Giám định tỷ lệ thương tật khi bị tai nạn giao thông?

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Khi xảy ra tai nạn giao thông dẫn đến thương tật thì việc giám định thương tật tại Viện/Trung tâm khoa học hình sự sẽ là căn cứ pháp lý để khởi tố vụ án hoặc xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại. xin giấy phép tư vấn về nội dung trên:

Mục lục bài viết

1. Giám định tỷ lệ thương tật khi bị tai nạn giao thông?

Xin chào Xin giấy phép, tôi có câu hỏi sau xin được giải đáp: Vừa qua gia đình tôi có xảy ra tai nạn giao thông. Tôi muốn làm giấy khám thương tật mà không nhờ tới cơ quan công an có được không ạ? Vì hai bên gia đình muốn tự giải quyết? Mong Xin giấy phép có thể giải đáp thắc mắc trên giúp tôi. Xin chân thành cảm ơn!

Người gửi: Trần Thanh

Giám định tỷ lệ thương tật khi bị tai nạn giao thông ?

:

Trả lời:

Theo quy định của Luật giám định tư pháp năm 2012, tại điều 2 có giải thích như sau:

Điều 2. Giải thích từ ngữ

3. Người yêu cầu giám định là người có quyền tự mình yêu cầu giám định sau khi đã đề nghị cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng trưng cầu giám định mà không được chấp nhận. Người có quyền tự mình yêu cầu giám định bao gồm đương sự trong vụ việc dân sự, vụ án hành chính, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án hình sự hoặc người đại diện hợp pháp của họ, trừ trường hợp việc yêu cầu giám định liên quan đến việc xác định trách nhiệm hình sự của bị can, bị cáo.

Đối với các vụ tai nạn giao thông có người bị thương, thì bắt buộc phải giám định tỷ lệ thương tật để xác định mức độ tổn hại sức khỏe của nạn nhân;. Và chỉ cơ quan công an mới là chủ thể có thẩm quyền ra quyết định giám định thương tích, mặt khác chỉ kết luận này mới có giá trị pháp lý.

Việc giám định tỷ lệ thương tật nhằm để xác định trách nhiệm bồi thường cũng như trách nhiệm hình sự của người gây tai nạn đối với người bị hại.

Theo quy định tại Điều 260 như sau:

“1. Người nào tham gia giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ gây thiệt hại cho người khác thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:

a) Làm chết người;

b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;

c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;

d) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.”

Về trách nhiệm bồi thường thiệt hại về sức khỏe cho người bị hại, căn cứ Điều 590 quy định về thiệt hại do sức khoẻ bị xâm phạm:

“1. Thiệt hại do sức khoẻ bị xâm phạm bao gồm:

a) Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khoẻ và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại;

b) Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại; nếu thu nhập thực tế của người bị thiệt hại không ổn định và không thể xác định được thì áp dụng mức thu nhập trung bình của lao động cùng loại;

c) Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị; nếu người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần phải có người thường xuyên chăm sóc thì thiệt hại bao gồm cả cho việc chăm sóc người bị thiệt hại;

d) Thiệt hại khác do luật quy định.

2. Người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp sức khoẻ của người khác bị xâm phạm phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thoả thuận; nếu không thoả thuận được thì mức tối đa cho một người có sức khỏe bị xâm phạm không quá năm mươi lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.”

Như vậy, việc giám định thương tật bắt buộc phải thông qua cơ quan công an. Trường hợp người bị hại có kết quả giám định thương tật đủ hoặc trên 61%, cơ quan công an sẽ tiến hành khởi tố vụ án. Còn tỷ lệ thương tật của người bị hại không đủ 61%, cơ quan công an sẽ làm trọng tài để hai bên hòa giải, bồi thường. Trường hợp bồi thường không thỏa đáng, người bị hại có quyền khởi kiện ra tòa án dân sự.

Trường hợp của bạn nếu hai bên muốn tự giải quyết mà không thông qua cơ quan công an thì chúng tôi nghĩ hai bên có thể cùng đến cơ sở y tế để kiểm tra sức khỏe cho người bị tai nạn cũng như nắm được các khoản chi viện phí để có được sự bồi thường và giải quyết thỏa đáng giữa hai bên.

>> Xem thêm:

2. Bồi thường thiệt hại khi không lập biên bản TNGT?

Thưa luật sư. Cho em hỏi em đi xe máy tông vào người đi bộ đang qua đường trong khu vực đường nội bộ sân bay. Sự việc xảy ra em đã đưa bệnh nhân đi viện khám chiếu chụp và bác sĩ chuẩn đoán chỉ xây xát nhẹ và gẫy 1 cái răng. Em đã thanh toán tiền khám chữa bệnh và đã đưa bệnh nhân 2 triệu để bồi thường. Người này đã nhận.

Một tháng sau người này gọi bảo đòi thêm tiền nhưng em không đồng ý và người này đòi kiện em ra tòa. Cho em hỏi nếu người này mang đơn kiện thì em có phải bồi thường không và có đủ cơ sở phát lý để kiện không? Trong khi sự việc không báo công an, không có biên bản tai nạn đo đạc hiện trường và giám định pháp y mà chỉ giải quyết giữa hai bên khi sự việc xảy ra. Tôi xin chân thành cảm ơn!

– Đạt Lê –

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến công ty của chúng tôi. Về vấn đề của bạn chúng tôi xin tư vấn như sau:

Khi người bị tai nạn khởi kiện ra tòa yêu cầu bồi thường, họ cần phải chứng minh được hai yếu tố: Thứ nhất là có hành vi vi phạm xảy ra và thứ hai là có thiệt hại thực tế.

Theo như thông tin bạn cung cấp, trong trường hợp đó không khai báo công an, không có biên bản tai nạn đo đạc hiện trường, bạn đã đưa bệnh nhân đi viện ngay nên cũng không còn nguyên hiện trường và việc khám chữa bệnh cũng không có giám định pháp y. Do đó rất khó chứng minh có hành vi vi phạm xảy ra.

Còn về vấn đề thiệt hại thực tế xảy ra, họ cần đưa ra các tài liệu làm căn cứ chứng minh mức thiệt hại như các hóa đơn tiền viện phí, tiền thuốc, thang bảng lương, … Tuy nhiên ở đây bạn đã đứng ra thanh toán tiền viện phí và có đưa tiền bồi thường rồi. Nên nếu như tòa án thụ lý của người kia thì sẽ xem xét các yếu tố theo quy định tại Điều 590 BLDS 2015 để xem bạn có phải bồi thường thêm hay không.

Trước đó, hai bên có thể thỏa thận với nhau lại về mức bồi thường. Nếu không thỏa thuận được có thể giải quyết như đã phân tích trên.

3. Gây tai nạn giao thông bị truy tố trách nhiệm hình sự không?

Thưa Luật sư, tôi có câu hỏi như sau: Tôi bị tai nạn trên đường đi làm. Hai xe va chạm vào nhau và cùng một lỗi là lấn chiếm lòng đường. Khi xảy ra va chạm, người kia ngã xuống bất tỉnh. Trong thời gian đó, bên công an giao thông chuyển vụ này qua cho bên cơ quan điều tra hình sự. Nay người đó đã tỉnh lại. Vậy tôi có bị truy tố không? Xin cảm ơn Luật sư!

Người gửi: P.T.M Phương

>> :

Trả lời:

Căn cứ Điều 260 quy định Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông, áp dụng trong trường hợp của bạn, tùy thuộc vào tỷ lệ thương tật của người kia và thiệt hại về tài sản cũng như căn cứ vào mức độ lỗi của từng người thì mới khẳng định được bạn có bị truy cứu trách nhiệm hình sự hay không.

>> Xem thêm:

5. Gây tai nạn giao thông khi không có lỗi?

Kính chào Công ty Xin giấy phép, tôi có một vấn đề mong luật sư giải đáp: Sáng sớm ngày 22/12/2018 anh tôi đang lái ô tô tải nhỏ, bất chợt có 1 cụ già lao qua đường, anh tôi không kịp xử lý và đã đâm vào cụ.

Khi gọi và chặn xe để cho cụ đi cấp cứu không được, người dân xung quanh thúc giục anh tôi chở cụ đi bằng xe gây tai nạn trong khi không chụp ảnh hay đánh dấu lại hiện trường. Cụ bị chấn thương sọ não nằm viện 5 ngày. Bác sĩ nói tình hình sức khoẻ cụ tiến triển bình thường có khả năng phục hồi. Nhưng không hiểu sao các con cụ xin cho cụ về, được 2 hôm thì cụ mất. Gia đình tôi đã chung tay làm ma chay cho cụ 20 triệu, xong việc đã đưa tiếp 20 triệu còn lại định để lên công an rồi đưa tiếp. Các con cụ nói chi phí đến xong đám ma là 80 triệu yêu cầu nhà tôi chịu hết, ngoài ra còn tiền đền bù lên đến 200 triệu. Cụ năm nay đã 75 tuổi theo hàng xóm nói cụ mắt mờ tai còn bị lãng, khi xảy ra va chạm cụ đã đi ra khỏi phần đường dành cho người đi bộ, vì không giữ lại hiện trường nên xe nhà tôi bị quy vào lỗi vi phạm tốc độ vì dựng lại hiện trường xe cách cụ 11,9m. Nhưng có rất nhiều người chứng kiến rằng xe chỉ cách cụ 3-4m. Trong thời gian cụ nằm viện cũng như ma chay nhà tôi luôn có người túc trực chăm sóc và làm mọi việc. Luật sư cho tôi hỏi anh tôi có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không và mức độ như thế nào? Mức đền bù là bao nhiêu thì thoả đáng. Vì theo những người chứng kiến xe nhà tôi không vi phạm lỗi nào cả? Tôi xin chân thành cảm ơn và rất mong sự phản hồi từ Công ty Luật Xingiayphep!

Người gửi: Diệp Anh

Giám định tỷ lệ thương tật khi bị tai nạn giao thông?

Trả lời:

Căn cứ Điều 260 quy định Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông và Điều 601 quy định về bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra:

“1. Nguồn nguy hiểm cao độ bao gồm phương tiện giao thông vận tải cơ giới, hệ thống tải điện, nhà máy công nghiệp đang hoạt động, vũ khí, chất nổ, chất cháy, chất độc, chất phóng xạ, thú dữ và các nguồn nguy hiểm cao độ khác do pháp luật quy định.

Chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ phải vận hành, sử dụng, bảo quản, trông giữ, vận chuyển nguồn nguy hiểm cao độ theo đúng quy định của pháp luật.

2. Chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra; nếu chủ sở hữu đã giao cho người khác chiếm hữu, sử dụng thì người này phải bồi thường, trừ trường hợp có thoả thuận khác.

3. Chủ sở hữu, người chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại cả khi không có lỗi, trừ trường hợp sau đây:

a) Thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi cố ý của người bị thiệt hại;

b) Thiệt hại xảy ra trong trường hợp bất khả kháng hoặc tình thế cấp thiết, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

4. Trường hợp nguồn nguy hiểm cao độ bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật thì người đang chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ trái pháp luật phải bồi thường thiệt hại.

Khi chủ sở hữu, người chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ có lỗi trong việc để nguồn nguy hiểm cao độ bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật thì phải liên đới bồi thường thiệt hại.”

Trong trường hợp này, nếu qua hoạt động điều tra của cơ quan công an xác định anh bạn không vi phạm những quy định về an toàn giao thông đường bộ: đi đúng làn đường quy định, đúng tốc độ, không tránh, vượt trái phép… và người có lỗi là cụ thì anh bạn không phải chịu trách nhiệm hình sự và không phải bồi thường thiệt hại. Ngược lại, nếu cơ quan điều tra xác định anh bạn là người có lỗi trong vụ tai nạn thì anh bạn sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự về tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ theo quy định tại Điều 260 Bộ luật Hình sự. Cơ quan tố tụng sẽ dựa vào các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ để đưa ra quyết định về hình phạt cho anh bạn. Anh bạn sẽ phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại Điều 591, cụ thể:

Điều 591. Thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm

1. Thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm bao gồm:

a) Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm theo quy định tại Điều 590 của Bộ luật này;

b) Chi phí hợp lý cho việc mai táng;

c) Tiền cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng;

d) Thiệt hại khác do luật quy định.

2. Người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp tính mạng của người khác bị xâm phạm phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần cho những người thân thích thuộc hàng thừa kế thứ nhất của người bị thiệt hại, nếu không có những người này thì người mà người bị thiệt hại đã trực tiếp nuôi dưỡng, người đã trực tiếp nuôi dưỡng người bị thiệt hại được hưởng khoản tiền này. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thoả thuận; nếu không thoả thuận được thì mức tối đa cho một người có tính mạng bị xâm phạm không quá một trăm lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.”

>> Xem thêm:

6. Hình thức xử lý khi đã có đối với người gây tai nạn giao thông?

Thưa luật sư, bạn tôi lái xe khách cho công ty vận tải do tránh xe máy băng ngang đường đã va chạm với ô tô con đi ngược chiều, thiệt hại sửa chữa mất 260 triệu và gây thương tật cho người bị tai nạn với tỉ lệ là 41%. Bạn tôi đã đưa người tai nạn đi viện chạy chữa xong và người này đã viết . Vậy tòa xẽ xử bạn tôi như thế nào? Tôi xin chân thành cảm ơn!

Người gửi: T.P

Hình thức xử lý khi đã có đơn bãi nại đối với người gây tai nạn giao thông ?

Trả lời:

Căn cứ Điều 260 quy định Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông, áp dụng trong trường hợp này, người lái xe khách gây tai nạn giao thông với lỗi vô ý, đồng thời, người đó gây tổn hại cho sức khỏe của người bị hại là 41 % và thiệt hại về tài sản là 260 triệu nên thỏa mãn dấu hiệu cấu thành tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ. Người lái xe khách sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo điểm d khoản 1 Điều 260 Bộ luật hình sự:

“d) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.”

Về việc người bị hại đã viết giấy bãi nại thì theo Khoản 1 Điều 155 chỉ những tội sau mới khởi tố vụ án theo yêu cầu của người bị hại:

Điều 155. Khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của bị hại

1. Chỉ được khởi tố vụ án hình sự về tội phạm quy định tại khoản 1 các điều 134, 135, 136, 138, 139, 141, 143, 155, 156 và 226 của Bộ luật hình sự khi có yêu cầu của bị hại hoặc người đại diện của bị hại là người dưới 18 tuổi, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất hoặc đã chết.

2. Trường hợp người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu thì vụ án phải được đình chỉ, trừ trường hợp có căn cứ xác định người đã yêu cầu rút yêu cầu khởi tố trái với ý muốn của họ do bị ép buộc, cưỡng bức thì tuy người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án vẫn tiếp tục tiến hành tố tụng đối với vụ án.

3. Bị hại hoặc người đại diện của bị hại đã rút yêu cầu khởi tố thì không có quyền yêu cầu lại, trừ trường hợp rút yêu cầu do bị ép buộc, cưỡng bức.”

Đối chiếu với Điều 155 thì Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ (Điều 260) không nằm trong các tội nêu trên. Do đó, dù người bị hại đã viết giấy bãi nại thì cơ quan chức năng vẫn khởi tố vụ án này, nếu đủ điều kiện cầu thành tội phạm. Người lái xe khách sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo điểm d khoản 1 Điều 260 . Việc người lái xe khách đã đưa người bị hại đi bệnh viện chạy chữa có thể được xem là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 51 .

Trên đây là những tư vấn của chúng tôi về vấn đề của bạn. Cảm ơn bạn đã lựa chọn công ty Xin giấy phép.

Trân trọng./.

Bộ phận Giao thông – Minh Khuê

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *