Hướng dẫn thủ tục hưởng chế độ thai sản sau khi chấm dứt hợp đồng lao động ?

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Việc chấm dứt hợp đồng lao động có ảnh hưởng gì đến chế độ thai sản của người lao động không ? Thủ tục đăng ký hưởng chế độ bảo hiểm thai sản thực hiện như thế nào ? Và các vấn đề pháp lý liên quan khác sẽ được luật sư tư vấn và giải đáp cụ thể:

Mục lục bài viết

1. Thủ tục đăng ký sau khi chấm dứt hợp đồng lao động ?

Xin chào DV Xin Giấy Phép, tôi có vướng mắc kính mong quý công ty tư vấn giúp tôi như sau: Tôi đã tham gia đóng bảo hiểm xã hội từ tháng 08 năm 2015. Đến ngày 07 tháng 03 năm 2018 tôi kết thúc hợp đồng lao động với công ty. Đến ngày 18 tháng 03 năm 2018, tôi có thai được 03 tháng và thời gian dự sinh là ngày 20 tháng 09 năm 2018. Vậy khi tôi nghỉ việc như vậy thì đã đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản chưa?

Mong sớm nhận được phản hồi của công ty, tôi xin cảm ơn!

Hưởng chế độ thai sản sau khi chấm dứt hợp đồng lao động

, gọi ngay số:

Luật sư tư vấn:

Căn cứ theo Điều 31 quy định về điều kiện hưởng chế độ thai sản:

“1. Người lao động khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Lao động nữ mang thai;

b) Lao động nữ sinh con;

c) Lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ;

d) Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi;

đ) Lao động nữ đặt vòng tránh thai, người lao động thực hiện biện pháp triệt sản;

e) Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội có vợ sinh con.

2. Người lao động quy định tại các điểm b, c và d khoản 1 Điều này phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.

3. Người lao động quy định tại điểm b khoản 1 Điều này đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 12 tháng trở lên mà khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 03 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con.

4. Người lao động đủ điều kiện quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này mà chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc trước thời điểm sinh con hoặc nhận con nuôi dưới 06 tháng tuổi thì vẫn theo quy định tại các Điều 34, 36, 38 và khoản 1 Điều 39 của Luật này.”

Như vậy, căn cứ quy định trên, bạn phải đáp ứng một trong các điều kiện sau:

Một là, bạn phải là lao động nữ sinh con theo quy định.

Hai là, bạn phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con.

Ba là, bạn đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 12 tháng trở lên mà khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì bạn phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 03 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con.

Trong đó, căn cứ Điều 9 thời gian 12 tháng trước khi sinh con được xác định như sau:

– Trường hợp bạn sinh con trước ngày 15 của tháng, thì tháng sinh con không tính vào thời gian 12 tháng trước khi sinh con.

– Trường hợp bạn sinh con từ ngày 15 trở đi của tháng và tháng đó có đóng bảo hiểm xã hội, thì tháng sinh con được tính vào thời gian 12 tháng trước khi sinh con. Trường hợp tháng đó không đóng bảo hiểm xã hội thì tháng sinh con không tính vào thời gian 12 tháng trước khi sinh con.

Theo như thông tin bạn cung cấp, bạn đã tham gia đóng bảo hiểm xã hội từ tháng 08 năm 2015. Đến ngày 07 tháng 03 năm 2018 bạn kết thúc hợp đồng lao động với công ty. Đến ngày 18 tháng 03 năm 2018, bạn có thai được 03 tháng và thời gian dự sinh là ngày 20 tháng 09 năm 2018. Do đó, thời gian 12 tháng trước khi bạn sinh con sẽ được tính từ tháng 09 năm 2017 đến tháng 08 năm 2018 vì bạn sinh con vào ngày 20 tháng 09 và tháng đó không đóng bảo hiểm xã hội, thì tháng sinh con sẽ không được tính vào thời gian 12 tháng trước khi sinh con, lúc này 12 tháng trước khi sinh con sẽ là tháng liền kề trước đó là tháng 08 năm 2018 quay lại từ tháng 09 năm 2017 để tính đủ 12 tháng.

Như vậy, theo quy định trên, thời gian 12 tháng trước khi bạn sinh con, bạn có tham gia bảo hiểm xã hội gồm các tháng sau: tháng 09, tháng 10, tháng 11, tháng 12 năm 2017, tháng 01, tháng 02 năm 2018 (vì đến ngày 07 tháng 03 năm 2018 bạn đã chấm dứt hợp đồng lao động nên tháng 03 năm 2018 bạn không được đóng bảo hiểm xã hội).

Tóm lại, bạn đã đóng đủ 06 tháng trong thời gian 12 tháng trước khi bạn sinh con nên bạn đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản theo quy định. Mức hưởng chế độ thai sản một tháng bằng 100% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 06 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản.

Trên đây là tư vấn của chúng tôi về yêu cầu của bạn. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ Luật sư trực tuyến qua tổng đài điện thoại gọi số: để được giải đáp. Trân trọng./.

2. Công ty chấm dứt hợp đồng lao động, bảo hiểm có không?

Xin chào Luật Sư, Luật sư cho em hỏi trường hợp của em có được hưởng tiền thai sản không? Tháng 9 năm 2013 em đã làm tại một công ty nước ngoài và đã tham bảo hiểm tới tháng 12. Năm 2014, do quá trình sản xuất đi xuống công ty đã đóng cửa, em đã nghỉ ở công ty và đã làm . Tới tháng 4 năm 2015 em xin vào một công ty khác. Em đã nộp tiếp sổ cũ của em vào công ty. Do hoạt động của cty tới tháng 9 năm 2015 công ty mới kê khai bảo hiểm và đã đóng truy thu cho em từ tháng 5 tới tháng 9, còn từ tháng 9 tới tháng 1 năm 2016, em vẫn tham gia các khoản bảo hiểm bình thường. Luật sư cho em hỏi cuối tháng 1 năm 2016 em nghỉ sinh liệu em có được hưởng tiền thai sản không?

Thưa luật sư, tôi có một vấn đề nhờ quý luật sư giúp đỡ. Tôi tham gia bảo hiểm từ tháng 1/2014 đến tháng 7/2015. Tôi có thai từ tháng 5/2015 và tôi sinh cháu ngày 4/2/2015. Vậy tôi có đủ điều kiện hưởng bảo hiểm thai sản không ? Mong nhận được tư vấn từ phía quý công ty. Tôi xin chân thành cảm ơn.

Luật sư trả lời:

Trong nhiều trường hợp đang đóng tiền bảo hiểm xã hội người lao động bị chấm dứt hợp đồng với nhiều lý do. Vậy, việc này ảnh hưởng thế nào đến quyền lợi của họ. Xin giấy phép tư vấn và giải đáp một số trường hợp cụ thể:

1. Điều kiện hưởng chế độ thai sản:

– Điều kiện hưởng chế độ thai sản được quy định tại Điều 31 như sau:

“Điều 31. Điều kiện hưởng chế độ thai sản

1. Người lao động được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Lao động nữ mang thai;

b) Lao động nữ sinh con;

c) Lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ;

d) Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi;

đ) Lao động nữ đặt vòng tránh thai, người lao động thực hiện biện pháp triệt sản;

e) Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội có vợ sinh con.

2. Người lao động quy định tại các điểm b, c và d khoản 1 Điều này phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.

3. Người lao động quy định tại điểm b khoản 1 Điều này đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 12 tháng trở lên mà khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 03 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con.

4. Người lao động đủ điều kiện quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này mà chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc trước thời điểm sinh con hoặc nhận con nuôi dưới 06 tháng tuổi thì vẫn được hưởng chế độ thai sản theo quy định tại các điều 34, 36, 38 và khoản 1 Điều 39 của Luật này.”

– Thời gian 12 tháng trước khi sinh con và Điều kiện hưởng trợ cấp một lần khi chỉ có cha tham gia bảo hiểm xã hội được hướng dẫn tại Điều 9

“Điều 9. Điều kiện hưởng chế độ thai sản

Điều kiện hưởng chế độ thai sản của lao động nữ sinh con, lao động nữ mang thai hộ, người mẹ nhờ mang thai hộ và người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 6 tháng tuổi được quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 31 của Luật bảo hiểm xã hội; khoản 3 Điều 3 và khoản 1 Điều 4 của Nghị định số 115/2015/NĐ-CP và được hướng dẫn cụ thể như sau:

1. Thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi được xác định như sau:

a) Trường hợp sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi trước ngày 15 của tháng, thì tháng sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi không tính vào thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.

b) Trường hợp sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi từ ngày 15 trở đi của tháng và tháng đó có đóng bảo hiểm xã hội, thì tháng sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi được tính vào thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi. Trường hợp tháng đó không đóng bảo hiểm xã hội thì thực hiện theo quy định tại điểm a khoản này.

Ví dụ 13: Chị A sinh con ngày 18/01/2017 và tháng 01/2017 có đóng bảo hiểm xã hội, thời gian 12 tháng trước khi sinh con được tính từ tháng 02/2016 đến tháng 01/2017, nếu trong thời gian này chị A đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 6 tháng trở lên hoặc từ đủ 3 tháng trở lên trong trường hợp khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì chị A được hưởng chế độ thai sản theo quy định.

Ví dụ 14: Tháng 8/2017, chị B chấm dứt hợp đồng lao động và sinh con ngày 14/12/2017, thời gian 12 tháng trước khi sinh con được tính từ tháng 12/2016 đến tháng 11/2017, nếu trong thời gian này chị B đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 6 tháng trở lên hoặc từ đủ 3 tháng trở lên trong trường hợp khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì chị B được hưởng chế độ thai sản theo quy định.

2. Điều kiện hưởng trợ cấp một lần khi sinh con được hướng dẫn cụ thể như sau:

a) Đối với trường hợp chỉ có cha tham gia bảo hiểm xã hội thì cha phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con;

b) Đối với người chồng của người mẹ nhờ mang thai hộ phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng tính đến thời điểm nhận con.

3. Trong thời gian đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh con mà lao động nữ phải nghỉ việc để khám thai, sẩy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu, phá thai bệnh lý, thực hiện các biện pháp tránh thai thì được hưởng chế độ thai sản theo quy định tại các điều 32, 33 và 37 của Luật bảo hiểm xã hội.

2. Mức hưởng trợ cấp một lần khi sinh con và mức hưởng chế độ thai sản:

Mức hưởng chế dộ thai sản được quy định tại Điều 38 và Điều 39 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 như sau:

Điều 38. Trợ cấp một lần khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi

Lao động nữ sinh con hoặc người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi thì được trợ cấp một lần cho mỗi con bằng 02 lần mức lương cơ sở tại tháng lao động nữ sinh con hoặc tháng người lao động nhận nuôi con nuôi.

Trường hợp sinh con nhưng chỉ có cha tham gia bảo hiểm xã hội thì cha được trợ cấp một lần bằng 02 lần mức lương cơ sở tại tháng sinh con cho mỗi con.

Điều 39. Mức hưởng chế độ thai sản

1. Người lao động hưởng chế độ thai sản theo quy định tại các điều 32, 33, 34, 35, 36 và 37 của Luật này thì mức hưởng chế độ thai sản được tính như sau:

a) Mức hưởng một tháng bằng 100% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 06 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản. Trường hợp người lao động đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ 06 tháng thì mức hưởng chế độ thai sản theo quy định tại Điều 32, Điều 33, các khoản 2, 4, 5 và 6 Điều 34, Điều 37 của Luật này là mức bình quân tiền lương tháng của các tháng đã đóng bảo hiểm xã hội;

b) Mức hưởng một ngày đối với trường hợp quy định tại Điều 32 và khoản 2 Điều 34 của Luật này được tính bằng mức hưởng chế độ thai sản theo tháng chia cho 24 ngày;

c) Mức hưởng chế độ khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi được tính theo mức trợ cấp tháng quy định tại điểm a khoản 1 Điều này, trường hợp có ngày lẻ hoặc trường hợp quy định tại Điều 33 và Điều 37 của Luật này thì mức hưởng một ngày được tính bằng mức trợ cấp theo tháng chia cho 30 ngày.

2. Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng được tính là thời gian đóng bảo hiểm xã hội, người lao động và người sử dụng lao động không phải đóng bảo hiểm xã hội.

3. Bộ trưởng Bộ Lao động -Thương binh và Xã hội quy định chi tiết về điều kiện, thời gian, mức hưởng của các đối tượng quy định tại Điều 24 và khoản 1 Điều 31 của Luật này.

3. Thời gian hưởng chế độ khi sinh con:

Được quy định tại Điều 34 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 và như sau:

“Điều 34. Thời gian hưởng chế độ khi sinh con

1. Lao động nữ sinh con được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản trước và sau khi sinh con là 06 tháng. Trường hợp lao động nữ sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ hai trở đi, cứ mỗi con, người mẹ được nghỉ thêm 01 tháng.

Thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản trước khi sinh tối đa không quá 02 tháng.

2. Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội khi vợ sinh con được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản như sau:

a) 05 ngày làm việc;

b) 07 ngày làm việc khi vợ sinh con phải phẫu thuật, sinh con dưới 32 tuần tuổi;

c) Trường hợp vợ sinh đôi thì được nghỉ 10 ngày làm việc, từ sinh ba trở lên thì cứ thêm mỗi con được nghỉ thêm 03 ngày làm việc;

d) Trường hợp vợ sinh đôi trở lên mà phải phẫu thuật thì được nghỉ 14 ngày làm việc.

Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản quy định tại khoản này được tính trong khoảng thời gian 30 ngày đầu kể từ ngày vợ sinh con.

3. Trường hợp sau khi sinh con, nếu con dưới 02 tháng tuổi bị chết thì mẹ được nghỉ việc 04 tháng tính từ ngày sinh con; nếu con từ 02 tháng tuổi trở lên bị chết thì mẹ được nghỉ việc 02 tháng tính từ ngày con chết, nhưng thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản không vượt quá thời gian quy định tại khoản 1 Điều này; thời gian này không tính vào thời gian nghỉ việc riêng theo quy định của pháp luật về lao động.

4. Trường hợp chỉ có mẹ tham gia bảo hiểm xã hội hoặc cả cha và mẹ đều tham gia bảo hiểm xã hội mà mẹ chết sau khi sinh con thì cha hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản đối với thời gian còn lại của người mẹ theo quy định tại khoản 1 Điều này. Trường hợp mẹ tham gia bảo hiểm xã hội nhưng không đủ điều kiện quy định tại khoản 2 hoặc khoản 3 Điều 31 của Luật này mà chết thì cha hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản cho đến khi con đủ 06 tháng tuổi.

5. Trường hợp cha hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng tham gia bảo hiểm xã hội mà không nghỉ việc theo quy định tại khoản 4 Điều này thì ngoài tiền lương còn được hưởng chế độ thai sản đối với thời gian còn lại của mẹ theo quy định tại khoản 1 Điều này.

6. Trường hợp chỉ có cha tham gia bảo hiểm xã hội mà mẹ chết sau khi sinh con hoặc gặp rủi ro sau khi sinh mà không còn đủ sức khỏe để chăm sóc con theo xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì cha được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản cho đến khi con đủ 06 tháng tuổi.

7. Thời gian hưởng chế độ thai sản quy định tại các khoản 1, 3, 4, 5 và 6 Điều này tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.”

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: hoặc liên hệ văn phòng để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Xin giấy phép. Rất mong nhận được sự hợp tác! Trân trọng./.

3. Đơn phương chấm dứt hợp đồng thì có được hưởng chế độ thai sản không ?

Chào Luật sư, mong Luật sư tư vấn giúp em vấn đề sau: vợ em có ký hợp đồng lao động với một trường mầm non tư thục ở Hà Nội từ 15/3/2016 đến 15/3/2018 (thời hạn 3 năm). Vợ em tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội từ đó đến nay (đã đóng ở công ty cũ từ 2011) và đang mang bầu được 6 tháng.

Vợ em đi khám thai ở phòng khám tư, và được bác sĩ ở đây tư vấn nên nghỉ làm sớm vì có nguy cơ sinh non. Vợ em có về xin trường cho nghỉ sớm việc để đảm bảo sức khỏe nhưng trường không đồng ý cho nghỉ việc và bắt tiếp tục làm đến khi sinh (sổ BHXH nhà trường vẫn giữ của vợ em). Vậy mong Luật sư tư vấn giúp em. Nếu trường không đồng ý cho vợ em nghỉ sớm theo tư vấn của bác sĩ thì vợ em có thể đơn phương nghỉ mà vẫn lấy được chế độ thai sản không ạ ?

Em xin chân thành cảm ơn !

Đơn phương chấm dứt hợp đồng thì có được hưởng chế độ thai sản không ?

>> Luật sư trả lời:

4. Sau khi thì công ty đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động ?

Chào Luật sư, Tôi đi làm từ tháng 3/2011 và đến tháng 6/2017 thì tôi nghỉ thai sản, đến tháng 12/2017 này là thì tôi đi làm lại nhưng còn 10 ngày nữa tôi mới phải đi làm thì được công ty gọi điện bảo tôi là không cần đi làm nữa vì bây giờ đã đủ người và không còn vị trí cho tôi ngồi làm việc nữa nên kêu tôi là hãy viết đơn thôi việc.

Vậy, cho tôi hỏi nếu tôi không đồng ý viết đơn thôi việc thì có được hay không và nếu công ty vẫn đơn phương chấm dứt hợp đồng với tôi thì công ty có phải bồi thường cho tôi hay không ? Nếu như công ty bố trí lại việc làm cho tôi nhưng không đúng theo vị trí làm việc như hợp đồng tôi đã ký thì có được hay không ? Hợp đồng của tôi là hợp đồng vô thời hạn ạ.

Mong sớm nhận được giải đáp của luật sư. Tôi xin cảm ơn luật sư ạ !

Sau khi nghỉ thai sản thì công ty đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động ?

Luật sư tư vấn:

Theo thông tin bạn cung cấp, hiện tại ban đang nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi và hợp đồng lao động bạn ký với công ty là . Theo quy định tại khoản 3 Điều 155 , việc công ty đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với bạn là trái quy định của pháp luật, cụ thể:

Điều 155. Bảo vệ thai sản đối với lao động nữ…

3. Người sử dụng lao động không được sa thải hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng đối với lao động nữ vì lý do kết hôn, mang thai, nghỉ thai sản, nuôi con dưới 12 tháng tuổi, trừ trường hợp người sử dụng lao động là cá nhân chết, bị Tóa án tuyên bố , mất tích hoặc là đã chết hoặc người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động….

Vì nên theo quy định tại Điều 42 BLLĐ năm 2012, người sử dụng lao động phải có trách nhiệm:

1. Phải nhận người lao động trở lại làm việc theo hợp đồng lao động đã giao kết và phải trả tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế trong những ngày người lao động không được làm việc công với ít nhất 02 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động.

2. Trường hợp người lao động không muốn tiếp tục làm việc, thì ngoài khoản tiền bồi thường quy định tại khoản 1 Điều này, người sử dụng lao động phải trả trợ cấp thôi việc theo quy định tại Điều 48 của Bộ luật này.

3. Trường hợp người sử dụng lao động không muốn nhận lại người lao động và người lao động đồng ý, thì ngoài khoản tiền bồi thường quy định tại khoản 1 Điều này và trợ cấp thôi việc theo quy định tại Điều 48 của Bộ luật này, hai bên thỏa thuận khoản tiền bồi thường thêm nhưng ít nhất phải bằng 02 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động để chấm dứt hợp đồng lao động.

4. Trường hợp không còn vị trí, công việc đã giao kết trong hợp đồng lao động mà người lao động vẫn muốn làm việc thì ngoài khoản tiền bồi thường quy định tại khoản 1 Điều này, hai bên thương lượng để sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao động.

5. Trường hợp vi phạm quy định về thời hạn báo trước thì phải bồi thường cho người lao động một khoản tiền tương ứng với tiền lương của người lao động trong những ngày không báo trước.

Với vấn đề công ty bố trí công việc khác với hợp đồng đã ký:

Điều 158 BLLĐ năm 2012 quy định như sau:

Lao động nữ được bảo đảm việc làm cũ khi trở lại làm việc sau khi nghỉ hết thời gian theo quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 157 của Bộ luật này; trường hợp việc làm cũ không còn thì người sử dụng lao động phải bố trí việc làm khác cho họ với mức lương không thấp hơn mức lương trước khi nghỉ thai sản

Như vậy, đối với lao động nữ sau khi nghỉ hết thời gian thai sản sẽ được đảm bảo, ưu tiên trở lại làm công việc cũ. Trường hợp không còn vị trí cũ thì các bên có thể thỏa thuận chọn công việc khác để đảm bảo quyền lợi của lao động nữ sau khi nghỉ thai sản.

Tóm lại, trong trường hợp của bạn, nếu người sử dụng lao động bố trí một công việc khác với mức lương tương đương với công việc cũ thì bạn có thể cân nhắc lựa chọn ký hợp đồng khác. Còn nếu công ty khăng khăng chấm dứt hợp đồng lao động trái luật với bạn thì có thể tới Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội nơi công ty bạn đặt trụ sở để giải quyết hoặc khởi kiện ra Tòa án nhân dân cấp huyện nơi công ty đặt trụ sở để đảm bảo quyền và lợi ích hợ pháp của mình.

Trên đây là tư vấn của Xin giấy phép về Sau khi nghỉ thai sản thì công ty đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động ?. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ gọi ngay số: để được giải đáp. Rất mong nhận được sự hợp tác! Trân trọng./.

5. Chế độ thai sản cho người đã chấm dứt hợp đồng lao động sớm ?

Xin chào luật sư. Em có một thắc mắc mong luật sư giải đáp cho như sau :em vào công ty tháng 11/2015, đến tháng 3/2016 em tham gia đóng bhxh bắt buộc của công ty. Em đóng đến hết tháng 8/2016 thì xin chấm dứt hợp đồng để nghỉ an thai. Công ty trả sổ trong đó có nêu em đã đóng được 6 tháng bảo hiểm.

Tháng 3/2017 em sẽ sinh em bé vậy xin hỏi luật sư em có được hưởng tiền thai sản hay không. Theo nhiều ý kiến cho rằng quãng thời gian em không đóng bảo hiểm cho đến thời điểm sinh nếu quá 6 tháng thì sẽ không được hưởng tiền thai sản, như vậy là đúng hay sai ạ ?

Mong luật sư tư vấn để em được phần yên tâm hơn ạ.

Luật sư trả lời:

Điều 31 quy định về như sau

Điều 31. Điều kiện hưởng chế độ thai sản

1. Người lao động được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Lao động nữ mang thai;

b) Lao động nữ sinh con;

c) Lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ;

d) Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi;

đ) Lao động nữ đặt vòng tránh thai, người lao động thực hiện biện pháp triệt sản;

e) Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội có vợ sinh con.

2. Người lao động quy định tại các điểm b, c và d khoản 1 Điều này phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.

3. Người lao động quy định tại điểm b khoản 1 Điều này đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 12 tháng trở lên mà khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 03 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con.

4. Người lao động đủ điều kiện quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này mà chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc trước thời điểm sinh con hoặc nhận con nuôi dưới 06 tháng tuổi thì vẫn được hưởng chế độ thai sản theo quy định tại các điều 34, 36, 38 và khoản 1 Điều 39 của Luật này.

Căn cứ quy định trên thì điều kiện để hưởng chế độ thai sản là đóng BHXH từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con. Vì bạn chưa đóng BHXH đủ 12 tháng nên không xét đến trường hợp cần nghỉ dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở y tế có thẩm quyền phải đóng BHXH từ đủ 03 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh.

Xét trường hợp cụ thể của bạn, bạn sinh con vào tháng 03/2017, nhưng bạn đã nghỉ việc trước khi sinh, nên thời gian 12 tháng trước khi sinh của bạn được xác định là từ tháng 03/2016 đến tháng 02/2017. Và trong khoảng thời gian này bạn đã đóng BHXH được 6 tháng (3, 4, 5, 6, 7, 8/2016) nên bạn đã đủ điều kiện để hưởng chế độ thai sản.

Bạn tiến hành nộp hồ sơ hưởng chế độ thai sản cho cơ quan BHXH cấp huyện nơi ban cư trú (tạm trú hoặc thường trú).

Hồ sơ gồm:

+ Sổ Bảo hiểm xã hội

+ Bản sao giấy khai sinh hoặc giấy chứng sinh của con

+ Khi đi mang theo chứng minh nhân dân và sổ hộ khẩu/sổ tạm trú để xuất trình.

– Cơ quan BHXH tiếp nhận hồ sơ và giải quyết cho bạn trong thời gian 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ của bạn.

Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại số: để được giải đáp. Trân trọng./.

6. Chấm dứt hợp đồng lao động với lao động nữ vừa nghỉ thai sản xong ?

Thưa Luật sư. Vợ tôi nghỉ hộ sản 6 tháng, sau 6 tháng vào công ty làm việc lại, được công ty báo không còn chổ để làm, phòng tổ chức của công ty báo sẽ chấm dứt hợp đồng lao động với vợ tôi sau 60 ngày kể từ ngày báo. Thời gian 60 ngày kể trên vợ tôi vẫn được hưởng đầy đủ các khoản lương của 60 ngày báo trước chấm dứt hợp đồng lao động. Trường hợp của vợ tôi công ty có vi phạm luật lao động không? (Vợ tôi ký hợp đồng lao động không xác định thời hạn với công ty) ?

Tôi xin cảm ơn.

Chấm dứt hợp đồng lao động với lao động nữ vừa nghỉ thai sản xong ?

Luật sư tư vấn:

– Theo quy định tại điều 155, quy định như sau:

“3. Người sử dụng lao động không được sa thải hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đối với lao động nữ vì lý do kết hôn, mang thai, nghỉ thai sản, nuôi con dưới 12 tháng tuổi, trừ trường hợp người sử dụng lao động là cá nhân chết, bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc là đã chết hoặc người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động.”

Vợ bạn mới nghỉ thai sản xong, như vậy thì công ty không được chấm dứt hợp đồng lao động với vợ bạn vì lý do nuôi con dưới 12 tháng tuổi.

– Bên cạnh đó, theo điều 158 Bộ luật lao động 2012 cũng quy định:

“Điều 158. Bảo đảm việc làm cho lao động nữ nghỉ thai sản

Lao động nữ được bảo đảm việc làm cũ khi trở lại làm việc sau khi nghỉ hết thời gian theo quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 157 của Bộ luật này; trường hợp việc làm cũ không còn thì người sử dụng lao động phải bố trí việc làm khác cho họ với mức lương không thấp hơn mức lương trước khi nghỉ thai sản.”.

Như vậy, công ty vẫn phải đảm bảo việc làm cho vợ bạn khi vợ bạn nghỉ thai sản xong. Nếu không thì phải bố trí việc làm khác cho vợ bạn sao cho mức lương không thấp hơn mức lương trước khi nghỉ thai sản. Công ty mà chấm dứt hợp đồng lao động với vợ bạn tức là công ty đã chấm dứt trái pháp luật.

– Theo đó, nếu chấm dứt trái luật thì công ty phải có nghĩa vụ theo điều 42 Bộ luật lao động 2012 quy định như sau:

“Điều 42. Nghĩa vụ của người sử dụng lao động khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật

1. Phải nhận người lao động trở lại làm việc theo hợp đồng lao động đã giao kết và phải trả tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế trong những ngày người lao động không được làm việc cộng với ít nhất 02 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động.

2. Trường hợp người lao động không muốn tiếp tục làm việc, thì ngoài khoản tiền bồi thường quy định tại khoản 1 Điều này người sử dụng lao động phải trả trợ cấp thôi việc theo quy định tại Điều 48 của Bộ luật này.

3. Trường hợp người sử dụng lao động không muốn nhận lại người lao động và người lao động đồng ý, thì ngoài khoản tiền bồi thường quy định tại khoản 1 Điều này và trợ cấp thôi việc theo quy định tại Điều 48 của Bộ luật này, hai bên thỏa thuận khoản tiền bồi thường thêm nhưng ít nhất phải bằng 02 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động để chấm dứt hợp đồng lao động.

4. Trường hợp không còn vị trí, công việc đã giao kết trong hợp đồng lao động mà người lao động vẫn muốn làm việc thì ngoài khoản tiền bồi thường quy định tại khoản 1 Điều này, hai bên thương lượng để sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao động.

5. Trường hợp vi phạm quy định về thời hạn báo trước thì phải bồi thường cho người lao động một khoản tiền tương ứng với tiền lương của người lao động trong những ngày không báo trước.”

>> Tham khảo bài viết liên quan:

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Xin giấy phép.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận Tư vấn Pháp luật Bảo hiểm Xã hội –

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *