Hướng dẫn giải quyết tranh chấp về lối đi chung/đường đi nội bộ trong gia đình theo quy định pháp luật ?

Hiện nay, kiến thức pháp lý về đất đai của người dân đã từng bước được nâng cao do chính sách tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật của nhà nước. Việc hành xử theo pháp luật là đặc biệt quan trọng nhất là quan hệ giải quyết tranh chấp đất đai:

Mục lục bài viết

1. Hướng dẫn giải quyết tranh chấp về lối đi chung/đường đi nội bộ trong gia đình theo quy định pháp luật?

Kính gửi Xin giấy phép! Trước nhà em là 1 con đường do nhà em và các anh chị trong gia đình xây nên bằng xi măng. Con đường này là do các chị em trong nhà chừa ra khi xây nhà trên đất ba má chia. Ba má chia từ 1 mảnh lớn thành 7 miếng đất cho 7 đứa con.

Trong sổ đỏ của từng chị em có ghi đường đó là đường nội bộ. Đầu đường là cổng lớn. Trên con đường đó nhà em có xây bàn thiêng trước nhà. Giờ có người em trong gia đình nói đó là đường nội bộ nên họ có quyền sử dụng con đường đó trong khi họ không hề đóng góp xây dựng con đường. Họ nói muốn bán mảnh đất mà họ được chia cho người ngoài và yêu cầu những nhà trong khu đất phải đập bỏ bàn thiêng trước nhà và không được đóng cổng. Đường nội bộ đó cũng đi ngang qua mảnh đất của người em đó.

>> Cho em hỏi người em đó có quyền làm vậy không? Em và những người góp làm đường có quyền gì để cấm người em đó muốn làm gì rồi làm không? Đường nội bộ là đường dành cho những ai và những người đó có quyền gì?

Cảm ơn luật sư!

Luật sư trả lời:

Khoản 16 Điều 3 Luật Đất đai năm 2013 quy định như sau:

“…16. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là chứng thư pháp lý để Nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất hợp pháp của người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất…”

Như vậy, theo quy định pháp luật trên thì nhà nước sẽ căn cứ vào giấy chứng nhận quyền sử dụng đất để xác định cá nhân, tổ chức nào có quyền sử dụng đất.

Theo thông tin dữ liệu bạn đưa ra thì chúng tôi có thể xác định được 07 chị em nhà bạn đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Trong nội dung của những tờ giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đó có nêu rất rõ “đường nội bộ” nằm ở vị trí nào, diện tích bao nhiêu mét,…

Hiện tại, theo quy định pháp luật hiện hành, cách giải thích đường nội bộ có khá nhiều, ví dụ như; Trong tiêu chuẩn xây dựng VN 1- năm 2007 (Phân loại đường phố trong đô thị) thì Đường nội bộ là đường giao thông trong phạm vi phường, khu ở, khu công nghiệp, khu chung cư, khu công trình công cộng hay thương mại…; Trong điểm 6.2 Mục I Thông tư 25/2014/TT-BTNMT có quy định “…Đường có độ rộng tại thực địa từ 0,5 m trở lên trên bản đồ phải vẽ bằng 2 nét (vẽ theo tỷ lệ). Nếu đường nằm trong thửa đất lớn và thuộc phạm vi khuôn viên của thửa đất đó (ví dụ: đường nội bộ trong khuôn viên khu triển lãm, khu công viên…) vẽ bằng nét đứt và chỉ vẽ phần mặt đường….”. Như vậy, với trường hợp này chúng ta có thể hiểu đây là đường nội bộ nằm trong khuân viên quyền sử dụng đất ở của 07 chị em nhà bạn, là tài sản chung của 7 chị em.

Theo quy định tại Điều 210 Bộ luật Dân sự năm 2015 thì tài sản là quyền sử dụng đất này là tài sản chung hợp nhất của 07 chị em bạn, cụ thể:

“Điều 210. Sở hữu chung hợp nhất

1. Sở hữu chung hợp nhất là sở hữu chung mà trong đó, phần quyền sở hữu của mỗi chủ sở hữu chung không được xác định đối với tài sản chung.

Sở hữu chung hợp nhất bao gồm sở hữu chung hợp nhất có thể phân chia và sở hữu chung hợp nhất không phân chia.

2. Các chủ sở hữu chung hợp nhất có quyền, nghĩa vụ ngang nhau đối với tài sản thuộc sở hữu chung.”

Mặc dù người em này của bạn không đóng góp tiền của để xây dựng, làm đường nhưng trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã thể hiện thông tin một phần thửa đất của họ dùng để làm đường nội bộ thì theo quy định pháp luật nêu trên họ vẫn có quyền, nghĩa vụ ngang với các chị em khác của bạn.

Vấn đề định đoạt tài sản chung được quy định tại Điều 218 Bộ luật Dân sự năm 2015 như sau:

“Điều 218. Định đoạt tài sản chung

1. Mỗi chủ sở hữu chung theo phần có quyền định đoạt phần quyền sở hữu của mình.

2. Việc định đoạt tài sản chung hợp nhất được thực hiện theo thỏa thuận của các chủ sở hữu chung hoặc theo quy định của pháp luật

3. Trường hợp một chủ sở hữu chung theo phần bán phần quyền sở hữu của mình thì chủ sở hữu chung khác được quyền ưu tiên mua.

Trong thời hạn 03 tháng đối với tài sản chung là bất động sản, 01 tháng đối với tài sản chung là động sản, kể từ ngày các chủ sở hữu chung khác nhận được thông báo về việc bán và các điều kiện bán mà không có chủ sở hữu chung nào mua thì chủ sở hữu đó được quyền bán cho người khác. Việc thông báo phải được thể hiện bằng văn bản và các điều kiện bán cho chủ sở hữu chung khác phải giống như điều kiện bán cho người không phải là chủ sở hữu chung.

Trường hợp bán phần quyền sở hữu mà có sự vi phạm về quyền ưu tiên mua thì trong thời hạn 03 tháng, kể từ ngày phát hiện có sự vi phạm về quyền ưu tiên mua, chủ sở hữu chung theo phần trong số các chủ sở hữu chung có quyền yêu cầu Tòa án chuyển sang cho mình quyền và nghĩa vụ của người mua; bên có lỗi gây thiệt hại phải bồi thường thiệt hại.

4. Trường hợp một trong các chủ sở hữu chung đối với bất động sản từ bỏ phần quyền sở hữu của mình hoặc khi người này chết mà không có người thừa kế thì phần quyền sở hữu đó thuộc về Nhà nước, trừ trường hợp sở hữu chung của cộng đồng thì thuộc sở hữu chung của các chủ sở hữu chung còn lại.

5. Trường hợp một trong các chủ sở hữu chung đối với động sản từ bỏ phần quyền sở hữu của mình hoặc khi người này chết mà không có người thừa kế thì phần quyền sở hữu đó thuộc sở hữu chung của các chủ sở hữu còn lại.

6. Trường hợp tất cả các chủ sở hữu từ bỏ quyền sở hữu của mình đối với tài sản chung thì việc xác lập quyền sở hữu được áp dụng theo quy định tại Điều 228 của Bộ luật này.”

Như vậy, với quy định pháp luật nêu trên thì việc em bạn có nhu cầu định đoạt phần tài sản trên thì buộc em bạn phải thương lượng, thỏa thuận với các chị em bạn.

Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ để được giải đáp.

>> Tham khảo ngay:

2. Ngõ đi chung đủ 2m mới được làm sổ đỏ ?

Thưa luật sư, xin luật sư cho tôi biết là: bây giờ có luật nào quy định là ngõ đi chung phải đủ 2m thì mới làm sổ đỏ không? Bố mẹ tôi có sổ đỏ chính chủ khoảng 135m2 đất ở Hà Nội. Bây giờ căn nhà bố mẹ tôi đang ở xuống cấp nên bố mẹ tôi phải bán đi 80m2 để xây lại căn nhà đang ở. Khi bố mẹ tôi đi làm giấy tờ để tách sổ đỏ cho người mua thì họ nói ngõ đi chung có 1,7m thì ko đủ điều kiện để tách sổ. Xin luật sư tư vấn cho tôi và bố mẹ tôi được biết có quy định như vậy không ạ ?

Tôi xin chân thành cảm ơn.

– Thủy

Luật đất đai hiện hành không có quy định cụ thể về bề ngang của ngõ chung, việc quy định bề ngang của ngõ chung là các văn bản của từng địa phương cụ thể và phụ thuộc vào quy hoạch của địa phương đó.

Đối với trường hợp đất ở Hà Nội, điều kiện tách thửa đất được quy định tại Điều 5 Quyết định số 20/2017/QĐ-UBND ngày 01/6/2017 của UBND thành phố Hà Nội như sau:

1. Các thửa đất được hình thành từ việc tách thửa phải đảm bảo đủ các điều kiện sau:

a) Có chiều rộng mặt tiền và chiều sâu so với chỉ giới xây dựng (đường giới hạn cho phép xây dựng công trình trên thửa đất) từ 3 mét trở lên;

b) Có diện tích không nhỏ hơn 30 m2 đối với khu vực các phường, thị trấn và không nhỏ hơn 50% hạn mới giao đất ở (mức tối thiểu) quy định tại Điều 3 Quy định này đối với các xã còn lại.

2. Khi chia tách thửa đất có hình thành ngõ đi sử dụng riêng thì ngõ đi phải có mặt cắt ngang từ 2m trở lên đối với thửa đất thuộc khu vực các xã và từ 1m trở lên đối với thửa đất thuộc khu vực các phường, thị trấn và các xã giáp ranh. Thửa đất sau khi chia tách phải đảm bảo đủ điều kiện tại khoản 1 Điều này.

Căn cứ vào quy định trên, nếu đất của gia đình mình thuộc khu vực xã thì mới phải đáp ứng điều kiện là nghõ đi phải có mặt cách ngang 2m trở lên, nếu đất thuộc khu vực phường, thị trấn và các xã giáp ranh thì chỉ cần ngõ có mặt cắt ngang 01 mét trở lên là đủ điều kiện tách thửa.

>> Luật sư trả lời:

3. Hướng dẫn quy định về việc thu hồi ngõ đi chung ?

Thưa luật sư, Cho tôi hỏi UBND phường có được phép thu hồi ngõ chung để bán cho hộ cá thể không ?

– Nguyễn Hải Trường

Theo quy định tại Điều 66 Luật đất đai 2013 quy định về thẩm quyền thu hồi đất như sau:

“1. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thu hồi đất trong các trường hợp sau đây:

a) Thu hồi đất đối với tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 2 Điều này;

b) Thu hồi đất nông nghiệp thuộc quỹ đất công ích của xã, phường, thị trấn.

2. Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định thu hồi đất trong các trường hợp sau đây:

a) Thu hồi đất đối với hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư;

b) Thu hồi đất ở của người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam.

3. Trường hợp trong khu vực thu hồi đất có cả đối tượng quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thu hồi đất hoặc ủy quyền cho Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định thu hồi đất.”

Như vậy UBND cấp xã không có thẩm quyền thu hồi đất. Trường hợp Uỷ ban nhân dân xã thực hiện thu hồi đất của gia đình là trái với quy định pháp luật và khi đó để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của mình có thể làm đơn khiếu nại (căn cứ theo Điều 204 Luật đất đai 2013). Trường hợp khiếu nại không được thì khởi kiện trực tiếp ra Tòa án nhân dân để yêu cầu hủy việc quyết định thu hồi đất do xã ban hành.

>> Luật sư trả lời:

4. Tư vấn về vấn đề ngõ đi chung giữa hai gia đình ?

Thưa luật sư! Nhà thờ họ của dòng họ em nằm hoàn toàn đất ở nhà bên cạnh và trước đó thì lối vào có cả nhà em và nhà bên cạnh. Nhưng do các ông trong họ đòi nghiến lấy 100m2 và gây bất mãn với nhà bên nên họ quây kín ko có lỗi vào và đã xin mấy mét đất nhà em để mở lối vào và hỏi đi nhờ ngõ nhà em từ 2010.

Kể từ đấy mọi người đi lại bình thường và đến hiện tại trong họ làm đơn đi kiện đòi ngõ bảo đấy không phải ngõ nhà em. Ngõ nhà em là ngõ chung với 1 nhà ở đằng sau và giờ nhà đó ko đi nữa và giao cho nhà em quản lý . Trong một biên bản của xã năm 2010 có ghi rõ là ngõ chung của 2 nhà. Vậy cho em hỏi thì trong trường hợp này có nhà thờ họ có ngõ không ạ và có được quyền đi lại không ạ?

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Tư vấn về vấn đề ngõ đi chung giữa hai gia đình?

, gọi

Trả lời

Theo như thông tin bạn cung cấp thì nhà thờ họ đã xin gia đình bạn mấy mét đất để đi nhờ ngõ nhà bạn vào, trong biên bản của xã năm 2010 có ghi rõ là ngõ chung của 2 nhà là nhà của bạn và nhà hàng xóm. Chính vì vậy mà nhà thờ họ của bạn không hề có ngõ, và từ trước giờ đi nhờ nhà bạn nên họ không có quyền khởi kiện đòi ngõ đấy không phải nhà bạn. Tuy nhiên, vì nhà thờ không có lối đi chung nên theo quy định Tại Điều 254 thì:

1. Chủ sở hữu có bất động sản bị vây bọc bởi các bất động sản của các chủ sở hữu khác mà không có hoặc không đủ lối đi ra đường công cộng, có quyền yêu cầu chủ sở hữu bất động sản vây bọc dành cho mình một lối đi hợp lý trên phần đất của họ.

Lối đi được mở trên bất động sản liền kề nào mà được coi là thuận tiện và hợp lý nhất, có tính đến đặc điểm cụ thể của địa điểm, lợi ích của bất động sản bị vây bọc và thiệt hại gây ra là ít nhất cho bất động sản có mở lối đi.

Chủ sở hữu bất động sản hưởng quyền về lối đi qua phải đền bù cho chủ sở hữu bất động sản chịu hưởng quyền, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

2. Vị trí, giới hạn chiều dài, chiều rộng, chiều cao của lối đi do các bên thỏa thuận, bảo đảm thuận tiện cho việc đi lại và ít gây phiền hà cho các bên; nếu có tranh chấp về lối đi thì có quyền yêu cầu Tòa án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác xác định.

3. Trường hợp bất động sản được chia thành nhiều phần cho các chủ sở hữu, chủ sử dụng khác nhau thì khi chia phải dành lối đi cần thiết cho người phía trong theo quy định tại khoản 2 Điều này mà không có đền bù.

Như vây, nếu họ muốn đi nhờ lối đi chung thì phải tuân thủ nhưng phải đền bù cho gia đình bạn.

>> Tham khảo ngay:

5. Xin luật sư tư vấn giúp về giải quyết tranh chấp ngõ đi chung ?

Thưa luật sư, Năm 2012 tôi có mua 1 căn nhà trong ngõ của ông H, có 1 lối đi chung của 4 nhà, Ông V bà T, bà B và gia đình tôi. Hiện diện tích lối đi chung này đã được cắt trong sổ đỏ của ông V năm 2012 – 24m2. Và đã được thể hiện trên bản đồ của địa chính của UBND phường.Trên lối đi chung có 2 cổng chung đầu ngõ và giữa ngõ chưa phá bỏ.

Cổng đó là của gia đình ông V, chính vì thế ông V ở nhà nên hay đóng cổng sớm khi gia đình tôi về thì phải gọi cổng và luôn gây khó dễ cho gia đình tôi, ông V nhận phần ngõ đó là của nhà ông và vít luôn cống thoát nước chung của ngõ gây ứ đọng nước. Và còn nhiều lần đe dọa chặn cổng nhà tôi. Cái lý của ông ấy là : Ông ấy cắt phần lối đi chung đó trên sổ đỏ là chỉ cho bà B và Bà T đi còn gia đình tôi mua lại của ông H là không được đi vì trong sổ đỏ của tôi không thể hiện. Ngày xưa tất cả 4 lô đất đó là của cụ ông V để lại và chia cho con cháu bán cho mọi người và có thỏa thuận miệng cắt 24 m làm ngõ chung. ông cậu của ông ấy bán cho ông Hùng, ông hùng ở đó 6 năm và bán lại cho nhà tôi. Hiện tại chỉ có lối đi đó là lối đi duy nhất của 4 hộ. Xin luật sư tư vấn giúp tôi, tôi có quyền sử dụng lối đi chung đó không? có quyền yêu cầu ông V phá cổng chung hay không? Ông V làm thế đúng hay sai. Nếu tôi muốn lối đi chung đó được công nhận thì phải làm gì?

Xin cám ơn luật sư, rất mong luật sư hồi âm sớm nhất , vì tình hình hiện tại rất căng thẳng.

XIN LUẬT SƯ TƯ VẤN GIÚP VỀ LỐI ĐI CHUNG

Trả lời :

Thắc mắc của bạn liên quan tới vấn đề sử dụng bất động sản liền kề về lối đi chung. Theo thông tin mà bạn cung cấp cho chúng tôi, Ngày xưa tất cả 4 lô đất đó là của cụ ông V để lại và chia cho con cháu bán cho mọi người và có thỏa thuận miệng cắt 24 m làm ngõ chung. Ông cậu của ông ấy bán cho ông Hùng, ông Hùng ở đó 6 năm và bán lại cho nhà bạn. Hiện tại chỉ có lối đi đó là lối đi duy nhất của 4 hộ.Khi ông H bán lại căn nhà đó cho bạn có nghĩa là bạn sẽ có toàn bộ quyền và nghĩa vụ đối với căn nhà đó giống như của ông H trước đây.

Mặt khác, tại Điều 254 BLDS năm 2015 đã quy định rõ về quyền lối đi qua bất động sản liền kề như sau

1. Chủ sở hữu có bất động sản bị vây bọc bởi các bất động sản của các chủ sở hữu khác mà không có hoặc không đủ lối đi ra đường công cộng, có quyền yêu cầu chủ sở hữu bất động sản vây bọc dành cho mình một lối đi hợp lý trên phần đất của họ.

Lối đi được mở trên bất động sản liền kề nào mà được coi là thuận tiện và hợp lý nhất, có tính đến đặc điểm cụ thể của địa điểm, lợi ích của bất động sản bị vây bọc và thiệt hại gây ra là ít nhất cho bất động sản có mở lối đi.

Chủ sở hữu bất động sản hưởng quyền về lối đi qua phải đền bù cho chủ sở hữu bất động sản chịu hưởng quyền, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

2. Vị trí, giới hạn chiều dài, chiều rộng, chiều cao của lối đi do các bên thỏa thuận, bảo đảm thuận tiện cho việc đi lại và ít gây phiền hà cho các bên; nếu có tranh chấp về lối đi thì có quyền yêu cầu Tòa án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác xác định.

3. Trường hợp bất động sản được chia thành nhiều phần cho các chủ sở hữu, chủ sử dụng khác nhau thì khi chia phải dành lối đi cần thiết cho người phía trong theo quy định tại khoản 2 Điều này mà không có đền bù.

Do vậy, bạn được phép sử dụng lối đi chung này nhưng không được trái với các quy định pháp luật tại Điều 254 BLDS năm 2005 đã nêu trên. Bạn có thể gặp và nói chuyện trực tiếp với ông V về quy định này. Nếu ông V vẫn gây khó dễ cho bạn cũng như những hộ gia đình khác, bạn có thể báo cáo lên các cơ quan có thẩm quyền để giải quyết vụ việc.

>> Tham khảo ngay:

6. Cách giải quyết của cấp phường về tranh chấp ngõ đi chung ?

Kính gửi công ty luật minh khuê, sau đây tôi muốn quý công ty tư vấn giúp gia đình chúng tôi về việc sau. Vụ việc này tranh chấp đất đai của gia đình tôi.

Gia đình tôi nhận được giấy mời của UBND phường về việc gia đình tôi lấn chiếm ngõ của xóm và sử dụng máy công nghiệp gây tiếng ồn ảnh hưởng đến các hộ xung quanh. Hơn nữa ông A hàng xóm kế bên bảo gia đình tôi đi nhờ là không đúng sự thật. Về việc sử dụng ngõ đi chung, gia đình tôi cuối năm 2007 có xây dựng nhà ở và mở cổng để sử dụng đi lại từ đó, tất cả hành xóm không ai có ý kiến gì, tôi cùng các hộ gia đình trong xóm cùng góp tiền, công để xây dựng và cải tạo mặt đường ngõ đi chung. Gia đình tôi được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất với tổng diện tích là 147m2 vuông). Gia đình tôi khẳng định toàn bộ phần xây dựng chỉ xây trong phần diện tích đất đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên. Đến khoảng giữa tháng 8/2014 gia đình tôi có xây lại bức tường rào để bảo vệ kho lạnh, toàn bộ phần tường xây gia đình tôi xây trên nền móng cũ từ năm 2007. UBND Phường đã ra quyết định việc ông A tố cáo gia đình tôi cố tình xây dựng lấn chiếm gần 10m2 đất đường ngõ đi chung để sử dụng là có cơ sở. Thưa luật sư tôi không đồng ý với cách giải quyết này, trong quá trình giải quyết chúng tôi không còn có niềm tin vào cách giải quyết của UBND phường. Ngày 18/9/2015 gia đình tôi có mời Công ty TNHH một thành viên khảo sát và đo đạc Hà Nội về đo đạc, kiểm tra toàn bộ diện tích mà gia đình tôi hiện đang sử dụng thì được kết quả là toàn bộ phần diện tích đất chỉ còn 140.6m2. Như vậy phần diện tích đất nhà tôi được cấp đã bị hụt mất 6.4m2. Tiếp theo, gia đình tôi lại nhận được Thông báo số: 794/TB-UBND ngày 21/9/2015 của UBND phường về việc tổ chức cưỡng chế giải tỏa công trình vi phạm trên đất công đối với gia đình tôi và thời gian để gia đình tự dỡ bỏ các công trình vi phạm xong trước 16 giờ ngày 26/9/2015. Trong nội dung thông báo còn ghi: “trong quá trình thực hiện cưỡng chế, mọi tài sản vật chất của các hộ gia đình có trong phạm vi cưỡng chế nếu bị thiệt hại, lực lượng cưỡng chế sẽ không chịu trách nhiệm, các gia đình miễn thắc mắc.”

Kính thưa quý công ty, Cho tôi được hỏi như vậy thì UBND có làm sai quy định của pháp luật không ?. Nếu có gia đình tôi phải gửi đơn khiếu nại đến đâu vì gia đình tôi đã gửi đơn khiếu nại lên quận thì họ không nhận và nói để phường giải quyết. Gia đình tôi biết ông chủ tịch có nhận hối lộ của ông A người đã kiện gia đình tôi nhưng không có bằng chứng. Vậy nhà tôi có thể tố cáo ông chủ tịch về tội tham nhũng không ?Gia đình tôi xin chân thành cảm ơn quý công ty.

Người gửi: L.K

Cách giải quyết của cấp phường về tranh chấp ngõ đi chung ?

Trả lời:

Chào bạn! Cảm ơn bạn đã tin tưởng và lựa chọn công ty Xin giấy phép. Về vấn đề của bạn, chúng tôi xin được giải đáp như sau:

* Về việc hòa giải tranh chấp và xử lý của UBND phường.

Trước hết, gia đình bạn cần xin cấp trích lục thông tin, bản đồ, hồ sơ địa chính về khu đất của bạn. Bạn sẽ tiến hành nộp văn bản hoặc phiếu yêu cầu cung cấp dữ liệu đất đai tại Văn phòng đăng ký đất đai địa phương theo quy định của thông tư 34/2014/TT-BTNMT. Trường hợp họ từ chối cung cấp thì phải trả lời bằng văn bản nêu rõ lý do từ chối. Sau khi đã có thông tin thửa đất của gia đình, được cấp chính quyền công nhận quyền sử dụng đất thế thì căn cứ nào dẫn đến việc gia đình bị hụt mất 6,4 m đất.

Theo quy định tại Điều 202 , khi hai bên không thể thỏa hiệp được sẽ yêu cầu giải quyết tranh chấp thông qua tổ hòa giải cấp cơ sở

– Nếu các bên không thể hòa giải được tại cơ sở thì gửi đơn đến Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất tranh chấp để yêu cầu giải quyết. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm tổ chức việc hòa giải tranh chấp đất đai tại địa phương mình; trong quá trình tổ chức thực hiện phải phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã và các tổ chức thành viên của Mặt trận, các tổ chức xã hội khác. Thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai tại Ủy ban nhân cấp xã được thực hiện trong thời hạn không quá 45 ngày, kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai. Việc hòa giải phải được lập thành biên bản có chữ ký của các bên và có xác nhận hòa giải thành hoặc hòa giải không thành của Ủy ban nhân dân cấp xã. Biên bản hòa giải được gửi đến các bên tranh chấp, lưu tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp.

-> Như vậy vụ việc của gia đình khi được giải quyết cần có 1 biên bản hòa giải hành hoặc hòa giải không thành của Ủy ban nhân dân cấp xã,phường. Với những thông tin bạn cung cấp xét thấy gia đình chưa đồng ý với cách giải quyết của UBND phường

Tại :

“Điều 88. Thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai:

2.Kết quả hòa giải tranh chấp đất đai phải được lập thành biên bản, gồm có các nội dung: Thời gian và địa điểm tiến hành hòa giải; thành phần tham dự hòa giải; tóm tắt nội dung tranh chấp thể hiện rõ về nguồn gốc, thời điểm sử dụng đất đang tranh chấp, nguyên nhân phát sinh tranh chấp (theo kết quả xác minh, tìm hiểu); ý kiến của Hội đồng hòa giải tranh chấp đất đai; những nội dung đã được các bên tranh chấp thỏa thuận, không thỏa thuận.

4.Trường hợp hòa giải không thành hoặc sau khi hòa giải thành mà có ít nhất một trong các bên thay đổi ý kiến về kết quả hòa giải thì Ủy ban nhân dân cấp xã lập biên bản hòa giải không thành và hướng dẫn các bên tranh chấp gửi đơn đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp tiếp theo.”

– Vậy nếu như được cho là hòa giải không hành thì UBND xã không có thẩm quyền đưa ra quyết định cưỡng chế thực hiện mà phải hướng dẫn các bên giải quyết bằng cách gửi đơn đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp tiếp theo.

-Nếu đã gửi đơn tới Ủy ban nhân dân xã mà các bên không hòa giải được thì có hai phương án giải quyết : khởi kiện tại Tòa án hoặc yêu cầu cơ quan hành chính nhà nước giải quyết theo quy định tại Điều 203 Luật đát đai 2013.

-Khởi kiện tại tòa án: tòa án chi giải quyết các tranh chấp đất đai mà đương sự đã có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc không có nhưng đang sử dụng đất ổn định được Uỷ ban nhân dân cấp xã xác nhận không có tranh chấp mà có một trong các loại giấy tờ được quy định tại Điều 100 Luật đất đai 2013.

-Yêu cầu cơ quan hành chính giải quyết: theo quy định điểm a khoản 3 Điều 203 Ủy ban nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết đối với tranh chấp giữa các hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư. Trường hợp Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh giải quyết lần đầu mà một bên hoặc các bên đương sự không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung giải quyết. Trường hợp Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh giải quyết lần đầu mà một bên hoặc các bên đương sự không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường.

* Về hành vi nhận hối lộ:

Tội nhận hối lộ thuộc tội phạm về tham nhũng được Điều 354 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 quy định như sau:

1. Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn trực tiếp hoặc qua trung gian nhận hoặc sẽ nhận bất kỳ lợi ích nào sau đây cho chính bản thân người đó hoặc cho người hoặc tổ chức khác để làm hoặc không làm một việc vì lợi ích hoặc theo yêu cầu của người đưa hối lộ, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

a) Tiền, tài sản hoặc li ích vật chất khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm hoặc đã bị kết án về một trong các tội quy định tại Mục 1 Chương này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

b) Lợi ích phi vật chất.

Cấu thành tội phạm này như sau:

Hành vi khách quan:

Nếu nhận quà biếu thường xuyên, có hệ thống, tuy không có thỏa thuận giữa người tặng quà và người nhận quà, giá tri quà biếu lớn, người đưa quà biếu ngầm hiểu quà biếu ấy là của hối lộ thì coi là phạm tội nhận hối lộ.

Đối với những công việc, những ngành có quy định cấm nhận quà dưới bất kỳ hình thức nào, giá trị nào thì việc nhận quà biếu coi như nhận hối lộ.

Mặt chủ quan của tội nhận hối lộ được thể hiện do hình thức lỗi cố ý trực tiếp. Người phạm tội thấy trước họ là người có chức vụ, việc nhận tiền của là do lợi dụng chức vụ, quyền hạn, nhận tiền của hối lộ là trái pháp luật, trái với quy định của cơ quan, tổ chức. Tuy nhiên, người phạm tội đã mong muốn nhận được tiền của hối lộ.

Chủ thể của tội nhận hối lộ phải là người có chức vụ, quyền hạn. Chức vụ, quyền hạn ấy liên quan trực tiếp đến việc giải quyết công việc của người đưa hối lộ. Trường hợp người có chức vụ nhưng chức vụ, quyền hạn của họ không liên quan đến việc giải quyết công việc theo yêu cầu của người đưa hối lộ thì không coi là tội nhận hối lộ mà phạm vào tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi.

-> Do đó phải có đủ hành vi và có đủ căn cứ gia đình có thể tố cáo ông chủ tịch về tội danh trên.Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật đất đai – Công ty luật MInh Khuê

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *