Không tham gia bảo hiểm nữa có mất khoản phí nào không ?

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Thưa luật sư, Ngày 19/6/2015, tôi có tham gia đóng BHXH Prudential. Tôi tham gia sản phẩm Phú An Lộc và đã đóng tiền lần 1, nhưng chưa ký hợp đồng và chưa tham gia khám sức khoẻ. Nay tôi không tham gia nữa thì có thể lấy lại được không, có mất khoản phí nào không? Người gửi: L.V.

Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục  của xin giấy phép.

Không tham gia bảo hiểm nữa có mất khoản phí nào không ?

 

 

Trả lời:

Chào bạn cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi cho Công ty chúng tôi.  Vấn đề của bạn chúng tôi xin được tư vấn như sau:

1. Căn cứ pháp lý:

2. Nội dung trả lời:

Theo thông tin bạn cung cấp cho chúng tôi thì giữa bạn và Công ty bảo hiểm chưa hề có hợp đồng bảo hiểm. Căn cứ vào Điều 14 Luật Kinh doanh bảo hiểm và Điều 570 Bộ luật Dân sự có quy định:

Điều 14. Hình thức hợp đồng bảo hiểm.

Hợp đồng bảo hiểm phải được lập thành văn bản.

Bằng chứng giao kết hợp đồng bảo hiểm là giấy chứng nhận bảo hiểm, đơn bảo hiểm, điện báo, telex, fax và các hình thức khác do pháp luật quy định.

Điều 570. Hình thức hợp đồng bảo hiểm

Hợp đồng bảo hiểm phải được lập thành văn bản. Giấy yêu cầu bảo hiểm có chữ ký của bên mua bảo hiểm là bộ phận không tách rời của hợp đồng bảo hiểm. Giấy chứng nhận bảo hiểm hoặc đơn bảo hiểm là bằng chứng của việc giao kết hợp đồng bảo hiểm.

Như vậy khi bạn thực hiện giao dịch dân sự liên quan đến bảo hiểm thì yêu cầu mà pháp luật đặt ra là bạn và chủ thể phía bên kí phải có sự thảo thuận với nhau và bắt buộc phải có hợp đồng bằng văn bản. Tuy nhiên trường hợp của bạn thì chưa có hợp đồng nhưng bạn đã thực hiện việc đóng tiền bảo hiểm lần 1, căn cứ vào Điều 122 Bộ luật Dân sự có quy định như sau:

Điều 122. Điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự

1. Giao dịch dân sự có hiệu lực khi có đủ các điều kiện sau đây:

a) Người tham gia giao dịch có năng lực hành vi dân sự;

b) Mục đích và nội dung của giao dịch không vi phạm điều cấm của pháp luật, không trái đạo đức xã hội;

c) Người tham gia giao dịch hoàn toàn tự nguyện.

2. Hình thức giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch trong trường hợp pháp luật có quy định.

Điều 134. Giao dịch dân sự vô hiệu do không tuân thủ quy định về hình thức

Trong trường hợp pháp luật quy định hình thức giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch mà các bên không tuân theo thì theo yêu cầu của một hoặc các bên, Toà án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác quyết định buộc các bên thực hiện quy định về hình thức của giao dịch trong một thời hạn; quá thời hạn đó mà không thực hiện thì giao dịch vô hiệu.

Tại Khoản 2 Điều 122 ( như trên) có quy định về hình thức của giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch đó, như vậy thì rõ ràng là bạn chưa đáp ứng được điều kiện có hiệu lực của giao dịch về bảo hiểm này. Khi đó mọi giao dịch đã phát sinh đều trở nên vô hiệu, các bên sẽ hoàn trả cho nhau những gì đã nhận_nghĩa là bạn có quyền được nhận lại khoản tiền mình đã nộp cho Công ty bảo hiểm đó.

Trên đây là ý kiến tư vấn của Công ty chúng tôi, hy vọng chúng tôi đã giải đáp được vấn đề của bạn. Cảm ơn bạn tin tưởng sử dụng dịch vụ của Công ty chúng tôi.

Trân trọng ./.

Bộ phận tư vấn luật bảo hiểm xã hội –  

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *