Quy định pháp luật về việc sử dụng bản quyền phần mềm ?

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Hiện nay ở nước ta việc sử dụng phần mềm không có bản quyền hoặc vi phạm bản quyền khác phổ biến. Luật sư tư vấn hồ sơ đăng ký bản quyền phần mềm, ý nghĩa của việc đăng ký bản quyền phần mềm và các vấn đề pháp lý liên quan:

Mục lục bài viết

1. Quy định pháp luật về việc sử dụng bản quyền phần mềm ?

Chào các anh/chị, tôi đang có một vấn đề vướng mắc muốn tư vấn ạ, Công ty tôi có mua 01 phần mềm kế toán và đang sử dụng được 03 năm nay. Chúng tôi mua phần mềm có bản quyền chính thức từ một công ty phần mềm của Việt Nam và đây là sản phẩm do công ty này tạo ra.

Sau giai đoạn bảo hành, chúng tôi có ký Hợp đồng bảo trì hàng năm. Gần đây chất lượng dịch vụ của họ không còn tốt như trước kia. Chúng tôi có tìm hiểu và được biết có 01 công ty phần mềm khác cũng có khả năng cung cấp dịch vụ bảo trì phần mềm này với chất lượng cao và chi phí lại thấp hơn. Tuy nhiên họ lại không phải là đơn vị tạo ra sản phẩm này. Chúng tôi băn khoăn những vấn đề sau:

1/ Khi chúng tôi đã ký Hợp đồng mua phần mềm thì phần mềm đó là tài sản của chúng tôi và chúng tôi có toàn quyền đối với tài sản đó, có đúng không?

2/ Liệu việc lựa chọn ký Hợp đồng bảo trì phần mềm với 01 công ty không phải là đơn vị bán ban đầu cho chúng tôi thì chúng tôi có vi phạm pháp luật không và việc này được quy định ở văn bản pháp luật nào?

3/ Nếu có thể thay đổi Nhà cung cấp, chúng tôi có cần lưu ý điểm gì hay cần yêu cầu họ cung cấp tài liệu gì để đảm bảo an toàn về mặt pháp lý cho chúng tôi không?

4/ Nhà cung cấp cũ có quyền can thiệp vào việc này không? Ví dụ khởi kiện chúng tôi? Kính nhờ các Anh, Chị giúp chúng tôi giải đáp vấn đề này.

Chúng tôi xin chân thành cảm ơn!

Hướng dẫn đăng ký bản quyền phần mềm máy tính theo quy định của pháp luật mới nhất hiện nay

Trả lời:

Công ty Xin giấy phép đã nhận được câu hỏi của bạn. Cảm ơn bạn đã quan tâm và gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Vấn đề của bạn chúng tôi xin được giải đáp như sau:

1. Khi chúng tôi đã ký Hợp đồng mua phần mềm thì phần mềm đó là tài sản của chúng tôi và chúng tôi có toàn quyền đối với tài sản đó, có đúng không?

Việc xác định phần mềm đó có phải là tài sản của công ty các bạn và các bạn có toàn quyền đối với tài sản đó hay không còn tùy thuộc vào dạng hợp đồng chuyển giao giữa công ty của bạn và công ty phần mềm:

– Nếu công ty của bạn ký hợp đồng chuyển nhượng quyền tác giả theo quy định tại điều 45

1. Chuyển nhượng quyền tác giả, quyền liên quan là việc chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan chuyển giao quyền sở hữu đối với các quyền quy định tại khoản 3 Điều 19, Điều 20, khoản 3 Điều 29, Điều 30 và Điều 31 của Luật này cho tổ chức, cá nhân khác theo hợp đồng hoặc theo quy định của pháp luật có liên quan.

2. Tác giả không được chuyển nhượng các quyền nhân thân quy định tại Điều 19, trừ quyền công bố tác phẩm; người biểu diễn không được chuyển nhượng các quyền nhân thân quy định tại khoản 2 Điều 29 của Luật này.

Như vậy bạn có toàn quyền tài sản đối với phần mềm còn các quyền nhân thân không thể chuyển giao và bạn không được phép xâm phạm.

Điều 19 và Điều 20 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005, sửa đổi bổ sung năm 2009 quy định:

Điều 19. Quyền nhân thân

Quyền nhân thân bao gồm các quyền sau đây:

1. Đặt tên cho tác phẩm;

2. Đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm; được nêu tên thật hoặc bút danh khi tác phẩm được công bố, sử dụng;

3. Công bố tác phẩm hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm;

4. Bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm, không cho người khác sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả.

Điều 20. Quyền tài sản

1. Quyền tài sản bao gồm các quyền sau đây:

a) Làm tác phẩm phái sinh;

b) Biểu diễn tác phẩm trước công chúng;

c) Sao chép tác phẩm;

d) Phân phối, nhập khẩu bản gốc hoặc bản sao tác phẩm;

đ) Truyền đạt tác phẩm đến công chúng bằng phương tiện hữu tuyến, vô tuyến, mạng thông tin điện tử hoặc bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào khác;

e) Cho thuê bản gốc hoặc bản sao tác phẩm điện ảnh, chương trình máy tính.

2. Các quyền quy định tại khoản 1 Điều này do tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả độc quyền thực hiện hoặc cho phép người khác thực hiện theo quy định của Luật này.

3. Tổ chức, cá nhân khi khai thác, sử dụng một, một số hoặc toàn bộ các quyền quy định tại khoản 1 Điều này và khoản 3 Điều 19 của Luật này phải xin phép và trả tiền nhuận bút, thù lao, các quyền lợi vật chất khác cho chủ sở hữu quyền tác giả.

– Trong trường hợp bạn có ký hợp đồng chuyển quyền sử dụng đối với phần mềm thì tùy thuộc vào dạng hợp đồng giới hạn quyền của bạn lại có sự khác nhau theo quy định tại điều 47 Luật Sở hữu trí tuệ:

Điều 47. Quy định chung về chuyển quyền sử dụng quyền tác giả, quyền liên quan

1. Chuyển quyền sử dụng quyền tác giả, quyền liên quan là việc chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan cho phép tổ chức, cá nhân khác sử dụng có thời hạn một, một số hoặc toàn bộ các quyền quy định tại khoản 3 Điều 19, Điều 20, khoản 3 Điều 29, Điều 30 và Điều 31 của Luật này.

2. Tác giả không được chuyển quyền sử dụng các quyền nhân thân quy định tại Điều 19, trừ quyền công bố tác phẩm; người biểu diễn không được chuyển quyền sử dụng các quyền nhân thân quy định tại khoản 2 Điều 29 của Luật này.

3. Trong trường hợp tác phẩm, cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng có đồng chủ sở hữu thì việc chuyển quyền sử dụng quyền tác giả, quyền liên quan phải có sự thoả thuận của tất cả các đồng chủ sở hữu; trong trường hợp có đồng chủ sở hữu nhưng tác phẩm, cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng có các phần riêng biệt có thể tách ra sử dụng độc lập thì chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan có thể chuyển quyền sử dụng quyền tác giả, quyền liên quan đối với phần riêng biệt của mình cho tổ chức, cá nhân khác.

4. Tổ chức, cá nhân được chuyển quyền sử dụng quyền tác giả, quyền liên quan có thể chuyển quyền sử dụng cho tổ chức, cá nhân khác nếu được sự đồng ý của chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan.

2. Việc lựa chọn ký Hợp đồng bảo trì phần mềm với 01 công ty không phải là đơn vị bán ban đầu cho chúng tôi thì chúng tôi có vi phạm pháp luật không và việc này được quy định ở văn bản pháp luật nào?

– Việc này không vi phạm pháp luật trong điều kiện công ty đó được chuyển nhượng quyền tác giả đáp ứng các quy định tại điều 45 Luật Sở hữu trí tuệ (trích dẫn ở trên); hoặc được chuyển nhượng quyền sử dụng đáp ứng các quy định tại điều 47 (trích dẫn ở trên) trong đó có chuyển giao quyền tài sản tại khoản e) – điều 20 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005, sửa đổi bổ sung năm 2009: Cho thuê bản gốc hoặc bản sao tác phẩm điện ảnh, chương trình máy tính…

3. Nếu có thể thay đổi Nhà cung cấp, chúng tôi có cần lưu ý điểm gì hay cần yêu cầu họ cung cấp tài liệu gì để đảm bảo an toàn về mặt pháp lý cho chúng tôi không

– Bạn cần chuẩn bị hợp đồng với những quy định cụ thể về quyền hạn của mình và trách nhiệm, nghĩa vụ của bên cung cấp, trong đó chú ý đến việc yêu cầu họ có nghĩa vụ phải bảo trì, bảo dưỡng, khắc phục sự cố khi phần mềm xảy ra lỗi tránh tình trạng “mua đứt bán đoạn”.

4. Nhà cung cấp cũ có quyền can thiệp vào việc này không? Ví dụ khởi kiện chúng tôi?

– Nhà cung ứng cũ sẽ không có quyền can thiệp việc này, hay khởi kiện nếu các bạn đã thực hiện đúng nghĩa vụ của mình trong hợp đồng như đã thanh toán đầy đủ; hoặc trong hợp đồng không quy định về việc gia hạn tiếp sau khi hết thời gian sử dụng.

2. Hướng dẫn đăng ký bản quyền phần mềm máy tính

Đăng ký bảo hộ bản quyền tác giả đối với phần mềm máy tính nhằm khẳng định bản quyền đối với phầm mềm do chính mình thiết kế đồng thời loại bỏ những yếu tố tranh chấp có thể phát sinh trong tương lai.Xin giấy phép giới thiệu những quy định của pháp luật hiện nay về đăng ký bản quyền phần mềm, cụ thể:

1. Nếu chủ thể đăng ký là chủ sở hữu đồng thời là tác giả / đồng tác giả, các giấy tờ cần thiết để nộp đơn đăng ký bản quyền bao gồm:

– 02 đĩa CD ghi Phần mềm

– 02 bản in phần mềm đóng thành quyển

– Giấy uỷ quyền của tác giả / đồng tác giả (có xác nhận chữ ký của chính quyền nơi cư trú, cơ quan Công chứng hoặc cơ quan quản lý nhân sự – 1 bản);

– Bản sao chứng minh nhân dân của tác giả /các tác giả (kèm theo bản chứng minh nhân dân để đối chiếu nếu bản sao không có công chứng- 1 bản)

– Tên đầy đủ, bút danh (nếu có), địa chỉ, số điện thoại. fax của tác giả / các đồng tác giả.

2. Nếu chủ thể đăng ký là chủ sở hữu nhưng không đồng thời là tác giả (tổ chức; công ty) các giấy tờ cần thiết để nộp đơn

, bao gồm:

– 02 đĩa CD ghi Phần mềm

– 02 bản in phần mềm đóng thành quyển

– Giấy uỷ quyền của tổ chức hoặc công ty (1bản)

– Giấy chuyển nhượng từ tác giả / các đồng tác giả cho tổ chức hoặc công ty (có xác nhận chữ ký); hoặc giấy chứng nhận tác phẩm xin đăng ký là tác phẩm được thực hiện theo nhiệm vụ công tác (1 bản)

– Bản sao có công chứng Giấy phép thành lập tổ chức, công ty và Giấy phép kinh doanh (1 bản)

– Tên đầy đủ, bút danh (nếu có) của tác giả / các tác giả; địa chỉ, số điện thoại. fax của tác gỉa / các đồng tác giả, tổ chức, công ty;

– Bản sao chứng minh nhân dân của tác giả / các đồng tác giả (kèm theo bản chứng minh nhân dân để đối chiếu nếu bản sao không có công chứng- 1 bản)

– Giấy cam đoan của tác giả:

+ Mẫu giấy cam đoan đăng ký bản quyền;

+ Mẫu giấy xác nhân

+ Mẫu giấy ủy quyền.

3. Hồ sơ đăng ký bản quyền phần mềm máy tính

Xin chào công ty Xin giấy phép, tôi có câu hỏi xin được giải đáp như sau: Trước kia tôi có đi làm tại một công ty về lập trình tôi tự tìm hiểu và hiểu được cơ chế của một phần mềm quản lý dữ liệu ở nơi tôi làm việc. Tôi đã sử dụng cơ sở dữ liệu đó, sau nhiều lần chỉnh sửa, nâng cấp theo ý của tôi thành một phần mềm mới có nội dung khác nhiều so với phầm mềm gốc, còn source code thì 100% là source code tôi tự viết.

Vậy công ty cho tôi hỏi, phần mềm đó tôi mang đi kinh doanh thì có bị công ty kiện vì vi phạm quyền sở hữu trí tuệ của công ty đối với phần mềm gốc không?

Rất mong được sự hồi đáp của quý công ty. Xin cảm ơn.

Bản quyền phần mềm?

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng tư vấn của chúng tôi, với thắc mắc của bạn, chúng tôi xin trả lời như sau:

Hiện nay, ở nước ta chưa có các quy định rõ ràng về bảo hộ phần mềm máy tính hay bản quyền phần mềm, thực tế có nhiều trường hợp giống như bạn.

Một phần mềm về cơ bản được tạo thành từ cơ sở dữ liệu và mã nguồn (source code). Trong trường hợp của bạn, dù source code khác 100% thì cũng chưa khẳng định được bạn không vi phạm bản quyền.

Vấn đề ở đây là tính mới của cơ sở dữ liệu mà bạn sửa lại như thế nào? Bạn dùng cơ sở dữ liệu của công ty làm mẫu thì cần phải có cơ quan chuyên môn hoặc chuyên gia kiểm định cơ sở dữ liệu của bạn có bao nhiêu phần trăm giống với cơ sở dữ liệu mẫu và những điểm giống hoặc những điểm khác cần phải xem xét có làm phương hại tới lợi ích công ty hay không?

Trong câu hỏi bạn đưa ra, không cung cấp thông tin cơ bản về cơ sở dữ liệu gốc cũng như cơ sở dữ liệu mà bạn đã sửa. Vậy nên chúng tôi chỉ có thể đưa ra các thông tin mang tính tham khảo cho bạn. Để có thể kinh doanh về pần mềm của mình, bạn nên nhờ chuyên gia hoặc cơ quan chuyên môn về lĩnh vực này xem xét so sánh hai phần mềm hoặc có sự đồng ý của người viết phần mềm gốc.

Hồ sơ đăng ký bảo hộ bản quyền phần mềm máy tính bao gồm (tham khảo mẫu kèm theo):

– Bản sao có công chứng Giấy đăng ký kinh doanh;

– Giấy uỷ quyền (ký và đóng dấu);

– Giấy xác nhận quyền chủ sở hữu tác phẩm;

– Giấy cam đoan của tác giả sáng tác tác phẩm do nhiệm vụ được giao;

– Bản sao Giấy chứng minh thư nhân dân của tác giả;

– 02 đĩa CD ghi nội dung phần mềm

– Ba (03) bản in tác phẩm được đóng thành quyển.

Một số lưu ý khi thực hiện thủ tục này:

+ Tác phẩm phần mềm có thể đăng ký dưới dạng đồng tác giả;

+ Tác giả phần mềm nếu là cán bộ, công nhân viên lao động hưởng lương thì có thể đăng ký cho công ty ký hợp đồng lao động là chủ sở hữu tác phẩm đó.

+ Nếu tác giả là người đại diện theo pháp luật của công ty thì việc ký xác nhận phải do các thành viên khác trong ban lãnh đạo công ty ký xác nhận;

+ Đĩa CD phải có bìa bọc mầu trắng để đóng dấu;

Mẫu hồ sơ tham khảo:

1. ;

2. ;

3. ;

4. ;

5.;

Quý khách hàng có nhu cầu sử dụng dịch vụ vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi:

CÔNG TY LUẬT TNHH MINH KHUÊ

Điện thoại yêu cầu dịch vụ luật sư tư vấn luật SHTT, gọi:

Gửi thư tư vấn hoặc yêu cầu dịch vụ qua Email:

Thân Trọng./.

Bộ phận tư vấn luật sở hữu trí tuệ –

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *