Hỏi về cải chính năm sinh trong giấy khai sinh và chứng minh thư nhân dân?

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Xin chào luật sư, Rất mong luật sư tư vấn cho tôi nội dung sau: tôi sinh năm 1957, các giấy tờ như bằng tốt nghiệp, quyết định nghỉ hưu và các giấy tờ khác đều ghi năm sinh là 1957. Tuy nhiên, giấy khai sinh và hộ khẩu, chứng minh thư nhân dân lại ghi năm sinh là 1958.

Nay xin hỏi luật sư nếu tôi muốn là sinh năm 1957 có được không ? Làm cải chính ở cấp nào ? Và thủ tục như thế nào ? 

Cám ơn luật sư.

>> 

 

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới Xin giấy phép. Chúng tôi xin giải đáp thắc mắc của như sau:

1. Cơ sở pháp lý:

– 

– 

–  (

2. Nội dung tư vấn:

Theo thông tin bạn cung cấp thì bạn bị sai năm sinh trong giấy khai sinh, sổ hộ khẩu và chứng minh nhân dân. Trước tiên bạn cần thay đổi được thông tin năm sinh trong giấy khai sinh và chứng minh nhân dân, sau đó mới có thể thay đổi được năm sinh trong sộ hộ khẩu. Sau đây là thủ tục để thay đổi năm sinh bạn cần thực hiện:

a. Về giấy khai sinh:

Thủ tục đề nghị được cải chính Giấy khai sinh quy định tại Điều 37 và Điều 38 của , cụ thể:

Cơ quan có thẩm quyền cải chính Giấy khai sinh

Theo quy định tại khoản 2 Điều 37  thì Ủy ban nhân dân cấp huyện, mà trong địa hạt của huyện đó đương sự đã đăng ký khai sinh trước đây, có thẩm quyền giải quyết việc thay đổi, cải chính hộ tịch cho người từ đủ 14 tuổi trở lên và xác định lại dân tộc, xác định lại giới tính, bổ sung hộ tịch, điều chỉnh hộ tịch cho mọi trường hợp, không phân biệt độ tuổi.

Do vậy, cơ quan có thẩm quyền cải chính Giấy khai sinh cho mẹ bạn là Ủy ban nhân dân cấp huyện.

Về thủ tục đăng ký việc cải chính Giấy khai sinh

Theo quy định tại Điều 38 Nghị định số 158 (đã được sửa đổi, bổ sung bằng Nghị định số 06/2012/NĐ-CP ngày 02 tháng 02 năm 2012 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định về hộ tịch, hôn nhân và gia đình, chứng thực), thủ tục gồm các bước sau đây:

– Người yêu cầu cải chính Giấy khai sinh nộp Tờ khai (theo mẫu quy định), xuất trình bản chính Giấy khai sinh và các giấy tờ liên quan để làm căn cứ cho việc cải chính.

– Trong thời hạn 3 ngày, kể từ ngày nhận đủ giấy tờ hợp lệ, nếu việc thay đổi, cải chính hộ tịch, xác định lại dân tộc, xác định lại giới tính có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật, thì cán bộ Tư pháp của Phòng Tư pháp ghi vào Sổ đã đăng ký khai sinh trước đây và Quyết định về việc thay đổi, cải chính Giấy khai sinh. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ký và cấp cho đương sự một bản chính Quyết định về việc cải chính Giấy khai sinh. Bản sao Quyết định được cấp theo yêu cầu của đương sự. Trường hợp cần phải xác minh, thì thời hạn nói trên được kéo dài thêm không quá 05 ngày.

– Sau khi cải chính Giấy khai sinh, bạn có thể yêu cầu điều chỉnh nội dung đã được đăng ký trong sổ hộ tịch và các giấy tờ hộ tịch khác, không phải Sổ đăng ký khai sinh và bản chính Giấy khai sinh. Trên cơ sở yêu cầu của bạn, Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi đã đăng ký hộ tịch căn cứ vào bản chính Giấy khai sinh để điều chỉnh những nội dung đó cho phù hợp với nội dung tương ứng trong bản chính Giấy khai sinh.

b. Về Chứng minh nhân dân:

Theo Điều 5 về chứng minh thư nhân dân có quy định như sau:

Điều 5. Đổi,cấp lại Chứng minh nhân dân 

1.Những trường hợp sau đây phải làm thủ tục đổi Chứng minh nhân dân: 

a)Chứng minh nhân dân hết thời hạn sử dụng;

b)Chứng minh nhân dân hư hỏng không sử dụng được; 

c)Thay đổi họ, tên, chữ đệm, ngày, tháng, năm sinh;

d)Thay đổi nơi đăng ký hộ khẩu thường trú ngoài phạm vi tỉnh, thành phố trựcthuộc Trung ương;

e)Thay đổi đặc điểm nhận dạng.

Trường hợp của bạn thuộc quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều 5 Nghị định 05/1999 về chứng minh thư nhân dân, do đó bạn được quyền xin đổi lại Chứng minh nhân dân.

Thủ tục thay đổi thông tin trong chứng minh nhân dân được thực hiện như sau:

– Nộp đơn trình bày rõ lý do đổi chứng minh nhân dân hoặc cấp lại, có xác nhận của Công an phường, xã, thị trấn nơi đăng ký hộ khẩu thường trú, ảnh dán vào đơn và đóng dấu giáp lai.

– Xuất trình hộ khẩu thường trú (sổ hộ khẩu gia đình hoặc giấy chứng nhận nhân khẩu tập thể). Ở những địa phương chưa cấp hai loại sổ hộ khẩu trên, Công an nơi làm thủ tục cấp chứng minh nhân dân căn cứvào sổ đăng ký hộ khẩu, chứng nhận đăng ký hộ khẩu thường trú của Công an xã, phường, thị trấn;

– Xuất trình quyết định của cơ quan có thẩm quyền cho phép thay đổi các nội dung trên đây;

– Chụp ảnh ; 

– Kê khai tờ khai cấp chứng minh nhân dân theo mẫu;

– Vân tay hai ngón trỏ có thể in vào tờ khai theo mẫu hoặc cơ quan Công an thu vân tay hai ngón qua máy lấy vân tay tự động để in vào tờ khai và chứng minh nhân dân;

– Nộp chứng minh cũ cần thay đổi nội dung.

– Nộp lệ phí.

c. Về sổ hộ khẩu:

Theo khoản 2 Điều 29 :

2. Trường hợp có thay đổi về họ, tên, chữ đệm, ngày, tháng, năm sinh hoặc các thay đổi khác về hộ tịch của người có tên trong sổ hộ khẩu thì chủ hộ hoặc người có thay đổi hoặc người được uỷ quyền phải làm thủ tục điều chỉnh. Người đến làm thủ tục phải xuất trình sổ hộ khẩu, giấy khai sinh hoặc quyết định được phép thay đổi của cơ quan có thẩm quyền về đăng ký hộ tịch; nộp phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu.

Bạn chuẩn bị sổ hộ khẩu, giấy khai sinh đến cơ quan công an có thẩm quyền để yêu cầu giải quyết: Đối với những trường hợp ở thành phố trực thuộc trung ương thì nộp hồ sơ tại công an huyện, quận, thị xã; Đối với những trường hợp ở tỉnh thì nộp hồ sơ tại công an xã, thị trấn thuộc huyện; công an thị xã, thành phố thuộc tỉnh. 

Thời gian giải quyết là 3 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ.

Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại, gọi số:  để được giải đáp.

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật Hành chính –

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *