Lập hồ sơ tai nạn lao động có cần biên bản điều tra tai nạn lao động hay không ?

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Hồ sơ tai nạn lao động phải được lập theo một quy trình nhất định để tránh các trường hợp trục lợi tiền từ chế độ bảo hiểm xã hội. Luật sư tư vấn thủ tục, quy trình và các giấy tờ cần thiết để lập hồ sơ hưởng tai nạn lao động đúng quy định của pháp luật:

Mục lục bài viết

1. Lập hồ sơ tai nạn lao động có cần biên bản điều tra tai nạn lao động hay không ?

Kính thưa luật sư! Tôi có sự việc nhờ luật sư tư vấn giúp: Chồng tôi đang trên đường đi làm từ nhà tới công ty, đến giữa đoạn đường do tránh học sinh đi học, đàn bò và ô tô đi ngược chiều đã va quệt phải cột điện và kết quả là chấn thương sọ não, sập vách ngăn mũi. Anh đã nhập viện và được điều trị kịp thời. Lãnh đạo công ty chồng tôi đã lập hồ sơ tai nạn lao động theo pháp luật quy định.

Tuy nhiên do lúc xảy ra tai nạn vết thương quá nặng người nhà vội vã ôm nạn nhân đi bệnh viện nên ko kịp báo cho công an giao thông lập hồ sơ. Sau đó gia đình có trình báo lên các cơ quan công an là có vụ tai nạn. Công an đến khám nghiệm hiện trường nhưng không lập hồ sơ vì gia đình không yêu cầu. Về phía gia đình thì nghĩ là không va chạm với người nào nên thôi không lập hồ sơ ( gia đình không hiểu được là sau này sẽ cần đến) . Chồng tôi đã đi giám định y khoa. kết quả là thương tật 52%. Mọi thủ tục về hồ sơ tai nạn lao động đã cơ bản xong nhưng chỉ thiếu 1 loại hồ sơ đó là Bản sao Biên bản điều tra tai nạn giao thông (do không có hồ sơ ban đầu).

Nhưng công an thị xã đã cấp cho gia đình tôi biên bản điều tra tai nạn giao thông có xác nhận của lãnh đạo công an( dưới dạng như xác nhận có vụ tai nạn xảy ra và có cả người làm chứng) Nhưng khi nộp hồ sơ thì bảo hiểm trả về do Biên bản điều tra tai nạn đó không đúng với mẫu của bộ công an. Gia đình chúng tôi lên trình bày với công an thị xã thì họ nói là do không có hồ sơ ban đầu nên không thể cấp biên bản như mẫu quy định tại thông tư 77/BCA.
Tôi muốn hỏi trường hợp chồng tôi phải làm thế nào để được hưởng ạ?

Tôi chân thành cảm ơn ạ!

Lập hồ sơ tai nạn lao động có cần biên bản điều tra tai nạn lao động hay không ?

:

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư của Công ty Xin giấy phép. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:
Điều 16, Nghị định 39/2016/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật an toàn, vệ sinh lao động;
quy định về hồ sơ vụ tai nạn lao động như sau:

1. Người sử dụng lao động có trách nhiệm lập Hồ sơ vụ tai nạn lao động. Hồ sơ bao gồm bản chính hoặc bản sao các tài liệu sau đây:

a) Biên bản khám nghiệm hiện trường (nếu có);

b) Sơ đồ hiện trường;

c) Ảnh hiện trường, ảnh nạn nhân;

d) Biên bản khám nghiệm tử thi hoặc khám nghiệm thương tích, trừ trường hợp mất tích theo tuyên bố của Tòa án;

đ) Biên bản giám định kỹ thuật, giám định pháp y, kết luận giám định tư pháp (nếu có);

e) Biên bản lấy lời khai của nạn nhân, người biết sự việc hoặc người có liên quan đến vụ tai nạn lao động;

g) Biên bản Điều tra tai nạn lao động;

h) Biên bản cuộc họp công bố biên bản Điều tra tai nạn lao động;

i) Giấy chứng thương của cơ sở y tế được Điều trị (nếu có);

k) Giấy ra viện của cơ sở y tế được Điều trị (nếu có).

Theo đó, trường hợp của chồng bạn đang bị thiếu biên bản điều tra vụ tai tạn lao động nên không thể hoàn thiện hồ sơ để hưởng chế độ tai nạn lao động.Như vậy, có cách nào để chồng bạn được hưởng chế độ mà không cần biên bản điều tra tai nạn lao động?
Khoản 1-Điều 7-Thông tư 04/2015/TT-BLDDTBXH quy định về hồ sơ bồi thường, trợ cấp như sau:

1. Đối với người lao động bị tai nạn lao động thuộc đối tượng được bồi thường, trợ cấp quy định tại Khoản 1 Điều 3, Khoản 1 Điều 4 và Điều 5 Thông tư này, người sử dụng lao động có trách nhiệm lập hồ sơ bồi thường, trợ cấp gồm các tài liệu sau:

a) Biên bản điều tra tai nạn lao động, biên bản cuộc họp công bố biên bản điều tra tai nạn lao động của Đoàn điều tra tai nạn lao động cấp cơ sở, tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương hoặc Đoàn điều tra tai nạn lao động cấp Trung ương;

b) Biên bản giám định y khoa (văn bản xác định mức độ suy giảm khả năng lao động do tai nạn lao động) hoặc biên bản xác định người lao động bị chết của cơ quan pháp y hoặc tuyên bố chết của Tòa án đối với những trường hợp mất tích;

c) Bản sao có giá trị pháp lý biên bản khám nghiệm hiện trường, sơ đồ hiện trường vụ tai nạn giao thông của công an giao thông hoặc giấy xác nhận của công an khu vực hoặc giấy xác nhận của chính quyền địa phương;

d) Quyết định bồi thường, của người sử dụng lao động (theo mẫu tại Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư này).

Như vậy, vì bạn không có biên bản điều tra tai nạn lao động nên chắc chắn không có biên bản khám nghiệm hiện trường. Áp dụng điểm c-Khoản 1-Điều 7-Thông tư 04/2015/TT-BLĐTBXH bạn có thể thay thế bằng giấy xác nhận của công an khu vực hoặc giấy xác nhận của chính quyền địa phương về sự việc chồng bạn bị tai nạn trên đường.

Theo như thông tin bạn cung cấp, sau khi xảy ra tai nạn gia đình có báo với Công an tới hiện trường nhưng không đề nghị họ lập biên bản. Điều này chúng tôi giải thích như sau: gia đình không có nghĩa vụ phải đề nghị họ lập biên bản mà đây là nghĩa vụ của lực lượng công an, khi tới hiện trường một vụ tai nạn họ phải lập biên bản. Cho nên, gia đình bạn cần đề nghị tới cơ quan Công an cung cấp cho biên bản điều tra. Bởi lẽ họ phải lập biên bản ghi nhận lại sự việc, nếu họ trả lời không có thì có nghĩa là họ đã không làm đúng nhiệm vụ được giao và bạn hoàn toàn có quyền khiếu nại.

Vậy, công việc gia đình bạn cần làm để chồng bạn được hưởng chế độ tai nạn lao động như sau:
(i) Đề nghị Ủy ban nhân dân cấp xã, thị trấn hoặc Công an khu vực xác nhận có vụ tai nạn giao thông đã xảy ra mà nạn nhân là chồng bạn;
(ii) Đề nghị tới lãnh đạo Công an Huyện, Thành phố trực thuộc tỉnh cấp biên bản điều tra vụ việc.

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận hoặc gửi qua email để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Xin giấy phép. Rất mong nhận được sự hợp tác! Trân trọng./.

>> Tham khảo thêm:

2. Lập hồ sơ và thủ tục đối với người bị tai nạn lao động ?

Thưa luật sư, Tôi muốn hỏi: Anh C là công nhân của xí nghiệp A, bị tai nạn lao động trong khi đang làm việc. Sau khi điều trị tại bệnh viện, anh C được đưa về nhà điều trị tiếp. Vậy xin hỏi việc lập hồ sơ và thủ tục đối với người bị tai nạn lao động được pháp luật quy định như thế nào?

Cảm ơn luật sư!

Tổng đài luật sư trực tuyến gọi: 0899456055.

Trả lời :

Theo quy định tại mục 1 Phần III ngày 18/4/2003 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội về hướng dẫn việc thực hiện chế độ bồi thường và trợ cấp đối với người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp thì việc lập hồ sơ và thủ tục đối với người bị tai nạn lao động như sau:

Người sử dụng lao động có trách nhiệm lập hồ sơ đối với người bị tai nạn lao động theo quy định sau:

+ Biên bản điều tra tai nạn lao động theo theo quy định hiện hành của pháp luật;

+ Biên bản giám định (văn bản xác định mức độ suy giảm khả năng lao động do tai nạn lao động) của Hội đồng Giám định Y khoa có thẩm quyền;

+ Quyết định bồi thường, trợ cấp của người sử dụng lao động.

Người sử dụng lao động có trách nhiệm lập hồ sơ đối với người bị bệnh nghề nghiệp theo quy định sau:

+ Hồ sơ bệnh nghề nghiệp của người lao động theo quy định hiện hành của pháp luật;

+ Biên bản xác định người lao động bị chết do bệnh nghề nghiệp của cơ quan Pháp y hoặc biên bản giám định xác định mức độ suy giảm khả năng lao động do bệnh nghề nghiệp của Hội đồng giám định Y khoa có thẩm quyền;

+ Quyết định bồi thường của người sử dụng lao động.

– Hồ sơ được lập thành 03 bản:

+ Người sử dụng lao động giữ một bản;

+ Người lao động (hoặc người thân của người lao động bị chết) bị tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp giữ một bản;

+ Một bản gửi Sở Lao động – Thương binh và Xã hội địa phương nơi doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức có trụ sở chính.

Các văn bản liên quan: Thông tư 10/2003/TT-BLĐTBXH Về hướng dẫn việc thực hiện chế độ bồi thường và trợ cấp đối với người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

Trân trọng./.

>> Tham khảo dịch vụ pháp lý:

3. Hồ sơ hưởng ?

Thưa luật sư! Trước tết năm 2016 em bị tai nạn lao động tại nạn tại công ty (do bị dập ngón tay, bị mất nửa đốt ngón giữa) em có cần phải lên công ty làm giấy giám định khả năng lao động không ạ? Bên bảo hiểm em được hưởng quyền lợi gì không ạ?

Em chân thành cảm ơn a.

Hồ sơ hưởng chế độ tai nạn lao động ?

Trả lời:

Căn cứ Điều 43 :

“Điều 43. Điều kiện hưởng chế độ tai nạn lao động

Người lao động được hưởng chế độ tai nạn lao động khi có đủ các điều kiện sau đây:

1. Bị tai nạn thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Tại nơi làm việc và trong giờ làm việc;

b) Ngoài nơi làm việc hoặc ngoài giờ làm việc khi thực hiện công việc theo yêu cầu của người sử dụng lao động;

c) Trên tuyến đường đi và về từ nơi ở đến nơi làm việc trong khoảng thời gian và tuyến đườnghợp lý.

2. Suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên do bị tai nạn quy định tại khoản 1 Điều này.”

Căn cứ Điều 14 :

“Điều 14. Hồ sơ giải quyết hưởng chế độ tai nạn lao động

1. Sổ bảo hiểm xã hội.

2. Văn bản đề nghị giải quyết chế độ tai nạn lao động của người sử dụng lao động (mẫu số 05A-HSB).

3. Biên bản điều tra tai nạn lao động theo quy định.

4. Giấy ra viện (bản chính hoặc bản sao) sau khi đã điều trị thương tật tai nạn lao động ổn định đối với trường hợp điều trị nội trú hoặc giấy tờ khám, điều trị thương tật ban đầu đối với trường hợp điều trị ngoại trú.

5. Biên bản giám định mức suy giảm khả năng lao động của Hội đồng Giám định y khoa.

6. Trường hợp bị tai nạn giao thông được xác định là tai nạn lao động thì có thêm một trong các giấy tờ sau:

6.1. Biên bản khám nghiệm hiện trường, sơ đồ hiện trường vụ tai nạn giao thông (bản sao).

6.2. Biên bản tai nạn giao thông của cơ quan công an hoặc cơ quan điều tra hình sự quân đội (bản sao).”

Tiếp theo, Căn cứ khoản 1 Điều 25 Quyết định 01/QĐ-BHXH:

“Điều 25. Trách nhiệm của người lao động và thân nhân người lao động

1. Đối với người hưởng chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp:

1.1. Người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp lần đầu hoặc giám định tổng hợp: Nộp cho người sử dụng lao động hồ sơ quy định tại các Khoản 4, 6 Điều 14 đối với hưởng chế độ tai nạn lao động hoặc hồ sơ quy định tại Khoản 4 Điều 15 đối với hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp; trường hợp bị tai nạn lao động hoặc mắc bệnh nghề nghiệp lần đầu mà Hội đồng Giám định y khoa trả kết quả giám định cho người lao động thì có thêm biên bản giám định mức suy giảm khả năng lao động; nếu thuộc đối tượng được cấp tiền mua phương tiện trợ giúp sinh hoạt và dụng cụ chỉnh hình thì có thêm hồ sơ quy định tại Khoản 2, 3 Điều 18.

1.2. Người lao động bị thương tật, bệnh tật do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp tái phát: Nộp hồ sơ quy định tại Khoản 2 Điều 16 cho Bảo hiểm xã hội huyện nơi chi trả trợ cấp; trường hợp Hội đồng Giám định y khoa trả kết quả giám định cho người lao động thì có thêm Biên bản giám định mức suy giảm khả năng lao động; nếu thuộc đối tượng được cấp tiền mua phương tiện trợ giúp sinh hoạt và dụng cụ chỉnh hình thì có thêm hồ sơ quy định tại Khoản 2, 3 Điều 18.”

Căn cứ khoản 1 Điều 26 Quyết định 01/QĐ-BHXH:

“Điều 26. Trách nhiệm của người sử dụng lao động

1. Hướng dẫn người lao động hoặc thân nhân người lao động lập hồ sơ; kiểm tra, đối chiếu các yếu tố về nhân thân giữa hồ sơ tham gia bảo hiểm xã hội và giấy khai sinh, chứng minh nhân dân, hộ khẩu… của người lao động để đảm bảo tính thống nhất của hồ sơ trước khi nộp cho cơ quan Bảo hiểm xã hội; giới thiệu người lao động đang đóng bảo hiểm xã hội ra Hội đồng Giám định y khoa để giám định mức suy giảm khả năng lao động làm căn cứ hưởng chế độ hưu trí hoặc trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp do tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp lần đầu (bao gồm cả trường hợp người lao động đã nghỉ việc nhưng trong bị tai nạn lao động hoặc mắc bệnh nghề nghiệp).”

Như vậy, trong trường hợp này thì bạn cần làm giấy giám định khả năng suy giảm lao động.

>> Tham khảo bài viết liên quan:

4. Hồ sơ hưởng chế độ tai nạn lao động gồm những gì?

Thưa luật sư. Hồ sơ đề nghị hưởng chế độ BHXH nghỉ việc 40 ngày do bó bột xương cổ chân bao gồm những gì? Xin cảm ơn!

Hồ sơ hưởng chế độ tai nạn lao động gồm những gì?

Luật sư tư vấn:

Trong trường hợp của bạn, trước hết cần phải xác định việc bạn phải bó bột xương cổ chân là do bệnh lý hay tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp .. Bởi đối với hai trường hợp này thì hồ sơ yêu cầu hưởng khác nhau, cũng như mức hưởng ở 2 trường hợp cũng có những khác nhau.

– Trường hợp 1: Nếu bạn thuộc chế độ ốm đau:

Theo quy định tại Điều 100 thì hồ sơ hưởng chế độ ốm đau bao gồm:

1. Bản chính hoặc bản sao giấy ra viện đối với người lao động hoặc con của người lao động điều trị nội trú. Trường hợp người lao động hoặc con của người lao động điều trị ngoại trú phải có giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội.

2. Trường hợp người lao động hoặc con của người lao động khám bệnh, chữa bệnh ở nước ngoài thì hồ sơ quy định tại khoản 1 Điều này được thay bằng bản dịch tiếng Việt của giấy khám bệnh, chữa bệnh do cơ sở khám bệnh, chữa bệnh ở nước ngoài cấp.

3. Danh sách người lao động nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau do người sử dụng lao động lập.

4. Bộ trưởng Bộ Y tế quy định mẫu, trình tự, thẩm quyền cấp giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội, giấy ra viện và các mẫu giấy quy định tại các điểm c, d và đ khoản 1 Điều 101 của Luật này.

– Trường hợp bạn bị tai nạn lao động:

Theo quy định Điều 104 Hồ sơ hưởng chế độ tai nạn lao động bao gồm:

1. Sổ bảo hiểm xã hội.

2. Biên bản điều tra tai nạn lao động, trường hợp bị tai nạn giao thông được xác định là tai nạn lao động thì phải có thêm biên bản tai nạn giao thông hoặc biên bản khám nghiệm hiện trường và sơ đồ hiện trường vụ tai nạn giao thông.

3. Giấy ra viện sau khi đã điều trị tai nạn lao động.

4. Biên bản giám định mức suy giảm khả năng lao động của Hội đồng giám định y khoa.

5. Văn bản đề nghị giải quyết chế độ tai nạn lao động.

>> Tham khảo bài viết liên quan:

5. Tư vấn lập hồ sơ hưởng chế độ tai nạn lao động

tư vấn thủ tục lập hồ sơ hưởng chế độ tai nạn lao động theo quy định của luật bảo hiểm xã hội, cụ thể:

Tư vấn lập hồ sơ hưởng chế độ tai nạn lao động

Hồ sơ giải quyết hưởng chế độ tai nạn lao động gồm:

a. Sổ bảo hiểm xã hội;

b. Văn bản đề nghị giải quyết chế độ tai nạn lao động của người sử dụng lao động (mẫu số 05A-HSB);

c. Biên bản điều tra tai nạn lao động;

d. Giấy ra viện (bản chính hoặc bản sao) sau khi đã điều trị thương tật tai nạn lao động ổn định đối với trường hợp điều trị nội trú;

e. Biên bản giám định mức suy giảm khả năng lao động của Hội đồng Giám định y khoa;

f. Trường hợp bị tai nạn giao thông được xác định là tai nạn lao động thì ngoài các giấy tờ quy định nờu trờn cũn có thêm bản sao Biên bản tai nạn giao thông(nếu không có Biên bản tai nạn giao thông thì được thay thế bằng Biên bản khám nghiệm hiện trường và Sơ đồ hiện trường vụ tai nạn giao thông);

g. Trường hợp bị tai nạn giao thông trên tuyến đường thường xuyên đi và về từ nơi ở đến nơi làm việc được xác định là tai nạn lao động thì ngoài các giấy tờ quy định nờu trờn cũn có thêm bản sao hộ khẩu thường trú hoặc bản sao giấy .

Trân trọng./.

>> Tham khảo dịch vụ pháp lý:

6. Hồ sơ giám định thương tật do tai nạn lao động để hưởng trợ cấp thì ông K cần chuẩn bị những gì?

Thưa luật sư, Tôi muốn hỏi: Ông K là lái xe của một công ty xây dựng bị tai nạn khi đang vận chuyển vật liệu ra công trường thi công. Vậy trong hồ sơ giám định thương tật do tai nạn lao động để hưởng trợ cấp thì ông K cần chuẩn bị những gì?

Trả lời:

Theo điểm 1.2 mục 1 Phần II , hồ sơ giám định thương tật do tai nạn lao động lần đầu gồm có các giấy tờ sau:

– Biên bản điều tra tai nạn lao động (theo mẫu) quy định tại Thông tư liên tịch số 03/1998/TT-LT/BLĐTBXH-BYT-TLĐLĐVN ngày 26/3/1998 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội – Bộ Y tế – Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam. Trường hợp bị tai nạn giao thông được coi là tai nạn lao động phải có thêm biên bản tai nạn giao thông (bản sao). Nếu nơi xảy ra tai nạn không có điều kiện lập được biên bản thì phải có giấy xác nhận của chính quyền cơ sở, tại nơi xảy ra tai nạn hoặc xác nhận của cơ quan cảnh sát giao thông.

– Giấy chứng nhận bị tổn thương do tai nạn lao động (theo mẫu số 05) do bệnh viện đã cấp cứu điều trị vết thương cấp (Giám đốc hoặc Phó Giám đốc bệnh viện ký tên đóng dấu) theo quy định của Bộ Y tế.

– Giấy ra viện.

Trân trọng./.

>> Tham khảo dịch vụ: ;

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *