Quy định mặc áo đồng phục đối với nhân viên có phải là quy định bắt buộc phải thực hiện không ?

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Xin chào văn phòng luật minh khuê. Tôi có một số thắc mắc muốn được giải đáp: 1- công ty ra quy định mặc áo đồng phục nhưng có 1 hôm tôi không mặc, cán bộ gọi tôi lên và đình chỉ tôi 7 ngày. Tôi hỏi họ cho tôi xem nội quy về mặc áo đồng phục nhưng họ không cho tôi xem. Như vậy người sử dụng lao động có vi phạm gì không ạ ?

2- Hành vi của tôi chưa đến mức vi phạm hình sự nên sẽ được giao cho cơ quan chủ quản xử lý nhưng bảo vệ của công ty lại áp giải tôi ra ngoài đường, không cho vào công ty làm việc. Như vậy là đúng hay sai ? 

Mong luật sư giải đáp giúp tôi. Xin cảm ơn.

Người gửi : Đức V

 

Trả lời:

1. Cơ sở pháp luật:

.

2. Nội dung phân tích:

2.1. Người lao động có bắt buộc phải mặc áo đồng phục khi làm việc hay không?

Bộ luật lao động 2012 kkhông có quy định bắt buộc người lao động phải mặc dồng phục khi làm việc, tuy nhiên nếu trong thỏa ước lao động tập thể, trong hợp đồng lao động và các văn bản có giá trị tương đương như phụ lục hợp đồng lao động, nội quy lao động… có quy định về việc này thì bạn cần phải tuân thủ theo, cụ thể :

Điều 15. Hợp đồng lao động

Hợp đồng lao động là sự thoả thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả lương, điều kiện làm việc, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động.

Điều 5. Quyền và nghĩa vụ của người lao động

2. Người lao động có các nghĩa vụ sau đây:

a) Thực hiện hợp đồng lao động, thoả ước lao động tập thể;

b) Chấp hành kỷ luật lao động, nội quy lao động, tuân theo sự điều hành hợp pháp của người sử dụng lao động;

c) Thực hiện các quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội và pháp luật về bảo hiểm y tế.

Ngược lại, nếu đơn vị bạn đang làm việc không có những văn bản  nêu trên hì việc yêu cầu bạn phải mặc đồng phục khi làm việc là chưa có cơ sở.

2.2. Hình thức xử lý kỷ luật lao động

Giả sử, công ty có một trong các giấy tờ nêu trên thì việc bạn không mặc đồng phục là hành vi vi phạm HĐLĐ hoặc nội quy của công ty, theo đó bạn sẽ bị xử lý kỷ luật lao động theo quy định trong đã được đăng ký với cơ quan có thẩm quyền. Tuy nhiên, với trường hợp của bạn thì chưa đến mức xử lý kỷ luật theo hình thức tạm đình chỉ công tác, cụ thể:

Điều 129. Tạm đình chỉ công việc

1. Người sử dụng lao động có quyền tạm đình chỉ công việc của người lao động khi vụ việc vi phạm có những tình tiết phức tạp, nếu xét thấy để người lao động tiếp tục làm việc sẽ gây khó khăn cho việc xác minh. Việc tạm đình chỉ công việc của người lao động chỉ được thực hiện sau khi tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở.

2. Thời hạn tạm đình chỉ công việc không được quá 15 ngày, trường hợp đặc biệt cũng không được quá 90 ngày. Trong thời gian bị tạm đình chỉ công việc, người lao động được tạm ứng 50% tiền lương trước khi bị đình chỉ công việc.

Hết thời hạn tạm đình chỉ công việc, người sử dụng lao động phải nhận người lao động trở lại làm việc.

3. Trường hợp người lao động bị xử lý kỷ luật lao động, người lao động cũng không phải trả lại số tiền lương đã tạm ứng.

4. Trường hợp người lao động không bị xử lý kỷ luật lao động thì được người sử dụng lao động trả đủ tiền lương cho thời gian bị tạm đình chỉ công việc.

Bạn có thể tham khảo ý kiến và sự bảo vệ của tổ chức công đoàn cơ sở để được giải quyết mâu thuẫn với công ty.

Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ , gọi ngay số:  để được giải đáp.

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật Lao động –

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *