Mức thuế xây dựng phải đóng khi xây nhà ở ? Cách xin giấy phép xây dựng ?

Khi người dân xây dựng nhà ở thì ngoài việc phải quan tâm đến cấp phép xây dựng thì cần phải biết về những quy định pháp luật thuế, cách tính thuế khi xây dựng nhà ở và chuyển mục đích sử dụng đất hiện nay:

Mục lục bài viết

1. Mức thuế xây dựng phải đóng khi xây nhà ở ?

Thưa luật sư, Tôi muốn hỏi: Tên tôi là Đ.T.P hiện đang sinh sống tại TP Thanh Hoá, hiện nay tôi có dự định xây nhà trên khu đất của tôi, diện tích mặt sàn xây dựng là 100 m2 với tổng dự toán là 500 triệu đồng.

Vậy xin hỏi nếu tôi là người nộp thuế thay chủ thầu xây dựng thì tôi phải nộp bao nhiêu tiền?

Người hỏi: Đ.T.P

Mức thuế xây dựng phải đóng khi xây nhà ở ?

:

Theo Công văn 46/CT-TTHT trả lời về chính sách thuế khi xây dựng nhà ở cá nhân

“Theo quy định của , và các văn bản thi hành Luật thì: Đối tượng nộp thuế GTGT và thuế TNDN là các tổ chức, cá nhân có hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ.

Căn cứ Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Luật Thuế giá trị gia tăng và Nghị định số 209/2013/NĐ-CP ngày 18/12/2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều Luật Thuế giá trị gia tăng (có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2014):

+ Điều 3 quy định về Người nộp thuế:

“Người nộp thuế GTGT là tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT ở Việt Nam, không phân biệt ngành nghề, hình thức, tổ chức kinh doanh (sau đây gọi là cơ sở kinh doanh) và tổ chức, cá nhân nhập khẩu hàng hóa, mua dịch vụ từ nước ngoài chịu thuế GTGT (sau đây gọi là người nhập khẩu) bao gồm:

4. Cá nhân, hộ gia đình, nhóm người kinh doanh độc lập và các đối tượng khác có hoạt động sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu;…

+ Điều 4 quy định về Đối tượng không chịu thuế GTGT;

+ Khoản 9 Điều 7 quy định về Giá tính thuế GTGT đối với hoạt động xây dựng, lắp đặt:

“9. Đối với xây dựng, lắp đặt, là giá trị công trình, hạng mục công trình hay phân công việc thực hiện bàn giao chưa có thuế GTGT.

a) Trường hợp xây dựng, lắp đặt có bao thầu nguyên vật liệu là giá xây dựng; lắp đặt bao gồm cả giá trị nguyên vật liệu chưa có thuế GTGT.

b) Trường hợp xây dựng, lắp đặt không bao thầu nguyên vật liệu, máy móc, thiết bị, giá tính thuế là giá trị xây dựng, lắp đặt không bao gồm giá trị nguyên vật liệu và máy móc, thiết bị chưa có thuế GTGT.

c) Trường hợp xây dựng, lắp đặt thực hiện thanh toán theo hạng mục công trình hoặc giá trị khối lượng xây dựng, lắp đặt hoàn thành bàn giao là giá tính theo giá trị hạng mục công trình hoặc giá trị khối lượng công việc hoàn thành bàn giao chưa có thuế GTGT.”

* Cách tính thuế:

– Thuế giá trị gia tăng:

Căn cứ tính thuế: giá tính thuế và thuế suất.

Điểm g khoản 1 điều 7 Luật Thuế giá trị gia tăng quy định:

” Điều 7. Giá tính thuế

1. Giá tính thuế được quy định như sau:…

g) Đối với hoạt động xây dựng, lắp đặt là giá trị công trình, hạng mục công trình hay phần công việc thực hiện bàn giao chưa có thuế giá trị gia tăng. Trường hợp xây dựng, lắp đặt không bao thầu nguyên vật liệu, máy móc, thiết bị thì giá tính thuế là giá trị xây dựng, lắp đặt không bao gồm giá trị nguyên vật liệu và máy móc, thiết bị;..”

Thuế suất thuế giá trị gia tăng mà bạn/chủ thầu phải chịu là 10 %

– Thuế thu nhập doanh nghiệp:

Căn cứ tính thuế: thu nhập tính thuế và thuế suất.

Điều 7 và điều 10 Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp quy định:

“Điều 7. Xác định thu nhập tính thuế

1. Thu nhập tính thuế trong kỳ tính thuế được xác định bằng thu nhập chịu thuế trừ thu nhập được miễn thuế và các khoản lỗ được kết chuyển từ các năm trước.

2. Thu nhập chịu thuế bằng doanh thu trừ các khoản chi được trừ của hoạt động sản xuất, kinh doanh cộng thu nhập khác, kể cả thu nhập nhận được ở ngoài Việt Nam.

3. Thu nhập từ hoạt động phải xác định riêng để kê khai nộp thuế.

Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Điều này. “

“Điều 10. Thuế suất

1. Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp là 25%, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này và Điều 13 của Luật này.

2. Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp đối với hoạt động tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu khí và tài nguyên quí hiếm khác từ 32% đến 50% phù hợp với từng dự án, từng cơ sở kinh doanh.

Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Điều này.”

2. Xã huy động đóng góp của nhân dân xây dựng trạm y tế là đúng hay sai ?

Chào Luật sư ! Tôi xin ý kiến tư vấn của Luât sư như sau:Thực hiện chủ trương của Đảng và nhà nước về xây dựng nông thôn mới, năm 2015 xã chúng tôi được UBND tỉnh cho phép xây dựng lại trạm y tế xã, do nguồn ngân sách xã không đáp ứng đủ nên UBND xã lập Tờ trình, trình HĐND xã về việc vận động nhân dân đóng góp tự nguyện để xây dựng trạm y tế, qua ý kiến cử tri tại các đơn vị xóm, đã có 07/11 xóm thống nhất việc đóng góp tự nguyện và được HĐND xã ban hành Nghị quyết giao cho UBND xã huy động sức dân.

Vậy xin hỏi luật sư: 1. UBND xã huy động sức dân như vậy có sai không? 2. Độ tuổi đóng góp được tính từ 6 tuổi – 70 tuổi có sai quy định không?

Tôi xin chân thành cảm ơn

Xã huy động đóng góp của nhân dân xây dựng trạm y tế là đúng hay sai ?

Nội dung trên chúng tôi trả lời như sau:

Thứ nhất, UBND xã huy động sức dân như vậy có sai không? Theo quy định tại khoản d, điều 2, chương VI Quyết định phê duyệt chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-2020 về cơ chế huy động vốn thì ngoài các khoản từ ngân sách nhà nước thì còn có nguồn vốn từ các khoản đóng góp theo nguyên tắc tự nguyện của nhân dân trong xã cho từng dự án cụ thể, do Hội đồng nhân dân xã thông qua. Như vậy việc Ủy ban nhân dân xã huy động sức dân như vậy là đúng theo quy định của pháp luật.

Thứ hai, Độ tuổi đóng góp được tính từ 6 tuổi – 70 tuổi có sai quy định không?

Theo quy định tại Điều 10 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội pháp lệnh về thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn thì:

Điều 10. Nội dung nhân dân bàn và quyết định trực tiếp

Nhân dân bàn và quyết định trực tiếp về chủ tr­ương và mức đóng góp xây dựng cơ sở hạ tầng, các công trình phúc lợi công cộng trong phạm vi cấp xã, thôn, tổ dân phố do nhân dân đóng góp toàn bộ hoặc một phần kinh phí và các công việc khác trong nội bộ cộng đồng dân cư­ phù hợp với quy định của pháp luật.

>> Xem thêm: ngày 4 tháng 6 năm 2010 về phê duyệt chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-2020

Như vậy, độ tuổi đóng góp và mức đóng góp sẽ do nhân dân bàn và quyết định trực tiếp, nếu có trên 50% tổng số cử tri hoặc cử tri đại diện hộ gia đình trong thôn, tổ dân phố hoặc trong toàn cấp xã tán thành thì có giá trị thi hành.

3. Giám sát công trình do nhân dân đóng góp xây dựng ?

Thôn Đoài, thuộc xã X được một tổ chức nước ngoài hỗ trợ một phần kinh phí để mua thêm các trang thiết bị và sửa lại một phần nhà trẻ của thôn. Nhân dịp này, Tổ phụ nữ của thôn có sáng kiến huy động mỗi hộ gia đình trong thôn số tiền 10.000 đồng để đóng góp thêm vào việc tu sửa toàn bộ nhà trẻ.

Sáng kiến này được toàn thể dân trong thôn nhất trí và cũng được chính quyền xã ủng hộ chỉ đạo tổ chức thực hiện theo phương án đó. Người dân thôn Đoài rất phấn khởi, nhưng cũng e ngại rằng khi tổ chức thi công, chất lượng công trình không được bảo đảm. Do đó, tại cuộc họp do Trưởng thôn triệu tập để lấy ý kiến về phương án sửa chữa nhà trẻ, nhiều ý kiến đề nghị phải lập một Tổ giám sát thi công của thôn để bảo đảm chất lượng công trình, tránh tình trạng công trình vừa xây xong đã hỏng như ở một số thôn bên.

Tuy nhiên, đại diện Uỷ ban nhân dân xã có mặt tại cuộc họp cho rằng vì phần lớn kinh phí xây dựng nhà trẻ là của dự án tài trợ cho xã, trong đó, Uỷ ban nhân dân xã là cơ quan tiếp nhận tài trợ nên việc giám sát thi công sẽ do xã cử cán bộ theo dõi. Dân thôn Đoài vẫn giữ nguyên ý kiến và Trưởng thôn đã kiến nghị vấn đề này lên Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã cần giải quyết tình huống này thế nào?

Cảm ơn luật sư!

Xã huy động đóng góp của nhân dân xây dựng trạm y tế là đúng hay sai ?

Để giải quyết đúng pháp luật tình huống này, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã cần căn cứ vào các quy định trong Pháp lệnh thực hiện thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn năm 2007 về phạm vi quyền kiểm tra, giám sát của người dân; cách thức thực hiện giám sát dự án xây dựng cơ sở hạ tầng có sự đóng góp kinh phí của nhân dân.

Về yêu cầu lập Tổ giám sát thi công đối với việc sửa chữa nhà trẻ có kinh phí đóng góp của nhân dân thôn Đoài

Bên cạnh đó, khoản 2 Điều 5 Pháp lệnh thực hiện dân chủ tại xã, phường, thị trấn năm 2007 quy định: Nhân dân ở xã có quyền giám sát, kiểm tra đối với quá trình tổ chức thực hiện công trình, kết quả nghiệm thu và quyết toán công trình do nhân dân đóng góp xây dựng và các chương trình, dự án do Nhà nước, các tổ chức và cá nhân đầu tư, tài trợ trực tiếp cho xã.

Căn cứ vào các quy định nói trên có thể khẳng định: Mặc dù phần lớn kinh phí sửa chữa nhà trẻ là từ nguồn tài trợ, dân thôn Đoài chỉ đóng góp một phần kinh phí nhưng người dân thôn Đoài hoàn toàn có quyền thực hiện việc giám sát đối với công trình. Cụ thể là quyền quyết định thành lập Ban (Tổ) giám sát để theo dõi toàn diện việc tổ chức thi công công trình.

Về cách thức thực hiện giám sát của người dân đối với dự án theo quy định tại Điều 24 Pháp lệnh thực hiện dân chủ tại xã, phường, thị trấn năm 2007, nhân dân có quyền giám sát thông qua Ban giám sát đầu tư hoặc tự mình giám sát thông qua quyền khiếu nại tố cáo.

Việc thành lập Ban giám sát đầu tư:

– Theo quy định tại Điều 13 Pháp lệnh thực hiện dân chủ tại xã, phường, thị trấn năm 2007 thì Những nội dung nhân dân bàn, biểu quyết gồm:

1. Hương ước, quy ước của thôn, tổ dân phố.

2. Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố.

3. Bầu, bãi nhiệm thành viên Ban thanh tra nhân dân, Ban giám sát đầu tư của cộng đồng.

Việc công nhận kết quả bầu thành lập Ban giám sát quy định tại Khoản 3 Điều 16 của Pháp lệnh thực hiện dân chủ tại xã, phường, thị trấn năm 2007 như sau:

“3. Việc công nhận kết quả bầu, bãi nhiệm thành viên Ban thanh tra nhân dân, Ban giám sát đầu tư của cộng đồng được thực hiện như sau:

a) Người chủ trì cuộc họp có trách nhiệm báo cáo ngay với Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã kết quả bầu, bãi nhiệm thành viên Ban thanh tra nhân dân, Ban giám sát đầu tư của cộng đồng;

b) Trong thời hạn năm ngày làm việc, kể từ ngày nhận được báo cáo, Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã phải xem xét, công nhận; trường hợp không công nhận thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.”

Thực hiện dân chủ trong huy động đóng góp xây dựng trường học trên địa bàn xã

Thưa luật sư, xin hỏi: Để cải tạo nâng cấp các phòng học cho đạt chuẩn quốc gia, sau khi có sự nhất trí với chính quyền xã N, trường mầm non Bình Minh sau kỳ nghỉ hè đã nâng mức đóng góp xây dựng trường lên 500.000 đồng/học sinh. Nhận được thông báo về mức đóng góp xây dựng trường này, rất nhiều phụ huynh tỏ ý không đồng tình với chủ trương đó, thậm chí có ý định cho con em nghỉ học hoặc chuyển sang trường khác. Một số phụ huynh đã tới Uỷ ban nhân dân xã N kiến nghị chính quyền chỉ đạo trường giảm mức thu nói trên. Uỷ ban nhân dân xã N cần giải quyết vụ việc như thế nào?

Tình huống đề cập đến cách thức thực hiện dân chủ trong nhà trường; trong huy động đóng góp xây dựng cơ sở hạ tầng trường học, trách nhiệm của Ban Giám hiệu nhà trường và của Uỷ ban nhân dân xã, cơ quan quản lý đối với trường tiểu học.

Trong vụ việc này, chủ trương tăng mức thu đóng góp xây dựng trường của Ban Giám hiệu và chính quyền xã hoàn toàn do Ban Giám hiệu quyết định với sự nhất trí của Uỷ ban nhân dân xã, không có sự bàn bạc, tham gia ý kiến của các bậc phụ huynh có con em học tại trường. Cách làm này không thể hiện dân chủ, vi phạm quyền được biết, được bàn và kiểm tra của nhân dân.

Về tính hợp pháp của chủ trương và cách thức huy động tiền đóng góp xây dựng trường

Trường mầm non của xã là công trình phúc lợi công cộng của xã, do đó, theo Quy chế thực hiện dân chủ ở xã, việc đóng góp xây dựng trường học là loại việc thuộc quyền dân biết, dân bàn rồi quyết định trực tiếp và dân kiểm tra. Cụ thể là:

– Theo Điều 10 Pháp lệnh thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn, các khoản đóng góp xây dựng cơ sở hạ tầng, các công trình phúc lợi công cộng trong phạm vi cấp xã, thôn, tổ dân phố do nhân dân đóng góp toàn bộ hoặc một phần kinh phí do nhân dân trực tiếp biểu quyết quyết định. Do đó người dân (mà cụ thể trong trường hợp này là phụ huynh học sinh) có quyền bàn bạc và quyết định trực tiếp về “Chủ trương và mức đóng góp xây dựng cơ sở hạ tầng và các công trình phúc lợi công cộng (điện, đường, trường học, trạm y tế, nghĩa trang, các công trình văn hóa, thể thao)”;

Theo Điều 24 Pháp lệnh thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn, người dân (phụ huynh) có quyền giám sát về quá trình tổ chức thực hiện công trình, kết quả nghiệm thu và quyết toán công trình do nhân dân đóng góp xây dựng…;

Như vậy, để có thể tổ chức thu tiền đóng góp xây dựng trường, Uỷ ban nhân dân xã cần chỉ đạo Ban Giám hiệu nhà trường tổ chức xây dựng đề án một cách công khai và lấy ý kiến của các đối tượng cần thiết theo đúng quy chế dân chủ.

Về phương án thực hiện có thể áp dụng

– Xây dựng kế hoạch hoặc đề án huy động đóng góp: đề án này có thể được đề xuất từ nhiều phía (ví dụ: từ phía Hội phụ huynh, từ phía Ban Giám hiệu hay từ phía cán bộ, viên chức của trường); tuy nhiên người chấp nhận và xây dựng đề án là Ban Giám hiệu.

– Sau khi xây dựng xong đề án, Ban Giám hiệu trường phải tổ chức lấy ý kiến tham gia đóng góp xây dựng của các cán bộ, viên chức, các tổ chức, đoàn thể trong trường theo quy định tại Điều 21 Thông tư 58/2011/TT-BGDĐT):

+ Bước 1: lấy ý kiến đóng góp của các cán bộ, viên chức trong trường. Việc lấy ý kiến có thể trực tiếp (họp toàn thể cán bộ, viên chức) hoặc thông qua các đoàn thể mà cán bộ công chức tham gia như Đoàn Thanh niên, Công đoàn, Tổ nữ công v.v…

+ Buớc 2: báo cáo để thống nhất chủ trương với chính quyền xã. Đây là loại việc thuộc thẩm quyền của Uỷ ban nhân dân và Hội đồng nhân dân xã (); do vậy, Nhà trường không thể tự ý huy động mức đóng góp của phụ huynh học sinh mà không có sự đồng ý và cùng tổ chức thực hiện của Uỷ ban nhân dân xã.

+ Bước 3: đưa chủ trương trên ra lấy ý kiến đóng góp của cha, mẹ học sinh. Trách nhiệm tổ chức công việc này do Ban Giám hiệu nhà trường; chính quyền xã phối hợp với Ban đại diện Hội phụ huynh học sinh thực hiện. Cách thực hiện: có thể triệu tập Hội nghị toàn thể phụ huynh học sinh; hoặc nếu không được thì tổ chức họp phụ huynh theo từng lớp, hoặc phát phiếu lấy ý kiến đến tất cả các phụ huynh – tuỳ theo quy mô của nhà trường.

Chủ trương thu tiền xây dựng chỉ có thể được thông qua nếu quá nửa (50%) số phụ huynh học sinh được lấy ý kiến tán thành; Cần thông tin rõ về mức thu, dự kiến chi, cách thức thực hiện. Nếu đã có sự nhất trí của phụ huynh về chủ trương và mức đóng góp, có thể tổ chức, bầu ngay Ban giám sát công trình xây dựng nâng cấp trường. Quyền, nghĩa vụ, cách hoạt động của Ban giám sát cần được xây dựng và phổ biến công khai.

+ Bước 4: kết quả cuộc họp, danh sách Ban giám sát cần được lập thành biên bản, gửi lên Uỷ ban nhân dân xã để xem xét. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã sẽ trình phương án thực hiện tại cuộc họp Hội đồng nhân dân xã gần nhất để quyết định chính thức phương án này

+ Bước 5: thông báo công khai toàn bộ nội dung phương án đã được phê duyệt chính thức từ chính quyền đến các cán bộ, viên chức nhà trường và toàn thể cha, mẹ học sinh, thậm chí công khai trên địa bàn thôn, xã (Điều 5 Pháp lệnh thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn 2007).

Các văn bản liên quan:

4. Làm thế nào để được giao đất thực hiện dự án đầu tư xây dựng ?

Dear Công ty luật Minh Khuê, một dự án đầu tư xây dựng đã chọn được chủ đầu tư thì việc giao đất làm thế nào? Giao đất đóng tiền cấp sổ sở hữu đất đai luôn hay sao. Căn cứ pháp lý được nêu ở đâu ?

Cảm ơn rất nhiều!

Làm thế nào để được giao đất thực hiện dự án đầu tư xây dựng ?

Luật sư tư vấn quy định, chính sách giao đất trực tuyến, gọi ngay:

Điều 52 quy định về căn cứ để nhà nước giao đất như sau:

“Điều 52. Căn cứ để giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất

1. Kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

2. Nhu cầu sử dụng đất thể hiện trong dự án đầu tư, đơn xin giao đất, thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất.”

Trong Luật Đất đai năm 2013 không quy định cụ thể kế hoạch sử dụng đất như thế nào, kế hoạch sử dụng đất mỗi tỉnh, mỗi huyện lại có sự khác nhau. Do đó, trong trường hợp này bạn có thể tới UBND cấp quận/huyện để xác định kế hoạch sử dụng đất tại địa phương mình là gì. Sau khi xác định được kế hoạch sử dụng đất bạn có thể xem xét dự án, mục đích yêu cầu giao đất của mình có phù hợp không để từ đó yêu cầu cơ quan nhà nước giao đất cho mình

5. Làm sao đề khiếu nại việc chuyển nhượng đất trái phép ?

Cơ quan Cảnh sát Điều tra Công an TPHCM vừa ra kết luận điều tra bổ sung về vụ chuyển nhượng đất đai trái phép xảy ra tại Công ty Xây dựng Gò Vấp (nay là Công ty Địa ốc Gò Môn). So với trước đây, nội dung vụ án không thay đổi, nhưng có sự thay đổi về tội danh đối với 6/7 bị can.

Vụ chuyển nhượng đất đai trái phép tại Công ty Xây dựng Gò Vấp: Cán bộ và cò chia tiền tỷ

Nâng giá, hợp thức hóa trái luật

Bà Phạm Thị Tuyết Lan (ngụ quận Phú Nhuận) làm nghề kinh doanh đất đai tại quận Gò Vấp từ năm 1995 nhưng không đăng ký kinh doanh. Trong hai năm 2000 và 2001, bà Lan cùng ông Dương Công Hiệp (lúc đó là Phó phòng Quản lý đô thị quận Gò Vấp) hùn vốn thu gom 110.700m² đất nông nghiệp đang được sử dụng canh tác hoặc đang bị tranh chấp quyền sử dụng đất tại phường 12 quận Gò Vấp với giá 100.000 – 150.000 đồng/m², sau đó chuyển nhượng lại cho Công ty Xây dựng Gò Vấp với giá 280.000 – 290.000 đồng/m² để công ty thực hiện dự án xây dựng nhà ở.

Theo quy định, số diện tích đất này không được phép chuyển nhượng, và bà Lan cũng không có quyền sử dụng đối với các phần đất này; do vậy ông Hiệp hướng dẫn bà Lan yêu cầu các hộ dân viết đơn xin giao đất trực tiếp cho Công ty Xây dựng Gò Vấp, hoặc viết giấy ủy quyền cho bà Lan thực hiện các thủ tục xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và chuyển quyền sử dụng đất. Mặc dù biết đây là đất được hợp thức hóa một cách trái pháp luật, giá đất đã được nâng lên so với thực tế nhưng dưới sự tác động của Chủ tịch UBND quận Gò Vấp lúc đó là ông Trần Kim Long, Giám đốc Công ty Xây dựng Gò Vấp Lê Minh Châu và Phó Giám đốc công ty Hồ Tùng Lâm vẫn ký hợp đồng chuyển nhượng, tạo điều kiện cho bà Lan chiếm đoạt của công ty hơn 16,6 tỷ đồng.

Thực hiện xong phi vụ, bà Lan chia cho ông Hiệp 3 tỷ đồng tiền lời; đồng thời cả hai “lại quả” cho ông Trần Kim Long 250 triệu đồng, ông Châu hơn 2,1 tỷ đồng (sau đó ông Châu cho lại ông Lâm 200 triệu đồng, cho lại ông Long 290 triệu đồng). Số tiền hơn 11 tỷ đồng còn lại, bà Lan thụ hưởng cá nhân.

Dùng quyền hạn để hưởng lợi

Trong vụ án này, danh sách cựu cán bộ quận Gò Vấp bị đề nghị truy tố còn có thêm tên ông Nguyễn Văn Tính. Tháng 3-2001, với vai trò là Chủ tịch HĐND quận Gò Vấp, khi tiếp nhận đơn tố cáo của bà Trần Thị Thu về việc chuyển nhượng đất trái pháp luật xảy ra tại Công ty Xây dựng Gò Vấp, ông Nguyễn Văn Tính đã chỉ đạo các cơ quan chức năng của quận xác minh. Nhưng sau khi nhận được báo cáo cụ thể sai phạm của các bị can trên từ VKSND quận, ông Tính không những không tiếp tục xử lý ngăn chặn hành vi chuyển nhượng đất đai trái pháp luật đang diễn ra mà còn sử dụng kết quả này để khống chế buộc ông Châu và ông Lâm “trả ơn” cho mình 800 triệu đồng. Cùng hành vi lợi dụng chức vụ để hưởng lợi tương tự, ông Long ép buộc ông Châu cho mình hai số điện thoại di động. Số tiền thuê bao và cước phí của hai số điện thoại này từ giữa năm 1996 đến hết tháng 12-2004 lên đến hơn 131 triệu đồng, đều do Công ty Xây dựng Gò Vấp chi trả.

Cuối năm 2004, Thanh tra Chính phủ và cơ quan điều tra tiến hành thanh tra, điều tra vụ việc. Để khỏi bị khởi tố, điều tra xử lý bằng pháp luật hình sự, ông Long chỉ đạo ông Châu, ông Lâm đưa 20 triệu đồng và 30.000 USD để nhờ ông Nguyễn Minh Hoàng “chạy án”. Do chỉ là đối tượng ngoài xã hội, không có nghề nghiệp ổn định nên ông Hoàng không thực hiện được lời hứa và cũng không đưa ra được bằng chứng đã giao tiền cho cá nhân nào khác nên phải chịu trách nhiệm đối với số tiền 20 triệu đồng, 30.000 USD đã nhận.

Với những hành vi phạm tội của các bị can như trên, Cơ quan Cảnh sát Điều tra Công an TPHCM đề nghị VKSND TPHCM truy tố: bà Lan và ông Hiệp cùng về hai tội “Vi phạm các quy định về sử dụng đất đai” và “Đưa hối lộ”; ông Châu và ông Lâm cùng về hai tội “Nhận hối lộ” và “Đưa hối lộ”; ông Long về các tội “Nhận hối lộ”, “Đưa hối lộ”, “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi”; ông Tính về tội “Nhận hối lộ”, ông Hoàng về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.

Đây là vụ án được dư luận đặc biệt quan tâm. Tại phiên xử sơ thẩm trước đây vào tháng 2-2007, TAND TPHCM tuyên phạt bà Lan mức án tử hình, ông Hiệp 18 năm tù về tội “Tham ô tài sản”; ông Châu 22 năm tù giam, ông Lâm 18 năm tù về hai tội “Tham ô tài sản” và “Đưa hối lộ”; ông Long 25 năm tù giam về ba tội “Tham ô tài sản”, “Đưa hối lộ”, “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi”; ông Tính 11 năm tù giam về tội “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi”; ông Hoàng 5 năm tù về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”. Tuy nhiên, tại phiên xử phúc thẩm vào tháng 8-2007, Tòa Phúc thẩm TAND tối cao tại TPHCM đã tuyên hủy án sơ thẩm, trả hồ sơ để điều tra, xét xử lại từ đầu với lý do cấp sơ thẩm chưa làm rõ nhiều vấn đề. Tháng 7-2009, sau khi VKSND TPHCM ra cáo trạng mới, TAND TPHCM tiếp tục trả hồ sơ, yêu cầu bổ sung chứng cứ buộc tội. Trong kết luận điều tra bổ sung lần này, trừ bị can Hoàng, tội danh của 6 bị can còn lại đã được thay đổi.

Ái Chân

– Vẫn truy tố những tội danh như cũ

– “Đầu nậu” đất Phạm Thị Tuyết Lan bị tuyên án tử hình

– Nhận – cho tiền từ quan hệ tình cảm?!

– Xét xử vụ mua bán đất trái phép tại Công ty Địa ốc Gò Môn

Xin giấy phép sưu tầm và biên tập theo báo pháp luật

6. Luật sư tư vấn về hợp đồng khoán thi công xây dựng ?

Kính chào luật sư. Tôi hiện đang làm trong ngành xây dựng, tôi và một người bạn nhận xây tô tường gạch và sơn cho một ngôi nhà phố, trị giá nhân công ước tính khoảng 40 triệu. Điều đặc biệt là chúng tôi nhận khoán lại từ người khác (người này nhận hoàn thiện trọn gói ngôi nhà nhưng làm không xuể việc nên giao lại cho chúng tôi) chứ không phải từ chủ nhà.

Điều đặc biệt là chúng tôi nhận khoán lại từ người khác (người này nhận hoàn thiện trọn gói ngôi nhà nhưng làm không xuể việc nên giao lại cho chúng tôi) chứ không phải từ chủ nhà. Tôi xin hỏi tôi có thể làm hợp đồng thi công xây dựng ngôi nhà với bên giao khoán mà không thông qua chủ nhà được không? Và hợp đồng này có cần công chứng để có hiệu lực không? Thủ tục công chứng như thế nào?

Mong nhận được sự phản hồi từ luật sư. Chân thành cảm ơn.

Người gưi: T.Đ

Luật sư tư vấn về hợp đồng khoán thi công xây dựng ?

Theo khoản 1 Điều 22 thì các bên chỉ được giao kết một trong các loại hợp đồng sau đây :

“a) Hợp đồng lao động không xác định thời hạn;

Hợp đồng lao động không xác định thời hạn là hợp đồng mà trong đó hai bên không xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng.

b) Hợp đồng lao động xác định thời hạn;

Hợp đồng lao động xác định thời hạn là hợp đồng mà trong đó hai bên xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng trong khoảng thời gian từ đủ 12 tháng đến 36 tháng.

c) Hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng.”

Hợp đồng khoán việc – bản chất chính là hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định, trong trường hợp của bạn hợp đồng giữa bạn và bên giao khoán chính là hợp đồng lao động theo một công việc nhất định: xây tô tường gạch và sơn cho một ngôi nhà phố. Theo đó, thì theo đó bên nhận khoán – bạn có nghĩa vụ hoàn thành việc xây tô tường gạch và sơn nhà theo yêu cầu của bên giao khoán và sau khi đã hoàn thành công việc đó bạn phải bàn giao cho bên giao khoán kết quả của công việc đó. Bên giao khoán nhận kết quả công việc và có trách nhiệm trả cho bạn một khoản tiền thù lao như đã thỏa thuận.

Nếu như sau khi đã kết thúc công việc trên mà bạn vẫn tiếp tục muốn làm công việc khác với bên giao khoán đối với những công việc mà bên giao khoán đã ký kết hợp đồng với chủ nhà là xây dựng trọn gói căn nhà thì, theo khoản 2 của Điều 22 BLLĐ 2012 thì hai bên sẽ tiếp tục ký hợp đồng lao động nhưng là hợp đồng lao động xác định thời hạn với thời hạn là 12 tháng và chỉ được ký thêm 01 lần.

Mặt khác, theo quy định tại Điều 385 của thì hợp đồng là sự thỏa thuận thống nhất ý chí của hai hay nhiều bên việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự. Do vậy, khi tiến hành giao kết hợp đồng cần phải có sự thỏa thuận thống nhất ý chí giữa bạn, bên giao khoán và cả chủ nhà. Nếu không có sự thỏa thuận và thống nhất ý chỉ giữa các bên thì hợp đồng sẽ bị vô hiệu. Đối với hợp đồng này thì theo quy định của pháp luật không cần công chứng.

Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề hoặc/ và có sự vướng ngại, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của quý khách hàng qua email hoặc qua tổng đài . Chúng tôi sẵn sàng giải đáp.

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật thuế. – Công ty luật Minh Khuê

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *