Khi nghỉ thai sản, giáo viên được hưởng những chế độ nào ?

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Giáo viên là một nghề cao quý dưới góc nhìn của toàn xã hội. Vậy, khi giáo viên nghỉ sinh con (nghỉ hưởng chế độ thai sản) có những ưu đãi nào đối với người làm trong lĩnh vực giáo dục này hay không ? Luật sư tư vấn và giải đáp một số câu hỏi pháp lý liên quan:

Mục lục bài viết

1. Khi , giáo viên được hưởng những chế độ nào ?

Chào luật sư. Luật sư cho em hỏi: em nghỉ thai sản từ ngày 1/9/2017 đến tháng 1/3/2018. Vậy tiền lương của em là bao nhiêu? Em là giáo viên tiểu học đang hưởng lương bậc 2. Và em sinh mổ thì có được hưởng tiền của bảo hiểm tai nạn không?. Xin cảm ơn sự tư vấn của Luật sư

Khi nghỉ thai sản, giáo viên được hưởng những chế độ nào ?

Luật sư tư vấn chế độ nghỉ thai sản đối với giáo viên, gọi số:

Luật sư trả lời:

Theo quy định tại điều 157 của quy định về chế độ nghỉ thai sản đối với lao động nữ như sau:

1. Lao động nữ được nghỉ trước và sau khi sinh con là 06 tháng…

Thời gian nghỉ trước khi sinh tối đa không quá 02 tháng.

2. Trong thời gian nghỉ thai sản, lao động nữ theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.

Tại quy định như sau:

1. Điều kiện hưởng chế độ thai sản (Điều 31)

1. Người lao động khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Lao động nữ mang thai;

b) Lao động nữ sinh con;

2. Người lao động quy định tại các điểm b, c và d khoản 1 Điều này phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.

Đối với trường hợp của chị, thấy rằng nếu trong thời gian công tác tại đơn vị chị đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong vòng 12 tháng trước khi sinh con ( ví dụ: Chị sinh vào tháng 11/2017 thì trong khoảng thời gian từ tháng 11/2016 đến 10/2017 mà chị đã đóng bảo hiểm xã hội nhiều từ đủ 06 tháng trở lên) thì chị đủ điều kiện được hưởng chế độ khi sinh con theo quy định của pháp luật.

2. Thời gian được hưởng chế độ khi sinh con ( khoản 1_Điều 34)

1. Lao động nữ sinh con được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản trước và sau khi sinh con là 06 tháng. Trường hợp lao động nữ sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ hai trở đi, cứ mỗi con, người mẹ được nghỉ thêm 01 tháng.

Thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản trước khi sinh tối đa không quá 02 tháng.

Theo đó thấy rằng thời gian nghỉ khi sinh con của chị là 06 tháng đã được đảm bảo theo quy định của pháp luật.

3. Trợ cấp một lần khi sinh con ( Điều 38)

Lao động nữ sinh con thì được trợ cấp một lần cho mỗi con bằng 02 lần mức lương cơ sở tại tháng lao động nữ sinh con.

Trường hợp sinh con nhưng chỉ có cha tham gia bảo hiểm xã hội thì cha được trợ cấp một lần bằng 02 lần mức lương cơ sở tại tháng sinh con cho mỗi con.

4. Mức hưởng chế độ thai sản ( Điều 39)

1. Người lao động hưởng chế độ thai sản theo quy định tại các Điều 32, 33, 34, 35, 36 và 37 của Luật này thì mức hưởng chế độ thai sản được tính như sau:

a) Mức hưởng một tháng bằng 100% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 06 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản;…

hướng dẫn chi tiết Mức hưởng chế độ thai sản được thực hiện theo quy định tại khoản 1_ điều 39 Luật bảo hiểm xã hội cụ thể như sau:

a) Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội làm cơ sở tính hưởng chế độ thai sản là mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 6 tháng liền kề gần nhất trước khi nghỉ việc. Nếu thời gian đóng bảo hiểm xã hội không liên tục thì được cộng dồn.

Ví dụ 16: Chị C sinh con vào ngày 16/3/2016, có quá trình đóng bảo hiểm xã hội như sau:

– Từ tháng 10/2015 đến tháng 01/2016 (4 tháng) đóng bảo hiểm xã hội với mức lương 5.000.000 đồng/tháng;

– Từ tháng 02/2016 đến tháng 3/2016 (2 tháng) đóng bảo hiểm xã hội với mức lương 6.500.000 đồng/tháng.

Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 6 tháng liền kề trước khi nghỉ việc của chị C được tính như sau:

Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 6 tháng liền kề trước khi nghỉ việc

=

(5.000.000 x 4) + (6.500.000 x 2)

6

=

5.500.000 (đồng/tháng)

Ngoài ra, còn được hưởng chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản ( quy định tại điều 41_ Luật bảo hiểm xã hội). Số ngày nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe quy định tại khoản 1 Điều này do người sử dụng lao động và Ban Chấp hành công đoàn cơ sở quyết định, trường hợp đơn vị sử dụng lao động chưa thành lập công đoàn cơ sở thì do người sử dụng lao động quyết định. Đối với trường hợp của chị là sinh con phải phẫu thuật thì chị được nghỉ tối đa 7 ngày.

Mức hưởng chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản mỗi ngày bằng 30% mức lương cơ sở ( MLCS = 1.300.000 đồng).

Tóm lại theo những phân tích ở trên, trong 06 tháng chị nghỉ chế độ thai sản khi sinh con thì chị sẽ được hưởng những khoản sau: Trợ cấp 1 lần khi sinh con bằng 2 lần mức lương cơ sở ( là 2.600.000 đồng); mức lương mỗi tháng nghỉ sẽ bằng 100% Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 6 tháng lin kề trước khi nghỉ việc của chị; Hưởng chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản tối đa bằng: 7 ngày x 30% x Mức lương cơ sở ( tối đa sẽ bằng 2.730.000 đồng)

Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ Luật sư Bảo hiểm xã hội, gọi: để được giải đáp. Trân trọng./.

2. Tư vấn hợp đồng ?

Xin chào Xin giấy phép, tôi có câu hỏi sau xin được giải đáp: Do chồng tôi đang sống bên nước Lào, nay tôi sang Lào với chồng và sinh em bé bên nước Lào. Vậy tôi có được hưởng bảo hiểm thai sản không và thủ tục để được hưởng thì cần những gì? Bảo hiểm của tôi đóng gần 3 năm. Tôi xin hỏi thêm vì tôi là giáo viên hợp đồng đến hết tháng 12 /2014 là hết hợp đồng mà đầu tháng 2 tôi sinh em bé thì tôi có được hưởng bảo hiểm thai sản không?

Tôi xin cảm ơn.

Người gửi: Tuan

>>

Trả lời:

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới chuyên mục hỏi đáp của công ty chúng tôi. Câu hỏi của bạn được giải đáp như sau:

Điều kiện hưởng chế độ thai sản theo khoản 2 Điều 28 được quy định như sau:

1. Lao động nữ sinh con và người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 4 tháng tuổi phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 6 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.

2. Trường hợp người lao động đủ điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này nghỉ việc trước thời điểm sinh con hoặc nhận con nuôi dưới 4 tháng tuổi thì vẫn được hưởng chế độ thai sản theo quy định tại các Điều 31, 32, 34 và khoản 1 Điều 35 Luật Bảo hiểm xã hội.

Thời điểm bạn dự kiên sinh là đầu tháng 2/2015 vậy điều kiện để bạn được hưởng là bạn phải đóng đủ 6 tháng trong khoản thời gian từ 2/2014-2/2015 thì bạn mới được hưởng trợ cấp thai sản.

Bạn đóng gần 3 năm và tiếp tục đóng tới tháng 12/2014 vậy bạn đủ điều kiện hưởng trợ cấp thai sản. Trân trọng ./.

3. Giáo viên hợp đồng nghỉ thai sản có phải xin phép ?

Thưa Luật sư. Hiện nay tôi là giáo viên hợp đồng và tôi đang ở cữ thì có cần làm đơn xin nghỉ không? Tôi cảm ơn.

Luật sư tư vấn:

Căn cứ Điều 2 :

“Điều 2. Viên chức

Viên chức là công dân Việt Nam được tuyển dụng theo vị trí việc làm, làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập theo chế độ hợp đồng làm việc, hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật.”

Căn cứ khoản 3 Điều 28 Luật viên chức năm 2010:

“3. Việc tạm hoãn thực hiện hợp đồng làm việc, chấm dứt hợp đồng làm việc được thực hiện theo quy định của pháp luật về lao động.”

Như vậy do thông tin bạn trình bày không rõ là bạn làm việc dưới hình thức hay hợp đồng làm việc nhưng theo quy định trên thì bạn làm việc dưới hai hình thức hợp đồng trên thì khi

Căn cứ khoản 3 Điều 16 Luật viên chức năm 2010:

“3. Có ý thức tổ chức kỷ luật và trách nhiệm trong hoạt động nghề nghiệp; thực hiện đúng các quy định, nội quy, quy chế làm việc của đơn vị sự nghiệp công lập.”

Căn cứ khoản 2 Điều 5 :

“2. Người lao động có các nghĩa vụ sau đây:

a) Thực hiện hợp đồng lao động, thoả ước lao động tập thể;

b) Chấp hành kỷ luật lao động, nội quy lao động, tuân theo sự điều hành hợp pháp của người sử dụng lao động;

c) Thực hiện các quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội và pháp luật về bảo hiểm y tế.”

Căn cứ Điều 32 Bộ luật lao động năm 2012:

“Điều 32. Các trường hợp tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động

1. Người lao động đi làm .

2. Người lao động bị tạm giữ, tạm giam theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự.

3. Người lao động phải chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc.

4. Lao động nữ mang thai theo quy định tại Điều 156 của Bộ luật này.

5. Các trường hợp khác do hai bên thoả thuận.”

Căn cứ Điều 157 Bộ luật lao động năm 2012:

“Điều 157. Nghỉ thai sản

1. Lao động nữ được nghỉ trước và sau khi sinh con là 06 tháng.

Trường hợp lao động nữ sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ 02 trở đi, cứ mỗi con, người mẹ được nghỉ thêm 01 tháng.

Thời gian nghỉ trước khi sinh tối đa không quá 02 tháng.

2. Trong thời gian nghỉ thai sản, lao động nữ được hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.

3. Hết thời gian nghỉ thai sản theo quy định tại khoản 1 Điều này, nếu có nhu cầu, lao động nữ có thể nghỉ thêm một thời gian không hưởng lương theo thoả thuận với người sử dụng lao động.

4. Trước khi hết thời gian nghỉ thai sản theo quy định tại khoản 1 Điều này, nếu có nhu cầu, có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền về việc đi làm sớm không có hại cho sức khỏe của người lao động và được người sử dụng lao động đồng ý, lao động nữ có thể trở lại làm việc khi đã nghỉ ít nhất được 04 tháng.

Trong trường hợp này, ngoài tiền lương của những ngày làm việc do người sử dụng lao động trả, lao động nữ vẫn tiếp tục được hưởng trợ cấp thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội”.

Như vậy do thông tin bạn trình bày không rõ là bạn làm việc dưới hình thức hợp đồng lao động hay hợp đồng làm việc nhưng theo quy định trên thì bạn làm việc dưới hai hình thức hợp đồng trên thì khi bạn nghỉ thai sản thì thuộc trường hợp tạm hoãn hợp đồng lao động mặc dù pháp luật không quy định trình tự thủ tục việc tạm hoãn hợp đồng lao động nhưng nếu trường học mà bạn đang làm trong nội quy, quy chế có quy định về thủ tục tạm hõa thì bạn có nghĩa vụ phải tuân thủ.

>> Tham khảo bài viết liên quan:

4. Chế độ thai sản đối với giáo viên hợp đồng mầm non?

Dạ cho em hỏi em là giáo viên hợp đồng trường e đã đóng bhxh đến khi em hết hợp đồng vào t5. 2018 là được 15 tháng. Tới tháng 11. 2018 thì em sinh. Vậy cho hỏi là em có được nhận tiền trợ cấp thai sản không. Và từ tháng 5 đến tháng 11 em không đi làm nữa thì em phải làm chế độ thai sản đó ở đâu ạ ?

Em xin chân thành cảm ơn ạ.

Luật sư trả lời:

1. Điều kiện hưởng chế độ trợ cấp thai sản từ bảo hiểm xã hội:

Lao động nữ sinh con phải đáp ứng đủ điều kiện sau: đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi, cụ thể thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi được xác định như sau:

a) Trường hợp sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi trước ngày 15 của tháng, thì tháng sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi không tính vào thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.

b) Trường hợp sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi từ ngày 15 trở đi của tháng và tháng đó có đóng bảo hiểm xã hội, thì tháng sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi được tính vào thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi. Trường hợp tháng đó không đóng bảo hiểm xã hội thì thực hiện theo quy định tại điểm a khoản này.

Ví dụ: Chị A sinh con ngày 18/01/2017 và tháng 01/2017 có đóng bảo hiểm xã hội, thời gian 12 tháng trước khi sinh con được tính từ tháng 02/2016 đến tháng 01/2017, nếu trong thời gian này chị A đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 6 tháng trở lên hoặc từ đủ 3 tháng trở lên trong trường hợp khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì chị A được hưởng chế độ thai sản theo quy định.

Ví dụ: Tháng 8/2017, chị B chấm dứt hợp đồng lao động và sinh con ngày 14/12/2017, thời gian 12 tháng trước khi sinh con được tính từ tháng 12/2016 đến tháng 11/2017, nếu trong thời gian này chị B đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 6 tháng trở lên hoặc từ đủ 3 tháng trở lên trong trường hợp khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì chị B được hưởng chế độ thai sản theo quy định.

Dựa trên quy định và ví dụ trên bạn có thể tự đối chiếu thời gian đủ điều kiện của mình, giả sử bạn sinh vào tháng 11/2018 thì thời gian 12 tháng trước sinh là từ tháng 11/2017 đến tháng 10/2018; trong thời gian 12 tháng này bạn bắt buộc phải đóng bảo hiểm tối thiểu 6 tháng (bạn đóng được từ tháng 11/2017 đến tháng 4/2018) là đủ 6 tháng- đủ điều kiện hưởng trợ cấp thai sản.

2. Thời gian từ tháng 5 đến tháng 11/2018 bạn không đi làm, bạn chưa cần phải làm thủ tục hưởng thai sản, để làm thủ tục bạn sẽ thực hiện sau khi sinh con, hồ sơ hưởng trợ cấp thai sản gồm có:

Giấy khai sinh hoặc trích lục khai sinh hoặc giấy chứng sinh của con

Sổ bảo hiểm xã hội

Hồ sơ nộp đến cơ quan bảo hiểm xã hội cấp huyện/ quận nơi cư trú.

Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại, gọi ngay số: để được giải đáp. Trân trọng./.

5. Chế độ thai sản đối với giáo viên trùng kỳ thì có được nghỉ bù không ?

Xin chào luật sư, tôi là giáo viên thpt, tôi đã xin nghỉ chế độ thai sản bắt đầu từ 8/1/2018. Ngày dự sinh của tôi là 3/2/2018. Tôi muốn hỏi vậy sau khi sinh tôi sẽ được nhận số tiền bhxh là bao nhiêu. Hệ số của tôi là 2,34. Lương cơ bản 1300 000 đồng. Tôi mới vào nghề 16/9/2016 và sổ bảo hiểm của tôi đã đóng quá 6 tháng.

Thứ 2 tôi muốn hỏi tôi xin nghỉ từ 8/1/2018-8/7/2018 như vậy là bị trùng 2 tháng hè, thì tôi có được nghỉ bù 2 tháng hè kia không. Và số tiền nghỉ tháng hè trùng với nghỉ thai sản có bị tính như nhau không ?

Cảm ơn luật sư!

Người gửi : Nguyễn Ngà

Chế độ thai sản đối với giáo viên trùng kỳ nghỉ hè thì có được nghỉ bù không ?

Luật sư trả lời:

Chào bạn! Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Công ty Xin giấy phép. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

1. Số tiền BHXH chi trả cho chế độ thai sản:

Bạn đã đóng BHXH trên 06 tháng, mức hưởng chế độ thai sản một tháng sẽ bằng 100% mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH của 06 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản. Với dữ liệu bạn cung cấp, hàng tháng mức lương của bạn không đổi nên bình quân tiền lương tháng đóng BHXH của 06 tháng là: 2,34 x 1.300.000 = 3.042.000 (nghìn).

2. Về việc nghỉ thai sản trùng với nghỉ hè:

Khoản 7 Điều 6 Nghị định 45/2013/NĐ-CP quy định “Thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội” được coi là của NLĐ để tính số ngày nghỉ hằng năm.

Theo khoản 3 Điều 5 Thông tư số 28/2009/TT-BGDĐT (được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 4 Điều 1 Thông tư 15/2017/TT-BGDĐT) thì:

3. Thời gian nghỉ hằng năm của giáo viên gồm: nghỉ hè, nghỉ tết âm lịch, nghỉ học kỳ và các ngày nghỉ khác, cụ thể như sau:

a) Thời gian nghỉ hè của giáo viên thay cho hằng năm là 02 tháng, được hưởng nguyên lương và các phụ cấp (nếu có);

b) Thời gian nghỉ tết âm lịch, nghỉ học kỳ theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo;

c) Các ngày nghỉ khác theo quy định của Bộ Luật lao động.

Căn cứ kế hoạch năm học, quy mô, đặc điểm, điều kiện cụ thể của từng trường, Hiệu trưởng bố trí thời gian nghỉ hằng năm cho giáo viên một cách hợp lý theo đúng quy định.

Như vậy, bạn có thời gian nghỉ thai sản trùng với thời gian nghỉ hàng năm (nghỉ hè) thì sẽ được trường bố trí tiếp thời gian nghỉ hàng năm. Trường hợp đã vào năm học mới mà Hiệu trưởng không thể bố trí thời gian nghỉ hàng năm cho bạn thì trường sẽ thanh toán bằng tiền theo quy định của BLLĐ:

Điều 114. Thanh toán tiền lương những ngày chưa nghỉ

1. Người lao động do thôi việc, bị mất việc làm hoặc vì các lý do khác mà chưa nghỉ hằng năm hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hằng năm thì được thanh toán bằng tiền những ngày chưa nghỉ.

Tiền lương tính trả cho bạn trong những ngày chưa nghỉ hằng năm hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hằng năm là tiền lương bình quân theo HĐLĐ của 06 tháng liền kề trước khi NSDLĐ tính trả bằng tiền những ngày chưa nghỉ hằng năm, chia cho số ngày làm việc bình thường theo quy định của NSDLĐ của tháng trước liền kề trước thời điểm NSDLĐ tính trả, nhân với số ngày chưa nghỉ hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hằng năm.

Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại số: để được giải đáp. Trân trọng./.

6. Hướng dẫn chế độ thai sản với giáo viên nghỉ việc ?

Thưa luật sư, xin cho em hỏi : Em dạy tại trường mầm non và có đóng bảo hiểm từ tháng 8/2017 đến 3/2018 thì em xin nghỉ và không đóng bảo hiểm nữa. 4/2018 thì em sinh vậy em có được hưởng chế độ thai sản không. Và đến nay em chưa nộp hồ sơ hưởng chế độ thai sản vậy có quá thời han nộp hồ sơ không ?

Em xin cảm ơn!

Chế độ thai sản với giáo viên nghỉ việc

Luật sư tư vấn:

Theo quy định tại Điều 31 , để được hưởng chế độ thai sản khi sinh con, lao động nữ phải đáp ứng điều kiện sau:

2. Người lao động quy định tại các điểm b, c và d khoản 1 Điều này phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.

Thế nào là khoảng thời gian 12 tháng trước khi sinh con, Điều 9 có hướng dẫn như sau:

1. Thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi được xác định như sau:

a) Trường hợp sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi trước ngày 15 của tháng, thì tháng sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi không tính vào thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.

b) Trường hợp sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi từ ngày 15 trở đi của tháng và tháng đó có đóng bảo hiểm xã hội, thì tháng sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi được tính vào thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi. Trường hợp tháng đó không đóng bảo hiểm xã hội thì thực hiện theo quy định tại điểm a khoản này.

Đối chiếu với trường hợp của bạn, bạn đóng bảo hiểm xã hội từ tháng 8 năm 2017 và bạn đã nghỉ việc sau khi làm hết tháng 3 năm 2018 thì xin nghỉ. Tháng 4 năm 2018 thì bạn sinh. Vậy khoảng thời gian 12 tháng trước khi sinh của bạn được tính từ tháng 4 năm 2017 đến tháng 3 năm 2018. Trong khoảng thời gian này bạn đã đóng được 8 tháng bảo hiểm xã hội (từ tháng 8 năm 2017 đến tháng 3 năm 2018). Như vậy bạn đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản.

Về thời gian nộp hồ sơ hưởng chế độ thai sản, Điều 102 có quy định như sau:

Điều 102. Giải quyết hưởng chế độ ốm đau, thai sản

1. Trong thời hạn 45 ngày kể từ ngày trở lại làm việc, người lao động có trách nhiệm nộp hồ sơ quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 100, các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 101 của Luật này cho người sử dụng lao động.

Trường hợp người lao động thôi việc trước thời điểm sinh con, nhận nuôi con nuôi thì nộp hồ sơquy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 101 của Luật này và xuất trình sổ bảo hiểm xã hội cho cơ quan bảo hiểm xã hội.

Quy định trên chỉ đưa ra thời gian nộp hồ sơ với người lao động vẫn còn làm việc của công ty. Còn trường hợp lao động đã nghỉ việc thì không quy định rõ về thời gian. Tuy nhiên, bạn nên nộp hồ sơ càng sớm thì càng được giải quyết chế độ thai sản sớm.

Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ , gọi số: để được giải đáp.

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật Bảo hiểm xã hội –

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *