Hướng dẫn cách làm đơn tố cáo hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên facebook ?

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Hành vi lừa đảo được xem là hành vi tạo dựng lòng tin, sự tin tưởng thông qua các thủ đoạn gian dối nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản của người khác. Người bị lừa đảo tài sản có quyền làm đơn tố cáo đến cơ quan chức năng để được giải quyết:

Mục lục bài viết

1. Hướng dẫn hành vi trên facebook ?

Kính chào các Qúy Luật sư Công ty Xin giấy phép, Tôi có vấn đề sau mong các quý luật sư giải đáp giúp tôi : Tôi có quen 1 người bán hàng trên mạng xã hội facebook . Cô ấy năm nay 20 tuổi. Cô ấy có giao dịch bán hàng với 1 số bạn ở tỉnh khác thông qua thẻ ngân hàng atm.

Họ chuyển tiền vào tài khoản cô ấy. Cô ấy nhận đươc tiền nhưng không gửi đồ cho họ (đồ chủ yếu là quần áo). Có một số người thì cô ấy gửi đồ cho. Còn đa phần là không gửi . Xong cô ấy mất thẻ atm , mượn thẻ atm của bạn thân để tiếp tục hành vi trên. Nếu gộp tất cả những người đã chuyển tiền cho cô ấy mà chưa nhận được hàng thì khoảng 5,6 người . Tổng số tiền lên đến gần 15 triệu . Còn tách ra thì có người 600.000đ, có người 2.000.000đ – 3.000.000đ.

Vậy, tôi muốn hỏi quý luật sư là những bạn kia có làm đơn tố cáo cô bạn kia về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản được không? Cô bạn thân cho mượn thẻ atm có bị liên quan không? Và nếu bị đưa ra pháp luật thì cô bán hàng kia mắc phải những tội gì?

Mong quý luật sự tư vấn cho tôi trường hợp này.

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Người hỏi: Phan Ngoc anh

Hướng dẫn cách làm đơn tố cáo hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên facebook ?

, gọi số:

Trả lời:

Căn cứ Điều 174 :

“Điều 174. Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản

1. Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Đã bị xử phạt về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;

b) Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được mà còn vi phạm;

c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ.”

Dấu hiệu pháp lý: Lừa đảo chiếm đoạt tài sản là hành vi chiếm đoạt tài sản của người khác bằng thủ đoạn gian dối.

Hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản cấu thành tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản khi thỏa mãn một trong các dấu hiệu: Tài sản chiếm đoạt có giá trị từ 2.000.000 đồng trở lên; hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm; hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt hoặc về một trong các tội quy định tại điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;….

Theo quy định trên thì hành vi phạm tội của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản gồm hai hành vi khác nhau. Đó là hành vi lừa dối và hành vi chiếm đoạt. giữa hai hành vi này có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Hành vi lừa dối là điều kiện để hành vi chiếm đoạt có thể xảy ra, còn hành vi chiếm đoạt là mục đích và là kết quả của hành vi lừa dối.

Hành vi lừa dối là hành vi cố ý đưa ra thông tin không đúng sự thật nhằm để người khác tin đó là sự thật.

Xét về mặt khách quan, hành vi lừa dối là hành vi đưa ra những thông tin giả. Về , người phạm tội biết đó là thông tin giả nhưng mong muốn người khác tin đó la sự thật. hành vi lừa dối như vậy có thể được thực hiện qua lời nói, việc xuất trình những giấy tờ sai sự thật hoặc qua những việc làm cụ thể (cân, đong, đo, đếm thiếu).

Ở mỗi hình thức như vật người phạm tội có thể có những thủ đoạn thực hiện cụ thể khác nhau. Những thủ đoạn thực hiện cụ thể này không có ý nghĩa về mặt định tội. Đã là hành vi lừa dối thì dù được thực hiện bằng thủ đoạn nào cũng đều có thể là hành vi phạm tội của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Hành vi lừa dối trong tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản được thực hiện là nhằm thực hiện việc chiếm đoạt tài sản. Những hành vi lừa dối nhằm mục đích khác dù mục đích này có tính tư lợi cũng không phải là hành vi phạm tội của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Hành vi chiếm đoạt tài sản trong tội lừa đảo có hai hình thức thể hiện cụ thể:

– Nếu tài sản bị chiếm đoạt đang trong sự chiếm hữu của chủ tài sản thì hình thức thể hiện cụ thể của hành vi chiếm đoạt là hành vi nhận tài sản từ người bị lừa dối. Vì đã tin vào thông tin của người phạm tội nên người bị lừa dối đã giao nhầm tài sản. Khi nhận được tài sản cũng là lúc người phạm tội lừa đảo đã làm chủ được tài sản định chiếm đoạt và người bị lừa dối mất khả năng làm chủ tài sản đó trên thực tế. Tội lừa đảo coi là hoàn thành ở thời điểm này – thời điểm người phạm tội đã chiếm đoạt được tài sản.

– Nếu tài sản bị chiếm đoạt đang ở trong sự chiếm hữu của người phạm tội thì hình thức thể hiện cụ thể của hành vi chiếm đoạt là hành vi giữ lại tài sản đáng lẽ phải giao cho người bị lừa dối. Vì đã tin vào thông tin của người phạm tội nên người bị lừa dối đã nhận nhầm tài sản (nhận thiếu, nhận sai loại tài sản được nhận) hoặc không nhận. Khi người bị lừa dối nhận nhầm hoặc không nhận tài sản cũng là lúc người phạm tội lừa đảo đã làm cho được tài sản bị chiếm đoạt và người bị lừa dối đã mất tài sản đó. Tội phạm coi là hoàn thành từ thời điểm này – thời điểm người phạm tội đã chiếm đoạt được tài sản.

Thông thường hành vi chiếm đoạt tài sản xảy ra kế tiếp ngay sau hành vi lừa dối. Nhưng cũng có trường hợp giữa hau hành vi này có khoảng cách nhất định về thời gian. Ở đây cần chú ý tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản chỉ coi là hoàn thành khi hành vi chiếm đoạt xảy ra.

– Lỗi của người phạm tội là lỗi cố ý trực tiếp.

Người phạm tôi biết mình có hành vi lừa dối và mong muốn hành vi lừa dối đó có kết quả để có thể chiếm đoạt được tài sản.

Theo đó, căn cứ vào những dấu hiệu của “Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản” và những tình tiết bạn đưa ra, những người bị hại có thể thực tố cáo người có hành vi lừa đảo đó tại cơ quan công an nơi người đó đang cư trú. Kèm theo đơn tố cáo là những bằng chứng, chứng cứ chứng minh cho hành vi lừa đảo này.

>> Tham khảo ngay :

Mọi vướng mắc pháp lý trong lĩnh vực hình sự vui lòng trao đổi trực tiếp với đội ngũ để được hỗ trợ trực tiếp. Trân trọng cám ơn!

2. Đơn tố cáo tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản viết như thế nào ?

Xin chào luật sư, tôi xin trình bày vụ việc của mình như sau:

Đơn tố cáo tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản ?

Tôi được biết anh Ân thông qua một người bạn tên Phương, do vậy tôi có đến nhà trọ của anh Ân hai lần. Vào 10 giờ, ngày 27/3/2016, tôi có đến phòng trọ của anh Ân theo lời mời của anh.

Khi tôi đến phòng thì có anh Ân cùng vợ và anh vợ của Ân và hai người bạn khác đang ngồi nhậu. Tôi ngồi xuống uống cùng được một lúc thì anh Ân thấy tôi có đeo một chiếc nhẫn vàng 18k, nên anh Ân khen nhẫn đẹp và có ý hỏi mượn để đeo một lúc. Tôi cũng chấp nhận vì nghĩ có nhiều người thấy và anh Ân còn thốt lên với mọi người đây là nhẫn mượn. Nhậu xong mọi người ra về còn anh Ân, tôi và anh vợ của Ân, nên rủ nhau đi chơi bi-a, lúc này dù tôi có rượu trong người nhưng vẫn tỉnh táo để gợi ý lấy lại chiếc nhẫn, nhưng anh Ân nói: “mầy không tin tao hả, anh em gì mà không tin tao ?”. Thấy vậy, tôi cũng để anh Ân đeo nhẫn vì tôi nghĩ ai cũng có rượu trong người nên không muốn cãi vã, về nhà trọ có mọi người mình lấy lại cũng được. Chơi bi-a xong, anh Ân tiếp tục rủ tôi đi hát karaoke tại một quán trên đường 3/2, phường Hưng Lợi, quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ. Đến 18 giờ cùng ngày, Do chi phí hát karaoke khá lớn nên khi đến lúc thanh toán thì không ai còn đủ tiền để trả nên anh Ân nói: “để tao về nhà lấy tiền, mầy tin tao thì ở lại đây đợi”. Khi đó anh Ân cùng người anh vợ nhanh chóng lên xe về tới nhà, tôi thì ở lại đợi rất lâu và gọi điện thoại cho anh Ân thì không trả lời, anh Ân chỉ bắt máy và giả vờ như không nghe tôi nói gì. Thấy vậy tôi đành bỏ xe cho quán karaoke và gọi điện thoại nhờ người bạn đến và đưa tôi gặp anh Ân. Đến nơi tôi yêu cầu anh Ân đưa tiền để tôi trả chi phí hát karaoke nhưng anh Ân nói không có và nói với tôi chi trả hết sau này sẽ trả lại từ từ. Tôi tiếp tục yêu cầu anh Ân trả chiếc nhẫn vàng lại cho tôi thì anh Ân trả lời đã đưa cho tôi rồi.

Tôi như vừa bị sét đánh trúng, mắt tối sầm lại, vì không ngờ anh Ân lại dối trá trắng trợn như vậy. Lúc này tôi mới nhận ra rằng toàn bộ sự việc đều do anh Ân sắp đặt, đưa tôi đi chơi rồi buộc tôi trả tiền chi phí một cách gian dối và đã có ý chiếm đoạt chiếc nhẫn của tôi từ trước. Vài ngày sau tôi tiếp tục tìm gặp thì anh Ân có chi trả với tôi phí karaoke, và hứa sẽ làm từ từ và mua lại chiếc nhẫn khác đền cho tôi. Thấy vậy, tôi cũng chấp nhận vì nhận thấy vợ anh Ân vừa sinh con nên tôi không muốn gây khó khăn, mặc khác anh Ân cũng đã có lời hứa với tôi. Cho đến những ngày gần đây, tôi khó liên lạc với anh Ân, gọi điện thoại thì không ai trả lời, tôi vượt đường xá xôi đến tận phòng trọ cũng không gặp.

Vậy xin luật sư tư vấn:

1. Theo nội dung sự việc như trên, tôi có thể tiến hành tố cáo tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản được hay không ?

2. Khi xảy ra sự việc thì tôi trình đơn này cho Công An phường nơi đối tượng sinh sống, như vậy đúng hay không ?

Tôi xin chân thành cảm ơn !

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư của Công ty Xin giấy phép. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

1.Theo nội dung sự việc như trên, tôi có thể tiến hành tố cáo tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản được hay không ?

Theo khoản 1 Điều 174 quy định về Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản như sau:

1. Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Đã bị về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;

b) Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ.”

Dấu hiệu kết tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản

+ cần dựa vào giá trị của tài sản, vậy nếu tài sản của bạn từ 2 triệu đồng trở lên thì hành vi của anh Ân có dấu hiệu của tội này.

+ sử dụng thủ đoạn gian dối: Ở đây anh Ân có hành vi nói dối mượn chiếc nhẫn đó và sẽ trả.

Vậy nếu đảm bảo 2 điều kiện trên thì anh Ân hoàn toàn có thế bị kết tôi lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo quy định của pháp luật.

2. Khi xảy ra sự việc thì tôi trình đơn này cho Công An phường nơi đối tượng sinh sống, như vậy đúng hay không ?

Theo điều 145 thì: Mọi tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố phải được tiếp nhận đầy đủ, giải quyết kịp thời. Cơ quan, tổ chức có trách nhiệm tiếp nhận không được từ chối tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố.

+ Cơ quan, tổ chức có trách nhiệm tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố gồm:

a) Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố;

b) Cơ quan, tổ chức khác tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm.

Do vậy, bạn có thể nộp tại nơi đối tượng sinh sống hoặc tại nơi xảy ra hành vi lừa đảo hoặc tại Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, tòa án theo quy định pháp luật.

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: hoặc gửi qua email: để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Xin giấy phép. Rất mong nhận được sự hợp tác!

3. Tư vấn thủ tục làm đơn tố cáo tội danh lừa đảo chiếm đoạt tài sản ?

Kính chào luật sư. Tôi có một việc xin phép nhận được sự tư vấn từ luật sư Tôi có quen một người bạn, tháng 12/2014 có nhờ tôi vay một khoản tiền có giá trị là 35 triệu để lo công việc ( gần như là chạy án).

Mọi giao dịch chuyển tiền vay đều thông qua hình thức chuyển khoản ngân hàng và tin nhắn, không có hợp đồng hay giấy tờ vay mượn. Trong tin nhắn trao đổi thảo luận thì có hẹn 1 tháng sau sẽ trả lại tiền, nhưng đến thời điểm hiện tại 7 tháng trôi qua vẫn chưa thực hiện trả tiền và tôi cũng không thể liên lạc được qua số điện thoại. Trong trường hợp tôi đến nhà nhưng vẫn không tìm được thì tôi có thể làm đơn tố cáo người bạn này về hành vi chiếm đoạt tài sản không? Và nếu làm đơn tố cáo thì tôi cần chuẩn bị những thủ tục thế nào? Và tôi muốn hỏi thêm nếu làm đơn tố cáo thì có liên quan đến việc trước đây của người bạn này và trong đơn tố cáo tôi có cần phải nêu rõ lí do vay tiền không ạ?

Tôi xin cảm ơn!

Tư vấn thủ tục làm đơn tố cáo tội danh lừa đảo chiếm đoạt tài sản ?

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi thắc mắc đến Công ty Xin giấy phép, căn cứ vào những thông tin bạn cung cấp xin được tư vấn cho bạn như sau:

Theo quy định tại Điều 174 thì:

1. Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;

b) Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ;

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

a) Có tổ chức;

b) Có tính chất chuyên nghiệp;

c) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;

d) Tái phạm nguy hiểm;

đ) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;

e) Dùng thủ đoạn xảo quyệt;

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

a) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

b) Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.

4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:

a) Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;

b) Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.

5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Theo quy định trên của pháp luật thì người bạn kia có thể phạm tội theo khoản 1 Điều 174 nói trên.

Theo quy định tại 15 thì bạn có thể gửi đơn tố giác về hành vi phạm tội của người bạn kia đến các cơ quan có thẩm quyền, sau đó, các cơ quan chức năng sẽ có nhiệm vụ điều tra, truy tố, khởi tố vụ án hình sự theo quy định của pháp luật

3. Thẩm quyền giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố:

a) Cơ quan điều tra giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố theo thẩm quyền điều tra của mình;

b) Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm theo thẩm quyền điều tra của mình;

c) Viện kiểm sát giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố trong trường hợp phát hiện Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra có vi phạm pháp luật nghiêm trọng trong hoạt động kiểm tra, xác minh tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố hoặc có dấu hiệu bỏ lọt tội phạm mà Viện kiểm sát đã yêu cầu bằng văn bản nhưng không được khắc phục.

4. Tư vấn về việc xử lý đối với ?

Thưa luật sự, mẹ của em hiện nay là Hiệu Trưởng của một trường tiểu học. Cách đây 3 năm, có 1 giáo viên được phân công về trường giảng dạy, Giáo viên này đã tuyên bố một câu với mẹ em là “tôi sẽ cho chị lên bờ xuống ruộng”. Đến nay, sau 3 năm, giáo viên đó đã chuyển trường. Tuy nhiên, bây giờ liên tục có những đơn tố cáo về phòng Giáo dục và Sở Giáo dục vu khống mẹ em trong thời gian gần đây. Mẹ em và toàn thể giáo viên trong trường đều biết là giáo viên kia vu khống bởi lẽ đơn vu khống không ghi họ tên đầy đủ, nạp danh, lấy những phụ huynh đã chuyển trường, chuyển nơi ở chỗ khác để viết đơn nhằm mục đích muốn cho mẹ em bị kỉ luật và ra khỏi ngành.

Và cách đây 3 năm, thời gian giáo viên đó còn đang giảng dạy, đã có những tin nhắn xúc phạm mẹ em, và thậm chí đòi hăm dọa em (năm đó em học lớp 12 và hiện nay là sinh viên năm 3). Vì là đơn nạp danh nên các thanh tra của Giáo dục đã về điều tra, giáo viên kia đã liên kết với một người khác, không nằm trong trường mà chỉ là một người có chức vụ bên thôn mà có cụm trường của mẹ em (tức là trường mẹ em có 2 cụm trường, 1 là cụm chính, 2 là cụm tại thôn dân tộc), người đó báo cáo với thanh tra một đường, nói với mẹ em một nẻo. Vậy luật sư cho em hỏi giờ mẹ em phải làm gì để chấm dứt chuyện này ạ. Vì chỉ còn 2 năm nữa mẹ em về hưu, nhưng sự việc cứ tiếp tục như vậy mẹ em không thể nào làm việc được. ?

Em xin chân thành cảm ơn!

>> Luật sư tư vấn pháp luật hành chính về soạn đơn nặc danh gọi:

Trả lời:

Theo Điều 25 8:

Điều 25. Tiếp nhận, xử lý thông tin có nội dung tố cáo

1. Khi nhận được thông tin có nội dung tố cáo nhưng không rõ họ tên, địa chỉ của người tố cáo hoặc qua kiểm tra, xác minh không xác định được người tố cáo hoặc người tố cáo sử dụng họ tên của người khác để tố cáo hoặc thông tin có nội dung tố cáo được phản ánh không theo hình thức quy định tại Điều 22 của Luật này thì cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền không xử lý theo quy định của Luật này.

2. Trường hợp thông tin có nội dung tố cáo quy định tại khoản 1 Điều này có nội dung rõ ràng về người có hành vi vi phạm pháp luật, có tài liệu, chứng cứ cụ thể về hành vi vi phạm pháp luật và có cơ sở để thẩm tra, xác minh thì cơ quan, tổ chức, cá nhân tiếp nhận tiến hành việc thanh tra, kiểm tra theo thẩm quyền hoặc chuyển đến cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền để tiến hành việc thanh tra, kiểm tra phục vụ cho công tác quản lý.

Như vậy, các cơ quan nhà nước cần xem xét, xử lý thận trọng đối với những đơn thư không rõ họ tên, địa chỉ, đặc biệt là phải căn cứ vào nội dung đơn và những bằng chứng được người tố cáo đưa ra để quyết định có tiến hành thẩm tra xác minh hay không.

Trong trường hợp của bạn đưa ra mẹ bạn thường xuyên bị gửi đơn tố cáo nặc danh, nhằm vu khống mẹ bạn. Nếu mẹ bạn có chứng cứ rằng người đó đã viết đơn tố cáo hoặc mẹ bạn có chứng cứ rằng người đó đã dùng họ tên của người khác trái phép để tố cáo mẹ bạn thì mẹ bạn có thể viết đơn tố cáo trở lại người đó

Điều 8 khoản 10 thì hành vi tố cáo của người đó vi phạm pháp luật tố cáo cụ thể là :

Điều 8. Những hành vi bị nghiêm cấm trong tố cáo và

10. Cố ý tố cáo sai sự thật; cưỡng ép, lôi kéo, kích động, dụ dỗ, mua chuộc người khác tố cáo sai sự thật; sử dụng họ tên của người khác để tố cáo.

Mẹ của bạn có thể viết đơn tố cáo cộng với các bằng chứng chứng minh đến cơ quan có thẩm quyền là ủy ban nhân dân dân xã, để được UBND xã giải quyết kịp thời.

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: hoặc gửi qua email: để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Xin giấy phép. Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng ./.

Bộ phận tư vấn pháp luật hình sự –

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *