Làm giả nhãn hiệu hàng hóa có bị phạt tù không ? Cách đăng ký nhãn hiệu

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Xu hướng làm nhái, làm giả nhãn hiệu để có thể cạnh tranh hoặc bán được hàng hóa có thể bị đối diện với nguy cơ phạt tù theo luật hình sự. Vậy, tại sao không tự tạo ra nhãn hiệu độc quyền mà phải làm nhái, làm giả ? Luật sư tư vấn và giải đáp những quy định pháp lý về vấn đề trên:

Mục lục bài viết

1. Làm giả nhãn hiệu hàng hóa bị phạt tù đến 3 năm ?

Thưa luật sư, Người làm giả hàng hóa mang nhãn hiệu (đã đăng ký) thì phạm tội gì? Việc làm giả đó gây thiệt hại trên 500 triệu đồng cho chủ sở hữu nhãn hiệu thì có bị coi là “gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng” không? Mong luật sư giải đáp. Tôi xin cảm ơn.

Người hỏi: T.L.A

>> :

Trả lời:

Theo quy định pháp luật, người nào vì mục đích kinh doanh mà cố ý thực hiện một trong các hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp có đối tượng là hàng hóa giả mạo nhãn hiệu (là hàng hóa, bao bì của hàng hóa có gắn nhãn hiệu, dấu hiệu trùng hoặc khó phân biệt với nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý đang được bảo hộ dùng cho chính mặt hàng đó mà không được phép của chủ sở hữu nhãn hiệu hoặc của tổ chức quản lý chỉ dẫn địa lý) và thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị coi là “gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng”. Hành vi này bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội “xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp” theo khoản 2 Điều 226 của , (với mức hình bị phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm):

“Điều 226. Tội xâm phạm quyền Sở hữu công nghiệp

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Có tổ chức;

b) Phạm tội 02 ln trở lên;

c) Thu lợi bất chính 300.000.000 đồng trở lên;

d) Gây thiệt hại cho chủ sở hữu nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý 500.000.000 đồng trở lên;

đ) Hàng hóa vi phạm trị giá 500.000.000 đồng trở lên.”

Theo quy định nói trên thì trường hợp làm giả hàng hóa mang nhãn hiệu (đã đăng ký) gây thiệt hại 500 triệu đồng cho chủ sở hữu nhãn hiệu thì bị coi là “gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng”. Người phạm tội có thể bị phạt tù tối đa đến 3 năm và phải bồi thường toàn bộ các thiệt hại đã gây ra cho chủ sở hữu nhãn hiệu.

Trân trọng./.

2. Nộp đơn như thế nào ?

Thưa luật sư, xin hỏi: Khi phân loại các hàng hóa, dịch vụ để nộp đơn bảo hộ nhãn hiệu, tôi cần căn cứ vào đâu ? Tôi xin cảm ơn!

Trả lời:

Khi nộp đơn tại Cục sở hữu trí tuệ bạn phải phân loại hàng hóa, dịch vụ. Hiện nay, Cục Sở hữu trí tuệ đã ban hành . Đây là bảng phân loại quốc tế hàng hóa và dịch vụ dùng cho đăng ký nhãn hiệu, được gọi tắt là Bảng phân loại Nice, được thiết lập theo Thỏa ước Nice ký năm 1957. Bảng phân loại Nice bao gồm 34 nhóm sản phẩm hàng hóa và 11 nhóm dịch vụ, giúp quốc tế hóa và thống nhất hóa việc phân loại hàng hóa và dịch vụ trong việc đăng ký nhãn hiệu thay cho việc phân loại hàng hóa và dịch vụ rất khác nhau cho từng quốc gia trước đó.

Ngoài việc áp dụng Bảng phân loại Nice, Việt Nam và các nước ASEAN khác đã xây dựng công cụ phân loại trực tuyến hàng hóa và dịch vụ của các nước ASEAN (ASEAN TMclass) với hơn 13.800 hàng hóa và dịch vụ đặc trưng của khu vực. Việc sử dụng các hàng hóa, dịch vụ được liệt kê trong ASEAN TMclass để nộp đơn đăng ký nhãn hiệu mới tại Việt Nam sẽ được chấp nhận thông suốt trong quá trình xét nghiệm. Các thông tin chi tiết của TMclass ASEAN có thể được tìm thấy tại www.asean-tmclass.org hoặc www.aseanip.org.

Như vậy bạn hoàn toàn có thể phân loại dựa trên một trong hai bảng phân loại trên. Tuy nhiên, việc phân loại này đòi hỏi phải có kiến thức nhất định về pháp luật sở hữu trí tuệ. Nếu phân loại sản phẩm/dịch vụ chưa chính xác hoặc chưa rõ ràng, đơn đăng ký nhãn hiệu sẽ bị xét nghiệm viên từ chối chấp nhận hợp lệ và bạn phải trả phí cho thiếu sót này để xét nghiệm viên điều chỉnh lại cho đúng với quy định trong Bảng phân loại Nice.

3. Nhãn hệu hàng hóa là gì ? Khái niệm nhãn hiệu

Nhãn hiệu hàng hóa là những dấu hiệu của một doanh nghiệp (hoặc tập thể các doanh nghiệp) dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của mình với hàng hóa, dịch vụ cùng loại của các doanh nghiệp khác.

“Nhãn hiệu” là thuật ngữ để chỉ chung nhãn hiệu hàng hóa và nhãn hiệu dịch vụ.

Dấu hiệu dùng làm nhãn hiệu có thể là từ ngữ, hình ảnh hoặc từ ngữ kết hợp với hình ảnh được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc.

Với chức năng của công cụ marketing – truyền đạt tới người tiêu dùng uy tín của sản phẩm dịch vụ mang nhãn hiệu được hình thành bởi trí tuệ mà doanh nghiệp đầu tư cho sản phẩm dịch vụ đó – nhãn hiệu được pháp luật coi là tài sản trí tuệ của doanh nghiệp.

Nhãn hiệu được quy định cụ thể tại ,

4. Chủ sở hữu có quyền gì đối với nhãn hiệu đã được đăng ký

Thưa luật sư, xin hỏi: Chủ sở hữu có quyền gì đối với nhãn hiệu đã được đăng ký? Cảm ơn!

Trả lời:

Trường hợp được chấp nhận đăng ký, nhãn hiệu được ghi nhận và đăng bạ vào Sổ đăng ký quốc gia về nhãn hiệu, người nộp đơn được cấp Giấy chứng nhận và trở thành chủ sở hữu nhãn hiệu

Người nộp đơn là chủ sở hữu nhãn hiệu đã đăng ký có quyền sau: Lưu thông, chào bán, quảng cáo để bán, tàng trữ để bán hàng hóa mang nhãn hiệu được bảo hộ.

5. Hướng dẫn cách đăng ký nhãn hiệu ?

Kính chào quý công ty, Tôi muốn được giúp tư vấn và đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm sữa? Xin hướng dẫn giúp tôi thủ tục chi tiết để đăng ký nhãn hiệu ?

Cảm ơn luật sư.

Hướng dẫn đăng ký nhãn hiệu!

Luật sư trả lời:

Để tạo thuận lợi cho các cá nhân/ tổ chức có thể thực hiện việc đăng ký nhãn hiệu dễ dàng, hiện nay Bộ Khoa học và Công nghệ đã ban hành Quy trình chuẩn về đăng ký nhãn hiệu theo . Theo đó, để bạn có thể đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm Sữa của mình, thủ tục được hướng dẫn như sau:

1. Đối tượng thực hiện: Cá nhân, tổ chức.

2. Cơ quan thực hiện: Cục Sở hữu trí tuệ.

3. Cách thức thực hiện:

– Nộp trực tiếp tại trụ sở Cục Sở hữu trí tuệ tại Hà Nội hoặc 2 Văn phòng đại diện của Cục tại TP. Hồ Chí Minh và Đà Nẵng.

– Nộp qua bưu điện.

4. Kết quả thực hiện:

– Quyết định cấp/từ chối cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu.

– Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu.

5. Trình tự thực hiện

– Bước 1: Nộp hồ sơ (tại bộ phận một cửa)

– Bước 2: Thẩm định hình thức đơn

– Bước 3: Ra thông báo tiếp nhận (Đơn hợp lệ) /Thông báo từ chối tiếp nhận (Đơn không hợp lệ)

– Bước 4: Công bố đơn trên công báo sở hữu công nghiệp

– Bước 5: Thẩm định nội dung đơn (Đánh giá khả năng được bảo hộ và xác định phạm vi bảo hộ)

– Bước 6: Cục Sở hữu trí tuệ ra quyết định cấp/từ chối cấp văn bằng bảo hộ

6. Thành phần, số lượng hồ sơ:

– Thành phần hồ sơ, bao gồm:

+ Tờ khai (02 bản);

+ Mẫu nhãn hiệu (05 mẫu kích thước 80 x 80 mm) và danh mục hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu;

+ Đối với đơn đăng ký nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận phải có:

– Quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể/nhãn hiệu chứng nhận;

– Bản thuyết minh về tính chất, chất lượng đặc trưng (hoặc đặc thù) của sản phẩm mang nhãn hiệu (nếu nhãn hiệu được đăng ký là nhãn hiệu tập thể dùng cho sản phẩm có tính chất đặc thù hoặc là nhãn hiệu chứng nhận chất lượng của sản phẩm hoặc là nhãn hiệu chứng nhận nguồn gốc địa lý);

– Bản đồ khu vực địa lý (nếu nhãn hiệu đăng ký là nhãn hiệu chứng nhận nguồn gốc địa lý của sản phẩm, hoặc nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận có chứa địa danh hoặc dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý của đặc sản địa phương);

– Văn bản của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương cho phép đăng ký nhãn hiệu (nếu nhãn hiệu đăng ký là nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận có chứa địa danh hoặc dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý của đặc sản địa phương);

+ Giấy ủy quyền (nếu nộp đơn thông qua đại diện);

+ Tài liệu chứng minh quyền đăng ký nếu người nộp đơn thụ hưởng quyền đăng ký từ người khác;

+ Tài liệu chứng minh quyền ưu tiên, nếu yêu cầu hưởng quyền ưu tiên;

+ Bản sao chứng từ nộp phí, lệ phí (trường hợp nộp phí, lệ phí qua dịch vụ bưu chính hoặc nộp trực tiếp vào tài khoản của Cục Sở hữu trí tuệ).

– Số lượng hồ sơ: 01 (bộ).

7. Thời hạn giải quyết:

– Thẩm định hình thức: 01 tháng từ ngày nộp đơn;

– Công bố đơn: trong thời hạn 02 tháng từ ngày chấp nhận đơn hợp lệ;

– Thẩm định nội dung đơn: không quá 09 tháng kể từ ngày công bố đơn.

8. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

– ;

– ;

– ngày 22/9/2006 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp, được sửa đổi, bổ sung theo ngày 31/12/2010;

– ngày 14/02/2007 của Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn thi hành Nghị định số 103/2006/NĐ-CP, được sửa đổi, bổ sung theo Thông tư số 13/2010/TT-BKHCN ngày 30/7/2010, Thông tư số 18/2011/TT-BKHCN ngày 22/7/2011 và Thông tư số 05/2013/TT-BKHCN ngày 20/2/2013;

– ngày 04/02/2009 của Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí sở hữu công nghiệp.

6. Thế nào là khả năng phân biệt của nhãn hiệu ?

Nhãn hiệu có khả năng phân biệt nếu được tạo thành từ một hoặc một số yếu tố độc đáo, dễ nhận biết, hoặc từ nhiều yếu tố kết hợp với nhau tạo thành một tổng thể độc đáo, dễ nhận biết và không phải là dấu hiệu bị loại trừ, không được sử dụng để làm nhãn hiệu hàng hoá. Dấu hiệu loại trừ bao gồm trùng hoặc tương tự tới mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu hàng hoá của người khác đang được bảo hộ (Điều 74 , ).

Trên đây là tư vấn của chúng tôi. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận trực tuyến qua tổng đài điện thoại số: để nhận được sự tư vấn hỗ trợ từ Xin giấy phép.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *