Mở cơ sở sản xuất và kinh doanh bia thì cần điều kiện gì ?

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Chào xin giấy phép, em đang muốn kinh doanh mặt hàng bia và muốn hỏi chi tiết về thu tục cấp giấy phép kinh doanh cũng nhưng những giấy tờ cần thiết đi kèm. Và đặc biệt bên em tự nấu bia với số lượng dưới 50 triệu lít/ năm.

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư của Công ty Luật Minh Khuê. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

1. Căn cứ pháp lý

2. Chuyên viên tư vấn

Theo Danh mục ngành, nghề đầu tư (Ban hành kèm theo Luật Đầu tư 2014) thì ngành sản xuất và kinh doanh bia không thuộc danh mục ngành, nghề kinh doanh có điều kiện và cũng không thuộc mặt hàng cấm kinh doanh (phụ lục I, Nghị đinh 19/VBHN-BCT quy định chi tiết luật thương mại về hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh, hạn chế kinh doanh và kinh doanh có điều kiện).

Tuy nhiên cơ sở hoạt động sản xuất kinh doanh bia cần làm thủ tục xin cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm. Điều 34 Luật an toàn thực phẩm quy định về điều kiện cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm (sau đây gọi là Giấy chứng nhận) như sau:

Điều 34. Đối tượng, điều kiện cấp, thu hồi Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm

1. Cơ sở được cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm khi có đủ các điều kiện sau đây:

a) Có đủ điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm phù hợp với từng loại hình sản xuất, kinh doanh thực phẩm theo quy định tại Chương IV của Luật này;

b) Có đăng ký ngành, nghề kinh doanh thực phẩm trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

2. Tổ chức, cá nhân bị thu hồi Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm khi không đủ điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này.

3. Chính phủ quy định cụ thể đối tượng không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm.”

Hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận bao gồm:

  • Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận theo Mẫu 1a (đối với cơ sở sản xuất) hoặc Mẫu 1b (đối với cơ sở kinh doanh) quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo ​;
  • Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đầu tư có ngành nghề sản xuất, kinh doanh thực phẩm (bản sao có xác nhận của cơ sở);
  • Bản thuyết minh về cơ sở vật chất theo Mẫu 2a (đối với cơ sở sản xuất) hoặc Mẫu 2b (đối với cơ sở kinh doanh) quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo ​;
  • Giấy xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm (bản sao có xác nhận của cơ sở) (Hồ sơ xin cấp theo Thông tư liên tịch 13/2014/TTLT-BYT-BNNPTNT-BCT);
  • Giấy xác nhận đủ sức khỏe để sản xuất, kinh doanh thực phẩm của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh (bản sao có xác nhận của cơ sở).

​Về địa điểm nộp hồ sơ, Điều 6  quy định:

Điều 6. Thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận

1. Bộ Công Thương cấp Giấy chứng nhận đối với:

a) Cơ sở sản xuất các sản phẩm thực phẩm có công suất thiết kế:

– Rượu: Từ 03 triệu lít sản phẩm/năm trở lên;

– Bia: Từ 50 triệu lít sản phẩm/năm trở lên;

– Nước giải khát: Từ 20 triệu lít sản phẩm/năm trở lên;

– Sữa chế biến: Từ 20 triệu lít sản phẩm/năm trở lên;

– Dầu thực vật: Từ 50 ngàn tấn sản phẩm/năm trở lên;

– Bánh kẹo: Từ 20 ngàn tấn sản phẩm/năm trở lên;

– Bột và tinh bột: Từ 100 ngàn tấn sản phẩm/năm trở lên;

– Dụng cụ, vật liệu bao gói chuyên dụng gắn liền và chỉ sử dụng cho các sản phẩm thực phẩm trên.

b) Cơ sở kinh doanh sản phẩm thực phẩm trực thuộc cơ sở sản xuất có công suất thiết kế sản xuất theo quy định tại điểm a Khoản này; cơ sở kinh doanh thực phẩm (bao gồm cả thực phẩm tổng hợp) của thương nhân phân phối, bán buôn hoặc đại lý bán buôn trên địa bàn từ 02 (hai) tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trở lên.

2. Sở Công Thương các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cấp Giấy chứng nhận đối với:

a) Cơ sở sản xuất các sản phẩm thực phẩm có công suất thiết kế thấp hơn các cơ sở quy định tại điểm a khoản 1 Điều này;

b) Cơ sở kinh doanh thực phẩm (bao gồm cả thực phẩm tổng hợp) của thương nhân bán buôn hoặc đại lý bán buôn trên địa bàn 01 (một) tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; cơ sở bán lẻ thực phẩm trên địa bàn tỉnh, thành phố đó.

3. Đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh tại cùng một địa điểm theo phân cấp thuộc thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận của cả Bộ Công Thương và Sở Công Thương thì Bộ Công Thương sẽ thụ lý hồ sơ và cấp Giấy chứng nhận theo quy định.”

Như vậy với điều kiện cơ sở của bạn sản xuất dưới 50 triệu lít/năm thì hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận được nộp tại Sở Công thương tỉnh nơi cơ sở tiến hành hoạt động sản xuất – kinh doanh. Bên cạnh đó, đối với điệu kiện về nhà xưởng, kho bãi của cơ sở sản xuất  bia được quy định chi tiết tại Điều 5, Điều 6 .

Trên đây là tư vấn của chúng tôi. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại số:  để được giải đáp.

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật Doanh nghiệp –

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *