạn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao vừa được trên 2/3 số đảng viên chính thức bỏ phiếu tán thành thì bạn vẫn có thể được phân loại ” đảng viên hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ”. Tuy nhiên, thông thường, đối với đảng viên khi nghỉ chế độ thai sản thì không nên phân loại đảng viên hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ vì số lượng đảng viên được phân loại này bị hạn chế, khi đảng viên đã có 1 thời gian nghỉ thai sản khá dài thì nên dành suất được phân loại xuất sắc này cho đảng viên khác.

3. Hỏi về xóa tên đảng viên ? Kỷ luật Đảng Viên ?

Em chào luật sư, Anh ( chị ) cho em hỏi, khi em chuyển hồ sơ đảng về địa phương sinh hoạt từ tháng 08/2015 mà địa phương không nhận. Hồ sơ để quá 3 tháng, khi hỏi lên thành ủy tphcm thì chỉ đạo về huyện Bình Chánh . Huyện ủy Bình Chánh kêu em mang hồ sơ xuống rồi ra quyết định xóa tên đảng viên. Em muốn hỏi em chưa là người thuộc tổ chức đảng ủy của Bình Chánh thì ở đây có quyền xóa tên em không?

Em cảm ơn anh ( chị ) nhiều.

-Đỗ Thị Hợi

Trả lời:

Theo điều 8, thi hành điều lệ Đảng 2016 quy định:

Chi bộ xem xét, đề nghị cấp ủy có thẩm quyền quyết định xóa tên trong danh sách đảng viên đối với các trường hợp sau:

+ Đảng viên bỏ hoặc không đóng đảng phí ba tháng trong năm mà không có lý do chính đáng;

+ Đảng viên tự ý trả thẻ đảng viên hoặc tự hủy thẻ đảng viên;

+ Đảng viên giảm sút ý chí phấn đấu, không làm nhiệm vụ đảng viên, đã được chi bộ giáo dục nhưng sau thời gian 12 tháng phấn đấu không tiến bộ;

+ Đảng viên hai năm liền vi phạm tư cách đảng viên;

+ Đảng viên không bảo đảm tiêu chuẩn chính trị theo quy định của Bộ Chính trị.

Như vậy trường hợp của bạn có thể bị xóa tên do bỏ sinh hoạt đảng quá 3 tháng. Về việc xử lý, theo quy định tại khoản 2 điều 36 thì

Cấp uỷ tỉnh, thành, huyện, quận và tương đương quyết định các hình thức kỷ luật đảng viên; quyết định khiển trách, cảnh cáo cấp uỷ viên các cấp, đảng viên thuộc diện cấp uỷ cấp trên quản lý vi phạm phẩm chất chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống, sinh hoạt đảng, thực hiện nhiệm vụ đảng viên; quyết định khiển trách, cảnh cáo cấp uỷ viên cùng cấp vi phạm nhiệm vụ do cấp uỷ giao.

Ban thường vụ cấp uỷ quyết định các hình thức kỷ luật đảng viên; quyết định khiển trách, cảnh cáo cấp uỷ viên các cấp, đảng viên thuộc diện cấp uỷ cấp trên quản lý vi phạm phẩm chất chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống, sinh hoạt đảng, thực hiện nhiệm vụ đảng viên, cán bộ thuộc diện cấp uỷ cấp trên quản lý vi phạm nhiệm vụ chuyên môn được giao.

Căn cứ theo quy định trên, đối với trường hợp của bạn thì đảng ủy huyện Bình Chánh có quyền xóa tên bạn khỏi danh sách đảng viên.

4. Tư vấn đăng ký kinh doanh khi đang là đảng viên trong lực lượng vũ trang ?

Nhờ anh chị tư vấn giúp. Hiện nay em đang làm kế toán lực lượng vũ trang, là đảng viên. Em muốn đăng ký kinh doanh tổng hợp các mặt hàng ( có hóa đơn đỏ) thì em có đủ tư cách pháp nhân để đứng tên kinh doanh không ạ? Và thủ tục đăng ký gồm những bước và giấy tờ gì ?

Em chân thành cám ơn!

-Phùng Hiền Lương

Trả lời:

Khoản 2 Điều 18 quy định các tổ chức, cá nhân sau đây không có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam:

a) Cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân sử dụng tài sản nhà nước để thành lập doanh nghiệp kinh doanh thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình;

b) Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức;

c) Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng trong các cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp trong các cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân Việt Nam, trừ những người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp;

d) Cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong doanh nghiệp nhà nước, trừ những người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp khác;

đ) Người chưa thành niên; người bị hạn chế năng lực hoặc bị ; tổ chức không có tư cách pháp nhân;

e) Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, chấp hành hình phạt tù, quyết định xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc đang bị cấm hành nghề kinh doanh, đảm nhiệm chức vụ hoặc làm công việc nhất định, liên quan đến kinh doanh theo quyết định của Tòa án; các trường hợp khác theo quy định của pháp luật về phá sản, phòng, chống tham nhũng.

Trường hợp Cơ quan đăng ký kinh doanh có yêu cầu, người đăng ký thành lập doanh nghiệp phải nộp Phiếu lý lịch tư pháp cho Cơ quan đăng ký kinh doanh.

Theo như thông tin bạn cung cấp thì bạn là nhân viên kế toán trong lực lượng vũ trang và đang là đảng viên, do đó, theo điểm c nêu trên thì bạn không có quyền thành lập doanh nghiệp, vì vậy bạn không thể đứng tên trở thành người đại diện theo pháp luật của 1 pháp nhân được.

5. Thẩm tra lý lịch đối tượng kết nạp Đảng thực hiện như thế nào ?

Cho tôi hỏi, tôi là sinh viên năm 2, sắp tới tôi được cử đi học 1 lớp cảm tình Đảng, vậy sau bao lâu tôi sẽ kết nạp thành đảng viên, và thủ tục kết nạp như thế nào ạ ? Cảm ơn Xin giấy phép!

-Nguyễn Thị Ngà

Trả lời:

Theo quy định của pháp luật hiện nay thì sau khi học lớp cảm tình Đảng bạn sẽ phải trải qua một khoảng thời gian thử thách Đảng.

Sau thời gian phấn đấu của cảm tình đảng, các đơn vị tổ chức họp đề nghị xét kết nạp Đảng cho quần chúng ưu tú.

Trong khoảng thời gian 3 (ba) tuần sau khi họp, các đơn vị gửi hồ sơ lên cấp trên, hồ sơ bao gồm:

– Biên bản họp đơn vị,

– Biên bản kiểm phiếu;

– Phiếu tín nhiệm;

Sau khi nhận được hồ sơ, BCH hoặc BTV Đoàn trường, Công đoàn trường họp nhận xét theo 04 nội dung nêu trên (những trường hợp đạt phải được sự đồng ý của trên 50% số người tham dự cuộc họp).

Đoàn trường, Công đoàn trường ra Nghị quyết giới thiệu, chuyển hồ sơ những trường hợp đạt qua Chi bộ sinh viên (đối với quần chúng là sinh viên) hoặc Chi bộ của các phòng, khoa (đối với quần chúng là cán bộ – giảng viên) nơi quần chúng đang sinh hoạt, công tác.

Các Chi bộ họp cho ý kiến đồng ý hoặc không đồng ý cho khai lý lịch. Cuộc họp phải đảm bảo về số lượng đảng viên (từ 2/3 trở lên); ý kiến nhận xét và tỷ lệ phiếu tín nhiệm (trên 2/3 tổng số đảng viên chính thức trở lên)

Trong thời gian 2 (hai) tuần làm việc, hồ sơ thẩm tra lý lịch phải được gửi đi để thẩm tra. Công tác thẩm tra lý lịch bao gồm thẩm tra lý lịch bản thân và gia đình, thẩm tra vấn đề sinh hoạt và chấp hành chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước.

Sau khi thẩm tra lý lịch, thủ tục kết nạp được quy định như sau:

+ Đảng viên được phân công hướng dẫn viết giấy giới thiệu quần chúng vào đảng.

+ Chi bộ họp ra Nghị quyết đề nghị kết nạp đảng viên.

+Ban Tổ chức, Bảo vệ chính trị nội bộ và Đoàn thể của Đảng ủy tổng hợp hồ sơ xét kết nạp đảng trình Đảng ủy quyết định.

Sau khi kết nạp thì khoảng 1 năm sau bạn sẽ được chuyển đảng chính thức. Mọi vướng mắc pháp lý liên quan đến điều lệ đảng, kết nạp đảng viên, kỷ luật Đảng viên hãy gọi: (nhấn máy lẻ phím 3) đội ngũ luật sư luôn sẵn sàng lắng nghe và giải đáp. Trân trọng./.

6. Đảng viên bị giám đốc kỷ luật bằng hình thức sa thải thì có bị kỷ luật về đảng không ?

Kính thưa luật sư : tôi có một câu hỏi luật sư tư vấn giúp tôi câu hỏi như sau : đảng viên là nhân viên lao động bị giám đốc ký kỷ luật bằng hình thức sa thải vậy về phía đảng có bị kỷ luật gì không ?

Xin cảm ơn luật sư.

Người gửi : Nguyễn Quảng Ngãi

Đảng viên bị giám đốc kỷ luật bằng hình thức sa thải thì có bị kỷ luật về đảng không ?

Luật sư trả lời:

Theo quy định của về xử lý , thì Đảng viên sẽ bị xử lý về mặt tổ chức đảng khi có hành vi vi phạm liên quan đến doanh nghiệp đối với các hành vi sau:

Điều 16. Vi phạm các quy định về phòng, chống tham nhũng, lãng phí

1- Đảng viên vi phạm một trong các trường hợp sau gây hậu quả ít nghiêm trọng thì kỷ luật bằng hình thức khiển trách:
d) Tổ chức du lịch, tặng quà để lợi dụng người có trách nhiệm dẫn đến việc ban hành quyết định sai, có lợi cho bản thân hoặc cơ quan, đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp mà mình tham gia.
2- Trường hợp đã bị xử lý kỷ luật theo quy định tại Khoản 1 Điều này mà tái phạm hoặc vi phạm lần đầu gây hậu quả nghiêm trọng hoặc vi phạm một trong các trường hợp sau thì kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo hoặc cách chức (nếu có chức vụ):
b) Dùng công quỹ của Nhà nước, tập thể hoặc tiền, tài sản của các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân đóng góp, tài trợ để giao dịch, biếu xén, hối lộ hoặc sử dụng trái quy định.
g) Lạm dụng, lợi dụng chức vụ, quyền hạn để bao che hoặc cấu kết với doanh nghiệp, với đối tượng khác để làm trái quy định, trục lợi; dung túng, bao che, tiếp tay cho tham nhũng.
k) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để tham mưu, thẩm định, phê duyệt, đấu thầu, hoặc quyết định đầu tư, cấp phép, quyết định tỷ lệ phần vốn của Nhà nước trong các doanh nghiệp nhằm trục lợi dưới mọi hình thức.

Điều 17. Vi phạm các quy định trong đầu tư, xây dựng
3- Trường hợp vi phạm quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều này gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc vi phạm một trong các trường hợp sau thì kỷ luật bằng hình thức khai trừ:

b) Đồng ý cho chia dự án thành các gói thầu trái với quy định; tiết lộ những tài liệu, thông tin về đấu thầu; dàn xếp , gây thiệt hại cho nhà nước, doanh nghiệp.

c) Dùng ảnh hưởng cá nhân tác động, can thiệp hoặc cố ý báo cáo sai hoặc không trung thực về các thông tin làm sai lệch , ký kết, thực hiện hợp đồng gây thiệt hại cho nhà nước, doanh nghiệp…

Như vậy không có quy định vê xử lý đảng viên khi bị công ty sa thải theo QUy định này.

Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ , gọi số: để được giải đáp. Trân trọng./.

7. Thời hiệu kỷ luật đối với Đảng viên vi phạm là bao lâu ?

Thưa Luật sư, xin Luật sư có thể cho tôi biết khi một Đảng viên vi phạm bị kỷ luật thì thời hiệu kỷ luật là bao lâu? Theo tôi biết trước đây không có quy định về thời hiệu, luật mới hiện tại là có quy định thời hiệu, vậy quy định mới đó là như thế nào?

Rất mong , xin cảm ơn Luật sư.

Thời hiệu kỷ luật đối với Đảng viên vi phạm là bao lâu ?

Luật sư tư vấn:

Căn cứ theo thì nguyên tắc xử lý kỷ luật đối với đảng viên như sau:

Tất cả đảng viên đều bình đẳng trước kỷ luật của Đảng. Đảng viên ở bất cứ cương vị nào, nếu vi phạm kỷ luật của Đảng đều phải được xem xét, xử lý kỷ luật nghiêm minh, kịp thời.

Căn cứ theo quy định 102-QĐ/TW có các hình thức kỷ luật sau:

– Khiển trách

– Cảnh cáo

– Cách chức

– Khai trừ

Tùy vào mức độ vi phạm sẽ bị xử lý kỷ Luật theo các mức như khiển trách, cảnh cáo, cách chức, khai trừ.

Căn cứ theo điều 3, thời hiệu xử lý kỷ luật, khi một đảng viên vi phạm sẽ bị xử lý kỷ luật và thời hạn xử lý kỷ luật được quy định như sau:

Điều 3. Thời hiệu xử lý kỷ luật

1- Thời hiệu xử lý kỷ luật về Đảng là thời hạn được quy định trong Quy định này mà khi hết thời hạn đó thì đảng viên có hành vi vi phạm không bị xử lý kỷ luật.

a) Thời hiệu xử lý kỷ luật đảng được quy định như sau:

– 5 năm đối với những hành vi vi phạm đến mức phải kỷ luật bằng hình thức khiển trách.

– 10 năm đối với những hành vi vi phạm đến mức phải kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo hoặc cách chức.

b) Thời hiệu xử lý kỷ luật được tính từ thời điểm có hành vi vi phạm. Nếu trong thời hạn xử lý kỷ luật được quy định tại Điểm a Khoản này, đảng viên có hành vi vi phạm mới thì thời hiệu xử lý kỷ luật đối với vi phạm cũ được tính lại kể từ thời điểm thực hiện hành vi vi phạm mới.

2- Không áp dụng thời hiệu xử lý kỷ luật đảng đối với những hành vi vi phạm đến mức phải kỷ luật bằng hình thức khai trừ; vi phạm về chính trị nội bộ; về an ninh, quốc phòng, đối ngoại có xâm hại đến lợi ích quốc gia và việc sử dụng văn bằng, chứng chỉ, chứng nhận không hợp pháp.

Như vậy, theo quy định mới nhất của Ban Chấp Hành Trung Ương Đảng đã có quy định áp dụng thời hiệu xử lý kỷ Luật đối với Đảng viên vi phạm. Đây là điểm mới, những quy định cũ trước đây chưa có.

– Thời hiệu xử lý đối với hình thức khiển trách là 5 năm tính từ thời điểm có hành vi vi phạm.

– Kỷ luật đối với hình thức cảnh cáo, cách chức là 10 năm tính từ thời điểm có hành vi vi phạm.

– Không áp dụng thời hiệu xử lý kỷ luật đảng đối với những hành vi vi phạm đến mức phải kỷ luật bằng hình thức khai trừ.

Trên đây là tư vấn của chúng tôi, nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ gọi số: để được giải đáp.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận Hành chính –

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *