Có thể khởi kiện lừa đảo chiếm đoạt tài sản không?

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Kính gửi Luật sư công ty luật Minh Khuê. Tôi có cung cấp vật liệu xây dựng cho một người nhận xây dựng nhà ở cho một cơ quan ở gần nhà, cụ thể là cát xi măng và gạch bi. Hai bên có thỏa thuận sau 1 tháng hoàn thành thì trả tiền vật liệu đầy đủ cho tôi.

Còn bảo với tôi là có bạn bè người quen làm bên cơ quan đang nhận xây nên bảo tôi cứ yên tâm. Vì cũng tin tưởng nên tôi không làm giấy hợp đồng cụ thể. Tôi bắt đầu cấp vật liệu từ ngày 03/4/2015 đến 23/4/2015 thì cấp đủ vật liệu. Đến tháng 5/2015 thì công trình hòan thành và bàn giao cho cơ quan. Sau khi hòan thành bàn giao thì tôi có hỏi người này trả tiền cho tôi thì đến ngày 7/6/2015 có trả tôi được 10 triệu rồi từ đó đến giờ còn nợ lại tôi là 10.500.000.

Không thấy trả tôi điện thì lúc nghe lúc không đôi khi tắt điện thọai không liên lạc được. Rồi tôi hỏi lần nữa là vào ngày 20/8/2015 và bảo tôi đến 24/8/2015 để xuống lấy tiền. Và đúng hẹn tôi xuống hỏi và bị 2 vợ chồng đóng cửa và tắt điện định hành hung tôi rất may gia đình có người già can thiệp kịp thời nên tôi thóat ra ngòai được. Lúc tôi thóat ra ngòai thì bên lấy vật liệu của tôi còn nói với tôi là tiền thì giờ em không trả anh nữa anh muốn làm gì thì làm (lúc tôi đi 1 mình không có ai làm chứng) rồi bà vợ có viết giấy ủy nhiệm cho tôi về hỏi cơ quan lấy. Tôi thiết nghĩ giấy không có chữ ký của chính quyền địa phương nên tôi cũng không hỏi mặc dù là đã viết cho tôi trong sổ. Đến gần tết vừa rồi tôi có ra cơ quan bên tôi cấp vật liệu xây dựng thì được biết bên thi công (nhà thầu) đã rút hết tiền và không mang tiền lên trả cho tôi và gọi điện cũng không trả lời tôi.

Vậy tôi xin hỏi tôi có quyền kiện người này ra tòa không và có được cho là tội lừa đảo chiếm đọat tài sản của người khác không? Và tôi phải làm thế nào để lấy lại số tiền vật liệu của mình?

Xin cảm ơn luật sư.

Câu hỏi được biên tập từ của công ty Xin giấy phép.

gọi:

Trả lời:

Chào bạn, Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Công ty Xin giấy phép. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

Cơ sở pháp lý:

Nội dung phân tích:

1. Giao dịch thảo thuận không bằng văn bản có hiệu lực pháp luật không?

Căn cứ vào Điều 119 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định:

1. Giao dịch dân sự được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể.

Giao dịch dân sự thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử được coi là giao dịch bằng văn bản.

2. Trường hợp luật quy định giao dịch dân sự phải được thể hiện bằng văn bản có công chứng, chứng thực, đăng ký thì phải tuân theo quy định đó.

Thì trường hợp bạn cung cấp vật liệu xây dựng cho phía đối tác không bắt buộc phải lập hợp đồng bằng văn bản mà có thể lập hợp đồng miệng.

Theo đó, căn cứ vào Điều 280 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định:

1. Nghĩa vụ trả tiền phải được thực hiện đầy đủ, đúng thời hạn, đúng địa điểm và phương thức đã thỏa thuận.

2. Nghĩa vụ trả tiền bao gồm cả tiền lãi trên nợ gốc, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

Thì bên phía đối tác phải trả tiền cho bạn với số tiền là 10.500.000 đồng.

2. Cơ quan nào sẽ bảo vệ quyền lợi cho bạn trong trường hợp này?

Đã đến kì hạn mà họ không trả hoặc bạn đã nhắn rất nhiều lần mà họ không trả đủ thì bạn nên kiện lên Tòa án dân sự để đảm bảo sự công bằng cho mình.

Hoặc bạn cũng có thể tố cáo về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản nếu việc này đủ yếu tố cấu thành tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo quy định tại Điều 174 Bộ luật hình sự năm 2015 như sau:

“1. Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm

a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;

b) Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ; Tài sản là kỷ vật, di vật, đồ thờ cúng có giá trị đặc biệt về mtj tinh thần đối với người bị hại;

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

a) Có tổ chức;

b) Có tính chất chuyên nghiệp;

c) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;

d) Tái phạm nguy hiểm;

đ) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;

e) Dùng thủ đoạn xảo quyệt;

Trên đây là ý kiến tư vấn của chúng tôi về câu hỏi của quý khách hàng. Việc đưa ra ý kiến tư vấn nêu trên căn cứ vào các quy định của pháp luật và thông tin do quý khách hàng cung cấp. Mục đích đưa ra nội dung tư vấn này là để các cá nhân, tổ chức tham khảo.

Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề hoặc/ và có sự vướng ngại, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của quý khách hàng.

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: hoặc gửi qua email: để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Xin giấy phép.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận Luật sư dân sự.

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *