Hướng dẫn soạn bản mô tả kiểu dáng công nghiệp và đăng ký kiểu dáng công nghiệp ?

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Bản mô tả kiểu dáng công nghiệp là một trong những tài liệu chính và quan trọng nhất khi tiến hành đăng ký kiểu dáng công nghiệp. Trong bài viết này, xin giấy phép phân tích và hướng dẫn cụ thể về cách thức đăng ký kiểu dáng công nghiệp tại Việt Nam:

Mục lục bài viết

1. Bản mô tả kiểu dáng công nghiệp

Kiểu dáng công nghiệp xin bảo hộ là kiểu dáng của túi đựng dung dịch truyền. Kiểu dáng bao gồm nhiều đặc điểm mới, được thiết kế như sau:

>>

Bản mô tả kiểu dáng công nghiệp

————————————————————–

BẢN MÔ TẢ KIỂU DÁNG CÔNG NGHIỆP

1. Tên sản phẩm mang KDCN: Túi đựng dung dịch truyền

2. Phân loại quốc tế KDCN: 24-02

3. Lĩnh vực sử dụng của sản phẩm mang KDCN: Sản phẩm dùng trong lĩnh vực y tế

4. Kiểu dáng công nghiệp ít khác biệt nhất đã biết: Không có

5. Liệt kê ảnh chụp/bản vẽ KDCN: 5 bộ x 09 hình

Ảnh chụp/bản vẽ kiểu dáng công nghiệp:

Hình 1: Hình vẽ phối cảnh của kiểu dáng công nghiệp

Hình 2: Hình chiếu nhìn từ phía trước của kiểu dáng công nghiệp

Hình 3: Hình chiếu nhìn từ phía sau của kiểu dáng công nghiệp

Hình 4: Hình chiếu nhìn từ trên xuống của kiểu dáng công nghiệp

Hình 5: Hình chiếu nhìn từ dưới lên của kiểu dáng công nghiệp

Hình 6: Hình chiếu nhìn từ bên trái của kiểu dáng công nghiệp

Hình 7: Hình chiếu nhìn từ bên phải của kiểu dáng công nghiệp

Hình 8: Hình chiếu nhìn từ phía trước của kiểu dáng công nghiệp trong trạng thái màng mỏng mặt trước được tháo bỏ

Hình 9: Hình chiếu nhìn từ bên trái của kiểu dáng công nghiệp trong trạng thái màng mỏng mặt trước được tháo bỏ.

6. Bản chất của KDCN

Kiểu dáng công nghiệp xin bảo hộ là kiểu dáng của túi đựng dung dịch truyền. Kiểu dáng bao gồm nhiều đặc điểm mới, được thiết kế như sau:

6.1. Về mặt tổng thể (Hình 1), kiểu dáng có dạng hình chữ nhật vuốt thon các góc với các phần thân trên, thân dưới và chân túi. Thân trên và thân dưới của túi có các lớp màng được gắn lên hai mặt trước và mặt sau.

6.2. Mặt trước của Túi đựng dung dịch truyền (Hình 2) có dạng hình chữ nhật vuốt thon ở các góc và gồm các phần thân trên, thân dưới và chân đế.

Thân trên của kiểu dáng công nghiệp bao gồm một khung ngoài hình chữ nhật với hai góc trên được vuốt thon. Đỉnh khung ngoài của thân trên có một lỗ tròn nằm ở giữa dùng để treo túi đựng dung dịch khi cần. Trong khung gắn một lớp màng hình chữ nhật. Tỉ lệ giữa chiều ngang và chiều dọc của lớp màng này là 9:10.

Thân dưới của kiểu dáng công nghiệp có dạng hình chữ nhật được cách điệu bao gồm phần khung và phần màng bên trong khung. Phần khung có dạng hình chữ nhật với cạnh dưới lớn hơn ba cạnh còn lại và uốn cong ra phía trước. Bên trong khung là lớp màng dát nhôm hình chữ nhật có thể tháo ra được (Hình 8).

Phía dưới phần thân dưới là phần chân túi bao gồm một khung hình thang nằm ngược với hai góc dưới được vuốt thon. Hai bên cạnh dưới của khung hình thang này là hai lỗ nhỏ, hình mắt cáo nằm đối xứng nhau qua chân túi. Phần khung hình thang này được làm lồi tương đối so với bề mặt của khung hình chữ nhật nêu trên (Hình 6 và 7). Chân kiểu dáng công nghiệp dạng hình khối trụ tròn, được tạo từ ba ống tròn nhỏ được xếp lên nhau, với kích thước tăng dần về phía dưới. Các ống tròn được nối với nhau bằng khớp tròn, dẹt, xen giữa. Đầu cuối của chân túi gắn khung hình elip với bề mặt được làm phẳng.

6.3. Mặt sau của kiểu dáng công nghiệp (Hình 3) được thiết kế tương tự như mặt trước. Điểm khác biệt cơ bản là ở mặt sau, cạnh dưới của khung thân dưới không uốn cong và nhỏ hơn ba cạnh còn lại. Do đó, khung hình thang ngược của phần chân đế được kéo dài lên trên. Trong khung thân dưới là lớp màng dát nhôm hình vuông lồi một cách tương đối so với khung ngoài đồng dạng của nó (Hình 6 và Hình 7) và có thể được tháo rời ra khỏi khung.

6.4. Mặt trên của kiểu dáng công nghiệp (Hình 4) có dạng hình bầu dục được cấu tạo bởi hai tấm màng mỏng nhô lên được gắn ở hai mặt kiểu dáng. Hơn một nửa của hình bầu dục nằm cân đối theo chiều ngang trên một hình chữ nhật. Phần lộ ra của hình chữ nhật là phần màng uốn cong ra ngoài ở hai khung thân dưới của các mặt trước và mặt sau.

6.5 Mặt dưới của kiểu dáng công nghiệp (Hình 5) bao gồm một phần hình chữ nhật thể hiện phần màng uốn cong ra ngoài của khung thân dưới mặt trước. Nằm trên phần hình chữ nhật là phần hình bầu dục thể hiện phần khung hình thang ngược của chân đế. Nằm trên phần hình bầu dục là phần hình dạng chữ nhật uốn cung hai đầu hai bên thể hiện khung hình elip có bề mặt được làm phẳng.

6.6 Mặt trái của kiểu dáng công nghiệp (Hình 6). Thân trên của kiểu dáng công nghiệp được làm nổi bật bởi phần nhô lên trên của khung ngoài, có hình dạng như ba đường thẳng liền kề chạy xuyên suốt từ cuối thân trên lên đến đỉnh. Bề mặt hai bên của thân trên được làm lồi lên bởi hai lớp màng gắn ở mặt trước và mặt sau của kiểu dáng công nghiệp. Thân dưới của kiểu dáng công nghiệp có độ dày và độ lồi chỉ khoảng bằng một phần hai so với phần thân trên. Nằm giữa hai tấm màng mỏng là bốn đường thẳng ghép nối chạy xuyên suốt từ cuối lên đến đỉnh của thân dưới. Phía dưới, bề mặt của khung hình thang như được thể hiện ở Hình 2 và Hình 3 có độ lồi lên gần tương đương với độ lồi của thân trên kiểu dáng công nghiệp có dạng hình đầu đạn. Bên trái của phần hình đầu đạn là một đường mảnh uốn cung nối từ phần thân dưới của kiểu dáng công nghiệp thể hiện phần cạnh dưới uốn cong ra ngoài của khung thân dưới. Chân kiểu dáng công nghiệp có dạng các hình khối chữ nhật và hình que xếp chồng lên nhau.

6.7. Mặt phải của kiểu dáng công nghiệp (Hình 7) có hình dạng tương tự mặt trái. Điểm khác biệt cơ bản là đường mảnh uốn cung nằm ở bên phải phần hình đầu đạn.

7. Yêu cầu bảo hộ

Xin yêu cầu bảo hộ tổng thể kiểu dáng công nghiệp túi đựng dung dịch truyền như được thể hiện trong các điểm từ 6.1. đến 6.7.

Liên hệ sử dụng dịch vụ đăng ký bảo hộ tại Việt Nam.

Quý khách hàng có nhu cầu sử dụng dịch vụ vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi: CÔNG TY LUẬT TNHH MINH KHUÊ

Điện thoại yêu cầu dịch vụ luật sư tư vấn luật Sở hữu trí tuệ, gọi:

Gửi thư tư vấn hoặc yêu cầu dịch vụ qua Email:

Rất mong nhận được sự hợp tác cùng Quý khách hàng! Trân trọng./.

2. Khái niệm và điều kiện bảo hộ kiểu dáng công nghiệp

1. Kiểu dáng công nghiệp là gì ?

Kiểu dáng công nghiệp là hình dáng bên ngoài của sản phẩm, được thể hiện bằng đường nét, hình khối, màu sắc hoặc sự kết hợp những yếu tố này.

Sản phẩm mang kiểu dáng công nghiệp được hiểu là đồ vật, dụng cụ, thiết bị, phương tiện… thuộc mọi lĩnh vực, có kết cấu và chức năng nhất định, được sản xuất và lưu thông độc lập.

2. Điều kiện bảo hộ kiểu dáng công nghiệp ?

Kiểu dáng công nghiệp chỉ được bảo hộ nếu đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau đây:

Có tính mới trên phạm vi thế giới, nghĩa là chưa từng được bộc lộ công khai ở bất kỳ nơi nào trên thế giới, dưới hình thức công bố hoặc sử dụng.

Có tính sáng tạo, nghĩa là kiểu dáng công nghiệp đó không thể được tạo ra một cách dễ dàng đối với người có hiểu biết trung bình về lĩnh vực tương ứng.

Có khả năng áp dụng công nghiệp, nghĩa là có khả năng dùng làm mẫu để chế tạo lặp đi lặp lại hàng loạt sản phẩm có kiểu dáng giống hệt bằng phương pháp công nghiệp hoặc thủ công nghiệp.

3. Các đối tượng không được bảo hộ với danh nghĩa kiểu dáng công nghiệp:

– Hình dáng bên ngoài của sản phẩm được tạo ra một cách dễ dàng đối với người có trình độ trung bình thuộc lĩnh vực tương ứng, Ví dụ:

– Hình dáng bên ngoài do đặc tính kỹ thuật của sản phẩm bắt buộc phải có hoặc chỉ mang đặc tính kỹ thuật.

– Hình dáng bên ngoài của sản phẩm không nhìn thấy được trong quá trình sử dụng.

– Hình dáng bên ngoài chỉ có giá trị thẩm mỹ (không dùng làm mẫu để chế tạo sản phẩm công nghiệp hoặc thủ công nghiệp).

– Hình dáng bên ngoài của công trình xây dựng dân dụng hoặc công nghiệp.

– Các đối tượng trái với lợi ích xã hội, trật tự công cộng, nguyên tắc nhân đạo.

Trân trọng./.

3. Các đặc điểm cơ bản của kiểu dáng công nghiệp ?

Kiểu dáng công nghiệp là một trong các đối tượng được bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp. Một kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ khi đáp ứng các điều kiện về tính mới, tính sáng tạo và khả năng áp dụng của nó. Để xác định tính mới của kiểu dáng công nghiệp người ta căn cứ vào sự khác biệt giữa kiểu dáng công nghiệp này với kiểu dáng công nghiệp khác. Đặc điểm tạo dáng cơ bản và không cơ bản là yếu tố để xác định sự khác biệt đáng kể giữa các kiểu dáng công nghiệp với nhau.

Tư vấn đăng ký nhãn hiệu sán phẩm, hàng hóa

Căn cứ Khoản 7 Điều 33 về hướng dẫn thi hành ngày 22/9/2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp, đặc điểm của kiểu dáng công nghiệp được thể hiện ở đặc điểm tạo đặc điểm tạo dáng cơ bản và không cơ bản của kiểu dáng công nghiệp. Cụ thể:

“7. Đặc điểm tạo dáng của kiểu dáng công nghiệp

a) Đặc điểm tạo dáng của một kiểu dáng công nghiệp là yếu tố thể hiện dưới dạng đường nét, hình khối, màu sắc, tương quan vị trí hoặc tương quan kích thước để khi kết hợp với các đặc điểm (dấu hiệu) khác tạo thành một tập hợp cần và đủ để tạo thành kiểu dáng công nghiệp đó.

b) Các yếu tố sau đây không được coi là đặc điểm tạo dáng của kiểu dáng công nghiệp:

(i) Hình khối, đường nét được quyết định bởi chính chức năng kỹ thuật của sản phẩm (ví dụ: hình dạng dẹt, phẳng của đĩa ghi dữ liệu được quyết định bởi chuyển động tương đối giữa đĩa và đầu đọc…);

(ii) Yếu tố mà sự có mặt của nó trong tập hợp các dấu hiệu không đủ gây ấn tượng thẩm mỹ (ấn tượng về hình dáng của sản phẩm không thay đổi khi có mặt và khi không có mặt yếu tố đó; ví dụ: sự thay đổi một hình khối, đường nét quen thuộc nhưng sự thay đổi đó không đủ để nhận biết, do đó hình khối, đường nét đã thay đổi vẫn chỉ được nhận biết là hình khối, đường nét cũ);

(iii) Vật liệu dùng để chế tạo sản phẩm;

(iv) Các dấu hiệu được gắn, dán… lên sản phẩm chỉ để thực hiện chức năng thông tin, hướng dẫn về nguồn gốc, đặc điểm, cấu tạo, công dụng, cách sử dụng… sản phẩm đó; ví dụ: các từ ngữ trên nhãn hàng hoá;

(v) Kích cỡ của sản phẩm, trừ trường hợp thay đổi kích cỡ trang trí của mẫu vải và vật liệu tương tự.

c) Đặc điểm tạo dáng cơ bản và đặc điểm tạo dáng không cơ bản

Đặc điểm tạo dáng cơ bản là đặc điểm tạo dáng dễ dàng nhận biết/ghi nhớ, cần và đủ để xác định kiểu dáng công nghiệp và phân biệt kiểu dáng công nghiệp với kiểu dáng công nghiệp khác dùng cho sản phẩm cùng loại.

Đặc điểm tạo dáng không đáp ứng điều kiện trên gọi là “đặc điểm tạo dáng không cơ bản”.”

Như vậy, hai kiểu dáng công nghiệp chỉ được coi là “có sự khác biệt đáng kể” khi chúng khác nhau về đặc điểm tạo dáng cơ bản. Ngược lại nếu chỉ khác nhau về đặc điểm tạo dáng không cơ bản thì không được coi là “có sự khác biệt đáng kể”. Hiểu một cách đơn giản, đặc điểm tạo dáng cơ bản thể hiện đặc trưng của sản phẩm mang kiểu dáng công nghiệp.

Việc xác định đâu là đặc điểm tạo dáng cơ bản và không cơ bản có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc xem xét các điều kiện được bảo hộ của kiểu dáng công nghiệp.

Mọi vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận luật sư trực tuyến, gọi số: để được giải đáp.

Rất mong nhận được sự hợp tác! Trân trọng./.

4. Quá trình xét nghiệm đơn Kiểu dáng công nghiệp

– Xét nghiệm hình thức

+ Đơn yêu cầu cấp Văn bằng bảo hộ đối với Kiểu dáng công nghiệp phải được xét nghiệm hình thức nhằm xác định xem đơn có đáp ứng các yêu cầu của đơn hợp lệ hay không.

Nếu đơn đáp ứng các yêu cầu của đơn hợp lệ, thì Cục Sở hữu trí tuệ xác nhận ngày nộp đơn hợp lệ, số đơn hợp lệ, ngày ưu tiên của đơn và thông báo cho người nộp đơn quyết định chấp nhận đơn.

+ Các yêu cầu của đơn hợp lệ gồm có: Các yêu cầu chung, các yêu cầu cụ thể về hình thức và yêu cầu về tính thống nhất của đơn sở hữu công nghiệp.

+ Thời hạn xét nghiệm hình thức là 01 tháng kể từ ngày đơn đến Cục Sở hữu Trí tuệ.

– Công bố đơn

+ Các đơn nhãn hiệu hàng hoá đã được công nhận là đơn hợp lệ đều được Cục Sở hữu trí tuệ công bố trên Công báo Sở hữu công nghiệp. Công báo này được ấn hành hàng tháng. Bất cứ ai có nhu cầu đều có thể yêu cầu Cục Sở hữu trí tuệ cung cấp bản in Công báo và phải trả tiền mua Công báo.

– Xét nghiệm nội dung

+ Việc xét nghiệm nội dung được tiến hành khi đơn đã được chấp nhận là đơn hợp lệ và người nộp đơn đã nộp lệ phí xét nghiệm nội dung theo quy định. Thời hạn xét nghiệm nội dung đơn Kiểu dáng công nghiệp là 09 tháng tính từ ngày thông báo chấp nhận đơn hợp lệ.

+ Mục đích của việc xét nghiệm nội dung đơn yêu cầu cấp văn bằng bảo hộ là để xác định đối tượng nêu trong đơn có đáp ứng các tiêu chuẩn bảo hộ mà luật pháp quy định hay không.

– Cấp Bằng độc quyền Kiểu dáng công nghiệp và Đăng bạ

+ Căn cứ vào kết quả xét nghiệm nội dung, nếu đối tượng nêu trong đơn đáp ứng các tiêu chuẩn bảo hộ, thì Cục Sở hữu trí tuệ thông báo cho Người nộp đơn kết quả xét nghiệm và yêu cầu nộp lệ phí đăng bạ, lệ phí cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hàng hoá, lệ phí công bố Văn bằng bảo hộ .

+ Nếu Người nộp đơn nộp các lệ phí nêu trên, thì Cục Sở hữu trí tuệ tiến hành các thủ tục cấp Văn bằng bảo hộ cho Người nộp đơn, đăng bạ và công bố Văn bằng bảo hộ. Nếu Người nộp đơn không nộp lệ phí theo yêu cầu, thì đơn coi như bị rút bỏ.

Mọi vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại, gọi ngay số: để được giải đáp.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật Sở hữu Trí tuệ – Công ty Xin giấy phép

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *