Giải quyết vụ việc va chạm giao thông do phương tiện gây ra

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Xin kinh chào công ty xin giấy phép. Tôi xin được tư vấn một trường hợp như sau: Tôi đang lưu thông trên đường bằng phương tiện xe máy, đột nhiên xe tôi hết xăng và bị dừng lại đột ngột sát mép đường 90 phân. Khi đó có một xe máy khác đi sau xe tôi đâm vào phía sau xe tôi và người điều khiển xe đó là ông B bị ngã ra đường còn tôi không vấn đề gì.

Sau khi ngã ông B vẫn tỉnh táo và chỉ biểu hiện là bị đau. Thấy thế tôi cũng đưa ông B vào bệnh viện kiểm tra. Kết quả kiểm tra là ông B không bị chấn thương gì và hoàn toàn bình thường. Nhưng gia đình ông B yêu cầu được ở lại viện để theo dõi. Mọi chi phí ở bệnh viện đều do tôi trả. Sau đó hai bên ko thỏa thuận được nên ngày hôm sau công an dựng lại hiện trường. Vậy với tình huống này tôi xin hỏi luật sư:

1. Tình huống va chạm như vậy ai đúng ai sai nhờ luật sư phân tích tình huống giúp tôi ạ?

2. Tôi có phải chịu trách nhiệm gì ko? Tôi có phải bỏ tiền viện phí ko?

3. Trách nhiệm hai bên như thế nào?

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục công ty Xin giấy phép.

>>

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Công ty Xin giấy phép. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

1. Cơ sở pháp lý:

2. Nội dung tư vấn:

Theo quy định tại Điều 548 Bộ luật dân sự năm 2015 (sau đây gọi tắt là BLDS), về nguyên tắc chung thì trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng chỉ phát sinh khi có đầy đủ các yếu tố sau đây:

1. Người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác.

2. Người gây thiệt hại không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp thiệt hại phát sinh là do sự kiện bất khả kháng hoặc hoàn toàn do lỗi của bên bị thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.

3. Trường hợp tài sản gây thiệt hại thì chủ sở hữu, người chiếm hữu tài sản phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp thiệt hại phát sinh theo quy định tại khoản 2 Điều này.

Trong trường hợp mà bạn đã nêu ra thì bạn chỉ có hai yếu tố đã nêu trên, đó là: Vi phạm pháp luật và Lỗi vô ý gây thiệt hại.

Trước hết, việc bạn không đổ xăng khi xe đã sắp hết xăng đã vi phạm khoản 5 điều 4 Luật giao thông đường bộ 2008: “Người tham gia giao thông phải có ý thức tự giác, nghiêm chỉnh chấp hành quy tắc giao thông, giữ gìn an toàn cho mình và cho người khác. Chủ phương tiện và người điều khiển phương tiện phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc bảo đảm an toàn của phương tiện tham gia giao thông đường bộ.”. Theo đó, bạn đã không có ý thức tự giác, giữ gìn an toàn cho mình và cho người khác. Đồng thời bạn cũng phải chịu trách nhiệm về chính phương tiện tham gia giao thông của mình.

Thứ hai, bạn đã mắc lỗi vô ý gây thiệt hại do bạn không đổ xăng xe dù xe đã sắp hết xăng, việc này thể hiện việc bạn “không thấy trước hành vi của mình có khả năng gây thiệt hại, mặc dù phải biết hoặc có thể biết trước thiệt hại sẽ xảy ra hoặc thấy trước hành vi của mình có khả năng gây thiệt hại, nhưng cho rằng thiệt hại sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn chặn được.”

Tuy nhiên do ông B không bị bất cứ thiệt hại nào về sức khỏe, vật chất cũng như tinh thần; tức là không có thiệt hại xảy ra. Đồng thời, cũng không có mối quan hệ nhân quả giữa việc vi phạm pháp luật với thiệt hại xảy ra. Vậy nên, bạn không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong tình huống này, cũng như không phải chịu tiền viện phí và các khoản chi phí khác.

Bên cạnh đó, việc bồi thường thiệt hại của bạn trong trường hợp này là do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra được quy định tại Điều 601 Bộ luật hình sự 2015, cụ thể:

1. Nguồn nguy hiểm cao độ bao gồm phương tiện giao thông vận tải cơ giới, hệ thống tải điện, nhà máy công nghiệp đang hoạt động, vũ khí, chất nổ, chất cháy, chất độc, chất phóng xạ, thú dữ và các nguồn nguy hiểm cao độ khác do pháp luật quy định.

Chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ phải vận hành, sử dụng, bảo quản, trông giữ, vận chuyển nguồn nguy hiểm cao độ theo đúng quy định của pháp luật.

2. Chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra; nếu chủ sở hữu đã giao cho người khác chiếm hữu, sử dụng thì người này phải bồi thường, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

3. Chủ sở hữu, người chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại cả khi không có lỗi, trừ trường hợp sau đây:

a) Thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi cố ý của người bị thiệt hại;

b) Thiệt hại xảy ra trong trường hợp bất khả kháng hoặc tình thế cấp thiết, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.”

Trên đây là ý kiến tư vấn của chúng tôi về câu hỏi của quý khách hàng. Việc đưa ra ý kiến tư vấn nêu trên căn cứ vào các quy định của pháp luật và thông tin do quý khách hàng cung cấp. Mục đích đưa ra nội dung tư vấn này là để các cá nhân, tổ chức tham khảo. Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề hoặc/ và có sự vướng ngại, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của quý khách hàng.

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận hoặc gửi qua email: để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Xin giấy phép.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận Luật sư Tư vấn pháp luật Dân sự – Công ty luật Minh KHuê

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *