Phân tích Tranh chấp lao động cá nhân ?

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Công ty M trong quá trình làm việc tự ý cho 10 lao động nghỉ việc không lý do, ở những vị trí công việc khác nhau . Việc mà 10 công nhân đồng loạt khởi kiện lên cơ quan có thẩm quyền. như vậy đây là tranh chấp lao động cá nhân hay tập thể? Cơ quan nào có

Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục tư vấn luật Lao động của

>> 

 

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Công ty Luật Minh Khuê. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

1. Cơ sở pháp lý: 

2

2. Luật sư tư vấn:

10 lao động nghỉ việc nảy sinh tranh chấp với công ty M thì đây là tranh chấp lao động cá nhân. Do:

Thứ nhất, về mặt chủ thể: Tranh chấp lao động ở đây là tranh chấp phát sinh giữa xảy ra giữa cá nhân NLĐ (hoặc một nhóm NLĐ) với NSDLĐ. Trong trường hợp này, là tranh chấp nhóm Người lao động (10 người) với Người sử dụng lao động về các quyền, nghĩa vụ, lợi ích của nhóm người lao động này. Tuy có nhiều người cùng tham gia tranh chấp nhưng không có sự liên kết chặt chẽ giữa họ, không có yếu tố tổ chức.

Thứ hai, Về nội dung tranh chấp: tranh chấp xảy ra nhằm đòi quyền và lợi ích của một nhóm NLĐ (ở đây là 10 NLĐ), nội dung liên quan tới việc chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật của NSDLĐ.

Thứ ba, chủ thể tham gia tranh chấp là một nhóm 10 NLĐ nhưng xét về bản chất mục đích mà mỗi NLĐ hướng tới luôn mang tính cá nhân, họ chỉ quan tâm tới quyền và lợi ích, cũng như những nghĩa vụ của mình mà không quan tâm tới lợi ích của những NLĐ khác.
          Thứ  tư, Về tính chất tranh chấp: tranh chấp cá nhân thường mang tính đơn lẻ, riêng rẽ, không có tính tổ chức chặt chẽ. Tranh chấp lao động cá nhân hầu như không ảnh hửơng đến những quan hệ lao động khác và giải quyết các tranh chấp này chủ yếu nhằm thừa nhận, khôi phục các quyền, lợi ích hợp pháp của các bên trong quan hệ lao động. Trong trường hợp này có 10 NLĐ cùng tranh chấp, nhưng giữa họ mối liên hệ thể hiện sự rời rạc, không có sự liên kết với nhau, không thống nhất, bàn bạc, có tính tổ chức trong việc giải quyết tranh chấp.
          Từ những gì đã phân tích ở trên, có thể khẳng định tranh chấp của 10 NLĐ trên là tranh chấp lao động cá nhân với NSDLĐ là công ty M mà không phải là tranh chấp lao động tập thể.

  • Cơ quan giải quyết tranh chấp lao động cá nhân

Tại Điều 200 Bộ Luật lao động 2012 quy định cơ quan giải quyết tranh chấp lao động cá nhân là: hòa giải viên lao động và tòa án nhân dân.

Hòa giải viên: điều 198 BLTTDS quy định về hòa giải viên lao động, theo đó: “1. Hòa giải viên lao động do cơ quan quản lý nhà nước về lao động huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh cử để hòa giải tranh chấp lao động và tranh chấp về hợp đồng đào tạo nghề”. Hòa giải viên lao động là cá nhân có thẩm quyền giải quyết mọi loại tranh chấp lao động. Nếu hòa giải viên lao động mà hòa giải không thành hoặc một trong hai bên không thực hiện các thỏa thuận trong biên bản hòa giải thành hoặc hết thời hạn giải quyết theo quy định của pháp luật mà hòa giải viên lao động không tiến hành hòa giải mới thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án.

Điều 32 BLTTDS năm 2015 với BLLĐ đã được sửa đổi năm 2012 quy định những tranh chấp lao động thuộc thẩm quyền giải quyết của tòa án nhân dân bao gồm: Tranh chấp lao động cá nhân giữa người lao động với người sử dụng lao động phải thông qua thủ tục hòa giải của hòa giải viên lao động mà hòa giải thành nhưng các bên không thực hiện hoặc thực hiện không đúng, hòa giải không thành hoặc không hòa giải trong thời hạn do pháp luật quy định, trừ một số tranh chấp lao đông quy định tại khoản 1 Điều 32 BLTTDS. Tuy nhiên, có những tranh chấp lao động cá nhân có thể thuộc thẩm quyền giải quyết của tòa án dù chưa qua hòa giải tại cơ sở (như đề bài đưa ra là công ty M cho 5 lao động thôi việc) – đây là trường hợp đặc biệt được quy định tại khoản 1 điều 201 BLLĐ năm 2012 mà theo đó tranh chấp nêu trên không nhất thiết phải qua hòa giải tại cơ sở mà có thể được đương sự khởi kiện ngay để yêu cầu tòa án giải quyết ( vì trường hợp đề bài ra không thuộc trường hợp bị loại trừ áp dụng quy định này ).
       Theo Điều 35 BLTTDS năm 2015, thẩm quyền của tòa án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm các tranh chấp lao động cá nhân quy định tại Điều 32 BLTTDS năm 2015; đó là các tranh chấp lao động cá nhân giữa NLĐ và NSDLĐ thuộc thẩm quyền chung của tòa án, trừ những tranh chấp mà có đương sự hoặc tài sản ở nước ngoài hoặc cần phải ủy thác tư pháp cho cơ quan lãnh sự Việt Nam ở nước ngoài, cho tòa án nước ngoài.

Như vậy, tranh chấp đề bài đưa ra được giải quyết tại tòa án nhân dân huyện.
 Căn cứ vào khoản 1 Điều 39 BLTTDS năm 2015 quy định thẩm quyền của tòa án theo lãnh thổ giải quyết vụ án lao động có nêu lên:
+ Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc nếu bị đơn là cá nhân hoặc nơi bị đơn có trụ sở nếu bị đơn là cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động theo thủ tục sơ thẩm. Như vậy, tranh chấp lao động mà đề bài đưa ra sẽ được giải quyết tại tòa án nhân dân quận, huyện nơi công ty M đặt trụ sở
+Tòa án nơi nguyên đơn cư trú, làm việc nếu nguyên đơn là cá nhân hoặc nơi nguyên đơn có trụ sở nếu nguyên đơn là cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết tranh chấp theo thủ tục sơ thẩm trong trường hợp các đương sự đã thỏa thuận bằng văn bản chọn tòa này giải quyết. Tuy nhiên, trong tình huống mà đề bài đưa ra thì địa điểm nơi cư trú của NLĐ không được xác định rõ ràng nên không thể xác định được thẩm quyền giải quyết của toàn án nhân dân huyện nào trong việc giải quyết tranh chấp này.
Như vậy, với tranh chấp trên có thể lựa chọn hòa giải viên hoặc không thông qua hòa giải viên mà rút ngắn lên tòa án để giải quyết tranh chấp theo quy định điều 201 BLLĐ năm 2012.

Trên đây là tư vấn của chúng tôi.  Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận  số:  để được giải đáp.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật Lao động –

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *