Hướng dẫn cách tính lương phép, nghĩ lễ chuẩn theo quy định ?

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Thưa luật sư, xin hỏi: doanh nghiệp tôi xây dựng cách chi trả tiền lương phép, lễ hàng năm cho công nhân lao động trực tiếp ( khoán theo sản phẩm) căn cứ vào mức lương đóng bảo hiểm hàng năm của người lao động:bậc lương 4. 200. 000đ /26 ngày * 12 ngày phép + 10 lễ /trong năm.

Nhưng hình thức lao động là lao động thời vụ công nhân đi làm không đủ 12 tháng trong năm thì tính số ngày đi làm là 10 tháng, chứ không phải là 12 tháng.

Vd: nguyễn văn a bậc lương đóng bh : 4. 200. 000 / 26 ngày x 22 ngày ( phép 12 ngày +10 lễ)= 3. 553. 800đ/năm nhưng vì là lđ thời vụ chỉ làm 10 tháng nên chúng tôi chỉ chi trả:

vd : nguyễn thị b : 4. 200. 000 / 26 ngày x 20 ngày =. Như vậy, có đúng không thưa luật sư.

Xin giải đáp cụ thể về cách tính nghỉ lễ, nghỉ phép năm ?

Cảm ơn.

 

Luật sư trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đề nghị tư vấn pháp luật đến Bộ phận tư vấn pháp luật của Công ty Xin giấy phép. Sau khi được các Luật sư nghiên cứu, Chúng tôi xin đưa ra ý kiến tư vấn như sau:

1. Căn cứ pháp lý

;

quy định chi tiết thi hành và hướng dẫn thi hành một số nội dung của Bộ luật lao động;

2. Nội dung tư vấn

2.1. Quy định về ngày nghỉ phép và ngày nghỉ lễ

Ngày nghỉ phép có trả lương:

Người lao động sau đủ 12 tháng làm việc thì được nghỉ hằng năm hưởng nguyên lương theo thời gian như sau: 12 ngày làm việc đối với người lao động làm việc trong điều kiện bình thường; 14 ngày làm việc đối với người làm công việc nặng nhọc, nguy hiểm; 16 ngày làm việc đối với người lao động làm các công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại.

Đối với và người khuyết tật thì số ngày nghỉ hàng năm là 14 ngày. Cứ 05 năm làm việc cho 01 người sử dụng lao động, người lao động được hưởng thêm một ngày nghỉ hằng năm. Đối với người lao động có dưới mộ năm làm việc hoặc những người nghỉ việc khi chưa hết năm thì số ngày nghỉ hàng năm được tính theo tỷ lệ tương ứng với thời gian làm việc. Số ngày nghỉ hằng năm được tính như sau: [ số ngày nghỉ hằng năm(12 hoặc 14 hoặc 16) + số ngày nghỉ hằng năm tăng thêm thâm niên (mỗi 5 năm tăng thêm 01 ngày)/12 tháng] X số tháng làm việc thực tế trong năm. Phần dư lớn hơn hoặc bằng 0,5 được làm tròng lên 01 ngày.

Ngày nghỉ lễ chung: Người lao động được hưởng 10 ngày nghỉ có hưởng lương đầy đủ. Bao gồm: Tết Dương lịch 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch); Tết Âm lịch 05 ngày; Ngày Chiến thắng 01 ngày (30/4); Ngày Quốc tế lao động (01/5); Ngày Quốc khánh 01 ngày (02/9); Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương (10/3 âm lịch).

2.2. Tiền lương làm căn cứ để trả lương cho người lao động trong thời gian nghỉ hằng năm, nghỉ lễ, tết.

Tiền lương làm căn cứ để trả cho người lao động trong ngày nghỉ hằng năm; ngày nghỉ hằng năm tăng thêm theo thâm niên làm việc; ngày nghỉ lế, tết là tiền lương ghi trong hợp đồng lao động của tháng trước liền kề, chia cho số ngày làm việc bình thường trong tháng theo quy định của người sử dụng lao động, nhân với số ngày người lao động nghỉ hằng năm, nghỉ hằng năm tăng thêm theo thâm niên làm việc, nghỉ lễ, tết.

Tiền lương làm căn cứ trả cho người lao động trong những ngày chưa nghỉ hằng năm hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hằng năm được tính như sau:

– Đối với người lao động đã làm việc từ đủ 06 tháng trở lên là tiền lương bình quân theo hợp đồng lao động của 06 tháng liền kề trước khi người lao động thôi việc, bị mất việc làm. Đối với người lao động chưa nghỉ hằng năm hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hằng năm vì lý do khác là tiền lương bình quân theo hợp đồng lao động của 06 tháng liền kề trước khi người sử dụng lao động tính trả bằng tiền những ngày chưa nghỉ hằng năm;

– Đối với người lao động có thời gian làm việc dưới 06 tháng là tiền lương bình quân theo hợp đồng lao động của toàn bộ thời gian làm việc.

– Tiền lương tính trả cho người lao động trong những ngày chưa nghỉ hằng năm hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hằng năm là tiền lương quy định chia cho số ngày làm việc bình thường theo quy định của người sử dụng lao động của tháng trước liền kề trước thời điểm người sử dụng lao động tính trả, nhân với số ngày chưa nghỉ hoặc chưa nghỉ hết ngày nghỉ hằng năm.

Như vậy, việc bạn gộp tính lương của ngày nghỉ lễ, tết và ngày chưa nghỉ hằng năm hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hằng năm là không đúng.

Cụ thể: Tiền lương ghi trong hợp đồng lao động của tháng trước liền kề, chia cho số ngày làm việc bình thường trong tháng theo quy định của người sử dụng lao động, nhân với số ngày người lao động nghỉ lễ, tết. VD: Tháng 4, người lao động A được nghỉ ngày 30.4. Tiền lương tháng 3 của người lao động A là 3.600.000 đồng, số ngày làm việc bình thường là 26. Thì tiền lương tháng 4 của A = Tiền lương thực tế đi làm + tiền lương ngày nghỉ 30/4 (3.600.00 : 26).

Trường hợp của bạn nếu người lao động ký hợp đồng lao động 06 tháng trở lên. Tiền lương làm căn cứ trả cho người lao động trong những ngày chưa nghỉ hằng năm hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hằng năm được tính:

(Bình quân tiền lương 6 tháng liền kề)/(số ngày làm việc bình thường theo quy định của người sử dụng lao động của tháng trước liền kề) X với số ngày chưa nghỉ hoặc chưa nghỉ hết ngày nghỉ hằng năm.

 VD: Người lao động A làm theo thời vụ hợp đồng lao động 10 tháng. Tiền lương bình quân 6 tháng liền kề trước của A theo Hợp đồng lao động là 3.600.00 đồng. Số ngày làm việc theo quy định của người sử dụng lao động tháng liền kề là 26 ngày.

Số tiền lương mà  A hưởng những ngày chưa nghỉ hằng năm hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hằng năm = (3.600.00 : 26) x 10

Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ Luật sư tư vấn pháp luật Lao động về nghỉ phép, gọi:    để được giải đáp.

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật Lao động –

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *