Những tác phẩm nào được bảo hộ quyền tác giả ? Đăng ký bản quyền tác giả như thế nào ?

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Hiện nay pháp luật Việt Nam quy định các loại hình tác phẩm nào được bảo hộ quyền tác giả ? Theo quy định của pháp luật Việt Nam thế nào là tác phẩm, tác phẩm nào được bảo hộ quyền tác giả ? và các vấn đề liên quan sẽ được xin giấy phép tư vấn và giải đáp:

Mục lục bài viết

1. Tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả ?

Kính gửi Lãnh đạo và các luật sư thuộc văn phòng Xin giấy phép, Tôi có 02 vấn đề muốn nhờ các luật sư giúp làm rõ. – Thứ nhất, tôi có 02 câu hỏi chứa nội dung như thế này:

Câu 1: Anh chị hãy cho biết, theo quy định của pháp luật Việt Nam các loại hình tác phẩm nào được bảo hộ quyền tác giả?

Câu 2: Anh chị hãy cho biết, theo theo quy định của pháp luật Việt Nam thế nào là tác phẩm, tác phẩm nào được bảo hộ quyền tác giả?

Tôi rất băn khoăn khi chiếu theo điều 14 luật sở hữu trí tuệ và Nghị định 100 vì thấy nó giống nhau quá. Tôi nhờ các luật sư xem xét giúp được không ạ ?

– Thứ hai, Trong chương trình quảng cáo của một tác phẩm nước hoa trên truyền hình có sử dụng bài hát “my heart will go on” do ca sỹ Caline Dion thể hiện nhưng không được sự đồng ý của nhà sản xuất chương trình ca nhạc, tác giả bài hát và ca sỹ Celine Dion. Anh/ chị hãy cho biết những hành vi vi phạm quyền tác giả và quyền liên quan trong trường hợp trên, ai đã có hành vi vi phạm và vi phạm quyền tác giả liên quan của ai? Hãy giải thích phần trả lời của anh chị theo quy định của pháp luật Việt Nam về quyền tác giả và quyền liên quan?

Tôi không biết làm thế nào nhờ các luật sư cứu giúp và phúc đáp qua địa chỉ email này. Xin chân thành cảm ơn.

Người gửi: V.N

Tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả ?

Trả lời:

Kính cháo bạn ! Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới thư mục tư vấn của chúng tôi. Chúng tôi xin giải đáp thắc mắc của bạn như sau:

Vấn đề 1 : Cơ sở lý thuyết

– Theo quy định của pháp luật Việt Nam tại Điều 14 () quy định Các loại hình tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả bao gồm:

1. Tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học được bảo hộ bao gồm:

a) Tác phẩm văn học, khoa học, sách giáo khoa, giáo trình và tác phẩm khác được thể hiện dưới dạng chữ viết hoặc ký tự khác;

b) Bài giảng, bài phát biểu và bài nói khác;

c) Tác phẩm báo chí; d) Tác phẩm âm nhạc; đ) Tác phẩm sân khấu;

e) Tác phẩm điện ảnh và tác phẩm được tạo ra theo phương pháp tương tự (sau đây gọi chung là tác phẩm điện ảnh);

g) Tác phẩm tạo hình, mỹ thuật ứng dụng;

h) Tác phẩm nhiếp ảnh;

i) Tác phẩm kiến trúc;

k) Bản họa đồ, sơ đồ, bản đồ, bản vẽ liên quan đến địa hình, kiến trúc, công trình khoa học;

l) Tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian;

m) Chương trình máy tính, sưu tập dữ liệu.

2. Tác phẩm phái sinh chỉ được bảo hộ theo quy định tại khoản 1 Điều này nếu không gây phương hại đến quyền tác giả đối với tác phẩm được dùng để làm tác phẩm phái sinh.

3. Tác phẩm được bảo hộ quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này phải do tác giả trực tiếp sáng tạo bằng lao động trí tuệ của mình mà không sao chép từ tác phẩm của người khác.

4. Chính phủ hướng dẫn cụ thể về các loại hình tác phẩm quy định tại khoản 1 Điều này.”

– Khoản 7 Điều 4 Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 sửa đổi bổ sung năm 2009 quy định :

” Tác phẩm là sản phẩm sáng tạo trong lĩnh vực văn học, nghệ thuật và khoa học thể hiện bằng bất kỳ phương tiện hay hình thức nào.”

– Theo Khoản 2 và Khoản 3 Điều 4 Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 sửa đổi bổ sung năm 2009 quy định quyền tác giả và quyền liên quan như sau:

” 2.Quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu.

3. Quyền liên quan đến quyền tác giả (sau đây gọi là quyền liên quan) là quyền của tổ chức, cá nhân đối với cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hóa.”

– Điều 14 Luật sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi bổ sung năm 2009 quy định Các loại hình tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả, Còn Nghị định số 100/2006/NĐ-CP của Chính phủ sẽ Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Dân sự, Luật Sở hữu trí tuệ về quyền tác giả và quyền liên quan.

Vấn đề 2: Giải quyết vụ việc

Trong chương trình quảng cáo của một sản phẩm nước hoa trên truyền hình có sử dụng bài hát “My heart will go on” do ca sỹ Caline Dion thể hiện nhưng không được sự đồng ý của nhà sản xuất chương trình ca nhạc, tác giả bài hát và ca sỹ Celine Dion. Phân tích những hành vi vi phạm quyền tác giả và quyền liên quan trong tình huống như sau:

+ Nhãn sản phẩm nước hoa này, có sử dụng bài bài hát “My heart will go on” do ca sỹ Caline Dion thể hiện, không có sự đồng ý của tác giả bài hát cũng như ca sĩ thể hiện nên đã thuộc hành vi xâm phạm quyền tác giả quy định tại Khoản 8 Điều 28 Luật sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi bổ sung năm 2009 quy định hành vi xâm phạm quyền tác giả :” Sử dụng tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả, không trả tiền nhuận bút, thù lao, quyền lợi vật chất khác theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 25 của Luật này.” Cụ thể, công ty quảng cáo sản xuất ra clip quảng cáo nước hoa này vi phạm và vi phạm quyền sở hữu của tác giả bài hát đối với bài hát này.

+ Việc sử dụng bài hát “My heart will go on” do ca sỹ Caline Dion thể hiện của nhà sản xuất quảng cáo này không được sự đồng ý của tác giả bài hát. Nhưng Theo quy định tại Điều 26 Luật sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi bổ sung năm 2009 quy định Các trường hợp sử dụng tác phẩm đã công bố không phải xin phép nhưng phải trả tiền nhuận bút, thù lao quyền tác giả như sau:

“1. Tổ chức phát sóng sử dụng tác phẩm đã công bố để thực hiện chương trình phát sóng có tài trợ, quảng cáo hoặc thu tiền dưới bất kỳ hình thức nào không phải xin phép nhưng phải trả tiền nhuận bút, thù lao cho chủ sở hữu quyền tác giả theo quy định của Chính phủ.

2. Tổ chức, cá nhân sử dụng tác phẩm quy định tại khoản 1 Điều này không được làm ảnh hưởng đến việc khai thác bình thường tác phẩm, không gây phương hại đến các quyền của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả; phải thông tin về tên tác giả và nguồn gốc, xuất xứ của tác phẩm.

3. Việc sử dụng tác phẩm trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này không áp dụng đối với tác phẩm điện ảnh.”

Như vậy, việc sử dụng tác phẩm ” My heart will go on” để nhằm mục đích quảng cáo sẽ không phải xin phép tác giả nhưng sẽ phải trả tiền nhuận bút thù lao cho tác giả của ca khúc trên . Và Công ty sản xuất quảng cáo sản phẩm nước hoa này phải trả tiền thù lao cho tác giả bài hát, nếu họ không trả thì sẽ vi phạm quyền tác giả đối với bài hát này.

+ Đối với nhà sản xuất bài hát ” my heart will go on”.

Theo quy định tại Điều 33 Luật sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi bổ sung năm 2009 quy định Các trường hợp sử dụng quyền liên quan không phải xin phép nhưng phải trả tiền nhuận bút, thù lao bao gồm:

“1. Tổ chức, cá nhân sử dụng quyền liên quan trong các trường hợp sau đây không phải xin phép nhưng phải trả tiền nhuận bút, thù lao theo thoả thuận cho tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, người biểu diễn, nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình, tổ chức phát sóng:

a) Sử dụng trực tiếp hoặc gián tiếp bản ghi âm, ghi hình đã được công bố nhằm mục đích thương mại để thực hiện chương trình phát sóng có tài trợ, quảng cáo hoặc thu tiền dưới bất kỳ hình thức nào;

b) Sử dụng bản ghi âm, ghi hình đã được công bố trong hoạt động kinh doanh, thương mại.

2. Tổ chức, cá nhân sử dụng quyền quy định tại khoản 1 Điều này không được làm ảnh hưởng đến việc khai thác bình thường cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng và không gây phương hại đến quyền của người biểu diễn, nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình, tổ chức phát sóng.”

Vậy, trường hợp này nhà sản xuất quảng cáo trên cũng không cần xin phép đơn vị chủ sở hữu quyền liên quan đến tác phẩm âm nhạc này mà chỉ cần trả tiền nhuận bút thù lao cho chủ sở hữu quyền liên quan là được . Nếu như bên phía công ty sản xuất quảng cáo này có trả tiền cho chủ sở hữu quyền liên quan thì họ không hề vi phạm quyền liên quan còn nếu như họ không trả tiền nhuận bút, thù lao cho chủ sở hữu quyền liên quan thì họ đã vi phạm quyền liên quan.

>> Xem thêm:

Trên đây là phần tư vấn của chúng tôi về vấn đề của bạn. Cảm ơn bạn đã tin tưởng và lựa chọn . Trân trọng./

2. Chủ sở hữu tác phẩm có đồng thời là tác giả ?

Trả lời:

“Chủ sở hữu tác phẩm” và “tác giả tác phẩm” là hai khái niệm dễ bị nhầm lẫn và đánh đồng như nhau trong thực tế. Việc xác định rõ hai khái niệm này là vô cùng quan trọng trong việc xác định quyền liên quan đến hai đối tượng của chủ thể quyền tác giả.

Chủ sở hữu tác phẩm còn được gọi là “Chủ sở hữu quyền tác giả” là cá nhân, tổ chức nắm giữ một, một số hoặc toàn bộ các “quyền tài sản” liên quan đến tác phẩm được thừa nhận.

Chủ sở hữu tác phẩm có thể đồng thời là tác giả của tác phẩm hoặc không phải là tác giả của tác phẩm đó.

Chủ sở hữu tác phầm đồng thời là tác giả của tác phẩm nếu tác giả của tác phẩm đó sử dụng thời gian, tài chính, cơ sở vật chất kỹ thuật của mình để sáng tạo ra tác phẩm mà không phải thực nhiện theo nhiệm vụ hoặc theo hợp đồng giao việc. Ngoài ra, với trường hợp, tác phẩm do nhiều người sử dụng thời gian thời gian, tài chính, cơ sở vật chất kĩ thuật của mình để cùng tạo ta tác phẩm đó thì họ đều cùng là đồng tác giả và đồng thời là chủ sở hữu của tác phẩm đó. Trong trường hợp này, đối với tác phẩm được tạo ra họ là các chủ sở hữu hợp nhất.

Tuy nhiên, trong trường hợp khác chủ sở hữu tác phẩm không phải là tác giả của tác phẩm, cụ thể:

– Chủ sở hữu tác phẩm là cơ quan, tổ chức giao nhiệm vụ cho tác giả tạo ra tác phẩm;

– Chủ sở hữu tác phẩm là một hoặc nhiều cá nhân, tổ chức giao kết một hợp đồng sáng tạo với tác giả để tác giải tạo ra tác phẩm theo hợp đồng đã giao kết;

– Chủ sở hữu tác phẩm là người được thừa kế quyền tác giả của tác giả theo quy định của pháp luật về thừa kế bao gồm cá nhân hay tổ chức. Người được thừa kế quyền tác giả có thể hưởng toàn bộ phần quyền tác giả hoặc phần quyền được tác giả (người để lại thừa kế) đã xác định cụ thể từ trước;

– Chủ sở hữu tác phẩm là cá nhân, tổ chức được chuyển giao quyền từ các chủ sở hữu quyền tác giả theo hợp đồng về quyền được chuyển giao;

-Chủ sở hữu tác phẩm là Nhà nước nếu tác phẩm đó khuyết danh, tác phẩm còn trong thời hạn bảo hộ mà chủ sở hữu quyền tác giả chết không còn người thừa kế, người thừa kế từ chối nhận di sản hoặc không được hưởng quyền di sản, tác phẩm được chủ sở hữu quyền tác giả chuyển giao quyền sở hữu cho Nhà nước.

Căn cứ pháp lý: Khoản 2 Điều 740 Bộ luật Dân sự 2005; Điều 36, 37, 38, 39, 40, 41, 42 Luật sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi, bổ sung 2009.

Mọi vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại số: để được giải đáp.

Rất mong nhận được sự hợp tác! Trân trọng./.

3. Chuyển quyền sử dụng quyền tác giả, quyền liên quan là gì?

1. Chuyển quyền sử dụng quyền tác giả, quyền liên quan là việc chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan cho phép tổ chức, cá nhân khác sử dụng có thời hạn một, một số hoặc toàn bộ các quyền quy định tại khoản 3 Điều 19, Điều 20, khoản 3 Điều 29, Điều 30 và Điều 31 của Luật SHTT.

Tác giả không được chuyển quyền sử dụng các quyền nhân thân quy định tại Điều 19, trừ quyền công bố tác phẩm; người biểu diễn không được chuyển quyền sử dụng các quyền nhân thân quy định tại khoản 2 Điều 29 của Luật Sở Hữu Trí Tuệ.

Trong trường hợp tác phẩm, cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng có đồng chủ sở hữu thì việc chuyển quyền sử dụng quyền tác giả, quyền liên quan phải có sự thoả thuận của tất cả các đồng chủ sở hữu; trong trường hợp có đồng chủ sở hữu nhưng tác phẩm, cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng có các phần riêng biệt có thể tách ra sử dụng độc lập thì chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan có thể chuyển quyền sử dụng quyền tác giả, quyền liên quan đối với phần riêng biệt của mình cho tổ chức, cá nhân khác.

Chuyển quyền sử dụng quyền tác giả, quyền liên quan là gì?

Tổ chức, cá nhân được chuyển quyền sử dụng quyền tác giả, quyền liên quan có thể chuyển quyền sử dụng cho tổ chức, cá nhân khác nếu được sự đồng ý của chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan.

2. Hợp đồng sử dụng quyền tác giả, quyền liên quan phải được lập thành văn bản gồm những nội dung chủ yếu sau đây:

a) Tên và địa chỉ đầy đủ của bên chuyển quyền và bên được chuyển quyền;

b) Căn cứ chuyển quyền;

c) Phạm vi chuyển giao quyền;

d) Giá, phương thức thanh toán;

đ) Quyền và nghĩa vụ của các bên;

e) Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng.

Việc thực hiện, sửa đổi, chấm dứt, huỷ bỏ hợp đồng sử dụng quyền tác giả, quyền liên quan được áp dụng theo quy định của Bộ luật dân sự.

Liên hệ sử dụng dịch vụ đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ tại Việt Nam.

Quý khách hàng có nhu cầu sử dụng dịch vụ vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi: CÔNG TY LUẬT TNHH MINH KHUÊ

Điện thoại yêu cầu dịch vụ luật sư tư vấn luật Sở hữu trí tuệ, gọi:

Gửi thư tư vấn hoặc yêu cầu dịch vụ qua Email:

Rất mong nhận được sự hợp tác cùng Quý khách hàng! Trân trọng./.

4. Giới thiệu Các quy định pháp luật Việt Nam về quyền tác giả, quyền liên quan

Nhằm thúc đẩy họat đông bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ tại các quốc gia và hội nhập quốc tế, Quốc hội khóa XI kỳ họp thứ 7 đã thông qua Bộ luật Dân sự sửa đổi, trong đó có 14 điều quy định về quyền tác giả và quyền liên quan tại Chương XXXIV, Phần thứ 6. Tiếp theo tư tưởng đổi mới từ việc sửa đổi Bộ luật Dân sự, Quốc hội khóa XI kỳ họp thứ 8 đã biểu quyết thông qua Luật Sở hữu trí tuệ.

Luật Sở hữu trí tuệ có bố cục 6 phần, 18 chương với 222 điều, điều chỉnh các quan hệ xã hội liên quan đến hoạt động sáng tạo và bảo hộ quyền tác giả và quyền liên quan, quyền sở hữu công nghiệp và quyền đối với giống cây trồng mới. Ngày 21 tháng 9 năm 2006, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã ký ban hành Nghị định số 100/2006/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Dân sự, Luật Sở hữu trí tuệ về quyền tác giả và quyền liên quan. Ngoài phần mở đầu, Nghị định bao gồm 7 chương, 48 điều, gồm:

>>

Chương I: những quy định chung;

Chương II: Quyền tác giả;

Chương III: Quyền liên quan;

Chương IV: Chứng nhận đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan;

Chương V: Tổ chức đại diện tập thể, tổ chức tư vấn, dịch vụ quyền tác giả, quyền liên quan;

Chương VI: Bảo vệ quyền tác giả, quyền liên quan;

Chương VII: Điều khoản thi hành. Nghị định này thay thế Nghị định số 76/CP ngày 29 tháng 11 năm 1996 của Chính phủ hướng dẫn thi hành một số quy định về quyền tác giả trong Bộ luật Dân sự. Chính phủ cũng đã ban hành Nghị định 105/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ.

Để đáp ứng nhu cầu tìm hiểu, nghiên cứu các quy định pháp luật về quyền tác giả, quyền liên quan, chúng tôi xin trân trọng giới thiệu tới bạn đọc Bài trình bày Các quy định pháp luật Việt Nam về quyền tác giả, quyền liên quan của TS. Vũ Mạnh Chu, Cục trưởng Cục Bản quyền tác giả Văn học – Nghệ thuật. Tổ chức, cá nhân có thể sao chép, sử dụng bài trình bày này trong hoạt động nghiên cứu, quản lý, thực thi về quyền tác giả, quyền liên quan và phải thông tin về tác giả , nguồn gốc xuất xứ tác phẩm.

(: biên tập)

>> THAM KHẢO VÀ DỊCH VỤ TƯ VẤN LIÊN QUAN: ;

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *