Người lao động muốn đòi quyền lợi cần làm như thế nào ?

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Kính gửi công ty xin giấy phép, tôi làm việc tại công ty TNHH Trại Nuôi cá Sai-Pac từ tháng 09/2009 và bắt đầu đóng phí bảo hiểm xã hội từ tháng 04/2010 . Đến tháng 11/2015 do công ty không thành toán lương lên tôi xin nghỉ việc (công ty đã không thành toán lương 01/2015 đến 06/2015) hiện tại công ty không thanh toán lương mà cũng không chốt sổ BHXH để trả cho tôi.

Tôi đã liên hệ với công ty rất nhiều nhưng vẫn không được giải quyết để nhận sổ BHXH. Phòng nhân sự thì trả lời là do công ty một thời gian dài đã không đóng phí BHXH cho nhân viên lên không chốt được sổ. Không chỉ bản thân tôi mà tất cả 37 nhân viên làm chung như tôi công ty cũng không trả sổ BHXH cho bất cứ một ai .Chúng tôi rất bức xúc kính mong luật sư tư vấn giúp chúng tôi làm thế nào để có thể đòi lại được quyền lợi của người lao động?.

Chúng tôi chân thành cảm ơn luật sư !

Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục tư vấn luật lao động của Công ty Xin giấy phép.

>>  

 

Trả lời:

Chào bạn, Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư lao động trực tuyến của Công ty Xin giấy phép. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

1. Căn cứ pháp lý:

2. Nội dung tư vấn:

Về việc công ty không thanh toán lương hoặc thanh toán lương chậm cho bạn,  Bộ luật Lao động 2012 quy định như sau:

Điều 96. Nguyên tắc trả lương

Người lao động được trả lương trực tiếp, đầy đủ và đúng thời hạn.

Trường hợp đặc biệt không thể trả lương đúng thời hạn thì không được chậm quá 01 tháng và người sử dụng lao động phải trả thêm cho người lao động một khoản tiền ít nhất bằng lãi suất huy động tiền gửi do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm trả lương.

Điều 202. Thời hiệu yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động cá nhân

1. Thời hiệu yêu cầu hòa giải viên lao động thực hiện hòa giải tranh chấp lao động cá nhân là 06 tháng, kể từ ngày phát hiện ra hành vi mà mỗi bên tranh chấp cho rằng quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị vi phạm.

2. Thời hiệu yêu cầu Toà án giải quyết tranh chấp lao động cá nhân là 01 năm, kể từ ngày phát hiện ra hành vi mà mỗi bên tranh chấp cho rằng quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị vi phạm.

Như vậy, trường hợp của bạn vẫn còn thời hiệu yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động cá nhân. Bạn có thể  yêu cầu hòa giải viên lao động tiến hành hòa giải. Trường hợp hòa giải không thành, bạn có thể khởi kiện ra tòa án nhân dân cấp huyện nơi công ty của bạn đặt trụ sở để tòa án tiến hành giải quyết với trường hợp của bạn tương tự như vấn đề về điều chuyển công việc của bạn như đã nêu trên.

Về việc công ty không chốt sổ BHXH:

Theo bộ luật Lao động, Điều 47. Trách nhiệm của người sử dụng lao động khi chấm dứt  

1. Ít nhất 15 ngày trước ngày hết hạn, người sử dụng lao động phải thông báo bằng văn bản cho người lao động biết thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động.

2. Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, hai bên có trách nhiệm thanh toán đầy đủ các khoản có liên quan đến quyền lợi của mỗi bên; trường hợp đặc biệt, có thể kéo dài nhưng không được quá 30 ngày.

3. Người sử dụng lao động có trách nhiệm hoàn thành thủ tục xác nhận và trả lại sổ bảo hiểm xã hội và những giấy tờ khác mà người sử dụng lao động đã giữ lại của người lao động.

4. Trong trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã bị chấm dứt hoạt động, bị giải thể, phá sản thì tiền lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, và các quyền lợi khác của người lao động theo thoả ước lao động tập thể và hợp đồng lao động đã ký kết được ưu tiên thanh toán.

Theo luật bảo hiểm xã hội, Điều 21. Trách nhiệm của ngư­ời sử dụng lao động

1. Lập hồ sơ để ng­ười lao động được cấp sổ bảo hiểm xã hội, đóng, hưởng bảo hiểm xã hội.

2. Đóng bảo hiểm xã hội theo quy định tại Điều 86 và hằng tháng trích từ tiền lương của ng­ười lao động theo quy định tại khoản 1 Điều 85 của Luật này để đóng cùng một lúc vào quỹ bảo hiểm xã hội.

3. Giới thiệu ngư­ời lao động thuộc đối tượng quy định tại điểm a khoản 1, khoản 2 Điều 45 và Điều 55 của Luật này đi khám giám định mức suy giảm khả năng lao động tại Hội đồng giám định y khoa.

4. Phối hợp với cơ quan bảo hiểm xã hội trả trợ cấp bảo hiểm xã hội cho người lao động.

5. Phối hợp với cơ quan bảo hiểm xã hội trả sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động, xác nhận thời gian đóng bảo hiểm xã hội khi người lao động chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc theo quy định của pháp luật.

6. Cung cấp chính xác, đầy đủ, kịp thời thông tin, tài liệu liên quan đến việc đóng, hưởng bảo hiểm xã hội theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền, cơ quan bảo hiểm xã hội.

7. Định kỳ 06 tháng, niêm yết công khai thông tin về việc đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động; cung cấp thông tin về việc đóng bảo hiểm xã hội của ngư­ời lao động khi người lao động hoặc yêu cầu.

8. Hằng năm, niêm yết công khai thông tin đóng bảo hiểm xã hội của người lao động do cơ quan bảo hiểm xã hội cung cấp theo quy định tại khoản 7 Điều 23 của Luật này.

Tại khoản 2 và khoản 3 Điều 47 Bộ luật lao động quy định “Trong thời hạn 7 ngày làm việc, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, hai bên có trách nhiệm thanh toán đầy đủ các khoản có liên quan đến quyền lợi của mỗi bên; trường hợp đặc biệt, có thể kéo dài nhưng không được quá 30 ngày. Người sử dụng lao động có trách nhiệm hoàn thành thủ tục xác nhận và trả lại sổ bảo hiểm xã hội và những giấy tờ khác mà người sử dụng lao động đã giữ lại của người lao động”.

Như vậy việc công ty cố tình không trả số bảo hiểm xã hội cho bạn đúng thời hạn đã vi phạm pháp luật. Vì vậy, nếu bạn có đầy đủ bằng chứng chứng minh phía doanh nghiệp thiếu trách nhiệm, cố tình chậm trễ việc trả sổ bảo hiểm xã hội, chốt sổ bảo hiểm xã hội cho bạn thì bạn có thể làm đến tòa án.

Căn cứ điểm d khoản 1 Điều 31; điểm c khoản 1 Điều 33 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2004 thì “tranh chấp về bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về lao động” thuộc thẩm quyền giải quyết của tòa án nhân dân cấp huyện nơi doanh nghiệp đặt trụ sở. Như vậy, bạn có thể nộp đơn khởi kiện doanh nghiệp về việc chậm trả sổ bảo hiểm xã hội đến tòa án để giải quyết quyền lợi cho mình.

Trên đây là ý kiến tư vấn của chúng tôi về câu hỏi của quý khách hàng. Việc đưa ra ý kiến tư vấn nêu trên căn cứ vào các quy định của pháp luật, về luật dân sự và thông tin do quý khách hàng cung cấp. Mục đích đưa ra nội dung tư vấn này là để các cá nhân, tổ chức tham khảo. Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề hoặc/ và có sự vướng ngại, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của quý khách hàng.

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận   hoặc gửi qua email  để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Xin giấy phép.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận Luật sư Tư vấn pháp luật lao động – Công ty luật MInh Khuê 

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *