Làm nghề lái xe taxi cho các hãng kinh doanh vận tải thì đóng bảo hiểm xã hội như thế nào ?

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Thưa luật sư, em muốn hỏi: Chồng em hiện đang làm nghề lái xe taxi, vừa qua công ty có yêu cầu phải đóng bảo hiểm xã hội, chồng em có ký hợp đồng lao động với công ty nhưng lại không được hỗ trợ mà phải tự đóng hoàn toàn số tiền theo yêu cầu của công ty là 1.079.000d/ 1 tháng.

Theo em được biết là luật đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc thì người lao động phải được hỗ trợ từ doanh nghiệp 18% còn người lao động đóng 8%. Khi có thắc mắc đến công ty thì được trả lời là hiện tại công ty chưa có hỗ trợ cho lái xe nếu đóng chậm còn bị phạt lãi.

Vậy thì vấn đề này có đúng với quy định của luật bảo hiểm xã hội không, hiện chồng em mới đóng được một tháng nếu không muốn đóng nữa có lấy lại được tiền không? 

Mong luật sư giải đáp giúp em, em xin chân thành cảm ơn!

Người gửi: L.Đ

Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục hỏi đáp luật lao động của Công ty Xin giấy phép.

Làm nghề lái xe taxi cho các hãng kinh doanh vận tải thì đóng bảo hiểm xã hội như thế nào ?

 

Trả lời:

Chào bạn! cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới chuyên mục hỏi đáp của công ty chúng tôi, với câu hỏi của bạn chúng tôi xin tư vấn như sau:

1. Căn cứ pháp lý:

 (văn bản mới: )

2. Nội dung tư vấn:

Căn cứ vào quy định tại điều 2 luật bảo hiểm xã hội 2006 thì một trong các đối tượng phải nộp bảo hiểm xã hội bắt buộc là người lao động là công dân Việt Nam trong các trường hợp sau:

“a) Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ ba tháng trở lên;

b) Cán bộ, công chức, viên chức;

c) Công nhân quốc phòng, công nhân công an;

d) Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân đội nhân dân, công an nhân dân;

đ) Hạ sĩ quan, binh sĩ quân đội nhân dân và hạ sĩ quan, chiến sĩ công an nhân dân phục vụ có thời hạn;

e) Người làm việc có thời hạn ở nước ngoài mà trước đó đã đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc.”

Theo thông tin bạn cung cấp thì chồng bạn đang lái taxi cho một công ty và có ký hợp đồng lao động với công ty tuy nhiên lại không nói rõ hợp đồng đó là hợp đồng có thời hạn bao lâu.

Nếu hợp đồng được ký kết là hợp đồng hợp đồng có thời hạn dưới 3 tháng thì chồng bạn không phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc.

Nếu hợp đồng được ký kết là lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên thì người lao động phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc theo phương thức và mức đóng quy định tại khoản 1, điều 91, luật bảo hiểm xã hội như sau:

“Điều 91. Mức đóng và phương thức đóng của người lao động

1. Hằng tháng, người lao động quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều 2 của Luật này đóng bằng 5% mức tiền lương, tiền công vào quỹ hưu trí và ; từ năm 2010 trở đi, cứ hai năm một lần đóng thêm 1% cho đến khi đạt mức đóng là 8%.”

Còn công ty sẽ phải đóng bảo hiểm cho chồng bạn theo mức đóng và phương thức quy định tại khoản 1, điều 92:

“Điều 92. Mức đóng và phương thức đóng của người sử dụng lao động

1. Hằng tháng, người sử dụng lao động đóng trên quỹ tiền lương, tiền công đóng bảo hiểm xã hội của người lao động quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều 2 của Luật này như sau:

a) 3% vào quỹ ốm đau và thai sản; trong đó người sử dụng lao động giữ lại 2% để trả kịp thời cho người lao động đủ điều kiện hưởng chế độ quy định tại Mục 1 và Mục 2 Chương III của Luật này và thực hiện quyết toán hằng quý với tổ chức bảo hiểm xã hội;

b) 1% vào quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;

c) 11% vào quỹ hưu trí và tử tuất; từ năm 2010 trở đi, cứ hai năm một lần đóng thêm 1% cho đến khi đạt mức đóng là 14%.”

Trường hợp công ty bắt chồng bạn đóng toàn bộ bảo hiểm là trái với quy định của luật bảo hiểm xã hội. Do đó, bạn có thể khiếu nại đến người yêu cầu chồng bạn đóng toàn bộ bảo hiểm, nếu không được thì khiếu nại lên cơ quan cấp trên để được giải quyết. Số tiền bạn đã đóng bảo hiểm bắt buộc thì không thể lấy lại bạn chỉ có thể yêu cầu công ty hoàn trả cho bạn phần mà đáng lẽ công ty phải đóng cho chồng bạn.

Trên đây là phần tư vấn của chúng tôi về vấn đề của bạn. Cảm ơn bạn đã tin tưởng chúng tôi!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật lao động –  

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *