Kéo dài thời hạn nâng lương khi sinh con thứ ba có đúng luật không ?

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Thưa luật sư, tôi sinh con thứ 3 nên bị công ty khiển trách và kéo dài thời hạn nâng lương lên đến 1 năm ( từ 1/7/2014 chuyển thành 1/7/2015) . Tháng 04/2016 vừa rồi tôi mới nhận được quyết định nâng lương thì thấy trong quyết định ghi là nâng từ 07/2014 .

Mục lục bài viết

1. Kéo dài thời hạn nâng lương khi có đúng luật không ?

Thưa luật sư, tôi nên bị công ty khiển trách và kéo dài thời hạn nâng lương lên đến 1 năm ( từ 1/7/2014 chuyển thành 1/7/2015) . Tháng 04/2016 vừa rồi tôi mới nhận được quyết định nâng lương thì thấy trong quyết định ghi là nâng từ 07/2014 .

Thưa luật sư , việc công ty ra quyết định như vậy đúng hay sai trong khi trên quyết điịnh là nâng lương từ 2014 mà đến 2015 tôi mới được nâng ?

Tôi xin chân thành cảm ơn!

>>

Trả lời:

Cảm ơn bạn đã tin tưởng và lựa chọn công ty Xin giấy phép. Về thắc mắc của bạn, chúng tôi xin được trả lời như sau:

“Điều 2. Chế độ nâng bậc lương thường xuyên ()

Đối tượng quy định tại Khoản 1 Điều 1 Thông tư này, nếu chưa xếp bậc lương cuối cùng trong ngạch công chức (sau đây gọi là ngạch), trong chức danh nghề nghiệp viên chức, chức danh chuyên gia cao cấp và chức danh chuyên môn, nghiệp vụ ngành Tòa án, ngành Kiểm sát (sau đây gọi là chức danh) hiện giữ, thì được xét nâng một bậc lương thường xuyên khi có đủ điều kiện thời gian giữ bậc trong ngạch hoặc trong chức danh và đạt đủ tiêu chuẩn nâng bậc lương thường xuyên quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này trong suốt thời gian giữ bậc lương như sau:

1. Điều kiện thời gian giữ bậc trong ngạch hoặc trong chức danh:

a) Thời gian giữ bậc để xét nâng bậc lương thường xuyên:

– Đối với chức danh chuyên gia cao cấp: Nếu chưa xếp bậc lương cuối cùng trong bảng lương chuyên gia cao cấp, thì sau 5 năm (đủ 60 tháng) giữ bậc lương trong bảng lương chuyên gia cao cấp được xét nâng một bậc lương;

– Đối với các ngạch và các chức danh có yêu cầu trình độ đào tạo từ cao đẳng trở lên: Nếu chưa xếp bậc lương cuối cùng trong ngạch hoặc trong chức danh, thì sau 3 năm (đủ 36 tháng) giữ bậc lương trong ngạch hoặc trong chức danh được xét nâng một bậc lương;

– Đối với các ngạch và các chức danh có yêu cầu trình độ đào tạo từ trung cấp trở xuống và nhân viên thừa hành, phục vụ: Nếu chưa xếp bậc lương cuối cùng trong ngạch hoặc trong chức danh, thì sau 2 năm (đủ 24 tháng) giữ bậc lương trong ngạch hoặc trong chức danh được xét nâng một bậc lương.

b) Các trường hợp được tính vào thời gian để xét nâng bậc lương thường xuyên, gồm:

– Thời gian nghỉ làm việc được hưởng nguyên lương theo quy định của pháp luật về lao động;

– Thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội;

– Thời gian nghỉ ốm đau, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hưởng bảo hiểm xã hội cộng dồn từ 6 tháng trở xuống (trong thời gian giữ bậc) theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội;

– Thời gian được cấp có thẩm quyền quyết định cử đi làm chuyên gia, đi học, thực tập, công tác, khảo sát ở trong nước, ở nước ngoài (bao gồm cả thời gian đi theo chế độ phu nhân, phu quân theo quy định của Chính phủ) nhưng vẫn trong danh sách trả lương của cơ quan, đơn vị.

c) Thời gian không được tính để xét nâng bậc lương thường xuyên, gồm:

– Thời gian nghỉ việc riêng không hưởng lương;

– Thời gian đi làm chuyên gia, đi học, thực tập, công tác, khảo sát ở trong nước và ở nước ngoài vượt quá thời hạn do cơ quan có thẩm quyền quyết định;

– Thời gian bị đình chỉ công tác, bị tạm giữ, tạm giam và các loại thời gian không làm việc khác ngoài quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều này.

Tổng các loại thời gian không được tính để xét nâng bậc lương thường xuyên quy định tại Điểm này (nếu có) được tính tròn tháng, nếu có thời gian lẻ không tròn tháng thì được tính như sau: Dưới 11 ngày làm việc (không bao gồm các ngày nghỉ hằng tuần và ngày nghỉ làm việc được hưởng nguyên lương theo quy định của pháp luật về lao động) thì không tính; từ 11 ngày làm việc trở lên tính bằng 01 tháng.

2. Tiêu chuẩn nâng bậc lương thường xuyên:

Đối tượng quy định tại Khoản 1 Điều 1 Thông tư này có đủ điều kiện thời gian giữ bậc trong ngạch hoặc trong chức danh quy định tại Khoản 1 Điều này và qua đánh giá đạt đủ 02 tiêu chuẩn sau đây trong suốt thời gian giữ bậc lương thì được nâng một bậc lương thường xuyên:

a) Đối với cán bộ, công chức:

– Tiêu chuẩn 1: Được cấp có thẩm quyền đánh giá từ mức hoàn thành nhiệm vụ nhưng còn hạn chế về năng lực trở lên;

– Tiêu chuẩn 2: Không vi phạm kỷ luật một trong các hình thức khiển trách, cảnh cáo, giáng chức, cách chức.

b) Đối với viên chức và người lao động:

– Tiêu chuẩn 1: Được cấp có thẩm quyền đánh giá từ mức hoàn thành nhiệm vụ trở lên;

– Tiêu chuẩn 2: Không vi phạm kỷ luật một trong các hình thức khiển trách, cảnh cáo, cách chức.

3. Thời gian bị kéo dài xét nâng bậc lương thường xuyên:

Trong thời gian giữ bậc lương hiện giữ, nếu cán bộ, công chức, viên chức và người lao động đã có thông báo hoặc quyết định bằng văn bản của cấp có thẩm quyền là không hoàn thành nhiệm vụ được giao hằng năm hoặc bị kỷ luật một trong các hình thức khiển trách, cảnh cáo, giáng chức, cách chức thì bị kéo dài thời gian tính nâng bậc lương thường xuyên so với thời gian quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều này như sau:

a) Kéo dài 12 tháng (một năm) đối với các trường hợp:

– Cán bộ bị kỷ luật cách chức;

– Công chức bị kỷ luật giáng chức hoặc cách chức;

– Viên chức và người lao động bị kỷ luật cách chức.

b) Kéo dài 06 (sáu) tháng đối với các trường hợp:

– Cán bộ, công chức bị kỷ luật khiển trách hoặc cảnh cáo;

– Viên chức và người lao động bị kỷ luật cảnh cáo;

– Cán bộ, công chức, viên chức và người lao động không hoàn thành nhiệm vụ được giao hằng năm; trường hợp trong thời gian giữ bậc có 02 năm không liên tiếp không hoàn thành nhiệm vụ được giao thì mỗi năm không hoàn thành nhiệm vụ được giao bị kéo dài 06 (sáu) tháng.

c) Kéo dài 03 (ba) tháng đối với viên chức và người lao động bị kỷ luật khiển trách.

d) Trường hợp vừa không hoàn thành nhiệm vụ được giao vừa bị kỷ luật thì thời gian kéo dài nâng bậc lương thường xuyên là tổng các thời gian bị kéo dài quy định tại các Điểm a, b và c Khoản này.

đ) Trường hợp cán bộ, công chức, viên chức và người lao động là đảng viên bị kỷ luật Đảng thì thực hiện theo quy định tại Khoản 6 Điều 2 Quy định số 181-QĐ/TW ngày 30 tháng 3 năm 2013 của Bộ Chính trị về xử lý . Việc kéo dài thời gian nâng bậc lương thường xuyên được căn cứ vào hình thức xử lý kỷ luật do cơ quan quản lý cán bộ, công chức, viên chức và người lao động quyết định theo quy định của pháp luật.

4. Trường hợp đã có kết luận của cơ quan có thẩm quyền là oan, sai sau khi bị đình chỉ công tác, bị tạm giữ, tạm giam, bị kỷ luật (khiển trách, cảnh cáo, giáng chức, cách chức) thì thời gian này được tính lại các chế độ về nâng bậc lương thường xuyên như sau:

a) Thời gian bị đình chỉ công tác, bị tạm giữ, tạm giam do oan, sai được tính lại vào thời gian để xét nâng bậc lương;

b) Không thực hiện kéo dài thời gian xét nâng bậc lương đối với các hình thức kỷ luật do oan, sai;

c) Được truy lĩnh tiền lương, truy nộp bảo hiểm xã hội (bao gồm cả phần bảo hiểm xã hội do cơ quan, đơn vị đóng) theo các bậc lương đã được tính lại.

Vậy trường hợp của bạn , bạn chỉ bị kỷ luật với mức độ khiển trách vì vậy công ty bạn chỉ có thể kéo dài thời hạn nâng lương thường xuyên của bạn tối đa 06 tháng, việc kéo dài lên 1 năm là trái với quy định của pháp luật, mặt khác khi phát hiện có sự sai sót trong các quyết định của công ty Chị có thể khiếu nại cả 2 vấn đề này lên ban giám đốc công ty để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình .

Trên đây là phần tư vấn của chúng tôi. Trân trọng./.

>> Xem ngay:

2. Hiệu lực trở về trước của văn bản quy định kỷ luật khi sinh con thứ ba ?

Xin chào luật sư. Theo tôi được biết, theo khoản 1 điều 26 quy định 181 thì đảng viên sinh con thứ 3 thì bị hình thức kỷ luật là khiển trách. Còn đối với cơ quan đơn vị thì tùy theo quy định của nội quy, quy chế của cơ quan, đơn vị đó có quy định hình thức xử phạt hay không ?

Ngày 20/6/2017 vợ chồng tôi sinh con thứ 3, nội quy, quy chế của công ty tôi không quy định gì về xử phạt hoặc không được bình xét thi đua hằng quý, năm. Tuy nhiên, ngày 31/7/2017 vừa qua công ty tôi ra thông báo bổ sung vào quy định bình xét thi đua đã ký ngày 15/3/2017 là người lao động sinh con thứ 3 thì không được bình xét trong 4 quý. Thời gian áp dụng từ quý 1/2017. Vậy cho tôi hỏi việc áp dụng hiệu lực trở về trước của thông báo này có đúng quy định của pháp luật hay không ?

– Trịnh Vĩnh Lợi

>> Luật sư trả lời:

3. Sinh con thứ ba có bị xử phạt hành chính nữa không ?

Thưa luật sư, Tôi đang làm việc ở một trung tâm y tế. Nếu giờ tôi sinh con thứ ba thì có bị xử phạt không ?

Cảm ơn!

>>

Trả lời:

Trước đây, theo quy định của Quy định xử phạt vi phạm hành chính về dân số và trẻ em có quy định tại Điều 2 là Đảng viên sinh con thứ ba trở lên thì bị xử lý kỷ luật theo quy định của Đảng. Cán bộ, công chức, viên chức nhà nước sinh con thứ ba trở lên thì bị xử lý kỷ luật theo quy định của Chính phủ. Thành viên của các đoàn thể nhân dân, tổ chức xã hội sinh con thứ ba trở lên thì bị xử lý theo quy định của quy chế, quy định của đoàn thể, tổ chức. Người dân sinh con thứ ba trở lên thì bị xử lý theo quy định của hương ước, quy ước của làng, bản, thôn, xóm, cụm dân cư nơi cư trú.

Tuy nhiên, hiện nay quy định xử phạt xi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế. (có hiệu lực kể từ 31/12/2013) quy định xử phạt xi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế thay thế Nghị định 114/2006/NĐ-CP cũng không đề cập đến việc xử phạt khi sinh con thứ ba. Đây là một chính sách mở để đối phó với tình trạng già đi của dân số của Việt Nam trong tương lai.

>> Bài viết tham khảo thêm :

4. Cán bộ sinh con thứ ba bị xử lý như thế nào ?

Hai vợ chồng tôi tháng 12 năm 2014 sinh cháu thứ 3, đến ngày 01/03/2016 này chúng tôi đều đến kì hạn nâng lương, tôi có hỏi kế toán là anh bị chậm 1 bậc lương, theo quyết định của UBND Số: 76/2012/QĐ-UBND Nghệ An, ngày 19 tháng 10 năm 2012.

Chào Xin giấy phép! Hai vợ chồng tôi tháng 12 năm 2014 sinh cháu thứ 3, đến ngày 01/03/2016 này chúng tôi đều đến kì hạn nâng lương, tôi có hỏi kế toán là anh bị chậm 1 bậc lương, theo quyết định của UBND Số: 76/2012/QĐ-UBND Nghệ An, ngày 19 tháng 10 năm 2012. Tôi xin trích dẫn một một đoạn trong QĐ “a) Đối với cán bộ, công chức, viên chức (kể cả hợp đồng lao động), cán bộ chiến sỹ thuộc lực lượng vũ trang: – Sinh con thứ ba trở lên (trừ những trường hợp pháp luật có quy định khác) thì bị xử lý kỷ luật bằng các hình thức: bị khiển trách, làm đơn rút tên khỏi chức danh lãnh đạo (nếu có chức vụ); thuyên chuyển vị trí công tác khác; không đưa vào xem xét quy hoạch bổ nhiệm chức vụ lãnh đạo trong 5 năm kể từ ngày vi phạm, nếu có trong quy hoạch thì xem xét đưa ra khỏi chức danh quy hoạch hiện tại; không xem xét thi nâng ngạch, chuyển ngạch, không xét nâng bậc lương trong 3 năm kể từ ngày vi phạm” như vậy có đúng luật không?

Cán bộ sinh con thứ ba bị xử lý như thế nào?

Luật sư tư vấn luật dân sự về quyền sinh con, gọi:

Trả lời:

Chào bạn ! Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về thư mục tư vấn của xin giấy phép. Với thắc mắc của bạn, chúng tôi xin trả lời như sau:

Hai vợ chồng bạn tháng 12 năm 2014 sinh cháu thứ 3, đến ngày 01/03/2016 này vợ chồng bạn đều đến kì hạn nâng lương, bạn có hỏi kế toán là bạn bị chậm 1 bậc lương theo Quyết định của UBND Số: 76/2012/QĐ-UBND Nghệ An, ngày 19 tháng 10 năm 2012 là chưa đúng luật. Bởi vì từ ngày 1/1/2016 Quyết định 43/2016/QĐ-UBND của UBND tỉnh Nghệ An quy định một số chính sách dân số – kế hoạch hóa gia đình trên địa bàn tỉnh Nghệ An có hiệu lựa và thay thế cho nên việc kế toán áp dụng theo Quyết định 76/2012/QĐ-UBND của UBND tỉnh Nghệ An là chưa đúng mà phải áp dụng theo Quyết định 43/2016/QĐ-UBND của UBND tỉnh Nghệ An.

Do đó theo Điểm a Khoản 6 Điều 5 thì bạn sẽ bị xử phạt như sau:

“Điều 5. Một số chính sách Dân số – Kế hoạch hóa gia đình

6. Xử lý vi phạm.

Xử lý nghiêm các tập thể, cá nhân vi phạm chính sách DS-KHHGĐ theo quy định của pháp luật hiện hành và bản cam kết đã ký với cơ quan, tổ chức hoặc chính quyền địa phương nơi cư trú, cụ thể như sau:

a) Đối với cán bộ, công chức, viên chức (kể cả hợp đồng lao động); cán bộ chiến sỹ thuộc lực lượng vũ trang; công nhân, người lao động có hưởng lương (bao gồm nhà nước và tư nhân):

– Sinh con thứ ba trở lên (trừ những trường hợp pháp luật có quy định khác) thì bị xử lý kỷ luật bằng các hình thức: khiển trách; làm đơn rút tên khỏi chức danh lãnh đạo (nếu có chức vụ); thuyên chuyển vị trí công tác khác hoặc thuyên chuyển đến địa bàn công tác khác có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn hơn; không đưa vào xem xét quy hoạch bổ nhiệm chức vụ lãnh đạo trong 5 năm kể từ ngày vi phạm, nếu có trong quy hoạch thì xem xét đưa ra khỏi chức danh quy hoạch hiện tại; không xem xét thi nâng ngạch, chuyển ngạch; kéo dài thời gian xét nâng bậc lương trong thời gian 3 – 6 tháng.

– Trường hợp đã bị xử lý kỷ luật, nếu tiếp tục vi phạm chính sách DS- KHHGĐ thì tiến hành xử lý kỷ luật với các hình thức cao hơn.”

Như vậy, theo quy định trên thì hai vợ chồng bạn sinh cháu thứ ba vào tháng 12 năm 2014 tức sẽ bị xử lý kỷ luật theo hình thức khiển trách, kéo dài thời gian xét nâng bậc lương trong thời gian 3 – 6 tháng theo Quyết định 43/2016/QĐ-UBND của UBND tỉnh Nghệ An. Tức là tính từ ngày Quyết định 43/2016/QĐ-UBND của UBND tỉnh Nghệ An có hiệu lực (1/1/2016) thì trong thời gian 3 – 6 tháng sau bạn sẽ được nâng lương theo quy định.

Bạn có cung cấp thông tin là ngày 01/03/2016 vợ chồng bạn đều đến kì hạn nâng lương nên bạn có thể làm đơn gửi lên cấp trên yêu cầu xem xét trường hợp của bạn có được nâng lương không vì trường hợp của bạn đã đủ 3 tháng.

>> Tham khảo ngay:

5. Giáo viên sinh con thứ ba bị kỷ luật như thế nào ?

Thưa luật sư! Tôi xin hỏi một việc như sau. Hiện tôi là giáo viên, trước khi là giáo viên tôi đã mang thai lần 3 đươc hơn 8 tháng và vào trường công tác được 2 tuần thì tôi sinh con thứ 3.

Vậy tôi có bị coi là vi phạm luật DS-KHHGD không?. Nếu bị kỷ luật thì tôi phải chịu hình thức kỷ luật nào? Mong luật sư giải đáp giúp tôi.

Tôi xin chân thành cảm ơn!

>>

Trả lời:

Do trường hợp sinh con thứ ba của bạn không thuộc một trong những trường hợp không vi phạm chính sách dân số, kế hoạch hóa gia đình theo quy định tại Điều 2 nên bạn đã vi phạm về chính sách dân số, kế hoạch hóa gia đình (Điều 2. Những trường hợp sau đây không vi phạm chính sách dân số, kế hoạch hóa gia đình:

1. Cặp vợ chồng sinh con thứ ba, nếu cả hai hoặc một trong hai người thuộc dân tộc có số dân dưới 10.000 người hoặc thuộc dân tộc có nguy cơ suy giảm dân số (tỷ lệ sinh nhỏ hơn hoặc bằng tỷ lệ chết) theo công bố chính thức của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

2. Cặp vợ chồng sinh lần thứ nhất mà sinh ba con trở lên.

3. Cặp vợ chồng đã có một con đẻ, sinh lần thứ hai mà sinh hai con trở lên.

4. Cặp vợ chồng sinh lần thứ ba trở lên, nếu tại thời điểm sinh chỉ có một con đẻ còn sống, kể cả con đẻ đã cho làm con nuôi.

5. Cặp vợ chồng sinh con thứ ba, nếu đã có hai con đẻ nhưng một hoặc cả hai con bị dị tật hoặc mắc bệnh hiểm nghèo không mang tính di truyền, đã được Hội đồng Giám định y khoa cấp tỉnh hoặc Trung ương xác nhận.

6. Cặp vợ chồng đã có con riêng (con đẻ):

– Sinh một con hoặc hai con, nếu một trong hai người đã có con riêng (con đẻ).

– Sinh một con hoặc hai con trở lên trong cùng một lần sinh, nếu cả hai người đã có con riêng (con đẻ). Quy định này không áp dụng cho trường hợp hai người đã từng có hai con chung trở lên và các con hiện đang còn sống.

7. Phụ nữ chưa kết hôn sinh một hoặc hai con trở lên trong cùng một lần sinh.”.

Do đó, hình thức kỷ luật được áp dụng đối với bạn trong trường hợp này là khiển trách và trong thời gian thi hành Quyết định kỷ luật, không xem xét, giới thiệu quy hoạch, không đề cử, đề bạt, điều động, luân chuyển theo quy định (Điều 5. Quy định về hình thức kỷ luật:

1. Hình thức kỷ luật “Khiển trách”: áp dụng đối với các công chức, viên chức sinh con thứ 3.

2. Hình thức kỷ luật “Cảnh cáo”: áp dụng đối với công chức, viên chức sinh con thứ 4.

3. Hình thức kỷ luật “Cách chức”: áp dụng đối với công chức, viên chức lãnh đạo sinh con thứ 4.

4. Hình thức kỷ luật “Buộc thôi việc”: áp dụng đối với công chức, viên chức sinh con thứ năm trở lên.

Công chức, viên chức vi phạm chính sách dân số, kế hoạch hóa gia đình, ngoài việc xem xét, xử lý kỷ luật tương ứng với các hình thức kỷ luật nêutrên, trong thời gian thi hành Quyết định kỷ luật, không xem xét, giới thiệu quy hoạch, không đề cử, đề bạt, điều động, luân chuyển theo quy định.”

>> Tham khảo ngay:

6. Quy định về sinh con thứ ba ?

Kính gửi quý công ty. Tôi có 1 việc mong quý công ty tư vấn giúp. Tôi sinh 2 con. Một cháu đã cho đi làm con nuôi gần 2 năm nay. Hiện tại tôi đang mang bầu. Tôi có vi phạm sinh con thứ 3 không. Vì tôi chưa báo cho cơ quan. Nếu tôi sinh. Tôi phải nộp giấy tờ gì tại cơ quan. Chỗ tôi làm sinh con thứ 3 phải làm đơn thôi việc ?

Xin cảm ơn!

>>

Trả lời:

Căn cứ Điều 2 (sửa đổi, bổ sung bởi nghị định 18/2011/NĐ-CP):

“Điều 2. Những trường hợp không vi phạm quy định sinh một hoặc hai con

1. Cặp vợ chồng sinh con thứ ba, nếu cả hai hoặc một trong hai người thuộc dân tộc có số dân dưới 10.000 người hoặc thuộc dân tộc có nguy cơ suy giảm số dân (tỷ lệ sinh nhỏ hơn hoặc bằng tỷ lệ chết) theo công bố chính thức của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

2. Cặp vợ chồng sinh con lần thứ nhất mà sinh ba con trở lên.

3. Cặp vợ chồng đã có một con đẻ, sinh lần thứ hai mà sinh hai con trở lên.

4. Cặp vợ chồng sinh lần thứ ba trở lên, nếu tại thời điểm sinh chỉ có một con đẻ còn sống, kể cả con đẻ đã cho làm con nuôi…

“6. Cặp vợ chồng đã có con riêng (con đẻ):

a) Sinh một con hoặc hai con, nếu một trong hai người đã có con riêng (con đẻ);

b) Sinh một con hoặc hai con trở lên trong cùng một lần sinh, nếu cả hai người đã có con riêng (con đẻ). Quy định này không áp dụng cho trường hợp hai người đã từng có hai con chung trở lên và các con hiện đang còn sống.”

Như vậy căn cứ các quy định trên thì trường hợp của bạn sinh con lần thứ ba nhưng trước đó đã có hai con kể cả con đã cho làm con nuôi thì theo khoản 4 Điều 2 Nghị định 20/2010/NĐ-CP (sửa đổi, bổ sung bởi nghị định 18/2011/NĐ-CP) thì không vi phạm việc sinh con thứ ba là trường hợp tại thời điểm sinh chỉ có một con, kể cả trường hợp con đẻ đã cho làm con nuôi.

>> Tham khảo bài viết liên quan:

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận hoặc gửi qua email: để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Xin giấy phép.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận Tư vấn Pháp luật Hôn nhân –

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *