Ký hợp đồng thuê khoán nhân công thì có phả tham gia bảo hiểm xã hội cho cá nhân đó không?

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Kính chào xin giấy phép! Tôi có một câu hỏi rất mong được công ty giải đáp: Hiện tại, công ty tôi có sử dụng một số lượng người lao động. Tuy nhiên, để giảm bớt chi phí đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động cũng như xuất phát từ nhu cầu không muốn tham gia BHXH của họ.

Hiện tại, chúng tôi muốn sử dụng hình thức hợp đồng khoán việc đối vớ nhóm lao động làm việc theo thời vụ và không đóng BHXH cho họ. Vậy chúng tôi làm vậy có đúng quy định của pháp luật lao động hay không? Liệu có rủi ro pháp lý nào với loại hợp đồng này? Trân trọng cảm ơn!

Luật Sư trả lời:

Cảm ơn quý khách đã tin tưởng và gửi câu hỏi yêu cầu tư vấn đến công ty Xin giấy phép. Sau khi nghiên cứu trường hợp cụ thể của khách hàng, Xin giấy phép giải đáp trường hợp cụ thể này như sau:

1. Cơ sở pháp lý

2. Nội dung tư vấn

Theo quy định tại Điều 2 Luât Bảo hiểm xã hội 2014:

“Điều 2. Đối tượng áp dụng

1. Người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bao gồm:

a) Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;

b) Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng;…”

Căn cứ theo quy định trên, thì người lao động làm việc thời vụ có thời gian từ đủ 1 tháng trở lên, có ký hợp đồng lao động là phải tham gia bảo hiểm xã hội.

Tuy nhiên, đối với khái niệm “hợp đồng thuê khoán” hay “khoán việc” thì lại không được quy định cụ thể theo quy định pháp luật. Về mặt nguyên tắc, tất cả các lọai hợp đồng đều được soạn thảo theo quy định của pháp luật dân sự. Bộ Luật Lao động 2012 lại không có khái niệm về loại hợp này và chỉ có quy định về hình thức trả lương khoán theo hợp đồng lao động. 

Do đó, về mặt hình thức, hợp đồng thuê khoán hay hợp đồng khoán việc không đáp ứng tiêu chuẩn của một hợp đồng lao động mà chỉ là một loại hợp đồng dân sự. Theo đó, cá nhân ký hợp đồng này với công ty cũng không phải tham gia bảo hiểm xã hội.

Đương nhiên, đó là quan điểm từ phía doanh nghiệp. Và nếu doanh nghiệp lạm dụng hình thức hợp đồng này sẽ tiềm ẩn nhiều rủi ro. Nếu do đặc thù ngành nghề mà doanh nghiệp, ví dụ như hoạt động xây dựng, công việc phụ thuộc vào từng công trình thì việc sử dụng hợp đồng thuê khoán với nhân công ngoài hoàn toàn bình thường và được khuyến khích thì với những doanh nghiệp có tính chất công việc cần sự ổn định thì việc sử dụng hợp đồng thuê khoán với nhóm lao động này có thể được xem như là một hành vi trốn đóng bảo hiểm.

Điều này được xét đến từ bản chất của loại hợp đồng thuê khoán đã ký, dù có thể mang tên gọi khác nhưng bản chất vẫn là một hợp đồng lao động thì doanh nghiệp vẫn phải thực hiện nghĩa vụ đóng bảo hiểm xã hội bình thường. Đối với doanh nghiệp cố tình trốn đóng BHXH cho người lao động thì có thể bị xử phạt theo quy định tại Điều 26 Nghị định 95/2013/NĐ-CP, sửa đổi, bổ sung tại Nghị định 88/2015/NĐ-CP:

1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người lao động có hành vi thỏa thuận với người sử dụng lao động không tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp hoặc tham gia không đúng mức quy định.

2. Phạt tiền với mức từ 12% đến 15% tổng số tiền phải đóng bảo hiểm bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp tạ thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính nhưng tối đa không quá 75.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:

b. Đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp không đủ số người thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp;…”

Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ , gọi số:     để được giải đáp.

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật Lao động –

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *