Nghỉ chăm sóc con ốm 5 ngày có bị sa thải ?

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Thưa Luật sư, em mới vào công ty làm việc từ tháng 6/2015 đến tháng 10/2015. Do con em đi viện nên đã nghỉ 5 ngày không lý do và bị công ty sa thải, giữ lương tháng 10/2015. Em gọi hỏi phòng nhân sự được biết lương của em bị trừ phạt bồi thường hợp đồng như vậy có đúng không?

Thời gian làm việc của em là 4 tháng nhưng chưa được nghỉ bất cứ ngày phép nào, nếu công ty sa thải em thì em có được hương 4 ngày phép không ạ? Và từ tháng ngày em nghỉ quá 5 ngày không có bất cứ giấy tờ thông báo hay điện thoại từ công ty như vậy có đúng không ạ?

Em xin chân thành cảm ơn.

Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục  của Công ty Xin giấy phép.

 

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư lao động trực tuyến của Công ty Xin giấy phép. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

1. Cơ sở pháp lý:

– 

– 

– 

2. Luật sư tư vấn:

Điều 24 Luật bảo hiểm xã hội 2006 quy định như sau:

“Điều 24. Thời gian hưởng chế độ khi con ốm đau

1. Thời gian hưởng chế độ khi con ốm đau trong một năm được tính theo số ngày chăm sóc con tối đa là hai mươi ngày làm việc nếu con dưới ba tuổi; tối đa là mười lăm ngày làm việc nếu con từ đủ ba tuổi đến dưới bảy tuổi.

2. Trường hợp cả cha và mẹ cùng tham gia bảo hiểm xã hội, nếu một người đã hết thời hạn hưởng chế độ mà con vẫn ốm đau thì người kia được hưởng chế độ theo quy định tại khoản 1 Điều này.”

Như vậy cần căn cứ vào độ tuổi của con bạn để biết bạn được nghỉ bao nhiêu ngày trong một năm để chăm sóc con ốm. Tuy nhiên để được hưởng chế độ này thì bạn cần phải nộp giấy tờ sau theo quy định tại điều 112 Luật bảo hiểm xã hội 2006: 

“4. Giấy xác nhận của người sử dụng lao động về thời gian nghỉ việc để chăm sóc con ốm đau, kèm theo giấy khám bệnh của con đối với người lao động nghỉ việc để chăm sóc con ốm đau.

5. Danh sách người nghỉ ốm và người nghỉ việc để chăm sóc con ốm đau do người sử dụng lao động lập.”

Còn về vấn đề sa thải bạn vơi lý do bạn nghỉ quá 5 ngày làm việc trong tháng thì bạn cần xem xét điều 31, Nghị định 05/2015/NĐ-CP cụ thể là :

“Điều 31. Kỷ luật sa thải đối với người lao động tự ý bỏ việc

1. Áp dụng hình thức xử lý kỷ luật sathải đối với người lao động tự ý bỏ việc 05 ngày làm việc cộng dồn trong phạmvi 30 ngày kể từ ngày đầu tiên tự ý bỏ việc hoặc 20 ngày làm việc cộng đồn trong phạm vi 365 ngày kể từ ngày đầu tiên tự ý bỏ việc mà không có lý do chínhđáng.

2. Người lao động nghỉ việc có lý dochính đáng trong các trường hợp sau:

a) Do thiên tai, hỏa hoạn;

b) Bản thân, bố đẻ, mẹ đẻ, bố nuôi, mẹnuôi, bố vợ, mẹ vợ, bố chồng, mẹ chồng, vợ hoặc chồng, con đẻ, con nuôi hợppháp bị ốm có giấy xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được thành lập và hoạtđộng theo quy định của pháp luật;

c) Các trường hợp khác được quy địnhtrong nội quy lao động.”.

Như vậy, 5 ngày con bạn ốm nếu có giấy xác nhận của cơ sở khám, chữa bệnh thì được coi là bạn nghỉ có lý do chính đáng. Do đó, bạn không bị áp dụng kỷ luật sa thải. 

Công ty sa thải bạn trái quy định của pháp luật thì trách nhiệm của công ty sẽ theo điều 42 Bộ luật lao động 2012 cụ thể là:

“Điều 42. Nghĩa vụ của người sử dụng lao động khi đơn phương chấm dứt trái pháp luật

1. Phải nhận người lao động trở lại làm việc theo hợp đồng lao động đã giao kết và phải trả tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế trong những ngày người lao động không được làm việc cộng với ít nhất 02 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động.

2. Trường hợp người lao động không muốn tiếp tục làm việc, thì ngoài khoản tiền bồi thường quy định tại khoản 1 Điều này người sử dụng lao động phải trả trợ cấp thôi việc theo quy định tại Điều 48 của Bộ luật này.

3. Trường hợp người sử dụng lao động không muốn nhận lại người lao động và người lao động đồng ý, thì ngoài khoản tiền bồi thường quy định tại khoản 1 Điều này và trợ cấp thôi việc theo quy định tại Điều 48 của Bộ luật này, hai bên thỏa thuận khoản tiền bồi thường thêm nhưng ít nhất phải bằng 02 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động để chấm dứt hợp đồng lao động.

4. Trường hợp không còn vị trí, công việc đã giao kết trong hợp đồng lao động mà người lao động vẫn muốn làm việc thì ngoài khoản tiền bồi thường quy định tại khoản 1 Điều này, hai bên thương lượng để sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao động.

5. Trường hợp vi phạm quy định về thời hạn báo trước thì phải bồi thường cho người lao động một khoản tiền tương ứng với tiền lương của người lao động trong những ngày không báo trước.”.

Tham khảo bài viết liên quan:

1. 

2. 

3. 

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận  hoặc gửi qua email  để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Xin giấy phép.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận Tư vấn Pháp luật Lao động –  

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *